Hướng về giải thưởng (Chú trọng đến mục tiêu tối hậu)

Trước những diễn biến mới nhất ở Việt Nam – cụ thể là kết luận bất mãn (tuy phần lớn nào có thể dự đoán được) của công cuộc sửa đổi hiến pháp, chuỗi các vụ bắt blogger (mà giờ đã thành xu thế ổn định), và mối lo ngại ngày một gia tăng về tình hình của nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ – ta rất dễ kết luận rằng chẳng có gì thay đổi trong chính trị Việt Nam.

Một tia sáng đang nhanh chóng tàn lụi

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội dầu tuần trước là một cú chớp loé sáng rồi vụt tắt trong quãng thời gian mấy tuần đáng ngán ngẩm. Những lá phiếu tín nhiệm, theo quan điểm của tôi, đã và vẫn là một diễn biến quan trọng trong quá trình phát triển của Quốc hội – một diễn đàn mà ngay từ những ngày còn non trẻ của nó, đã bị đặt xuống một vị trí hoàn toàn phụ thuộc vào chính trị nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và do đó đã và vẫn thể hiện mọi hạn chế của một chế độ độc đảng.

Sự quan trọng của những lá phiếu là chúng đưa ra một yếu tố có thể gọi là “sự không xác định trước được” (indeterminancy) trong nền chính trị của đất nước, một yếu tố vốn gần như đã biến mất ở một đất nước nơi hệ thống cai trị theo thứ bậc và đầy bí mật của các chi bộ đảng đã thâm nhập vào gần như tất cả các tổ chức xã hội. Nói cách khác, nền chính trị của Quốc hội không còn hoàn toàn hay chỉ là thứ chính trị được sắp đặt từ trước mà chúng ta đều đã quá quen thuộc. Continue reading

Phê bình va tự phê bình

Trong tuần lễ qua, tôi có bài viết  về những cuộc biểu tình ở Việt Nam và đã có một số trả lời chỉ trích tôi về tội “quan điểm một chiều.” Tôi cũng có bài viết về việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội. Ở đây tôi xin trả lời những chỉ trích về biểu tỉnh và một số câu hỏi liên quan đến Quốc Hội. Coi như đây là bài phê bình và tự phê bình. Xem là tôi “có tội” ở chỗ nào và những gì liên quan tới các tội của tôi.

Trước hết, từ đầu khi tôi lập blog này, tôi đã xác định rõ những vấn đề và trờ ngại phát sinh khi có một người muốn đề cấp đến các vấn đề chính trị xã hội từ một gốc độ khoa học xã hội; đó chính là phân biệt giữa, một mặt là những quan điểm, chính kiến cá nhân của mình, và một mặt khác là những cái có cơ sở về khoa học xã hội.

Rõ ràng đây là một vấn đề rất khó xử, đặc biệt trong bổi cảnh rất khó tiếp cận bằng chúng tin cậy. Tôi không biết giải quyết vấn đề này như thế nào cho tốt nhất. Có thể một giải pháp tạm là ở trong mọi bài viết tôi sẽ nói cho rõ bài nào là bài khoa học xã hội và bài nào chỉ là chính kiến cá nhân tôi. Bài này chắc là thuộc loại thứ hai.

Nhưng, những người phê bình tôi, hẳn là cũng nên thừa nhận việc lập ra một mạng phân tích chính trị ở Việt Nam một cách khoa học là điều cực khó –  chính vì đến bây giờ Continue reading

Vài suy nghĩ ban đầu về việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm

Đó là một sự phát triển đáng kể. Nó chứng tỏ rằng mặc dù Việt Nam vẫn là một nền chính trị độc đoán thì cũng là một hệ thống chính trị, mà về một số mặt, đang tiến triển theo một cách đáng khích lệ nếu không xác định gì về tương lai. Sự bỏ phiếu tín nhiệm là mới ở Việt Nam và một quá trình tương đương sẽ là không thể tưởng tượng trong Trung Quốc.

Những kết quả này là tương đối so sánh được với những gì chúng ta có thể thấy trong một hệ thống chính trị đa nguyên, như Hàn Quốc, chẳng hạn. Vì thế, dù kết quả bỏ phiếu có lẽ không đáng ngạc nhiên, nó bao hàm chính trị ở Việt Nam đang diễn biến.

Ngoài những kết quả riêng, việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm không chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mà có sự quan trọng trong riêng của nó. Tôi đánh giá là một bước ngoặt trong sự phát triển của Quốc hội riêng, trong khi kết quả tự nhắc nhở chúng ta đến những rẽ sâu sắc trong Quốc hội và mở rộng Đảng.

