Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?

Ngay 17 tháng 5, tôi đã lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi trên trang mạng của họ. Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí còn lập luận chưa chặt chẽ …Nhìn chung, tôi nghĩ đó có một số ý tưởng quan trọng nhưng đó là một bài còn vài chỗ đáng bàn.

Hôm đó là một ngày dài. Mà tôi lại chọn một ngày lạ lùng và xét về nhiều mặt không phù hợp để bàn chuyện quốc kì ở Việt Nam… Tùy theo góc nhìn của mỗi người, đó là ngày tệ nhất hay tốt nhất trong nhiều năm để bàn chuyện quốc kì. Tôi sẽ bàn thêm về ý này ở phần dưới. Suy cho cùng tại sao lại bàn chuyện dễ bị ném đá này nhỉ?

Từ khi tôi lập blog, rất nhiều người trên các diễn đàn mạng xã hội đã muốn kết nối với tôi, và nhiều người (thực ra là một tỉ lệ nhỏ) trưng lá cờ cũ của Việt Nam, vốn đã là / đang là cờ vàng ba sọc đỏ … đây là lá cờ có từ những năm cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và về sau được Việt Nam Cộng Hòa sử dụng làm quốc kì. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn hãnh diện tung bay ở nhiều cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, đặc biệt trong những người Việt đã rời bỏ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn, và vẫn kịch liệt chống đối chế độ cai trị kéo dài của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), vốn đã thành lập trong thập niên 1920, cầm quyền ở miền bắc Việt Nam kể từ thập niên 1940 và 1950 và cả nước kể từ 1975. Lá cờ do ĐCSVN chọn, cờ đỏ sao vàng, là có liên hệ đến sự cai trị của Đảng.

Nhiều người ở Việt Nam, trong lẫn ngoài Đảng, có quan điểm, mà tôi ủng hộ cả hai tay, cho rằng Việt Nam cần có cải cách thật sự về các thể chế xã hội của mình, đặc biệt là về các thể chế chính trị, nhưng không chỉ riêng về các thể chế chính trị. Cũng có thể khi nói ra điều này tôi sẽ không còn được hoan nghênh ở Việt Nam, nếu vậy thì thật đáng tiếc, vì tôi đã và tiếp tục hết lòng mong muốn bàn luận một số vấn đề chủ chốt mà Việt Nam đang đương đầu, đặc biệt về các thể chế phúc lợi, trong đó có giáo dục, y tế, và bảo vệ xã hội. Tôi cũng muốn nói qua kinh nghiệm của mình tôi quen biết rất nhiều người thông minh, tận tụy có những mối quan hệ lâu đời với đảng hoặc vẫn còn đứng trong hàng ngũ đảng. Họ cũng là con người có những khát vọng và bao nỗi lo toan như tất cả chúng ta, nhưng họ bị trói mình trong các thể chế còn khiếm khuyết. Hẳn như chúng ta nghĩ, nhiều người trong số họ cũng có tình cảm sâu đậm với các lá cờ.

Cờ, bất kể thế nào, là những biểu tượng chính trị mạnh mẽ. Luận điểm khiêm tốn, nếu không muốn nói là có phần diễn đạt vụng về, của tôi là cờ cũng có thể trở thành chướng ngại vật.

Bài viết của tôi đề nghị người Việt nên quên chuyện vẫy những lá cờ đối nghịch nhau để cùng tiến tới, đừng tiếp tục bị lịch sử cầm tù, và tiến hành đẩy mạnh những cải cách thực sự … Tôi nghĩ có giả định ngầm rằng tất cả người Việt có vai trò trong tiến trình này và rằng các giới trong lẫn ngoài hàng ngũ đảng có thể gây áp lực (có lợi cho các cải cách) lên giới lãnh đạo đảng. Đây không phải là quan điểm chỉ của riêng tôi. Chỉ trong vài tháng qua một liên minh cải cách hùng mạnh đã tập hợp xung quanh lời kêu gọi có những cải cách căn bản. Tôi phần nào (có lẽ hơi ngây thơ) có quan điểm rằng tất cả người Việt (nếu có lẽ không phải tất cả những ai định cư ở nước ngoài) có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng, mặc dù hiện nay cơ hội tạo ra áp lực mang tính xây dựng đó rất nhỏ nhoi.

TUY NHIÊN… đúng vào hôm tôi chọn để gợi ý rằng Việt Nam cần tiến tới chứ đừng dừng lại ở chỗ vẫy cờ gì, tòa án Việt Nam đã kết án hai thanh niên với án tù khá lâu vì tội, chắc bạn đã đoán được, trưng cờ vàng.

Rõ ràng, ngày hôm qua là một bước thụt lùi khá xa cho Việt Nam. Tuy nhiên xét trong bối cảnh những thay đổi đáng kể về văn hóa chính trị (nếu không nói là các thể chế chính thức) của đất nước … tôi đã bắt đầu bài tiếng Việt bằng cách nhắc lại chuyện chỉ mới vài ngày trước tôi đã viết (trong một bài khác đăng trên tờ South China Morning Post) rằng người ta “mới cảm nhận được” rằng sự thay đổi chính trị thực sự ở Việt Nam có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới. Tôi kết thúc bài viết hôm qua với nhận định rằng, tuy những án tù đưa ra quá nặng, các kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc chuyện buồn biến thành nguồn cảm hứng. Nỗi đau sau khi cụ Phan Chu Trinh mất năm 1926 là một ví dụ đặc biệt nổi bật.

Thực vậy, bất chấp diễn biến đáng tiếc không chối cãi được của ngày hôm qua, và không muốn đưa những tiên đoán ngớ ngẩn, tôi thật tình tin rằng về mặt chính trị Việt Nam sắp chứng kiến một biến chuyển quan trọng và có tính lịch sử do những áp lực từ bên trong và bên ngoài bộ máy nhà nước của đảng. Trong bài tiếng Việt, có lẽ, hay thậm chí có thể chắc chắn, tôi đã đưa ra một số phát biểu thiếu tế nhị, thậm chí ngu ngốc … nhận xét có phần ngớ ngẩn rằng lá cờ hiện tại là đủ ‘đẹp’ [pretty] (tôi không định nói là đẹp về thẩm mỹ [beautiful]) và đơn giản rồi … thế là tôi nhận được những phản ứng đúng y như tôi đã nghĩ.

