Chống Đảng?

Xin làm rõ một điều quan trọng.

Tôi không phải là người chống Đảng Cộng Sản Việt Nam, mà là người hy vọng ĐCSVN là ĐCS đầu tiên trên lịch sử thể giới tự cải cách mình, làm cho chế độ hiệu quả, minh bạch, dân chủ hơn, đa nguyên hơn, có trách nghiệm giải trình hơn, bảo đảm những nguyên tắc đã có trong hiến pháp từ lâu đời (dù mình thấy hiến pháp 1946 là hay nhất từ trước đến giờ), và tôn trọng những điều đã cam kết với quốc tế.

Giống như tôi thấy chế độ chính trị của nước mình còn nhiều vấn đề quá (là “chế độ dân chủ tốt nhất là có thể mua được/ best democracy money can buy.”) Nhưng tôi thật sự thích sống ở môi trường tự do ngôn luận…. đều đó thật hay và nên có ở Việt Nam trong một thời gian sớm nhất…

Đây chỉ là những ý kiến cá nhân mình mà thôi… chẳng tạo nguy cơ cho ai cả, trừ một số ít người có quan điểm hoàn toàn lạc hậu, bảo thủ, cứng rắn, v.v. Về những tranh cãi tôi đã gây ra với bài về Biển Đông, tôi nghĩ mọi người đều có quyền tự do giữ và chia sẻ quan điểm của mình. Ai không hài lòng hoàn toàn có tự do viết một bài thể hiện ý kiến của mình… Ai muốn viết bài bằng tiếng Anh mà trái với nội dung của bài mình và Vũ Quang Việt, hãy gửi cho mình. Nếu bài viết có chất lượng cơ bản sẽ cho đăng trên trang web của Southeast Asia Research Center.

Tôi có ý kiến khá mạnh về Biển Đông chủ yếu vì hành vi của Bắc Kinh là không chấp nhận được. Nhưng, xin nhấn mạnh, hồ sơ Biển Đông Nam Á (tên gọi phù hợp nhất) không phải là quan tâm trung tâm của mình.

Khi nêu ý kiến, tôi không muốn trở thành một con rối của ai cả, và hoàn toàn bác bỏ những giọng điệu muốn mình im lặng. Có ý kiến thì phải lên tiếng. Một lần nữa xin cảm ơn nhiều người đã gửi thông điệp ủng hộ. Chân thành, Jonathan.

2 thoughts on “Chống Đảng?

  1. Nhân đọc bài nầy của ông, tôi có một vấn đề muốn hỏi ông.
    Trước đây và hiện nay khi bàn đến đa nguyên, đa đảng thì một trong những lập luận của Đảng CSVN là đa nguyên, đa đảng chưa chắc đã mang lại tự do, hạnh phúc cho dân, giàu mạnh cho đất nước. Một số quốc gia họ đưa ra làm thí dụ như:
    – Philippines: Đa nguyên, đa đảng nhưng vẫn nghèo, thậm chí lãnh đạo đất nước vừa độc tài vừa (hoặc) tham nhũng (Marcos, Estrada, Aroyo).
    – Singapore: (Gần như) độc tài nhưng kinh tế rất phát triển.
    Còn đây là lập luận của ông Trần Bạch Đằng, người được coi là bộ não của chế độ thời kỳ đầu đổi mới vào cuối thập niên 1980: Ở VN mà đa nguyên, đa đảng thì chỉ vài tháng sẽ có hàng trăm đảng đăng ký hoạt động và tình hình chính trị đất nước sẽ hỗn loạn.
    Xin hỏi ý của ông như thế nào về những lập luận trên.
    Chân thành cám ơn ông.

    • Tôi thấy câu hỏi, bình luận của Anh thật sắc sảo (incisive) … cảm ơn nhiều… tôi có thể trả lời như sâu: Những gì cột yếu của một nền kinh tế chính trị naò đó không phải là mô hình chính trị hình thức, chính thức được ap dựng (nhưng điều đó cững có sự quan trọng của nó)…. mà là phẩm chất của các thể chế xã hội trong nước ấy.

      Tôi hoàn toàn đồng ý nếu lấy mô hình đa đảng chảng bao đảm cái gì về phát triển…nhưng, mặt khác, lấy mô hình một đảng cững thế thôi … đúng chưa? (xem Philippines, xem Bác triêu tiên)…

      Singapore, Đại Loan, và Hàn quốc là ba trương hợp đáng thứ vị đối với Việt Nam, không phải là vì những nước này đã có chế độ đọc đoán mà là vị họ đã quản lý kinh tế giới… Sau một thời gian, dân Nam Hàn và Đại Loan quyết định không chiệu nổi sóng như trẻ còn trong khi cấp trên làm dở quá…và tôi chảng biết ai cả trong hai nước này mà muốn bỏ chế độ chính trị của họ về mô hình ngay xưa…

      Ai mà cấm quyên trong một hê thống xã hội nào đó nhiều khi sợ hai cái… một là mất ghế mình. Hai là mất trật tư xã hội. Mất ghé là một sự lo ngại bất chính đáng vì chỉ là quyền lợi cá nhân, nhóm…Mất trật tự xã hội là môt ló lắng chính đáng…nhưng nhiều khi bị lam dụng thành mốt cớ để chống lại những đời hỏi chính đáng của dân chúng…trong một chế độ thực sự dan chủ theo đúng định nghĩa của nó… không sợ vì ai phải thêo hiến pháp, ai như nhâu trước luật pháp…

      Ai là người má có tính trách nghiêm chằng có muốn chuyện mất trật tự xã hội… nhưng nói là người Việt không tể có một xã hội đa nguyên (chưa nói đa đảng) vẫn phần ánh một thái độ cơi dân Việt như là trẻ con…

      Về lich sử khi mình có chuyển đổi về mô hình chính trị thì thấy ban đầu nhiều đảng phái quá nhưng dân dân là chỉ còn một vài bên vững được… xêm Đông Âu hoạc trong Đông Á Indonesia… những nước như Ấn độ, Ý hoạc Israel thì phải khảng định tranh luận chính trị đa dảng mệt quá! Và Phillipines và Mỹ nhiều vấn đề quá…

      Thế nhưng để có những gì Việt Nam rất cần ngày nay (mình bạch, trách nghiệm giải trình, phá hoại quyền lợi nhóm) thì rất khó làm nếu ít nhất không có một xã hội đa nguyên.

      Chế độ dân chủ nhiêu khi được hiểu sai. Xin nhân mạnh, một nền dân chủ chưa nói cái gì về chất lượng của một nền chính trị. Nhưng, lịch sử cho thấy, nếu có đây dử các yêu tố thể chế (xêm bài C. Schmitter & Terry Lynn Karl) thì khả năng để có một nền chính trị mình bạch, pháp quyên, có trách nghiêm giải trình cao sẽ cao hơn nhiều so với một nền chính trị mà không có các yêu tố thể chế đó…

      Về chính trị, Philippines không phải là một mô hình (vì chỉ có một vài gia đình cấm quyền, phá hoại dan chủ khi cần)…

      Người Việt Nam có kém gì người Đại Loàn hay Nam Hàn ô? Nếu nói kém hơn thì chắc chắn mình đã bị lừa bịp…

      Là một người nước ngoài tôi không có quyền bảo cho người Việt Nam làm gì. Nhưng tôi nghĩ là đa nguyên hóa xã hội Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi cho đất nước trong một lúc lịch sử quan trọng. Viết hơi dài, chất lượng chưa được, nhưng tâm thời (khi đang uống cafe ở nhà nghe hai con cái nói to quá) xin trả lời như thế….

Comments are closed.