Miến Điện và Việt Nam

Phân tích

Hiện nay tôi đang là giáo sự hướng dẫn cho một sinh viên cao học Đài Loan đang nghiên cứu luận án tiến sĩ về quá trình “thay đổi chế độ” tại Myanmar. Công trình nghiên cứu này có tìm hiểu sự diễn biến thể chế của quá trình này qua một số “phạm vi thể chế” phụ thuộc lẫn nhau, trong đó có chính trị, kinh tế, phạm vi công cộng (public sphere), và các mối quan hệ quốc tế. Tóm tẳt ba đoạn đầu của đề cương như sau:

Từ 2011 Miến Điện đã có những thay đổi đột ngột (dramatic) trong những thể chế của mình. Danh tiếng của nước này cũng đã thay đổi cực nhanh. Trước 2011, Miến Điện đã rộng rãi bị coi là một chế độ độc tài, lạc hậu về kinh tế và nước này đến bây giờ vẫn là một trong một số những nước nghèo nhất ở Châu Á.

Thế nhưng từ 2011 nhà nước Miến Điện đã bắt tay vào những cải cách chính trị. Không lâu sau đó, những tổ chức tài trợ quốc tế có khằng đinh nước này là “economic frontier” tiếp theo (theo gì? Việt Nam?). Đời sống liên kết (associational life, có nghĩa như ‘xã hội dân sự) mà gần như bị bóp nghẹt qua mấy thập kỳ dưới chế độ độc tài quân sự đã sống lại, trong khi tự do báo chí và những cải cách chính trị cùng một số yếu tố khác đã tạo điều kiện cho sự phát triển của một phạm vi công cộng sôi nổi. Trong một thời gian rất ngắn, Miến Điện đã chuyển từ tình trạng bị cô lập về mặt quốc tế lên một quá trình hòa nhập quốc tế toàn diện. Những sự kiện này chẳng có ai đoán trước được, và tất cả đã xảy ra trong vòng hai năm. (Xin nhấn mạnh, nghiên cứu sinh này đã biết quá trình biển đổi đã bất đầu sớm hơn; thế nhưng việc tăng tóc độ thay đổi cực nhanh từ 2011 gần như là không có ai đoán trước được.)

Các tài liệu lý thuyết về chính trị so sánh, xã hội học chính trị, và kinh tế chính trị học quốc tế có thể đóng góp rất nhiều vào việc phân tích trường hợp của Myanmar. Thế nhưng, không một trong những lĩnh vực lý thuyết này cung cấp một sự hiểu biết gắn liền với ‘thay đổi chế độ’ (regime change). Thực vậy, sự bất lực để dự báo sự trỗi dậy, sụp đổ, và tiến triển của những chế độ kinh tế-chính trị đã được công nhận là một vấn đề bao trùm mọi lĩnh vực trong khoa học xã hội.

Bình luận

Tôi đã nghĩ đến nghiên cứu của sinh viên này sáng nay khi biết tin thêm một blogger ở Việt Nam đã bị bắt giữ, dưới Điều 258, Bộ luật Hình sự, viết rằng “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Điều 79 và 88 và (ít khi hơn) Điều 258 ở Viêt Nam là những công cụ được sử dụng thường xuyên để bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Và càng ngày càng nhiều người ủng hộ cải cách chính trị ở Việt Nam – trong và ngoài bỗ mấy –  xắc định rằng hai điều ngày là nguy hiểm và quá dễ rằng bị phái bao thủ và các nhóm lợi ích làm dụng.

Rõ ràng Miến Điện vẫn còn nhiều vấn đề. Và chính tôi rất lo ngại về những gì đã xảy ra ở nước này đối với dân tộc Rohingya. Thế thì ở Miến Điện việc như Điều 88 và 258 gần như là không còn nữa. Miến Điện chưa phải là một hình mẫu vì vẫn bị quân đội thống trị. Thế nhưng, chính Miến Điện là một trường hợp khá thú vị cho Việt Nam vì nước này có thay đổi nhanh và môi trường chính trị ở nước này khác hẳn so với tình hình cách đây chưa đầy hai năm. Và có bao nhiêu nhà đâu từ đang chạy sang Miến Điện? Nhiều chứ!