Vậy thì, xin nói với tất cả những người (đặc biệt là những ai yêu mến cờ vàng ba sọc đỏ) điên tiết với tôi vì đã nói giờ đây hãy quên đi chuyện lá cờ, đương nhiên tôi nghe rõ ý các bạn rồi! Và tôi thực sự hối tiếc đã xúc phạm các bạn. Tôi xin nói rõ tôi không phải là con rối, tôi có tiếng nói riêng của mình, cảm ơn các bạn. Và nếu tôi có sai lầm trong các lập luận của mình, tôi chấp nhận điều đó. Cảm ơn các bạn về những lời bình luận tử tế và không tử tế cho lắm. Tôi đã rút ra được những bài học quan trọng từ một số nếu không nói là tất cả những ý kiến đó. Ít nhất tôi cũng đã hiểu được rằng tầm hiểu biết của tôi về “Bên Kia” quả thực còn hạn chế. Điều này cũng chẳng đáng ngạc nhiên vì tôi đã dành nhiều thời gian làm việc với nhiều cơ quan nhà nước ở Việt Nam và gần như chẳng bao nhiêu thời gian nghiên cứu các cộng đồng người Việt hải ngoại.

Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận. Khổ nỗi cái ngày đó chưa đến. Phần lớn người Việt, ngay cả nhiều người trong đảng, có thể đồng ý rằng sau năm 1975, đảng cầm quyền của Việt Nam đã không làm tròn công việc tạo điều kiện thuận lợi cho hòa giải dân tộc. Muốn tìm bằng chứng cho điều này chỉ cần nhìn hai thanh niên bị tống vào tù hôm qua hay cuộc khẩu chiến ác liệt trên blog tiếng Việt của tôi. Vẫn còn những vết thương sâu mà xét về nhiều mặt chưa lành hẳn. Đó là điều đáng tiếc nhưng khách quan mà nói đúng là như vậy.

Việt Nam có triển vọng đầy hứa hẹn. Đất nước càng sớm giải quyết được những thiếu sót về thể chế thì triển vọng đó càng nhanh trở thành hiện thực. Tôi thực sự tin rằng điều đó có thể diễn ra nhanh hơn nếu người Việt tập trung vào các thể chế trước rồi hẵng lo đến lá cờ.

Tôi hy vọng rằng trong những năm sắp tới cách hành xử của bộ máy nhà nước sẽ có những thay đổi rõ rệt. Hàn Quốc là một mô hình đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa tìm ra được Kim Dae Jung của mình, để có thể có một tấm gương tạo nguồn cảm hứng nhiều hơn cái mà tôi đã nêu trong bài viết blog đang bàn. Dĩ nhiên những người như vậy rất quan trọng. Nhưng sao cừng Việt Nam không nên chờ đợi một sự mơ mộng. Những sự thay đổi cần thiết mà dân Việt Nam đàng chờ đợi mới có thể diễn ra nếu nhiều bộ phận trong xã hội Việt Nam quan tâm đến chính trị. Và bối cảnh này, hãy tạm để các lá cờ sang một bên. Ngây thơ? Có thể. Gần đây tôi bị cáo buộc nhiều thứ còn tệ hơn nhiều.

Tôi xin hết với một vài câu sau cùng. Tôi cảm nhận bài tôi đã viết có một số thiếu sót nghiêm trọng và nội dung bài viết đã gây buồn lòng và làm tổn thương nhiều người. Xin đề nghị coi đây là một bài không phản ánh bản chất tôi. Tôi chẳng muốn trở thành một kẻ gây bất hoà, dù nghịch lý là bài đó đã có chính tác động đối với không ít người. Tôi sẽ rút kinh nghiệm từ bài này và sau một thời gian chúng ta sẽ biết kêt quả là như nào….

Chân thành, JL

58 thoughts on “Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?

  1. Tôi thích câu bạn đã viêt “Bài viết của tôi đề nghị người Việt nên quên chuyện vẫy những lá cờ đối nghịch nhau để cùng tiến tới..”

    Cám ơn bạn.
    Vũ B. Giang (from Stuttgart)

  2. Hôm qua là một ngày dài để anh nhận ra sự thật của lịch sử thì tôi hy vọng rằng hôm nay,ngày mai & cả những ngày sắp tới anh nên tìm hiểu & suy nghĩ cho thật chính chắn trước khi đặt bút phán xét điều gì.Chúng tôi không phải là những đứa trẻ lên ba .Đừng nghĩ rằng chúng tôi là đám học trò ngu ngơ trong lớp học (Uni) của anh.
    Thưa anh Jo rằng chúng tôi là người đã từng sống trong cả 2 chế độ VNCH,XHCN cho nên xét về mặt nhận thức kể cả lý thuyết cũng như thực tế cuộc sống chúng tôi có đủ kiến thức & có đủ khả năng để tự tin mà nói thẳng với anh rằng chúng tôi biết phải làm gì với cái đất nước chúng tôi.Chúng tôi không bao giờ sống bằng quá khứ anh không cần anh phải dạy chúng tôi điều này. Hạnh phúc của ngày mai luôn luôn bắt đầu bằng những khó khăn gian khổ cũa ngày hôm nay cho nên chúng tôi trân trọng những gì đang xảy ra trong hiện tại.

    Chào anh.

    PS: There is absolutely no barrier for us to discuss in English if you would like to

  3. cải cách từ 1 nhóm nhỏ có mang lại điều gì cho 1 dân tộc đang chia rẽ? ngày nào cũng có buổi tối, nhưng sáng hôm sau thì có nhiều con đường để đi lắm

    • Có nhiều con đường để đi lắm à ? có con đường nào đi để thiên đường cộng sản xã hội chủ nghĩa không ? chị cho tôi biết với .
      Chỉ có một con đường duy nhất thôi anh ạ , đó là con đường đi đến tự do dân chủ thực sự cho Việt nam thôi.

      • anh nói đúng. chỉ có 1 con đường tự do dân chủ mà thôi

  4. tôi đồng ý với ông. Có lẽ người việt nam bị cầm tù bởi lịch sử. Người chiến thắng thì bám víu vào những chiến thắng để duy trì quyền lưc.Người bị thua thì duy trì mãi sự thù hận.
    Điều quan trọng là làm sao cho đất nước tiến lên chứ không nên sa vào những cái nhỏ nhặt

  5. Đây là 1 trích đoạn từ bài viết trên đây của ông London mà tôi sẽ có ý kiến phản hồi trong phần dưới đây, “Phần lớn người Việt, ngay cả nhiều người trong đảng, có thể đồng ý rằng sau năm 1975, đảng cầm quyền của Việt Nam đã không làm tròn công việc tạo điều kiện thuận lợi cho hòa giải dân tộc”.

