Cơn ớn lạnh trong một ngày 40 độ

Người dịch: Đan Thanh

Cách đây một tuần, tác giả bài này có bình luận về những thay đổi không thể chối cãi diễn ra gần đây trong văn hoá chính trị Việt Nam, và kết luận mà không cần giả định nào về tương lai, rằng nền chính trị Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới. Và hôm nay tôi vẫn giữ quan điểm của tôi, là Việt Nam đang ở một vị thế mới và người Việt Nam đang cất lên tiếng nói chính trị của họ.

Giờ đây có những dấu hiệu cho thấy là chiếc giày còn lại đã rơi (thành ngữ chỉ một việc không tránh khỏi đã xảy ra, một kết cục đã đến), bởi vì chỉ trong có nửa tháng sau khi Hội nghị 7 của Ban Chấp hành Trung ương bế mạc, chúng ta đã chứng kiến một loạt diễn biến cho thấy một nỗ lực “đàn áp” có thể đang diễn ra thật sự.

Tin mới nhất, chỉ vừa cuối tuần trước, là sẽ không có tin tức nào không bị kiểm soát,
cho đến khi BBC, CNN và các hãng tin nước ngoài khác chịu tuân thủ yêu cầu về giấy phép hoạt động ở Việt Nam, như quy định trong Nghị định 20. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp quốc doanh đã vừa chấm dứt hoạt động (thành ngữ: rút phích cắm, chỉ sự kết thúc một kế hoạch, cắt đứt một nguồn sống…) của những hãng tin ngoại quốc.

Điều này xảy ra chỉ vài ngày sau khi hai thanh niên bị kết án tù rất nặng vì tội dán cờ của “các chế độ cũ” (dán cờ phía dưới một khẩu hiệu đối đầu với hành vi cư xử của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á), và một ngày sau kỷ niệm sinh nhật của ông Hồ Chí Minh, khi thanh niên trên khắp Việt Nam diễu hành với các khẩu hiệu, bảng chữ tuyên xưng niềm yêu kính và ngưỡng mộ theo đúng chỉ thị của họ đối với các cống hiến vĩ đại của ông Hồ.

Tuy nhiên, cách cư xử của đảng cầm quyền ở Việt Nam có vẻ mâu thuẫn với các nguyên tắc được nêu trong Tuyên ngôn Độc lập của ông Hồ, theo đó, ông mượn một câu từ Quyền con người để nói rằng “tất cả mọi người đều sinh ra tự do và có quyền bình đẳng”.

Ở đâu đó có những nhận định rằng dập tắt các kênh tin tức là một nỗ lực của các cơ quan chức năng có liên quan nhằm làm tăng khả năng truy cập vào các trang này và kiếm tiền nhanh cho một số người có khả năng dịch tốt, bằng cách bắt buộc các chương trình truyền hình quốc tế phải có phụ đề ở một tỷ lệ nội dung nào đó.

Một khả năng khác, đã được bóng gió ở trên, là đây thật ra là sự bắt đầu của những kế hoạch hưởng ứng lời kêu gọi thắt chặt kiểm soát, như đã được nêu ra trong phiên họp toàn thể gần đây của đảng. Khả năng thứ ba và gây tò mò nhất, cũng lại chỉ là suy đoán, là chấm dứt hoạt động của các kênh tin tức ngoại quốc chủ yếu vì những nỗ lực muộn màng của nhà nước hoặc của các quan chức nhà nước cụ thể nào đó nhằm làm giảm bớt khó khăn của ban lãnh đạo đảng trước các công dân của họ và trước thế giới, khi mà họ vừa có bản án quá nặng đối với hai người trẻ. Người ta có thể hình dung cảnh một quan chức cao cấp phun phì cả nước trà khi đang xem truyền thông quốc tế đưa tin về bản án, và sau đó là một cú phôn ngắn gọn, vào lúc khuya, với một giọng khàn khàn: “Chấm dứt đi!”.

Bản án, không còn nghi ngờ gì nữa, được sự tán thành của các phần tử thủ cựu canh giữ trong đảng, có quyền trấn áp, và cũng phải thừa nhận là nó được sự ủng hộ của một số đáng kể dân số – những người đánh đồng lá cờ vàng với bạo lực thời chiến và xung đột dân sự. Nhưng bản án quá nặng và không có lợi gì cho hình ảnh quốc gia, ở trong nước cũng như nước ngoài.