Miến Điện không phải là Việt Nam và bộ máy của Việt Nam có thể nói là phức tạp hơn và có thể vững chắc hơn. Ở Miến Điện, sự thay đổi đã tiếp diễn chủ yếu vì cấp lãnh đạo và thậm chí một cá nhân, Thiên Sein. Trong khi lịch sử cho thấy những thay đổi tương tự ở Việt Nam phải có động lực từ trong lẫn ngoài bộ máy mới đuợc.

Sinh viên mà tôi đang hướng dẫn sẽ tiến hành nghiên cứu để hiểu sâu hơn những điều kiện và nguyên nhân đã góp phần vào việc “thay đổi chế độ” ở Miến Điện. Và sau khi làm nghiên cứu này sẽ rút ra bài học từ kinh nghiệm của những trường hợp khác như Indonesia, Hàn Quốc, Đại Luân, Nam Phi, v.v. và v.v.

Khi chuyện về cuộc cải cách chính trị xã hội thành công của Việt Nam trong đầu thế kỳ 21 được kể lại sau mấy năm nữa, (chưa rõ), lúc mà người dân và Nhà Nước Viêt Nam đã bỏ được cả điều 79, 88 và 258 trong Luật Hình Sự sẽ được coi là một thời điểm quyết định. Cần bao nhiều tháng, bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỳ nữa thì chưa rõ.Chẳng có gì tự đọng cả.

Suy cho cùng, những diễn biến chính trị trong một chế độ độc tài rất khó đoán. Trong những chế độ như thế nhiều người (và hầu hết người trong bộ máy) giấu quan điểm của mình đến phút quyết định. Phút đó xa hay gần hiện nay không rõ. Điều chưa rõ ràng là người Việt Nam sẽ chờ bao nhiêu lâu. Nếu quan sat của tôi không sai, Ý tưởng chỉ có thể chờ đợi thế hệ lãnh đạo hiện hành qua đời đã bị dân Việt vứt bỏ rồi. Người Việt Nam trong và ngoài bộ máy đang tìm cách làm lịch sử chạy nhanh hơn.

Liệu đồng ý hay không đồng ý với bình luận này, muốn hay không muốn cải cách chính trị ở Việt Nam, thì it nhất, trường hợp của Miến Điện đặt ra nhiều câu hỏi thú vị về những cơ chế tác động đến tốc độ và hướng thay đổi lịch sử. Có lẽ một ngày trong tương lai không xa những nghiên cứu sinh sẽ quan tâm đến một quá trình chuyển biến tương tự ở Việt Nam.

JL

17 thoughts on “Miến Điện và Việt Nam

  1. Trường hợp của Myanmar có khá nhiều điểm khác với VN:
    – Trước hết là về đối lập, Myanmar có Aung San Suu kyi, lãnh tụ tinh thần của phe dân chủ. Ở VN không có một cá nhân hay tổ chức nào đối lập có uy tín cả. Những người Việt kiều thì lại rất khó hòa hợp với người Việt trong nước do vấn đề lịch sử và sự tuyên truyền của nhà nước.
    – Tiếp đó là ĐCSVN có tổ chức rất vững cùng rất nhiều kinh nghiệm trong việc tuyên truyền hay dập tắt các đối lập. Khả năng lật đổ dùng vũ lực hay biểu tình là rất khó.
    – Về mặt quan hệ quốc tế thì VN không bị cô lập như Myanmar, không có động lực để thay đổi mạnh như Myanmar.

    Việc thay đổi ở VN nếu là ‘từ từ’ thì có vẻ rất khó, vì giờ giới lãnh đạo đều có các lợi ích họ cần bảo vệ, và do đó họ sẽ làm mọi điều để chống lại sự thay đổi đó. Còn nếu ‘nhanh’ theo kiểu của Myanmar cũng không, theo đường bạo lực của Liên Xô càng không. Hiện ở ‘bên trên’ cũng có những dấu hiệu thay đổi, những vụ bắt bớ và tăng cường kiểm duyệt gần đây là những biểu hiện của nó, nhưng ảnh hưởng của nó như thế nào thì vẫn chưa rõ….