Một hệ quả không mong muốn cũng có thể là dân Việt Nam nghĩ là họ có một Thủ tướng Chính phủ, người đã chỉ đặt được 67 phần trăm trên một kỳ thi, thấp hơn các nhà lãnh đạo đánh giá cao và công chúng đã quen với. (Tôi cũng ghi và nhận thấy ngoài Thổng Độc Ngân Hàng, kết quả “thi” của các Bộ trưởng Giáo Dục và Bộ Y Tế cũng không được cao lắm.)

Mặt khác, theo tôi biết, đã chưa có một chuyện như thế này trong chính trị công khai của Việt Nam. Nền chính trị của Việt Nam vẫn còn có những hạn chế cơ bản. Quyền của Quốc Hội Việt Nam chưa nhiều và không tự chủ. Nếu nói là một thể chế dân chủ thì rõ rằng không đúng chính vì cách tuyển cử đại biểu là hầu như một quá trình bổ nhiệm. Thế nhưng kết quả phiếu tín nhiệm cũng là một tín hiệu đáng chú ý nếu không muốn nói là khích lệ.

JL, 11:00 AM

Sợ cái gì? Những câu hỏi về Internet và dân chủ hóa

Trong những tuần lễ vừa qua tôi có nhận xét rằng nền văn hóa chính trị của Việt Nam đã có một số thay đổi rõ nét. Và chẳng có gì tranh cãi nếu khẳng định một yếu tố quan trọng trong quá trình này là vai trò của mạng Internet và các nền tảng công nghệ của mạng xã hội như các trang blog và Facebook.

Thế nhưng ở phía sau hiện tượng này cũng có hai câu hỏi thích thú và quan trọng. Một là những thuận lợi và hạn chế của mạng trong việc đấu tranh cho một xã hội đa nguyên hơn, dân chủ hơn tại Việt Nam. Hai là một câu hỏi quan trọng nhưng có vẻ ít khi được đề cập đến, đặc biệt chính trong những cuộc dư luận trên cộng đồng mạng là vai trò của Đảng và Nhà nước đối với việc kiểm soát mạng. Continue reading

Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6

Nhìn từ xa, những cuộc biểu tình chính trị ở Việt Nam là một hiện tượng rất thú vị đối với những nhà nghiên cứu chính trị so sánh (comparative politics) và đặc biệt là những người quan tâm đến phạm vi ‘xã hội dân sự chính trị’ (political civil society) hoặc là ‘phạm vi công cộng’ (public sphere, theo Habermas).

Các cuộc biểu tình này cũng thú vị nếu nhìn từ gốc rễ những lý thuyết và nghiên cứu về ‘phong trào xã hội’. Về khái nghiệm phong trào xã hội, thì một định nghĩa đơn giản là hiện tượng khi một số lượng người kết hợp cùng nhau để thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. (Lưu ý, nó hoàn toàn khác so với ý nghĩa phổ biến ở Việt Nam, vì ở ngoài Việt Nam chẳng có ai thấy một phong trào xã hội thực sự có xuất phát từ bên trong nhà nước. Ngược lại, nó xuất phát từ môi trường xã hội ngoài nhà nước). Continue reading

25 năm rồi …

Bài “Lần đầu tiên sang Việt Nam” này nguyên viết và post tháng 6 năm 2013, sau 23 năm. Hôm kia mới nhó tháng nay là đúng 25 năm. Tôi đã đọc lại và sửa một chút. Lại chia sẻ vào kỷ niệm 25 năm từ lần đầu tiên sang Việt Nam.

Lần đầu tiên tôi bước chân vào Việt Nam là tháng Giêng âm lịch năm 1990.  Lúc đó chỉ 20 tuổi.  Tôi chẳng biết gì về Việt Nam ngoài một  số cuốn sách trường học về lịch sử, những phim bạo lực phổ biến của Hollywood, một số phim tài liệu, và việc trước đây có người trong gia đình tôi phản đối việc Nhà nước Hoa Kỳ tham gia vào Việt Nam.

Tôi sang Việt Nam lúc đó với tư cách là một sinh viên trong đoàn gồm có 30 sinh viên đại học và cao học từ 10 nước khác nhau… Chuyến đi này của chúng tôi đi vòng quanh 20 nước trên thế giới. Đó là một chuyến đi do TĐH Witten-Herdecke của Đúc và Giáo Sư Johan Galtung (người Norway) cừng tổ chức, mang chủ dề là: “Hoa Bình Học Xung Quanh Thể Giới.