Bây giờ đang là thời điểm thú vị ở Việt Nam. Văn hoá chính trị đã phát triển và đang có sự bất mãn đáng kể ngay trong nội bộ đảng, về việc làm thế nào giải quyết tình hình hiện nay. Chuyện phe phái trong đảng tất nhiên là chẳng phải cái gì mới mẻ. Và sự đa nguyên trong nội bộ đảng đó, nếu nó đi xa hơn, thật sự có thể có lợi cho quá trình dân chủ hoá, cho dù dưới hình thức nào. Tất nhiên, đa số dân chúng Việt Nam hy vọng có một kết quả như thế.

Hôm thứ hai tại Hà Nội nóng tới 40 độ C. Nhưng một cơn gió lạnh vừa tạt qua. Đấy là điềm gở về một mặt trận đang đến gần hay một cú thở hắt ra của quá khứ, chúng ta sẽ chờ xem.

JL

 

23 thoughts on “Cơn ớn lạnh trong một ngày 40 độ

  1. Hay quá , cả về hình thức trình bày , nội dung , cũng như ngôn ngữ tuyệt vời .
    Rất thích thú được nhận những bản tin và bình luận vô tư như thế này .

  2. Tôi không đồng ý đánh giá của ông là”Bản án ,không còn nghi ngờ gì nữa,dược sự tán thành của các phần tử thủ cựu canh giử trong đảng,có quyền trấn áp,và cũng thừa nhận là nó được ủng hộ của một số đáng kể dân số” nhất là câu “được ủng hộ của một số đáng kể dân số” Ông đánh giá quá chủ quan và ông không tìm hiểu sâu về tâm tư tình cảm của nhân dân VN ,bản án đó làm nhiều đảng viên cộng sản cũng không tán thành ,đừng nói gì là dân chúng goài đảng.

    • Là người Việt Nam, tiếp xúc với rất rất nhiều người trẻ khác trong các trường đại học hoặc ngoài cuộc sống, rất lấy làm buồn phải nói rằng nhận xét “..nó được sự ủng hộ của một số đáng kể dân số – những người đánh đồng lá cờ vàng với bạo lực thời chiến và xung đột dân sự..” trong bài viết lại là đúng. Nếu chỉ đọc các bài báo, các trang web trên truyền thông chính thống thì không có gì là lạ nếu như họ suy nghĩ như vậy. Tôi có một người bạn, đang học tiến sĩ ở nước ngoài, anh ta ủng hộ Gaddahfi, thần tượng Putin, cho là Stalin là “neccessary evil” và khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2010 diễn ra, anh ta nhận xét là ‘loạn quá, hơi cay đâu? vòi rồng đâu?’. Đây là một người có khả năng và trình độ, cũng như đã học ở nước ngoài lâu, nhưng vẫn giữ suy nghĩ như vậy.

      Một điểm nữa là với những người chỉ quen với báo chí ‘lề phải’ thì khi họ được tiếp xúc với ‘lề trái’ những bài viết quá khích sẽ chỉ làm củng cố thêm suy nghĩ của họ rằng đây là ‘phản động’ cần nghiêm trị mà thôi. Bản thân tôi cũng như vậy, những lần đầu tiếp xúc là những bài viết chửi HCM có cả làng vợ, là dâm tặc, là khát máu v.v… phải đến rất lâu sau thông qua tiếp nhận có chọn lọc tôi mới có thể đọc được các bài viết ‘lề trái’ như ngày nay.

  3. Đến cái blog cá nhân ông cũng đề ra Luật chơi như sau: “Vì số lượng bình luận nhiều mà thời gian lại ít, và vì không ít bình luận tiêu cực hoặc có tính xúc phạm cá nhân tôi, tôi đã quyết định bắt đầu xử lí những bình luận từ hôm nay. (Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với xúc phạm cá nhân.) Đồng ý hay không đồng ý không quan trọng, nhưng chỉ những bình luận có tính xây dựng và tôn trọng mới được đăng.”
    Vậy thì cớ gì mà nhà cầm quyền không đưa vào khuôn khổ và đòi kiểm duyệt cách đưa tin tức mà những hãng tin đó tung ra trong hệ thống của mình. Cũng cần hỏi tại sao các kênh tin tức, giải trí quốc tế khác vẫn bình thường chỉ có BBC và CNN bị xem xét? Chẳng lẽ các kênh kia đều ngoan ngoan tuân thủ quy định? Nực cười! Câu trả lời là 2 kênh BBC và CNN đó chứa đựng quá nhiều bình luận tiêu cực, xuyên tạc hoặc có tính xúc phạm nhà nước Việt nam, khích động chia rẽ trong nhân dân VN, chống đối nhà nước Việt nam, mà như vậy thì nhất định cần thiết phải xử lý.
    Ông cũng nên biết, trước đây trên hệ thống truyền hình cáp, có hàng loạt kênh TV Trung quốc, dần dần chúng bị loại ra khỏi chương trình, vì sao thì ông cần nghiên cứu thêm nhé, nếu ông muốn biết. Và tôi cũng xin hỏi ông là nếu một kênh tin tức, một tờ báo nào suốt ngày đưa tin chống đối nhà nước Hoa Kỳ, cổ vũ biểu tình đòi lật đổ nhà nước… thì Hoa Kỳ để yên không?!

