Xã hội học công cộng

Tôi là nhà xã hội học công cộng, hoặc ít nhất đó là mục tiêu của người lập blog này. Một nhà xã hội học công cộng là một người nghiên cứu trong phạm vi công cộng với góc nhìn có tính xã hội học, khoa học xã hội.

Cũng có lúc, chẳng hạn, bài “Có điều gì đó xảy ra ở đây” tôi đã bỏ chiếc mũ khoa học xã hội và nói thẳng chính kiến cá nhân của mình, và chính vì thế phải thỉnh thoảng ‘Xin lỗi Ông’… mà cứ nói thẳng…

Vấn đề là phải rạch ròi với chuyện: cái gì là (1) chính kiến và cái gì là (2) lý luận khoa học xã hội. Nếu là thứ nhất (1) thì nó mãi chỉ là ý kiến thôi – có thể có tính thuyết phục hoặc không. Nếu là cái thứ hai (2) phải phấn đấu hết sức mình để giữ một cách phân tích khách quan tối đa…

Muốn phân tích, muốn phát triển một vấn đề thì việc lý luận cần phải có bằng chứng, phải đúng phương pháp khoa học. Không bao giờ có chuyện dùng chủ kiến của mình để áp đặt, vì ai mà làm khoa học bất cứ loại nào đều phải chập nhận việc mình cững có thể có kết luận sai, có quan điểm mà bằng chứng không ủng hộ.

Nói như vậy để thấy rằng, tôi rất muốn chia sẻ điều này: Mực tiêu của tôi không phải thành một “nhà bút chiến” hoặc là một kẻ khiêu khích mà chính là đóng vài trò của một nhà xã hội học, nhà nghiên cứu khoa học chính trị, và tôi thật sư quan tâm đến những vấn đề cốt yếu trong phạm vi công cộng hiên nay, như phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, lý thuyết xã hội chính trị.

Tôi lấy một ví dụ. Hành động đế quốc của TQ cũng là một hiện tượng quan trọng để quan tâm nghiên cứu, nhưng rất khó để đề cấp đến vấn đề này với tư cách của một nhà xã hôi học. Vì cách phân tịch rất dễ bị “lây nhiễm” các yêu tố dân tộc chủ nghĩa… (Cũng có lúc tôi có cảm giác rằng việc nghiên cứu, sống ở Việt Nam đã làm cho mình trở thành một người dân tộc chủ nghĩa… Việt Nam!… Và việc con trai đầu của tôi sinh ra đúng ngày 19 tháng 5 cũng chẳng giúp gì về vấn đề đấy!)…

Nên mình phải cảm nhận. Những gì mà tôi đã viết cùng với Vũ Quang Việt về Tranh Chấp Viêt Nam – TQ ở Biển Đông Nam Á, thì rất ổn về bằng chúng lịch sử, và chúng tôi đã thêm chính kiến của mình…

Tôi thật sự đã rất phân vân về việc bài đó nên giữ như thế hay chia ra làm hai bài riêng. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một cuộc thảo luận về tranh chấp từ góc độ Việt Nam và phản ánh quan điểm của chúng tôi với sự hiểu biết riêng của chúng tôi trong điều kiện chính trị cụ thể của Viêt Nam trên trường quốc tê và trong nước…

Chính vì thế, chúng tôi, và đặc biệt bản thân tôi đã bị một người gọi mình là “Người Việt Không Tên” tấn công, tố cáo mình làm tuyên truyền chống TQ (và qua đó, với cách viết bằng tiếng Anh, có dùng từ như là người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao TQ chính hiệu… và có thể người đó không hẳn là người Việt Nam)… Đối với hạng người này mình chẳng nói “Xin lỗi”, chẳng nói “Ông”, có một số từ khác phư hợp hơn.