    Trước tiên, tôi cảm kích ông trong việc ông luôn cố giữ giọng điệu chừng mực, cố gắng không thiên kiến trong quan điểm chính trị về tình hình VN và con người VN trong cũng như ngoài Đảng CS.

    Tiếp theo, tôi xin nói thẳng là tôi không đồng ý với ông về ý kiến đã trích ở trên đây. Có thể ông không muốn khơi dậy nổi đau của những người miền Nam đã bị đối xử theo cách kẻ thua trận (hơn là kẻ được giải phóng), nên ông khá là nhẹ nhàng khi đưa ra ý kiến như thế về cái gọi là “không làm tròn công việc tạo thuận lợi cho hòa giãi hòa hợp dân tộc”.

    Thực chất là chính quyền Cộng Sản từ Hà Nội không hề quan tâm đến hòa giải dân tộc gì cả sau 1975. Những từ ngữ “hòa giải hòa hợp dân tộc”, theo cách nhìn của Hà Nội, là người miền Nam hãy quên đi quá khứ thua trận mà đừng cay cú với giới cầm quyền của Đảng Cộng Sản nữa mà cùng tập họp dưới sự Lãnh Đạo độc tôn của họ.

    Đến đây, tôi xin hỏi ông một câu, nếu “hòa giải hòa hợp” theo cách ấy thì chủ đề và nhu cầu “hòa giải hòa hợp” có khác gì với hình thức “giải phóng miền Nam” của chiến tranh trước 1975 mà miền Bắc tung hết mọi nhân lực vật lực vào đó hòng áp đặt sự cai trị của Đảng CS lên toàn VN?

    Biết bao người VN đã chấp nhận tha phương tránh sống dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản. Các hình thức tìm cách xa lánh sự cai trị của Đảng CS vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay dưới nhiều hình thức khác nhau. Với chính sách độc tài, Đảng CS ở Hà Nội hiện giờ vẫn không nhân thức điều gì khác hơn là chỉ dùng bình mới để chứa rượu cũ thì biết bao giờ VN mới đạt được “hòa giải hòa hợp dân tộc” đúng nghĩa của nó?

    Cuối cùng, tôi không tán đồng ý kiến khá cực đoan của ông về lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH, mà nhiều người VN vẫn còn lưu giữ như biểu tượng của người Việt yêu chuộng tự do dân chủ, mà ông cho là một giấc mơ về quá khứ đã chết.

    Cá nhân tôi, tôi cho là lá cờ ấy chính là biểu tượng cho một legacy của phôi thai dân chủ của dân tộc VN đã được hình thành rất sớm từ thời gian đất nước bị đô hộ bởi Pháp. Pháp đã bóc lột thuộc địa VN và chia VN làm ba miền để trị vì quyền lợi của mẫu quốc Pháp. Đó là nguồn gốc cơ duyên của mọi chia rẽ sâu sắc trong chính dân VN sau này, mà cho đến bây giờ người VN vẫn chưa thể vượt qua được.

    CSVN đã gán cho Mỹ thứ vai trò như là một replacement cho Pháp ở Đông Dương, điều này chắc nay CSVN (trong bối cảnh bị TQ lấn áp nhiều mặt) đã có ít nhiều thay đổi trong quan điểm tuyên truyền. Là một học giả về chính trị và kinh tế chú trọng về VN như ông, ông chắc chắn không thể không có tư kiến về quan điểm của CSVN đối với miền Nam + Mỹ khi CS miền Bắc tiến hành đánh chiếm miền Nam bằng mọi giá (dù đắt đến thế nào).

    Sự tồn tại lâu dài của một phe Cộng Sản và một phe Tự do dân chủ của người Việt Nam (dù rằng vị trí địa dư của mổi phe không còn rạch ròi như trước khi chiến tranh VN kết thúc) là một thực tế không thể chối cãi. Hòa giải hòa hợp sẽ nhất thiết phải là sự tồn tại song song nhưng bổ sung của hai phe này. Làm sao đạt được thuộc tính “bổ sung” mới là vấn đề cần bàn. Loại bỏ một trong hai phe sẽ khó làgiải pháp khả thi.

    Hy vọng là giới cầm quyền VN hiện nay đã thủ đắc kinh nghiệm trị nước đủ dài để hiểu ra điều này. Chính trong hàng ngũ của Đảng viên CS đã có nhiều người nhận thức ra con đường hòa giải phải là con đường hòa hợp và dung nạp các bất đồng, không thể khăng khăng áp đặt giá trị và tư tưởng của một Đảng CS lên toàn khối dân tộc trong và ngoài nước được.

  6. Con đường nào đi tới ? chỉ có một con đường tốt đẹp nhất cho nhân dân Việt nam đi tới thôi Ông ạ , đó là con đường đi đến tự do dân chủ thực sự cho Việt Nam .

  7. cảm ơn tình cảm của ông dành cho Việt Nam! nhưng Việt Nam đá hơi nhiều một chút! nó là một phần của văn hóa chúng tôi. Chờ ông trong những bài viết mới! chào mừng ông đến với blog Vie65thi vọng ông se tiếp tục!

  8. Tôi cảm thấy có rất nhiều người thực sự chưa cảm nhận được, hay chưa hiểu được những điều mà tác giả đã nói đến. Những thứ tình cảm cá nhân làm cho nhiều người bị mờ mắt hoặc cố tình chối bỏ đi những điều đúng đắn. Tôi câm ghét cộng sản, không phải vì tôi là con cháu của những người từng làm trong chế dộ cũ, chỉ đơn giản vì tôi nhận thấy cái chế độ này nó độc đoán, tàn độc và chuyên chế. Nhưng tôi không vì thế mà phải yêu những thứ thuộc về những người có thù oán với cộng sản. Đơn giản tôi chỉ nghĩ rằng, tôi ủng hộ tất cả những thứ gì có thể mang đến sự tiến bộ cho dân tộc, cho đất nước. Cảm ơn bài viết của chú Jonathan! Luôn ủng hộ chú!

