Bài “Đừng giữ môt giấc mơ” 2.0

Ngày 16 tháng 5 vừa qua, BBC đăng lại bài viết của tôi, mang cái tựa gây nhiều tranh cãi, là “Đừng giữ một giấc mơ đã chết.” Nội dung của bài này là để cảnh báo đến người dân Việt Nam rằng không nên để quốc kỳ thành một trở ngại trong việc đẩy mạnh, khuyến khích cải cách sâu rộng những thể chế xã hội của Việt Nam, trong đó bao gồm hệ thống chính trị. Thế nhưng ngoài cái tựa thiếu thế nhị, nội dung bài còn có nhiều vấn đề nữa chưa rõ ràng, từ nội dung và lý luận cho đến lời văn. Một số người đặc biệt phản đối một câu trong bài, đó là “Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản.”

Bài này đã được không ít người ủng hộ. Rõ ràng không thể tranh cãi một thực tế. Hiện nay và từ lâu, lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ chính thức của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và đã được công nhận trong phạm vi ngoại giao quốc tế.

Thế là bài mình đăng đã gây phẫn nộ cho nhiều người, cả trong nước lẫn (và có thể đặc biệt) ở các cộng đồng Viêt Nam tại Hải Ngoại. Sau đó, một bài viết nữa cũng đã gây tranh luận hết sức dữ đội ngay trên trang web này. Kết quả trái ngược 100 phần trăm với nguyên ý của mình.

Trong những ngày sau đó tôi tiếp tục bị chỉ trích nặng nề qua nhiều lời bình luận. Để xin lỗi, tôi có viết một bài tiếp theo “Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?” và cũng đã được cho đăng trên trang của BBC. Hơn nữa, tôi đã gửi email và những thông điệp khác đến một số người đã thể hiện sự bất bình sâu sắc. Vợ của tôi, là người Hàn Quốc, và vì thế nên có kinh nghiệm với những tranh luận như thế này, đã đồng ý với tôi là bài viết đó của tôi thật là ngớ ngẫn! Vợ tôi cũng bảo rằng những vấn đề như thế này có thể sẽ không giải quyết được đâu, mà chỉ phải cố gắng sống cùng nhau…khó khắc phục lắm…nhưng chúng ta cũng biết những điều kiện ở bán đảo Triều Tiên là khác so với Việt Nam …

Cái bài thứ hai đã có một tác động như ý, nhưng vẫn còn có người tố cáo tôi đã thay đổi quan điểm như gió và vẫn bị tấn công từ bên những người ửng hộ cờ vàng ba sọc đỏ. Trong comment tôi có hỏi ai đó có thể liên tưởng ra một lá cờ hòa hợp và mình cũng đã thấy một số phương án như thế trên mạng. Thế nhưng đó không phải là quyết định của tôi và tốt hơn hết là tôi giữ im lặng về vấn đề này.

Tối hôm qua tôi đã có ý định xóa bài “Đừng giữ môt giấc mơ đã chết.” Nhưng sáng nay tôi nghĩ tốt nhất là cứ để nguyên như thế, để chia sẻ một kinh nghiệm đáng tiếc của tôi và do tôi gây ra. Cũng để mọi người biết được những mẫu thuẫn trong quá trình suy nghĩ của một người đang nghiên cứu về Việt Nam và vẫn đang cố gắng cải thiện sự hiểu biết về Viêt Nam. Tóm lại: Những vấn đề nay không đơn giản tý nào cả! Việc bài viết của tôi đã đổ thêm dầu vào lửa là một sự việc đáng tiếc.

Để kết thúc bài viết, một lần cuối cùng tôi xin lỗi tất cả người Viêt Nam mà tôi đã vô tình làm tổn thương.

Bài tiêp thêo là Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?

Về bài dưới, một lần cuối cừng tôi xin lỗi toàn dân Viêt Nam.

Trân trọng lưu ý: Sau bài viết này, Tôi sẽ không nói thêm một lời nào nữa và sẽ không cho đăng bình luận về chủ đề ấy nữa.

Muốn biết gì về tôi xin đề nghị thăm khảo trang bài báo và phỏng vấn cũng như những blog entry khác trên trăng nay.

Kính trọng,
JL

——-

Co Viet Nam

Lá cờ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩ Viêt Nam, tới đảo Lý Sơn,
Quảng Ngãi, Do tác giả chựp ngày 27 tháng 4, 2013

 

 

Cách đây chưa đầy một tuần tôi có viết một bài trên blog cá nhân cho rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm.

Thế nhưng cũng trong bài đó tôi có viết: “Vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay” và “Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới.”

Cuối cùng, tôi cho rằng: Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.”