Chuyến đi này đã thay đổi tôi một cách sâu sắc…  Chúng tôi đã đi Moscow vào mùa thu 1989 thời Peristroika, đi Warsa, và thậm chí có mặt ở miền Đông Berlin trong những ngày cuối cùng của chế độ đó. (Một chi tiết tôi mới biết (theo Huy Đức) là lúc đó Nguyễn Văn Linh đang tham dự một hội thảo, dù ốm nặng, đã cố gắng, thuyết phục Gorbi nên tăng cường chế độ xã hội chủ nghĩa “để nỗ lực…”, nhưng ông đã thất bại) và cùng lúc chúng tôi đã ở Tây Berlin Đông Đức sụp đổ.

Sau Châu Âu đoàn đã sang Trung Đông, Ấn Độ, Thái Lan. Và sau Việt Nam sang TQ và Nhật trước khi về Bắc Mỹ…

Về chuyến đi Việt Nam, cũng có một chuyện đặc biệt muốn chia sẻ. Khi sang Hà Nội, sau 2-3 ngày, đoàn có cơ hội gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nghe phát biểu qua phiên dịch, bắt tay với Ông. Nhớ vì lúc đôi, người 20 tuổi này đã không rõ Ông Đại tướng này là ai.  Vài năm sau đó mới biết về Ông. Vào mua thu 2013, ở một chỗ không xa 200m chính chỗ mà tôi đã được gặp Ông (nay là TĐH Dược HN, ảnh ở dưới), tôi đã đứng cùng với hàng nghìn người để xem đám tang của Đại tướng Giáp đi qua.

38111_413841888004_4836362_n

Trong thời gian ngắn ở Hà Nội, nếu tôi nhớ không lầm là chỉ có 7 ngày.  Chúng tôi ở khách sạn Thống Nhất, nay là Metripole.  Tôi vẫn còn nhớ giữa đêm phải đá những con chuột bò lên giường.  Nhưng đáng nhớ nhất, không phải là con chuột trên giường giữa đem tại khách sạn Thống Nhất hoặc kinh nghiệm đi lăng Bác (một kinh nghiệm thật lạ), mà là chuyện đi xe đạp.

Tôi không biết tại sao, cho đến giờ này tôi vẫn có hành vi rất là vô tư.  Tôi nhận ra điều đó trên blog này, đặc biệt khi đề cấp đến quốc kỳ!  Tôi làm không phải vì tôi tự cao, mà vì tôi coi mình là một người cởi mở và dễ gần gũi, thích gặp những bạn mới; thích có kinh nghiệm mới.  Một thí dụ là ở Hà Nội, rất tự nhiên tôi bước vào nhà bếp của khách sạn Thống Nhất tìm một nhân viên tôi đã có dịp tiếp xúc trước đây.  Cho đến bây giờ tôi không nhớ rõ tại sao, tôi đã mượn được một chiếc xe đạp.   Tôi đã xử dụng chiếc xe đạp đó liên tục quanh thành phố Hà Nội, mà nhớ có ân tượng thành phố này như một làng xã có 2 triệu dân.  Tôi nhiều lần đi lạc.  Tốc độ giao thông rất chậm.  Không có nhiều nhiều tiếng động – thỉnh thoảng mới có một tiếng ồn của xe gắn máy.

Hanoi 1990 6Hanoi 1990 7Hanoi 1990 3Hanoi 1990 1Hanoi 1990 2hanoi 1990 5hanoi 1990 4Các nhân viên nhà bép tại khách sạn Thống Nhất, Tháng 1, 1990

Năm 1997 tôi mới có cơ hội lại sang Viêt Nam, năm năm sau khi tôi đã bước vào chương trình tiến sĩ tại TĐH Wisconsin (Mỹ) và bất đầu tìm hiểu về Việt Nam. Từ năm 1997 đến bây giờ tôi đã sang và làm việc ở Việt Nam không biết bao nhiêu lần. Từ 1997 đến 1999 tôi đã ở HBT Hà Nội Từ 1999-2000 tôi đã nghiên cứu ‘thức địa’ ở Tỉnh Quảng Nam… và tư 2000-2004 tôi đi Mỹ về Việt Nam nhiều đến 2004 hoàn thành luận án tôi. (Nghiên cứu của tôi tâp trung vào các vấn đề phúc lợi xã hội từ góc nhìn lich sự xã hội và chính trị.) 2004 tôi đã sang Singapore và làm bên đó 3 năm đến năm 2008, khi tôi lên Hồng Kông.

Sáng nay tôi đang ngồi trong văn phòng của tôi tại Hồng Kông, đúng 25 năm sau lần đầu tiên sang Việt Nam và sau 23 năm nghiên cứu về đất nước. Dạo này vẫn thấy đời sống là một quá trình học tập.  Hy vọng tôi sẽ tiếp tục được những cơ hội học tập tốt…và càng năm càng hiểu sâu hơn về Việt Nam…

JL

Tháng 1, năm 2015