Nghiêm túc mà nói, bài viết của tôi chưa hoàn toàn có tính khoa học xã hội… đúng ra là có một nửa sử học và nửa còn lại là chính kiến cá nhân… Muốn phân tích vấn đề Biển Đông Nam Á (tên gọi khách quan nhất, hoặc Miền Tây Biển Thái Bình Dương) với một góc nhìn khoa học xã hội phải giữ một quản điểm khác hẳn…

Chẳng hạn, mình có thể lấy 500 vụ xung đột trên biển và phân tích những nguyên nhân là gì… hoặc cũng có thể tiến hành một nghiên cứu xem là những “ca lịch sử” của những tranh chấp đã có một giải pháp hiện hữu mang lại hòa bình (tức là không có bạo lúc) qua nhiều năm đã có dưới những điều kiện như thế nào. Và quá đó, chúng ta có thể góp vào những lý thuyết xã hội về các vấn đề tranh chấp quốc tế… Hôm nay tôi có thế làm đó và nên làm, bởi vì chỉ nói nóng nảy về các tranh chấp quôc tế là đầy nguy hiểm… Khi trái tim quá nóng thì đầu óc sẽ “có vấn đề”…

Vậy thì việc mình bước vào nghiên cứu các tranh chấp này cũng làm cho chính tôi thấy hơi lạ lùng (như đã giải thích trên một bài khác, có tên rất “khiêu khích” là “Ngày giải phóng đến chưa?” và để xuất quan điểm Việt Nam muốn giành được sự ủng hộ của quốc tế thì trước hết phải cải cách sâu rộng). Mời các bạn đọc những tác phẩm chọn lọc của tôi để thấy những nghiên cứu khoa học xã hội tiểu biểu của tôi là gì…

Ngòai những bài này tôi có đóng góp vào một số công trình nghiên cứu quan trọng do Nhà Nước CHXHCN Việt Nam và các tổ chức quốc tế như UNDP và UNICEF. Chẳng hạn, cách đây đúng 5 năm (khi đang chào đón con đầu lòng) tôi đã bắt tay vào một nghiên cứu giúp UNICEF Việt Nam vạch ra một chiến lược trung và dài hạn (middle và long-term) cho hoạt động của tổ chức này tại Việt Nam (báo cáo này không lưu hành vì là tài liệu nội bộ).

Chẳng hạn cách đây 2 năm tôi đã việt 2 bài cho UN phục vụ cho báo cáo: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người: Báo cáo Phát triển Con người năm 2011. Và mới hôm qua đã hoàn thành một bài 120 trang về Những đóng góp và hạn chế của chủ trương Xã hội hóa”…

Tuần sau UNDP sẽ gặp với Ủy ban Các Vấn Đề Xã Hội (của Quốc hội) để thảo luận về kết quả và tôi cũng muốn sang Việt Nam để tham gia… nhưng chưa biết có được chấp thuận tham gia hay không, kể cả chưa biết liệu có được tiếp tục làm ở Việt Nam hay không! Tôi nêu những công việc này vì nó thật sự có tính chất là “xã hội học công cộng.”

Trong thời gian tới tôi mong muốn tiếp tục làm những công việc như thế này vì nó quan trọng, vì nó có giá trị cho sự phúc lợi xã hội của người dân Việt…. Và cũng vì việc nghiên cứu phúc lợi xã hội chính là lý do tại sao tôi đã bước vào đời sống khoa học xã hội cách đây 21 năm.

Khái niệm “xã hội học công cộng” tương đối mới mẻ. Chỉ cách đây mấy năm, một trong những nhà xã hội học xuất sắc nhất là Michael Burawoy, người góc Anh, ở Đại học Cali-Berkeley đã phát triển khái niệm này. Qua nhiều bài viết và một trang web, Burawoy có xác định bốn loại xã hội học.

Theo định nghĩa của ông thì “Xã hội học công cộng phấn đấu mang lại những đối thoại giữa ngành xã hội học và các (loại) công chúng ngoài các viện, trường ĐH nghiên cứu; một đối thoại mà trong đó cả hai bên có thể nâng cao sự hiểu biệt của mình về những vấn đề công cộng”. Cuối cùng, Burawoy có làm rõ sự khác biệt giữa xã hội học công cộng và “xã hội học chính sách,” “xã hội học phê bình,” và xã hội học chuyên nghiêp.”

Thế thì mục tiêu của tôi nằm ở cả bốn loại xã hôi học, và tôi cũng thích ở ngòai cả bốn cái đó, uống vài cốc bia hơi, hút thuốc lào nói láo và cuối cừng phải… Xin lỗi Ông…