Hôm nay chúng ta mới biết Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đây là một phiên tòa rất tranh cãi trong và ngoài nước. Và kết quả cũng có thể được xem là một bước lùi của Việt Nam trên đường đi lên một xã hội tiên tiến.

Tôi cũng phải chân thành xin lỗi nhiều người nếu những bình luận ban đầu của mình trên blog sáng hôm nay có bao hàm ý kiến là việc bắt giữ ai đó vì những ý tưởng của họ là chính đáng.

Và nhìn từ một góc độ nào đó (chẳng hạn nhân quyền của hai công dân này), tôi đã tình cờ chọn một ngày không phù hợp lắm để nêu rõ quan điểm của tôi là, nếu muốn khuyến khích cải cách chính trị sâu rộng ở Việt Nam thì không nên tập trung vào viêc “cờ này cờ kia”.

Việc viết về cờ Viêt Nam xuất phát từ việc tôi thành lập blog của mình. Nhiều người muốn làm bạn với tôi có nhiều chính kiến khác nhau về Việt Nam. Trong đó có nhiều người đặt cờ vàng và người khác cờ đỏ. Thế thì nhận xét của tôi là người ta mất rất nhiều công sức thông qua việc này.

Tôi xin giải thích lý do ở dưới. Và cuối cùng sẽ trở về trường hợp của Uyên và Kha và ý nghĩa của sự kiện hôm này từ góc nhìn của tôi.

Tôi thấy khó hiểu khi một số người ủng hộ cải cách ở Việt Nam nhưng lại muốn vẫy lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa. Cho dù tôi có thể hiểu được vài người ở hải ngoại vẫn giữ cách nhìn cũ và những mối quan hệ cũ với chế độ (mà lá cờ được coi là biểu trưng).

Qua blog của mình, tôi mới được một bạn đọc nhắc là lần đầu tiên cờ vàng được sử dụng năm 1890, từ đó đến năm 1975, khi nó không còn được sử dụng nữa. Người miền Nam xem cờ vàng là cờ quốc gia. Chế độ Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chính thể trong nhiều chính thể sử dụng cờ vàng. Nhiều khi, người miền Nam tôn trọng cờ vàng không phải vì chế độ VNCH, mà vì nó là cờ quốc gia cho một thời gian nhất định. Và theo một bạn, nhiều người ủng hộ cờ vàng không có nghĩa là họ ủng hộ sự trở lại của chế độ VNCH.

Bạn này đề nghị: “Vấn đề là, những người ủng hộ cờ vàng không phải muốn khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là luận điểm mà đảng và nhà nước đang sử dụng để buộc tội 2 sinh viên yêu nước.” Quan điểm này có đúng không tùy ý của người đọc.

Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết, nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều lý do. Quan trọng hơn, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng hầu hết những quá trình hoặc phong trào cải cách chính trị kinh tế thành công, đều có yếu tố con người ở trong và ngoài bộ máy. Tiếp tục dùng lá cờ cũ này để chống Đảng Cộng sản thì sẽ chẳng có ai bận tâm nghe họ nói gì.

Hiện nay Việt Nam cần một Gorbachev hơn là một Ngô Đình Diệm. Như một bạn đọc đã chia sẻ cần có những nhân vật các loại khác nữa (…và sau đó tôi đề nghị nên có một Obama thay vì một Putin…).

Thời kỳ của bạo lực cách mạng đã kết thúc từ lâu. Hãy tìm một con đường mới. Hãy phát triển một đầu óc độc lập với quá khứ. Tôi hoàn toàn chấp nhận những ai không đồng ý với quan điểm của tôi. Xin lỗi những ai vẫn giữ một giấc mơ đã chết, ai đang bị đàn áp vì chính kiến của mình, và ai khác nếu ông Tây này chưa nắm vững vấn đề cờ Việt Nam xưa và nay. Tôi chỉ có nhận xét là nếu nói về so sánh lịch sử thì hành vi “vẫy lá cờ quá khứ” (wave the old flag) chỉ có tác động mang tính khích lệ.

Bất kỳ ai quan tâm đến sự thay đổi tích cực ở Việt Nam nên cố gắng tiếp cận vấn đề một cách xây dựng nhất. Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn. Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản. Hãy dành thời gian lo về những vấn đề khác có ích, được không ạ?

Xin nhấn mạnh, việc tôi có ý kiến như trên hoàn toàn không bao hàm ý định chính đáng hóa những vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi nhận ra rằng đây là một chủ đề hết sức nhạy cảm trong bối cảnh nhân quyền của hai người trẻ đang bị vi phạm nghiêm trong. Tôi chân thành thể hiện sự ủng hộ của mình đối với quá trình mở rộng tự do ngôn luận thực sự ở Viêt Nam, càng sớm càng tốt.