    • Tôi kính trọng đề nghị nếu Việt Nam có tự do báo chí thì BBC tiếng viết sẽ tan đi ngay… giải pháp tốt nhất là thêo đúng nguyên tắc tự do báo chí cho nó đóng một vai trò xay dựng đất nước… nếu báo chí chỉ là công cự thì giá trị rất hạn chế…. Nêu thấy ngành giáo dực và y tế của VN trong những năm qua báo chí đã đóng một vài trò rất là quan trọng (đến một mức độ nào đó) … đó chính là thêo dỗi hoạt động của hai ngành quan trọng, nâng cao (chưa đủ) mức độ mình bách, nêu ra những vấn đề trong bệnh viện tự chủ, học phí… nếu cho phep báo chí tư do tìm hiểu về những vu án thì mức độ tham những có thể giảm… nếu tự do báo chí thì sẽ không cần lo về những bài báo “nguy hiểm” vì cái gì sẽ minh bạch hơn nhiều… đúng không? Việc không có tự do báo chí có tắc đọng hạ thấp đánh giá của dân, cơi họ là trẻ còn, cần sự lãnh đạo của…..
      Chân thành, JL

    • T nghĩ quan điểm “tự do ngôn luận không đồng nghĩa với chỉ trích cá nhân” của jonathan là ám chỉ những ý kiến “tiêu cực”, trái chiều nhưng không hướng đối nội dung vấn đề đang tranh luận mà nhằm vào tác giả, kiểu chỉ trích cá nhân. Còn nếu đó là từ 1 góc nhìn khác, với những chứng cứ, lập luận rõ ràng về vấn đề thì nên được ủng hộ. Nó đúng với cả blog này hay CNN, BBC.

    • Reverse trolling?

      Tự do ngôn luận khác với ‘tự do’ thoát khỏi trách nhiệm với lời nói của mình.
      Không ai cấm anh chửi bới bôi nhọ một người, nhưng không có nghĩa là người đó không có quyền đưa anh ra tòa về tội xúc phạm nhân phẩm. Vào một nhà hát hô lên “Cháy!”, và anh sẽ được ra tòa về tội phá hoại trật tự công cộng.
      Nếu như CNN, BBC vi phạm thì hãy có văn bản ghi rõ đầy đủ những điều luật họ phạm phải, xin đừng lấy tay bịt miệng họ như bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý vậy!

  4. Là người Việt Nam chính tôi cũng luôn tự hỏi: Tại sao những giá trị ban đầu khi thành lập nước từ 1945 đến giờ vẫn chỉ là con số zero to tướng. Nhà nước của chúng tôi luôn nói dối.

  5. Trước bão,bao giờ trời cũng lặng im,tưởng như tất cả đều đứng im,và sau đó,cuồng phong nổi dậy!

  6. MY PEOPLE WILL GROW UP
    my people is praying out
    my people is crying out
    for their foolishness
    for their mistakes
    in the past.
    when they didn’t know
    how is the independence
    how is the freedom
    how is the happiness
    how is the democracy
    how are the human rights.
    They didn’t know anything
    about these concepts.
    They were ignorant farmers,
    the silly workers,
    the naive intellectuals,
    the fledglings in the politics.
    They have been used for
    the communist advantages,
    not for their country.
    They had believed
    in the Independence Declaration
    with the stolen concepts of the human rights.
    They had believed
    the lies of a monster
    with the philosopher mask
    in the Autumn of 1945.
    They are the poor victims
    of a strictest fraud in the 20th century.
    Now they’re tricked again
    with the false definition
    about the communist party’s monopoly,
    the article four of 1992’s constitution
    with the risk of being denied their rights
    for a better life, for a more humane life.
    The army,
    the country’s leadership,
    the right of press,
    the right to assemble,
    the right of pursuit of happiness,
    the land,