  9. Thưa ông Luân Đôn:
    Tiến trình dân chủ hoá Việt Nam phải để cho dân tộc VN giải quyết; đặc biệt là các thế hệ trẻ cấp tiến. Người Việt có câu: “Lắm thày thối ma”; người Tây Phương có câu: “Too many cooks spoil the broth”. Người Pháp, người Mỹ, người Nga, người Tàu …can thiệp vào Việt Nam thật tàn nhẫn; khiến đất nước Việt ngày nay trở nên tang thương dưới một chế độ cộng sản độc tài tàn bạo gấp ngàn lần chế độ VNCH cũ. Cả hai chế độ đã không đem lại hạnh phúc cho nhân dân, thì chính người dân Việt phải đứng lên giải quyến vận mệnh cuả mình và tương lai nước Việt. Cảm ơn ông về những ý kiến xây dựng cho một tiến trình vô cùng phức tạp để tạo mối đoàn kết dân tộc; vấn đề then chốt để mở cưả cho một nước Việt Nam Mới.

    • Câu nói này không có căn cứ, thể hiện sự kém hiểu biết, bạn nên tìm hiểu rõ lịch sử để mà hiểu về đất nước của mình chứ ! Ai lại nói như thế: “… đất nước Việt ngày nay trở nên tang thương dưới một chế độ cộng sản độc tài tàn bạo gấp ngàn lần chế độ VNCH cũ”.
      Không biết bạn bao nhiêu tuổi rồi , nhưng rõ ràng là xấc láo quá vây!
      minh nam nay 22 t

  10. Tôi commnet vào trang này vì thấy Jonathan London có mấy việc làm theo tôi là không bình thường. Ngay từ đầu tôi đã nói thẳng, không phải “vì đuối lý mà công kích cá nhân”, tôi chưa kém đến mức đó. Mấy việc làm của Jonathan London mà tôi đề cập đâu phải là chuyện đời tư, cũng chẳng phải là việc riêng của Jonathan London, vì chúng quan hệ tới hành xử của ông với Việt Nam. Tôi sống ở Việt Nam, chưa bao giờ tôi thấy cái sự thật “thí dụ VN bị hạn hán lũ lụt và thiên tai vì chính phủ không lo cho dân chúng” cả. Bạn chưa thấy mỗi khi bão lụt, thiên tai xảy ra thì chính phủ lo cho nhân dân như thế nào, bộ đội, công an, thanh niên tình nguyện lăn xả vào giúp dân ra sao. Cả những tổ chức đứng ra làm công việc thiện nguyện nữa. Đừng bịa ra chuyện không có để nói xấu chế độ, tư cách mỗi người trong chúng ta trước hết thể hiện qua những điều tưởng chừng đơn giản đó. Chế độ này còn có nhiều việc phải chỉnh sửa, nhưng bảo rằng khi bão lụt thiên tai mà chính phủ không lo cho dân là xuyên tạc, vu cáo, nếu có coi đấy là “phản động” nói xấu Đảng, nói xấu tổ quốc v.v… thì cũng chẳng sai đâu. Jonathan London ạ, mọi người Việt Nam chúng tôi đều yêu nước, nhưng có sự khác nhau giữa những anh bộ đội đang chịu đựng gian khổ cầm súng bảo vệ Trường Sa, bảo vệ hàng nghìn cây số biên cương và những bạn trẻ tốt nghiệp đại học là xung phong đến vùng sâu vùng xa… với những người tự cho mình là yêu nước, suốt ngày ngồi lì bên máy tính kêu gào dân chủ, lướt web tìm thông tin tiêu cực để chỉ trích chính quyền. Jonathan London để ý mà xem, tất cả những kiến nghị, đơn từ họ gửi nhà nước trước sau cũng chỉ có từng đó người ký. Tại sao lại như vậy, chẳng nhẽ mấy chục triệu người Việt Nam đã trưởng thành lại không đi theo họ? Tôi mong rằng nếu quan tâm đến Việt Nam, Jonathan London nên tìm hiểu để trả lời câu hỏi ấy.

    • Cảm ơn Anh. Tốt nhất là chúng ta nên gặp nhâu trực tiếp một hôm nếu đươc để có một cuộc thảo luân. Có được không? Tiếc là từ bước đầu mối quan hệ giữa chúng ta có một vấn đề nào đó… có được khộng Anh ạ?

    • Tôi thấy anh có một số ý kiến đúng, nhưng anh lại áp suy nghĩ của anh lên những suy nghĩ khác theo kiểu rất “phản động”. Cái gì khiến anh cho rằng “những người tự cho mình là yêu nước, suốt ngày ngồi lì bên máy tính kêu gào dân chủ, lướt web tìm thông tin tiêu cực để chỉ trích chính quyền” là những người không biết đóng góp cho tổ quốc? Đóng góp cho tổ quốc không phải chỉ là anh bộ đội hay cậu sinh viên tình nguyện. Quan trọng hơn, có phải vì có Đảng nên mới có chuyện anh bộ đội và cậu sịnh viên tình nguyện đó không? Tôi nghĩ anh đã hiểu nhầm giữa bản chất Đảng với bản chất con người. Đảng là thể chế cầm quyền, dù có Đảng hay không anh vẫn thấy những tấm gương sáng. Cái người Việt cần hiện nay là một thể chế đủ dân chủ để con người phát triển và đóng góp theo cách mà mỗi người có thể làm để đưa đất nước phát triển, chứ không phải là cách mà anh (anh là Đảng viên, phải không?) muốn hay ép buộc họ làm. Mà tôi nói thế này để anh hiểu: đất nước Việt Nam không phải là chiến lợi phẩm của những người cộng sản. Những người không theo Đảng có cơ hội để đóng góp cho đất nước không? Nếu muốn đóng góp cho đất nước nhưng phải yêu Đảng (tôi viết hoa để anh biết Đảng là duy nhất – đảng cộng sản) thì tôi xin được mang tiếng phản động chứ tôi không thể tự dối trá lý tưởng của bản thân. Tôi là công dân Việt Nam – nhưng tôi không có quyền được nói nếu tôi không phải là Đảng viên.

      In English:

      You have a few good points – but your points reflect the view of the dictatorship regime, not of the people. What make you think that those sitting behind computers, wasting time on the web to find negative information in order to criticize the government, are not patriotic? A military serviceman or a voluntary student may be examples of patriotism, according to the communist party, but those are not the only persons. More importantly, their patriotism is not due to the existence of the communist party. I think you confused between the regime (here the communist party) and the nature of human beings. In every regime, you will see patriotic people from all walks of life. What the Vietnamese people need now is a democratic society to move forward by encouraging people to work in their best ability to serve the country, not necessarily in the way that you (I believe you are a communist, aren’t you? I have seen the same argument repeatedly from state-owned presses) want/force them to do. Furthermore, the country Vietnam is not a booty for the communist party. Do those not members of the communist party have an opportunity to contribute to the country? If the patriotism is conditional on being a believer/follower of the communist party then I better prefer to be called “a hostile force” to the communist. I cannot lie about my belief. I am a Vietnamese citizen. But I don’t even dare to raise my voice, just because I am not, and will never be, a communist.