  2. Các nhận định của tác giả cũng như Người việt trẻ đúng lắm , một diễn biến đột ngột khó có thể đoán trước được trong một chế đó độc tài , nhung VN thì bộ máy cái trí chặt chẽ hơn nhiều , với số lượng DV đông đáo có những quyền lợi đặc biệt kèm theo , sư cai trí lúc thật chặt , luc nới lõng thư giãn ,  
    chung quanh ta có những trường hợp độc tài như Gadafi , và bây giờ là Assad , chỉ là một người hay một dòng họ cũng đã là khó khăn rồi để có một sự thay đổi , mà diễn biến chính của họ là nhân dân nổi dậy , huống chi bộ máy cái trị của VN lại là một bộ mày khổng lồ với 500,000 công an ..so sánh này không cho ta thấy có một sự lạc quan nào trong sự suy nghĩ bình thường để có một sự thay đổi dễ dàng .
    Ở Trung quốc cũng vậy ,  .chính quyền đã cho nhân dân của nó một bài học Thiên an Món mà họ không bao giờ quên 
    .

  3. Theo như tình hình Miến điện qua các thông tin , tôi thấy cải cách dân chủ ở Miến điện không phải là chủ để tích cực của các lãnh tụ quân sự độc tài , nhưng nhìn vào sự tích cực hơn về đối ngoại (foreign relations) thấy có một sự thay đổi quá rộng lớn.  
    Trong chính sách đối ngoại này , những ngày vừa qua , Rất nhanh, Miến điện đã có các thỏa hiệp ủng hộ từ các cường quốc , và cũng đã có thái độ lạnh lẽo hơn trong các quan hệ đối tác với Trung quốc . Phải chăng những lãnh tụ quân phiệt Miến điện (yêu nước ) cũng đã thấy được sự yếu kém trong việc bảo vệ tổ quốc để cần phải có lực lượng thứ ba từ các cường quốc bên ngoài trợ giúp cho sự độc lập của họ ?
    Nêu tình hình tiếp tục như hiện nay , chắc chắn Nền dân chủ của Miến Điện sẽ được cải thiện tốt hơn và cũng chỉ là hệ quả mà thôi chứ không phải là mục tiêu chính ngay bây giờ của chính quyền Miến điện .

  4. Jonathan London ạ, tôi nghĩ mọi sự không đơn giản như chúng ta nghĩ, câu chuyện dân chủ ở các nước phương Đông, chắc chắn sẽ còn là một câu chuyện dài. Câu trả lời cho câu hỏi phong trào dân chủ, lực lượng đối lập ở Việt Nam chỉ là hình thức vô bổ hay có nội dung thiết thực nào đó vẫn còn bỏ ngỏ. Không thể tin cậy vào một nhóm người không có khuôn mặt nào sáng giá khả dĩ có thể tin cậy, không thể tin tưởng vào nhóm người suốt ngày chỉ phê phán hoặc chửi bới, sẵn sàng mạt sát, thóa mạ, bới móc thói xấu của như nếu bị phản đối, hoặc khi có người nổi tiếng hơn mình. Jonathan London tham khảo bài dưới đây nhé:

    Myanmar: Hậu quả nào nếu phe đối lập tự chia rẽ?
    Thiền Lâm, gửi RFA từ Việt Nam 2013-03-17
    Tại đất nước chỉ bị cách biệt Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, nếu quả thực đảng cầm quyền đã xác định cần phải thay đổi, nới rộng dân chủ và chia sẻ quyền lực chính trị, thì sự chia rẽ của những người đối lập, dù mới chỉ là mầm mống, không những làm ảnh hưởng đến tương lai của đảng đối lập mà nguy hiểm hơn cả là sẽ đẩy dân tộc vào một ngã rẽ chia rẽ mới.
    Tiền đề nguy hiểm
    Không tránh khỏi lối mòn phân tán quyền lực và hoang mang về ý thức hệ của đảng cầm quyền vào thời kỳ cuối cùng, nội bộ của đảng phái đối lập chính ở Myanmar cũng đang lâm vào một giai đoạn của những tiền đề nguy hiểm: cạnh tranh quyền bính với nhau trong điều kiện còn chưa tiếp quản được chính quyền.
    Đại hội đầu tiên vào đầu tháng 3/2013 của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã bộc lộ cái yếu điểm chết người như thế. Cũng là lần đầu tiên kể từ khi thoát khỏi chế độ quản thúc vào cuối năm 2010, nữ chính trị gia Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi phải lên tiếng khẩn thiết kêu gọi sự đoàn kết trong nội bộ của đảng này để tránh tình trạng xâu xé do tranh giành quyền lực.
    Thật đáng xấu hổ! Như câu tục ngữ cải biên “Tre không chịu già làm sao măng mọc”, tại đất nước chỉ bị cách biệt Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, một số thành viên của đảng đối lập dù đã thọ đến bát tuần nhưng vẫn không hề có ý định nhường chỗ cho giới trẻ – những người được xem là sâu sát hơn với thực trạng của quốc gia.
    “Tinh thần huynh đệ rất quan trọng, và nếu Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã vững mạnh trong quá khứ, đó là nhờ vào tinh thần đồng chí” – San Suu Kyi tha thiết. Phát biểu trước cử tọa trong đại hội đảng đối lập, bà cũng công khai thừa nhận “đã có tranh chấp” nội bộ trong những tháng gần đây, và thành khẩn kêu gọi các đại biểu “tự kềm chế”, không xâu xé nhau vì chỗ đứng.
    Một trong những nhà quan sát khắt khe trên thế giới – hãng tin AFP của Pháp – cũng lo ngại một cách chân thành cho phong trào tranh đấu dân chủ còn trong phôi thai ở Myanmar. Thậm chí trước đại hội đảng đối lập, có đến bốn thành viên quan trọng bị trục xuất và không được quyền tham dự. Một trong bốn nhân vật này, luật sư 66 tuổi Khin Maung Shein, đã tỏ ý rất bực tức: “Lẽ ra việc đó không được phép xảy ra, vì không tốt cho cả người lãnh đạo cũng như cho toàn đảng. Và đà này, nếu tiếp tục, sẽ tác hại đến tương lai của đảng”.
    Điều được gọi là “tương lai của đảng” lại có tính quyết định đối với vận mệnh hồi sinh của đất nước bị coi là thuộc loại nghèo đói và đã từng mất dân chủ nhất thế giới này. Với tư cách là một đối trọng lớn nhất đối với đảng cầm quyền của tổng thống Thein Sein, làm sao những người Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có thể nghiễm nhiên tiến tới cuộc bầu cử quốc hội và cũng là bầu tổng thống vào năm 2015 với hành trang ganh tỵ, đố kỵ, nói xấu lẫn nhau, kể cả việc bắt đầu dùng đến thủ đoạn chính trị để triệt hạ nhau như một thứ vũ khí chẳng liên quan gì với mười điều cấm của Đức Phật?