    all belong to the party
    just the debts belong to…us.
    My poor political fledglings,
    grow up, be reached by your adulthood
    in the politics,
    in the democracy.
    Don’t cry, don’t pray, nobody can help you
    except yourselves.
    Just fight to take the human rights
    that belong to you.
    These rights do not belong to someone else,
    just you.
    Don’t be fooled to believe the monsters
    the second time
    in your life.
    Don’t be ignogrant, Farmers!
    Don’t be silly, Workers!
    Don’t be naive, Intellectuals!
    Don’t be foolishness again!
    You must be reached by your adulthood
    in the politics,
    in the democracy.
    My strong Viet Nam people,
    you’ll take back what belong to you
    by yourselves.
    I believe that.
    My strong Viet Nam people
    you’ll win, the cheaters must be lost.
    I believe that.
    My strong Viet Nam people.
    California 03/22/2013
    sleepless in a cool spring night.
    Oanh Yến Thị Phạm

  7. Tôi không có ý định comment vào entry này, sau nghĩ lại cũng muốn viết đôi ba chữ. Thứ nhất, dù bản dịch này còn lủng củng, thì nó vẫn có chất lượng tốt hơn mấy entry Jonathan London viết bằng tiếng Việt. Vì các entry đó rất lủng củng, lằng nhằng, không toát lên ý Jonathan London muốn nói. Thành thật muốn khuyên Jonathan London cần cố gắng hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng Việt hơn, đừng nghe theo mấy người khen ông viết bằng tiếng Việt hay, ở Việt Nam chúng tôi gọi là “khen đểu” đấy! Hai là, nếu thực sự quan tâm đến vụ án xử Nguyễn Phương Quyên và Đinh Nguyên Kha, ông nên tìm hiểu nhân vật Vũ Trực hiện đang sinh sống tại Mỹ để xem ai đã lập ra “tuổi trẻ yêu nước” và tìm hiểu quan hệ giữa Vũ Trực với Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha. Ba là, ở Việt Nam hiện nay có gần 2 vạn nhà báo được cấp thẻ. Số những người đang rêu rao ở Việt Nam không có tự do ngôn luận khá lắm cũng chưa đủ 100 người, trong đó người có thẻ nhà báo rất ít, chủ yếu là mấy người tự nhận là “nhà báo tự do”, “nhà dân chủ”. Vậy Jonathan London có thấy điều đó là bình thường?

    • Vâng, cảm ơn anh…. đúng là tiếng việt mình còn kém lắm, nhưng do việc viết hàng ngày thì nó đảng phát triển và viêc mình có “quan diểm sai lệch” cũng có lợi của nó vì mới như thế mình có thể học những từ kỹ thuật như “ngu chết mệ,” “ngu dốt,” v.v. và v.v…. hy vọng việc tranh luận sẽ mang lợi cho đất nước và mực độ tiếng việt của tôi… tôi sẽ cố gắng biên soạn những bài trước đây… nhung ngoài việc blog này mình phải soạn bai thi của sinh viên, và đọc một luận án tiến sĩ, và phải lên facebook để bị tấn công nạng và liên tục tư mọi phía… chân thành… JL

      • Bạn Jonathan London mến, bạn cứ cố gang rèn luyện tiếng Việt. Mặc dù văn phong tiếng Việt của ban đúng như nick Binhminh nhận xét, vẫn còn hơi lủng củng nhưng bạn đã thể hiện một tâm hồn người Việt yêu Dân chủ Tự do. Chúng tôi vẫn cảm nhận được những thong điệp bạn muốn truyền đạt. Dù bạn là người ngoại quốc, dù tiếng Việt bạn còn chưa chuẩn nhưng vẫn hơn khối người Việt có thẻ nhà báo nhưng nói và viết theo định hướng của Tuyên giáo cộng sản và thể hiện một tâm hồn Mác-Le ngoại lai, không phải tâm hồn Việt.
        Cám ơn bạn đã cùng tham gia trong tiến trình đấu tranh cho Dân chủ Tự do và Nhân quyền cho Việt Nam.
        Mến
        OYTP

    • 2 vạn nhà báo(đời) được cấp thẻ hành nghề của cộng sản đó nói lên điều gì? Chúng nó chỉ viết, nói theo lệnh của lãnh đạo cộng sản chứ có gì hay ho!