Thế thì cuối cùng tại sao đặt dấu hỏi ở cuối bài? Có thể là vì tôi cảm nhận chủ đề này là phức tạp và vì tôi không có tất cả câu trả lời cho Việt Nam đương đại. Tuy vậy, và dù thông cảm sự không may khi hai nạn nhân trẻ tuổi trong một cuộc tranh cãi hình như là không hoà tan được đã bị hình phạt nặng, tôi vẫn duy trì quan điểm rằng việc vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa có lẽ không phải là con đường hứa hẹn nhất cho một Việt Nam mới.

Dĩ nhiên, có thể tôi sai. Nếu đúng hay sai lịch sử sẽ trả lời. Tôi cùng với nhiều người khác thấy hành vi của nhà nước như thấy này là không phù hợp nữa.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc mà một chuyện buồn thành một nguồn cảm hứng.

Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy sẽ tiếp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam đang dạy ở Đại học Thành Phố Hong Kong. Bài đã đăng ở Bấmblog của tác giả.


Một số bình luận muốn sẻ

Dear Mr. London,
Thanks for your email. Actually I want to send you my thought, my expression about the “yellow” flag of the Vietnamese Community living abroad, especially in the US, where all my relatives and others are living (in many states and in Wisconsin as well) and all of them are Vietnamese-American. I know that at the meetings or ceremonies of the Vietnamese Community in the US, the new FATHERLAND, they are always greet the US flag and sing the anthem of the USA first, and then the yellow flag and the anthem of  “Viet Nam Cong Hoa.”  Và…đó là di sản của những người Mỹ gốc Việt. Và không có nghĩa là, họ muốn đem áp đặt lá cờ đó…thành quốc kỳ trên quê hương cũ của họ, nhưng họ vẫn cảm thấy đau, với nỗi đau của những người dân còn sống ở nơi này, và mong mỏi cuộc sống ở nơi này rồi sẽ được tốt đẹp…
Vẫn quan tâm đến những bài viết của ông về vấn đề VN, nhất là những lời phát biển của ông vừa rồi (về biển Đông, nếu VN muốn có sự ủng hộ của các nước…).
Sincerely,

 

5 thoughts on “Bài “Đừng giữ môt giấc mơ” 2.0

  1. Have you ever learned history ?
    Repeat what happened in the past, remember what was going on in a country for generations is not useful, is no good according to your theory. I am very surprised to hear these phrases out of a “professor” who was made in Hong Kong.

    • Thanks…. I am human. I have studied history… I’d be interested to learn from you what ‘my theory’ is… anyways I am a “professor” but I was not made in Hong Kong… learning from books is one thing, learning from experience is another… blogging is a new experience and I had a very cavalier attitude about a very serious matter… hope to learn from it… BTW, have you ever learned history? Who’d you learn it from? Do you assume everything you believe is correct? I ask that respectfully. Look forward to your future comments….
      JL

  2. your naivety is your impartialness ..those ignite all strong arguments ,,,,,keep going …your writing will be welcomed warmly ,,,take this Honor , and do no take away any previuos posts ..

    • Thank you, I think. Am I impartial? I am trying to be. I think it is true that 15 years of working with state agencies has affected my view of Viet Nam, perhaps contributing me to make a very casual comment about the adequacy of the current flag, offending who knows how many people in the process… 15 years of work with state agencies has its benefits and drawbacks… among the biggest drawbacks appears to be my inexperience in grasping the perspective of those at odds with the state and the Party — of course I am highly critical of the both (I try to keep it constructive but it is not always so)… but to many, and not only because of my rather dumb and offensive flag statement, my work with the state is like a sickness that has contaminated by perceptions of reality. There might be some truth in that. On the other hand, not all claims from those offended by my stupid flag comments are credible… the best quote of the day was passed to me by someone on facebook. it is attributed to Socrates and reads: “”The secret of change is to focus all of your energy not on fighting the old but on building the new.” I suppose we need a certain about of goodwill if not naivete to take these words to heart. Thanks for your comments. I look forward to hearing from you again! JL

  3. your audience :
    1- young , majority, radical in VN still silent ( every one knew why) very welcomed yours.
    2- old folks hardliners in VN .( 3 millions + family members).
    3-overseas VN people . (3millions ) contributed with free speech.
    if you want to hear more my ideas sometimes, contact me for further matters .
    once more , i love your freelance views ..these drew the most audience also drew fires …supposed past week, you carrying heavy Cross of VN history , from all directions of difference ideology, both past and current period .

Comments are closed.