    Làm gì?
    Hãy cẩn thận, cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và cải cách chính trị ở Myanmar đã mất ít nhất hai chục năm dằn vặt và khắc khoải trong áp chế, nhưng có thể chỉ tốn hai năm chia rẽ là toàn bộ công sức và thành quả trước đó sẽ bị từ chối. Không chỉ kém cạnh về thế lực so với đảng cầm quyền, cái nghiệt ngã nhất có thể xảy đến với những người đối lập một khi họ không biết cách tự kềm chế tham vọng quyền lực của mình nơi hiện tại, và sẽ bị chính lớp dân chúng cùng đinh từ chối vai trò của họ trong tương lai.
    Được “xóa án” và chuyển từ đấu tranh bí mật sang tranh đấu công khai bởi những động thái không chủ yếu đến từ chính trường quốc tế, mà bởi chính thái độ tự chuyển biến về tư tưởng và tự biến đổi về hành động của những người trong đảng cầm quyền như Thein Sein, các thành viên của phe đối lập có thể đã rơi vào một trạng thái choáng ngợp bởi tâm thế tự do đột ngột – một dạng thái chân không chính trị. Khá nhanh chóng tiếp nhận những quyết định “không tưởng” từ phía chính quyền như phóng thích vô điều kiện tù nhân lương tâm, hủy bỏ đạo luật trấn áp những người bất đồng chính kiến, hòa giải dân tộc và cho phe đối lập tham gia bầu cử bổ sung vào quốc hội, lần đầu tiên từ nửa thế kỷ qua cho phát hành báo chí tư nhân…, những người đối lập có vẻ đã không thật bình tâm và sáng suốt trước câu hỏi “Làm gì?” – như tựa đề một tác phẩm chính luận của lãnh tụ vô sản người Nga Vladimir Ilich Lenin.
    Làm gì? Nếu quả thực đảng cầm quyền đã xác định cần phải thay đổi, nới rộng dân chủ và chia sẻ quyền lực chính trị nhằm tạo nên hình ảnh dễ chịu hơn của Myanmar trên trường quốc tế, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là nhằm tránh cho đất nước này một cuộc đổ máu vô ích do bạo loạn nổi lên từ lớp dân chúng cùng khốn, liệu những người có một xác suất nào đó để thay thế đảng cầm quyền vào năm 2015 có thể chấp chính một cách thuần thục, ít nhất trên phương diện điều hành nền hành chính quốc gia?
    Có quá nhiều công việc và vấn nạn như y tế, giáo dục, tình trạng kém phát triển, tệ nạn tham nhũng cần phải giải quyết trong bối cảnh đất nước chịu cảnh ngổn ngang xã hội và giao thời chính trị. Thế nhưng chắc hẳn một số thành viên của phe đối lập tại Myanmar sẽ không mấy hài lòng khi chứng kiến một đánh giá từ con mắt chuyên nghiệp chính trị như AFP: Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ chưa có đủ khả năng đảm trách công việc lãnh đạo đất nước.
    Chỉ cách trường hợp Myanmar vài năm, tình cảnh ở các nước Bắc Phi như Tunisie, Ai Cập và Libya sau “Mùa xuân Ả Rập” vẫn còn gần như nguyên vẹn trong buổi giao thời của lớp chính trị gia mới luôn bị khúc mắc bởi sự đánh đố “Làm gì?”. Và của cả những chính khách mới nổi hoàn toàn không biết phải làm gì. Sẽ không thể thỏa mãn được câu hỏi “Làm gì cho dân tộc?” nếu không biết tự kềm chế tham vọng chính trị và vô số sân si phát sinh trong hoàn cảnh mới. Sự chia rẽ của những người đối lập, dù mới chỉ là mầm mống, không những làm ảnh hưởng đến tương lai của đảng đối lập mà nguy hiểm hơn hết là sẽ đẩy dân tộc vào một ngã rẽ chia rẽ mới.
    Với một cách nhìn khác, những người Việt không có nhiều thành tích về đoàn kết vào thời bình của dân tộc, liệu có tránh thoát được cái ngã rẽ khắc nghiệt ấy?

    • Wow, dài thế, xin chờ 2 năm và tôi sẽ trả lời… Đùa, tôi sẽ đọc và trả lời sớm, chắc là chỉ vài tháng. … 🙂

    • Xin đừng dựa vào cái tiền đề ‘không có gương mặt nào sáng sủa có đủ uy tín’ mà kết luận rằng “phong trào dân chủ cho VN có lẽ chỉ là cái hình thức vô bổ’. Suy luận như thế là vô căn cứ, nó giống như nhìn thấy 1 người Việt Nam cướp giật rồi kết luận cả dân tộc Việt Nam là ăn cắp vậy, tấn công cá nhân để bôi xấu phong trào có lẽ là lá bài quá quen thuộc chăng?