      • Gửi Le
        Cái chữ “đảng” đã ám vào Le đến mức bạn nhìn đâu cũng chỉ thấy “đảng”, như thế thì “đảng” đã xấu thì cái gì liên quan đến “đảng” cũng xấu, đúng không bạn. Tiếc rằng trong các commnet tôi đã gửi vào đây, chưa bao giờ tôi nhắc đến chữ “đảng”, tôi chỉ nhắc tới các chữ “con người”, “người Việt Nam”. Ra Trường Sa tôi đã gặp những anh bộ đội trẻ trung, tháng năm đằng đẵng xa cha mẹ, vợ con, họ chẳng quan tâm và thậm chí phẫn nộ với những ai đang đấu tranh để có “một thể chế đủ dân chủ để con người phát triển”. Tôi xem thường ý tưởng về “chiến lợi phẩm” của bạn, tôi coi đó là vết thương lòng của những người đã phải chém giết nhau để đoạt lấy một chỗ trên ngồi trên tầu chiến Hoa Kỳ chạy thoát ra Biển Đông. Chỉ có những người như thế mới nghĩ đến chuyện mất, và chỉ có những người như thế mới nghĩ tới chuyện “chiến lợi phẩm”. Còn các nhà dân chủ tự coi mình yêu nước hơn người khác, tôi ao ước đến một ngày nào đó, họ thử tạm rời phòng lạnh, tạm rời những buổi tụ tập để bày mưu tính kế, ra Trường Sa sống lấy 365 ngày ăn chủ yếu là đồ hộp, mỗi ngày sử dụng 5 lít nước, không internet, không caphe wifi, không tiếng cháu con ríu rít…

        • Anh đã quá bận tâm vào một số cái anh nghĩ là có thể chế hiện nay mới có con người đó, và anh có cái nhìn rất bảo thủ lạc hậu với những người phải sống xa quê hương, gồm hơn chục triệu kiều bào, và hàng triệu người Việt quốc tịch Việt như tôi, sống và trải nghiệm tại nước ngoài để đủ hiểu sự lạc hậu cổ hũ bảo thủ của hệ thống. Vì anh không hiểu về họ nên tôi chân thành khuyên anh hãy tiếp xúc nói chuyện với họ để biết. Tôi có một người bạn cũ (tất nhiên không còn là bạn nữa, một người bạn thuộc loại thân nhất ở cấp 3, chuyên Lý DHKHTN lúc đó) sau khi tham gia quân đội, vào Đảng, được phong quân hàm, nó đã quay lưng lại chửi rủa sỉ nhục bạn bè ở nước ngoài là đồ vô ơn, phản bội tổ quốc…

          Trở lại bài viết, không phải chỉ có anh bộ đội mới bảo vệ được Trường Sa. Anh đã sai ngay từ mệnh đề, vốn được sử dụng như giải pháp an toàn của thể chế hiện nay nhằm duy trì quyền lực tuyệt đối, chân lý tuyệt đối. Đất nước mạnh phải bắt nguồn kinh tế vững chắc, để đầu tư cho khoa học công nghệ, quốc phòng, phải giải phóng con người khỏi cái tư duy cổ hủ bảo thủ trì trệ để đưa đất nước đi lên có tầm ảnh hưởng, hòa hợp với thế giới văn minh. Giữ chủ quyền đất nước không phải chỉ là buông cái máy tính, đi ra cầm súng nhằm thằng tàu bắn. Đó là sự ngu xuẩn trong luận điệu của Đảng hiện nay nhằm bịt mồm trí thức. Càng nguy hiểm hơn nếu như anh nói, có những anh bộ đội sẵn sàng ra đảo bảo vệ tổ quốc bằng quyết tâm, nhưng không đặt câu hỏi có cách nào khác tốt hơn để bảo vệ đảo mà không đổ máu. Nhiệt tình là tốt, nhưng thêm vào sự ngu dốt lại là kẻ phá hoại. Xã hội dân chủ phương Tây khác với phong kiến phương Đông ở chỗ đó.

          Nếu không có anh công nhân, nông dân làm việc, nếu không có tầng lớp thương gia thành công đóng thuế, nếu không có giới tri thức góp trí tuệ, xã hội lụn bại là cầm chắc, và hậu quả nhãn tiền là quốc phòng suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, nhượng bộ dần dần dẫn đến mất chủ quyền quốc gia ở ngay trên lãnh thổ.

          Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng do sai lầm cố thủ của thể chế cầm quyền. Nếu anh là người nghiên cứu kinh tế chính trị, tôi sẽ chỉ rõ cho anh thấy sự bế tắc hiện nay. Kinh tế mở rộng nhanh nhưng không có cơ hội tăng trưởng chất lượng và đưa đất nước đi lên. Quá tận dụng phát triển dựa lợi thế tài nguyên thiên nhiên, không chú trọng đến giải phóng tư duy con người (mà nguyên nhân đằng sau không nằm ngoài quy luật chung – bệnh sợ dân chủ dẫn đến sụp đổ chế độ ở tất cả các nước độc tài XHCN, thành ra duy trì cơ chế toàn trị tập quyền rất phản động so với thế giới văn minh). Hàn quốc, Nhật bản, Đài loan là những bài học cực kỳ quý giá về cải cách thể chế đi trước. Việt Nam đi sau họ hàng chục năm, nhưng lại đi giật lùi sau những động thái mới về sửa đổi Hiến pháp gần đây, sự sụp đổ từ bên trong là rất hiện hữu.

          John: if you want an English version, let me know. Though I don’t think you need one.