  8. Ở bài Luật chơi, ông đề ra: (Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với xúc phạm cá nhân.) Đồng ý hay không đồng ý không quan trọng, nhưng chỉ những bình luận có tính xây dựng và tôn trọng mới được đăng…
    on May 22, 2013 at 7:40 pm Ông JL đề nghị nếu Việt Nam có tự do báo chí thì BBC tiếng viết sẽ tan đi ngay… giải pháp tốt nhất là thêo đúng nguyên tắc tự do báo chí cho nó đóng một vai trò xay dựng đất nước… Ý ông là VN chưa có tự do báo chí?
    Vậy tôi hỏi ông: theo quan điểm của ông thì tự do báo chí ở VN có phải là tự do chửi bới xúc phạm nhà nước, bới lông tìm vết xuyên tạc chính sách của nhà nước, đưa tin kiểu gây mâu thuẫn, chia rẽ trong xã hội, khích động một số thành phần nào đó… Những lời chỉ trích bẩn thỉu được các biên tập viên chọn đăng đầy rẫy trên các trang mạng xã hội của BBC, đó có phải là tự do báo chí kiểu BBC.
    Ngoài ra, còn vấn đề ngữ pháp của các biên tập viên tiếng Việt cho thấy cách chọn nhân viên của BBC rất có vấn đề, như có bạn đã viết blog: “Cơ bản cái này nói về cái vấn đề sử dụng tiếng việt của bọn BBC, VOA. Một bên thì chửi ra rả chế độ, phê cái này, phán cái nọ. Được thôi, thỏa mái mà! Một đằng thì cũng không phê phán gì vấn đề ấy, chỉ muốn đề cập vấn đề một lũ hải ngoại viết báo tiếng việt! Cũng đúng, đọc xong hết những dẫn chứng đưa ra rồi mới thấy cái lũ Việt gian nên cũng chả biết mấy về tiếng việt. Thế mà cũng mang danh nhà báo! “Tôi thật kinh hoàng khi phải đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời. Đó là một thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch theo kiểu “mot à mot”.” http://xapxinh.blogspot.com/2013/04/su-vo-van-trong-tieng-viet-cua-bbc-va.html
    Ở trên kia có ông nào nói là đừng bịt miệng BBC như bịt miệng ông cha cố Lý, tôi thấy ông cũng nên tìm hiểu vì sao người ta bịt miệng ông ấy, chắc chắn phải bịt miệng ông Lý lại vì tránh ô nhiễm môi trường tại tòa chứ không phải vì ông Lý phát ngôn ra những chứng cứ, lập luận rõ ràng về vấn đề . Vấn đề này cũng đúng với BBC, nếu chỉ chọn đăng những ngôn từ chỉ trích bẩn thỉu, không đúng văn phạm tiếng Việt, không có tính xây dựng… thì cũng nên bịt lại theo đúng tiêu chí mà JL đã đề ra trong Luật chơi.
    Phải nói lại với ông JL, một người hay có bài viết trên BBC, là: tôi không có ý chỉ trích cá nhân ông mà tôi chỉ trao đổi với ông một số vấn đề mà thôi!
    Trân trọng!

    • Ở những nước Dân chủ, Tự do có nền báo chí tự do và quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Các báo sẽ bị điều chỉnh và chịu trách nhiệm trước Pháp Luật bởi Luật Báo chí, Luật xuất bản. Nếu báo chí nào không có uy tín, đưa tin sai sự thật, sẽ bị chế tài bởi pháp luật và sự tẩy chay của bạn đọc.
      Còn việc viết blog là quyền cá nhân. Nếu xúc phạm đời tư cá nhân người khác, sẽ bị điều chỉnh bởi Luật Dân sự. Còn chửi chính quyền thậm chí cả Tổng thống cũng Ok. Nếu nói đúng, sẽ có nhiều Fan vào đọc và ngược lại chẳng có ma nào đọc, nếu nói sai. Không như VN, có hẳn cả một cục an ninh mạng chuyên theo dõi và đánh phá các blog cá nhân chỉ trích các chính sách của CP VN. Chưa kể đến đội ngũ Dư Luận Viên lên đến 80.000 người chỉ chuyên vào phá các blog cá nhân nổi tiếng có uy tín bằng những comment tục tỉu.
      Cứ vào các blog như Beo, Bần Cố Nông, Phọt phẹt, Tre Làng , Loa Phường… sẽ thấy lời lẽ, từ ngữ mà các blog mà CP VN tài trợ xử dung, đến gái đứng đường ở VN nghe hoặc đọc qua cũng sợ chết khiếp.

  9. Vâng, cảm ơn Anh… chờ thí….có việc, sẽ trả lời sâu…..

Comments are closed.