      • Trong thế chế dân chủ , chúng ta có hiến pháp và luật pháp công mình rõ ràng ,, tất cả mọi sinh hoạt chính trị , dù là có 100 đang đi chăng nữa , cũng phải tuân theo qui định luật pháp mà sẽ không có một sự rối loạn nào cả , lực lượng Công an thi hành pháp luật manh sẽ bảo về người dân và thi hành luật pháp theo Hiến pháp, Lực lượng thi hành luật này sẽ không thiên vị đáng phải nào ,tất các các cá nhân , đoàn thể và đang phải phải chấp hành luật ….va nhu vay co tot khong ?, khong nen tranh cai vo van …

      • Ủng hộ quan điểm của bạn. Không thể nhìn vào một vết xe đổ mà lo sợ quãng đường phía trước để rồi không dám đi tiếp.

  5. Miến Điện tuy có những cải cách chính trị sau VN nhưng chắc chắn nhanh và vững chắc hơn,vì ở MĐ,chính quyền quân sự được hình thành trong thời gian ngắn nhằm bảo vệ đất nước và chính quyền hiện tại,nó chưa có sự liên kết giữa các nhóm chính trị-kinh doanh-tôn giáo với nhau, cho nên những lơi ích chỉ là của từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ,chưa đủ tầm kiểm soát những bộ phận lớn của đất nước,chính quyền không theo xu hướng độc tài,mà chỉ dùng quân đội trong 1 thời gian ngắn rồi trở về chính quyền dân sự(khác với VN là chính quyền cảnh sát),đồng thời người cầm đầu chính quyền và các lãnh tụ đối lập biết dặt lợi ích quốc gia lên trên(trong khi ở VN các lãnh đạo dặt lợi ích cá nhân lên trên!);cho nên không khó,để đánh gia được tương lai kinh tế-chính trị của 2 nước trong 10 đến 20 năm tới

  6. Tôi đồng ý với ngưoiviettre và Bình Minh: Sự thay đổi ở Miến Điện là một hy vọng tiến tới dân chủ & hy vọng có phần dễ thở hơn cho người dân của họ. Nhưng tôi cũng đồng chia sẻ nỗi hoài nghi của các bạn. Tôi xin bước vào lãnh vực tâm linh để chia sẻ nhận xét này. Để có sự thay đổi thực sự với mục đích nâng cao mức sống và tâm trí của người dân, đòi hỏi những người trong giới lãnh đạo một sự thức tỉnh trong sáng. Khi có điều này rồi thì cần phải có sự bền bỉ kiên trì trong một thời gian dài, một hoặc hai thế hệ, và sự khôn ngoan của giới lãnh để mới có thể phần nào đó đem lại an vui và no ấm cho dân chúng. Ít ra một số lãnh đạo bên Miến Điện đã phần nào đó nhận ra vấn nạn này. Điều này vẫn còn quá tối tăm với giới cầm quyền bên Việt Nam.

    Một điều nữa sự thay đổi thường bắt đầu ở một “charismatic leader”. Miến Điện đã có Aung San Suu Kyi, đành rằng con đường vẫn còn dài. Việt Nam, như chúng ta thấy thì còn quá xa vời.

    Nói chung, con đường đi tới “recovery” cho Miến Điện vẫn còn xa nhưng ít ra họ đã nhận thức được vấn đề rồi từ từ hy vọng họ sẽ cùng nhau giải quyết. Còn bên Việt Nam, khi giới lãnh đạo vẫn còn mù quáng che đậy, khi sự chia rẽ nghi kỵ vẫn còn quá sâu trong tiềm thức trong mỗi người Việt, thì con đường chúng ta đang đi nhằm tạo một tương lai trong sáng cho thế hệ mai sau vẫn còn quá dài. Nhưng chúng ta PHẢI bắt đầu!!

      • Neu trong chinh quyen CS Viet Nam khong co nhan vat nao cong khai noi duoc nhu sau, de roi tu dieu chinh:

        “The soviet people want full-blooded and unconditional democracy.”
        Mikhail Gorbachev

        Thi:
        Nhung the hien nhu Truong Duy Nhat, Nguyen Phuong Uyen, Dinh Nguyen Kha, Nguyen Duc Kien, v.v, la dieu hien nhien……chu tai sao lai dung buoc nhi??? cung giong nhu “My len cung trang de lam gi – ma de ton bac ty ty hoi thap nien 60’s ??”