          • Gửi Le
            Tôi viết mấy điều và bạn đừng lấy làm bức xúc, vì tôi thực sự xem thường bất kỳ người Việt Nam nào đang từ nước ngoài nhìn về đất nước này để rủa xả, để chửi bới, kêu gọi đấu tranh cho dân chủ, kết quả là chỉ đẩy những người như cô bé Nguyễn Phương Uyên vào chốn lao tù. Vừa ra Trường Sa về, cảm xúc của tôi về những con người dũng cảm có thể lấn át một cái nhìn toàn diện hơn, song dù là một ví dụ đơn lẻ thì nó vẫn cứ đáng trân trọng hơn những kẻ đang hò hét yêu nước thương nòi. Tôi không phải là người nghiên cứu kinh tế chính trị, tôi cũng chẳng nhìn sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan để tìm bài học cực kỳ quý giá, khi kinh tế gia đình gặp khó khăn, tôi phải suy nghĩ và làm việc nhiều hơn, khi kinh tế đất nước gặp khó khăn, tôi phải cùng mọi người hợp sức vượt qua khó khăn chứ tôi không ngồi một chỗ để soi mói đổ tội cho người này người kia. Qua mấy comment của Le, tôi hiểu bạn cũng chỉ là một người hô hét phụ họa theo người khác. Tôi sẽ không tiếp tục trao đổi với bạn nữa, vì tôi biết bạn cũng không thể nghĩ ra được điều gì khả dĩ hơn những người bạn nói theo. Chào bạn.

          • Vâng, cảm ơn Anh… còn nhóm 72 và hàng nghìn người trong nươc trong và ngoài bô mấy cũng là hâu quả của người ngoài thôi ha? Hy vọng anh Bình Mình sẽ tiếp tực thảo luận về nội dung trên trang nay….và xin ai hãy thảo luận môt cách thôn trọng quan điểm riêng của mọi người dù đồng ý hay không…

          • Gửi Jonathan London
            Không rõ Jonathan London có biết trước năm 1945 ở Việt Nam và từ 1945 đến 1954 ở Việt Nam xuất hiện một nhóm người được gọi là “chính khách sa-lông” không? Họ rất to mồm kêu gọi đấu tranh, nhưng là đấu tranh trong xó nhà, xúi người khác hành động chứ họ không làm gì cả, như câu thành ngữ của người Việt Nam: “xúi trẻ con ăn cứt gà” (xin lỗi vì câu thành ngữ không trang nhã cho lắm). Thời đó mà có internet, chắc họ cũng không khác gì 72 vị nhân sĩ trí thức kia đâu. Jonathan London đọc lại các thứ đơn từ, kiến nghị công bố trên mạng sẽ thấy 72 khuôn mặt đó diễu đi diễu lại như phường tuồng. Tiếp xúc với bất kỳ người nào trong số 72 vị đó, Jonathan London thử hỏi xem họ thực sự có đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước chúng tôi với tư cách là nhân sĩ trí thức? Tôi tôn trọng các vị đó với tư cách con người, nhưng tôi xem thường các vị đó với tư cách nhân sĩ trí thức. Jonathan London xem lại những ảnh, video trên mạng về các cuộc biểu tình do họ tổ chức sẽ thấy họ hung hăng như thế nào. Theo Jonathan London, hành vi hung hăng ngoài đường có phải là biểu hiện của phẩm cách nhân sĩ trí thức? Có một câu chuyện liên quan đến 1 trong 72 vị đó như thế này: Ngày nọ, chính quyền hỏi ông ta về việc tổ chức một website mà không xin phép, ông ta trả lời: Có biết luật gì đâu, như người mới mua được cái xe, cứ phóng ra dường rồi học luật sau. Câu nói này tồn tại trên BBC mấy ngày rồi bị xóa, chắc là vì thấy một nhân sĩ trí thức phát ngôn như thế mà lại muốn đấu tranh cho luật pháp công minh. Còn rất nhiều câu chuyện khác có thể kể ra với Jonathan London, xin dành để dịp khác. Tin rằng Jonathan London sẽ đọc, tìm hiểu, suy nghĩ sâu sắc hơn.

          • Đính chính:
            Xin lỗi Jonathan London vì tôi nhớ nhầm, kiểm tra lại tôi thấy đoạn trả lời phỏng vấn của vị nhân sĩ trí thức nọ vẫn còn trên BBC ngày 14/1/2010, một số trang khác đăng lại thì có sửa sang. Vị nhân sĩ trí thức nói nguyên văn như sau: “Chúng tôi là anh em văn nghệ sĩ, trí thức thì cái cơn nóng gáy lên thấy là cần phải chống lại cái bauxite thì cứ làm cái đã, còn luật liếc thì tính sau. Nó giống như mình mua được cái ô tô về thì cứ đi cái đã, sau đó thì nghiên cứu luật”.

    • This person must be a communist party member or at least a “profit-sharing-loyalist”. Yes, when there was a natural disaster, there were party members and government officials involved in the relief activities (activities – NOT efforts). As a matter of fact, they forcefully took exclusive rights to these activities. Why? Was it because they loved their people? Was it because they sympathized with the victims when looking at their loss and suffering? NO! It was just because they couldn’t miss a chance to profit from there. They never allowed private charity organizations to distribute food, gifts or even medicines directly to the victims. They forced all and every single charity organization to do relief activities through them so they can take their fat shares before any left-over would go to the victims. Our organization used to send volunteers to the central region of Vietnam to help the flood victims, and our volunteers had to do their work “illegally” by not going through local authorities. They had to prepare the list of victims in secret, started their distribution all of a sudden and at their quickest time and then rushed to another area before those “people’s-friends” could show up and arrest them.
      I hope you and other party members/loyalists will give this some thought, and open your eyes and your mind to see terrible things the “party” and it’s members have created for Vietnam and the Vietnamese people.

      I love my people.
      Joseph Nguyen

    • Tôi trưởng thành sau 75 tại miền Nam. Biết rất rõ the standard of living before and after. Nếm những đau thương và khổ cực của chính sách chính quyền đảng cs đánh gục kính tế ở miền Nam từ 75-81. Tôi và Bố tôi đã vượt biên rời VN năm 1982. Tôi có trở lại VN vài năm gần đây để thăm người thân trong dịp Tết. Có một cái làm cho tôi buồn cười nhưng cũng làm tôi rất buồn cho đất nước VN đó là tôi nhìn thấy lời chúc Tết của chính quyền, họ chúc Tết cho đảng cs trước rồi tới Tổ Quốc VN rồi tới Nhân Dân VN. Tôi buồn cười là trên thế giới chưa bao giờ một đảng chính trị nào tự cho mình là trên Tổ Quốc cả. Chỉ có ở đảng cs VN. Tôi buồn là trong cái nhìn này họ đã khẵng định là Tổ Quốc và NHân Dân VN phải làm lợi cho họ. Họ là trên hết. Một Tổ Quốc mà bị một nhóm người độc đoán cai trị thì làm sao Tổ Quốc có thể lớn mạnh thật sự được. Vì độc đoán cai trị không bị kiểm soát thì 100% tất cả quyền lợi bị nhóm này và gia đình họ lấy hết. Muốn họ nhả ra khi họ có hết tất cả thì khó lắm trừ phi họ thật sự đặt lợi ích của Tổ Quốc và Nhân Dân trên họ bằng cách cho Nhân Dân tự do lựa chọn người lảnh đạo Tổ Quốc. Nếu không NHân Dân VN sẽ làm một cuộc cách mạng để đẩy độc tài ra.

  11. I am so disappointed at your removal of criticisms which you did not like.

    • Well, I am new to blogging…and I am not censoring .. I removed all of the comments (I think) on the flag issue, because it was not my purpose to devote my blog site to that particular issue, and I did apologize to all readers for that. I am happy to post all serious, thoughtful comments so long as they are on topic and do not involve personal attacks. I welcome your comments. I would also share that several people have advised me that I should disable comments altogether, which I have not done yet… I absolutely believe in open discussion but the flag issue — owing largely to my own actions – got out of hand and I want this site to be about politics and society in Viet Nam and NOT the flag issue, however important that may be to some people. I hope you can understand my position and I am happy to discuss this matter further with you. Thanks Very much. JL

  12. Cảm ơn ông, một người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam.

    Người ngoài thì kêu gọi tự do dân chủ theo kiểu họ cho là đúng và nhận được sự ủng hộ nhất định. Nhưng ĐCS ở trong nước vẫn được lòng dân, vì họ có những cái công lao xóa đói giảm nghèo, “điện, đường, trường, trạm” tới mọi thôn xã, khi có giặc thì chiến đấu đến viên đạn, hơi thở cuối cùng, không chịu đầu hàng hay tháo chạy. Cái trên hết là ngày nay lực lượng những người cộng sản “cần kiệm liêm chính” vẫn luôn sát cánh cùng nhân dân, cùng chịu gian khổ với dân, không bỏ dân, bỏ nước như phía bên kia… Chính vì vậy dù bị chỉ trích nhưng họ vẫn luôn được nhân dân tin cậy hơn rất nhiều, cái này là không thể so sánh.

    Nhiều người ở ngoài không chịu hiểu được những khó khăn gian khổ của người cộng sản trong nước để giữ gìn được chủ quyền như thế nào, lại cứ tuyên truyền rằng họ “bán nước”!? Người ở ngoài cũng ít được lên các vùng miền núi, hải đảo để xem thử đời sống nhân dân khó khăn và cần giúp đỡ như thế nào, cái đó thiết thực hơn là kêu gào không không, lợi dụng các em sinh viên để làm những điều gây thiệt hại cho tương lai các em.

    Tôi ở Quảng Ngãi, xin hỏi tại sao sinh viên Mỹ hàng năm vẫn về Sơn Mỹ, Tịnh Hòa để làm từ thiện còn dân Việt Kiều lại không thấy về? Nếu bạn không biết, không làm tình nguyện, không giúp đỡ được gì thì dân nghèo không tin rằng bạn quan tâm đến họ, dù bạn có nói rất nhiều về cái sự nghèo. Và tôi cũng không tin một số người ở ngoài bảo rằng họ làm gì đó vì đất nước.

    Người dân xúc động nghẹn ngào khi họ được học sinh tình nguyện Mỹ làm cho họ một cái nhà mới và sinh viên tình nguyện Việt đào cho họ một cái giếng nước. Họ sẽ nhớ đến nó rất lâu chứ không phải những lời quan tâm trên mạng.

    Tôi cảm ơn ông lần nữa, người đã đến tận Lý Sơn để tìm hiểu về cuộc sống và tinh thần kiên cường của dân ngoài biển Đông!

    Muốn hòa giải thì lòng người phải thông cảm nhau. Người trong nước thì khó chấp nhận cái cờ sọc, người ngoài thì cứ giữ khư khư cái cờ của mình. Vậy làm sao hòa giải?? Bởi vậy theo như ông, đừng quan trọng hóa lá cờ là đúng!

    Con đường nào đi tới? Chẳng có đường nào khác để phải nghĩ ngợi ngoài con đường “hòa giải dân tộc” xóa bỏ hận thù. Khi chưa làm được việc này thì các việc khác có làm gì cũng chẳng thành công. Người ở ngoài nên quan tâm đến việc trong nước đang muốn hòa giải và tự mình phải tu tâm dưỡng tánh để mà hòa hợp với người trong nước. Nếu không thì bạn có thể làm được gì? khi dân trong nước vẫn chưa có cái nhìn tốt gì mấy về bạn?

    • bài của anh trelang hay quá!!! tôi ủng hộ anh.

      tôi muốn hỏi mấy vị luôn kêu gào đấu tranh chống cộng sản câu này:

      ” hiện nay trung quốc chiếm đảo chúng ta giờ quân đội ta tiến ra đúng chúng tan tác thì quá dễ rồi, đánh cho chúng bỏ chạy về nước kêu mẹ khóc cha luôn nhưng đánh xong rồi liệu thực lực chúng ta có thể giữ nổi đảo hay không?? khi mà chúng xua quang hàng ngàn hàng vạn súng đạn, tên lửa tấn công lại…”

      ngay cả tàu sân bay mỹ còn phải dè chừng tên lửa trung cộng huống chi việt nam chúng ta.

      xin quí vị hãy tự đặt mình vào vị trí lãnh đạo Đảng mà suy nghĩ dùm.

  13. Pingback: Có những con đường nào đi tới? | DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TA

  14. Dear Jonathan,

    I have read some of your recent articles and feel that you have placed your focus in the wrong place. Instead of talking about issues that are not critically relevant and also which you don’t have a sufficient knowledge of, I think you should focus more on the main and more important issues such as, why are those young people (Uyen & Kha) accused heavily for their patriotic love and actions for their country? Where on earth are people sentenced for 6 plus 3 years & 8 plus 3 years for their peaceful calls for democracy as well as love for their country? Where on earth are countless people accused, put in jail and brutally tortured for peacefully sharing their thoughts about human rights? Where on earth do tens of thousands of innocent citizens have their land illegally seized by government officials that they have been trying to appeal without any success which results in most of them becoming homeless and having to live in parks and on the street. And the most important thing, how many innocent civilians have the Vietnamese communists murdered in Vietnam since they have brought communism into Vietnam? There are many other critical issues that I don’t have enough time to bring forth in a short comment, but I hope you see the big picture now and will look more closely into those matters that are worthwhile to study and talk about.