  7. Thân chào ông Jonathan,

    Qua nhiều bài viết của ông sáng tác trong trang XIN LỖI ÔNG tôi mới nhận ra rằng ông là một người Mỹ nhưng biết rành ngôn ngữ văn hoá Việt Nam, tôi có lời thầm thán phục ông đấy.
    Tôi không biết ông đã kinh qua nhiều kinh ngiệm cọ sát với môi trường chính trị VN (trong và ngoài nước) chưa, vì bài “Miến Điện và Việt Nam” chưa đào đủ vào chiều sâu chính trị-tôn giáo để hiểu sự khác biệt giữa hai nước.
    Khi tôi nghe nói đến những cuộc va chạm đổ máu giữa Phật giáo (nguyên thuỷ) Miến Điện và Hồi giáo, ngày càng tăng, đến độ chính phủ phải áp dụng biện pháp thiết quân luật ở một số tiểu bang, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đương thời phải lên tiếng khuyên nhủ chư Tăng Phật giáo Miến Điện thì tôi bắt đầu hiểu đầu giây mối nhợ phần nào. Tôi lo ngại cho đất nước này, vì bản thân tôi, một Phật tử thuần thành từng xuống đường tham gia biểu tình chống ông Ngô Đình Diệm thời Pháp nạn 1963, sau này nhờ truy tài liệu qua Internet tôi mới vỡ lẽ sự thật kinh hoàng ẩn sau phong trào tranh đấu đó.
    Bàn tay sắt bọc nhung của CS TQ qua sự đồng loã của CS Bắc Việt đã len lỏi vào hàng ngũ lãnh đạo Phật Giáo Miền Nam VN thời 1962, lũng đoạn phong trào hướng dần đến xáo trộn xã hội chính trị đưa đến sự dổ vỡ của chính thể VNCH I & II (1955-1975). Ngày nay lịch sử gần như muốn lập lại tấn thảm kịch này tại Miến Điện, nếu chính phủ và đảng đối lập không khéo léo giải quyết vấn đề và dân trí người dân Miến Điện chưa đủ cao để tự kiểm soát thì hậu quả tan vỡ không lường được.
    Nếu bình tâm sáng suốt theo dõi diễn biến Phật Giáo VN từ ngày 30/04/1975 đến nay, sẽ nhận chân ngay mưu đồ CS (TQ-VN) đang sử dụng tôn giáo VN như một con dao hai lưỡi nhằm mục tiêu mỵ dân và ngu dân tối đa. Thế giới nhìn vào cứ tưởng VN tôn trọng và phát triển tự do tín ngưỡng, nhưng thật sự dân trí nguời dân càng ngày càng bị u mê, tăm tối. Đạo đức xã hội càng ngày càng xuống dốc, tội ác phát triển, luật pháp lỏng lẻo. Nhiều nhân sĩ trí thức đã lên tiếng báo động đỏ, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội và lãnh đạo ĐCS VN vẫn cố tình bịt tai, nhắm mắt. Tương lai đất nước ngày càng đen tối, bi thảm, không lối thoát.

    Thân ái chào ông Jonathan,

    Lê Quốc Trinh,
    Canada (28/05/2013)

  8. Tại sao tôi không ngạc nhiên khi Jon London vẫn còn rao bán bánh vẽ từng cần xé thế này nhỉ ?

    Kết quả cải cách của Miến Điện không phải tự nhiên mà có, cũng như các nước Đông Âu những năm 80’s, 90’s, đây là kết quả của những cố gắng phi thường và bền bỉ, là cuộc cách mạng áo cà sa (Saffron Revolution), những cuộc biểu tình, đình công, bãi thị lâu dài của sinh viên, công nhân & nông dân Miến Điện trong một thời gian rất dài . Nga có Gorbachev vì đã có Sakharov, Solzhenitsyn, samisdat, đã có hàng loạt trí thức phản kháng và trả giá cho hành động của mình, Ba Lan có Công đoàn Đoàn kết, Tiệp và Hung có những cuộc nổi dậy bắt đầu từ năm 1953-54. Chưa bao giờ có những cuộc thay đổi từ bên trên nếu bên dưới không đủ mạnh để tạo nên tiếng nói đòi hỏi thay đổi .

    Bỏ quên hoặc bỏ qua những yếu tố phản kháng xã hội trong những môi trường như vậy, tôi nghĩ, là một hình thức gian lận, hoặc tệ hơn, xóa trắng lịch sử .

    • Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý là thay đôi không bao giờ là một chiều ….và “ác nước Đông Âu những năm 80′s, 90′s, đây là kết quả của những cố gắng phi thường và bền bỉ, là cuộc cách mạng áo cà sa (Saffron Revolution), những cuộc biểu tình, đình công, bãi thị lâu dài của sinh viên, công nhân & nông dân Miến Điện trong một thời gian rất dài . Nga có Gorbachev vì đã có Sakharov, Solzhenitsyn, samisdat, đã có hàng loạt trí thức phản kháng và trả giá cho hành động của mình, Ba Lan có Công đoàn Đoàn kết, Tiệp và Hung có những cuộc nổi dậy bắt đầu từ năm 1953-54. Chưa bao giờ có những cuộc thay đổi từ bên trên nếu bên dưới không đủ mạnh để tạo nên tiếng nói đòi hỏi thay đổi.”

      Và cũng đồng ý “Bỏ quên hoặc bỏ qua những yếu tố phản kháng xã hội trong những môi trường như vậy, tôi nghĩ, là một hình thức gian lận, hoặc tệ hơn, xóa trắng lịch sử ”

      Sinh viên nghiên cứu đấy đã đặt câu hổi một cách khiểu kích (provocative) nhưng nghiên cứu sẽ cho thấy quá trình thây đổi thể chế ở MĐ là đo nhiều nguyên nhân chứ…. ý muốn nói là việc thay đổi rất khó đoán bận a! Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!

  9. There are similarity and difference between Vietnam and Myanmar regimes. Myanmar is run by a bureacratic-military authoritarian regime, while Vietnam is under communist dictatorship regime. Myanmar government does not govern by any ideology, while Vietnam governs by communist and now communist-socialist ideology. Additionally, Vietnam government now is split between (in general) two groups: communist-socialist-ideology and crony-capitalist. In Vietnam, these two groups now compete for control and power; however, both have one thing in common: their own existence. So, while they compete for power and control, they want the “Party” to justify for their existence.

    It’s easy to convert to a free and democratic government from a bureacratic-military authoritarian government , since they have no ideology. For Vietnam to change to a democratic and free government, the current leaders (by their own action) acknowledge that all the sacrifices for the past 50 plus years are wrong, millions people have died and will continue to die are ‘die for the wrong cause’!

    Vietnam needs a Aung-San Suu Kyi, but more importantly, a Thein Sein. Individuals like Thein Sein or Gorbachev is once in life time existence. The chance that Vietnam has a Thein Sein is like 0.1%. Let put the whole ‘regime change’ in real life perspective: are you (yes, you who read this) willing to ‘surrender’, ‘donate’ your house, your life saving, your car or your job for others? Why do you think the Vietnamese ‘government dictators’ are willing to let go their billion-dollars fortune, their power (especially they believe they, their parents, their loved-ones have sacrificed their lives, their future for this).

    To debate Myanmar and Vietnam may take several PhD’s dissertation and a whole library. A few paragraphs. comments in a blog can easily be misunderstood. What I like to say is Myanmar and Vietnam has different a ‘regime’.

  10. Tại Việt Nam cái thứ gì cũng bí mật quốc gia. Chẳng không đâu xa mà bài báo VnEconomy đăng “Nới nợ công, tăng bội chi?”. Nếu ai đọc thì cũng sẽ hiểu rõ sự dối trá che đậy. Nợ công đó ai biết được con số thật của nó. Tóm lại, Việt Nam bây giờ không nên so sánh với Miến Điện. Việt Nam đã bị mất cơ hội trong cải cách rồi, mặc dù đi trước Miến Điện cả chục năm nhưng bây giò đã thua Miến Điện! http://vneconomy.vn/20130526120818398P0C9920/noi-no-cong-tang-boi-chi.htm#181213

Comments are closed.