    Regards,
    Joseph Nguyen

  15. Bạn vui lòng cho biết: bạn ủng hộ phương án A hay B:
    A. Bình Nhưỡng làm theo kiểu Hà Nội, đánh chiếm Hàn Quốc rồi cai trị đất nước theo kiểu cộng sản chủ nghĩa.
    B. Người dân Bắc Triều Tiên được tự do , dân chủ giống như người dân Hàn Quốc.

  16. Giả sử sau ngày 30-4-1975, sau khi thống nhất, đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành chính sách để cho báo chí miền Nam vẫn được lưu hành như cũ, những ai làm nghề gì vẫn làm như thế, chỉ những người lãnh đạo cấp cao trong quân đội và cảnh sát cũ mới bị mất chức còn dân thường thì không đụng đến, các văn nghệ sĩ miền Nam vẫn được quyền tự do phát biểu như thời Việt Nam Cộng Hòa. Và nhất là thi hành chính sách đối xử bình đẳng giữa các công dân với nhau, mọi người đều có quyền ngang hàng với các đảng viên, mọi người đều có quyền lập hội, lập đảng và chính quyền do dân bầu với sự tranh cử bình đẳng giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và các đảng phái khác. Với những người quốc gia đã từng hoạt động chính trị thì người Cộng Sản không gọi họ là Ngụy, Việt Gian bán nước mà xem họ là những người khác chính kiến và có quyền ngang hàng với người Cộng Sản trong việc bày tỏ tư tưởng chính trị và hoạt động chính trị. Với chính sách như thế thì thái độ của những người dân miền Nam về lá cờ đỏ sao vàng sẽ như thế nào?

    Tôi cho rằng phần lớn dân miền Nam sẽ dễ dàng chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng giống như họ đã chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ vì họ thấy với lá cờ nào thì đời sống của họ cũng không thay đổi bao nhiêu, họ vẫn được đối xử một cách bình đẳng như chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đối xử với họ.

    Sẽ có nhiều người nghĩ cái giả sử này chắn chắn rất khó xảy ra. Nhưng đây là cách mà Tây Đức đã làm với Đông Đức. Và tình cảm của người dân Đức đối với hai lá cờ ngày nay ra sao? Có còn gay gắt như người Việt hay không?

    Nếu có người cho rằng đối với bọn Ngụy bán nước không thể nào đối xử như thế được thì nguyên nhân về chuyện tranh chấp giữa hai lá cờ là ở chỗ đó. Anh đối xử với người ta ra sao mà anh muốn người ta yêu quí lá cờ của anh?

    Nhưng nào chỉ là vấn đề giữa “Ngụy bán nước” và người Cộng Sản. Thỉnh thoảng lại thấy chính quyền hiện nay bắt bớ và cáo buộc những nhóm người thuộc sắc dân thiểu số là đòi lập nước riêng. Người Thượng ở Tây Nguyên bị bắt bớ vào cáo buộc là muốn lập nước riêng, người H’mong ở Điện Biên cũng bị bắt bớ và cáo buộc muốn lập nước riêng. Đó là họ muốn lập nước riêng thật hay chính quyền cáo buộc như vậy chỉ vì họ theo đạo Công Giáo và Tin Lành. Nếu họ không có ý định thật sự lập nước riêng mà cấm họ theo tôn giáo và vu khống họ như vậy thì họ cũng sẽ đi đến chỗ muốn lập nước riêng. Thì chính là người Kinh, những người quốc gia, cũng đã không thể sống với Cộng Sản mà lập nước riêng là nước Việt Nam Cộng Hòa năm 1954.

    Vấn đề nào chỉ có ở Việt Nam. Đảng Cộng Sản Nga đã đối xử với dân của các nước Cộng Hòa Nga ra sao mà Ukrain, các nước Trung Á, các nước vùng Ban Tích đòi tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết, nghĩa là họ cũng không công nhận lá cờ đỏ búa liềm của Liên Bang Xô Viết mà dùng lá cờ riêng của họ? Lấy một thí dụ về cách đối xử của đảng Cộng Sản Nga, để sáp nhập Ukrain vào Liên Bang Xô Viết, Stalin đã lấy đi tất cả lương thực làm cho 6 triệu dân Ukrain chết đói với mục đích là làm giảm sức chống đối của dân Ukrain.

  17. Tôi thật thấy phục Gs. London hết sức. Một lòng vì học thuật đã quên… thân mình 🙂
    Một cuộc survey mà dân Việt chúng tôi ít mấy ai dám làm.
    Anh làm một tấm lưới, tôi làm một con thuyền, lênh đênh đi tìm sự thật. Lịch sử, xã hội học hay văn chương đều cần sự thật.
    God bless.

    • Anh Jonathan chắc chịu tổn thương nhiều vì cuộc nghiên cứu Việt Nam, xin đừng buồn nhé. Hãy tiếp tục đọc về vấn đề cuả dân tộc chúng tôi:
      http://www.danchimviet.info/archives/93690/lai-chuyen-la-co/2015/02

      Tôi mà có quyền, sẽ cho xây ở mỗi thành phố biển cuả Việt Nam một đài tưởng niệm thuyền nhân có khắc hình lá cờ Vàng trên đó. Tại sao không? Lính Trung Cộng xâm lược Việt Nam chết ở miền Bắc được xây đài tưởng niệm, tại sao đồng bào vô tội cuả chúng tôi lại không được chứ?

      Còn ở hải ngoại, đồng bảo thương nhớ cờ Vàng thì treo và chào cờ Vàng, các ông CS có quyền gì để cấm chứ? Ai biết được một ngày nào đó cái lá cờ Vàng ấy sẽ cứu các ông ra khỏi cái chủ nghiã đang giẫy chết?

  18. Tôi thật thấy phục Gs. London hết sức. Một lòng vì học thuật đã quên… thân mình
    Một cuộc survey mà dân Việt chúng tôi ít mấy ai dám làm.
    Anh làm một tấm lưới, tôi làm một con thuyền, lênh đênh đi tìm sự thật. Lịch sử, xã hội học hay văn chương đều cần sự thật.
    God bless.

Comments are closed.