Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6

Nhìn từ xa, những cuộc biểu tình chính trị ở Việt Nam là một hiện tượng rất thú vị đối với những nhà nghiên cứu chính trị so sánh (comparative politics) và đặc biệt là những người quan tâm đến phạm vi ‘xã hội dân sự chính trị’ (political civil society) hoặc là ‘phạm vi công cộng’ (public sphere, theo Habermas).

Các cuộc biểu tình này cũng thú vị nếu nhìn từ gốc rễ những lý thuyết và nghiên cứu về ‘phong trào xã hội’. Về khái nghiệm phong trào xã hội, thì một định nghĩa đơn giản là hiện tượng khi một số lượng người kết hợp cùng nhau để thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. (Lưu ý, nó hoàn toàn khác so với ý nghĩa phổ biến ở Việt Nam, vì ở ngoài Việt Nam chẳng có ai thấy một phong trào xã hội thực sự có xuất phát từ bên trong nhà nước. Ngược lại, nó xuất phát từ môi trường xã hội ngoài nhà nước).

Về các cuộc biểu tình ở Việt Nam thì chưa chắc nên gọi là ‘phong trào xã hội’ vì sự tổ chức và tính bền vững của nó chưa rõ ràng. Thế nhưng đó là một câu hỏi gây tranh cãi và quan trọng.

Tuy nhiên, trước khi viết thêm một chữ nào về nghiên cứu phải khẳng định, đối với những người trực tiếp tham gia, thì biểu tình là một việc hết sức nghiêm trọng. Mới hôm kia, rất nhiều người ở Hà Nội đã cố gắng bày tỏ quan điểm chính đáng của mình. Kết quả là mọi người có bày tỏ một chút và vài phút sau đó các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng.

Có vẻ nhà nước Việt Nam, hoặc ít nhất một số bộ phận của nó, vẫn sợ có một dư luận công cộng về các chủ đề chính trị xã hội, dù chuyện đó ở các nước dân chủ như Đại Hàn là điều hết sức bình thường. Trên chuyến bay từ Hong Kong về Hà Nội mới sáng nay, một người Việt ngồi bên cạnh tôi đã bình luận: “Chính trị Việt Nam lạc hậu, chán”. Tôi đã không phần đối ý kiến này, đặc biệt trong bối cảnh ngày 4 tháng 6.

Nhưng chính hôm nay, hai ngày sau cái gọi là ‘Vụ án Bờ Hồ’ và tròn 24 năm nhà cầm quyền Trung Quốc quyết định nhấn chìm cuộc biểu tình ôn hòa ở Thiên An Môn trong biển máu, tôi xin chia sẻ một số ý tưởng ban đầu của tôi về hoạt động biểu tình ở Việt Nam trong 2, 3 năm qua từ góc nhìn của khoa học xã hội và cũng có thể có giá trị nhất đinh. Xin lưu ý, những ghi chép này không phải là một sản phẩm nghiên cứu mà là một số nhận xét từ suy nghĩ của một nhà khoa học xã hội biết ít nhiều về chính trị và biết ít nhiều (và theo nhiều người là quá ít) về Việt Nam.

Ai cũng biết, biểu tình ở Việt Nam có nhiều loại. Cho đến bây giờ, vẫn có người đề cập đến vấn đề này nhiều hơn và kỹ hơn tôi.

Nói chung, ít khi các cuộc biểu tình được tổ chức kĩ lưỡng. Trên thực tế, đa số các cuộc biểu tình xuất phát từ những ‘vụ án’ cụ thể, chẳng hạn như cướp đất hoặc ai đó đâm đơn kiện chính quyền hoặc là vấn đề lao động. Thế nhưng thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, dù không được tổ chức như ở các nước nơi quyền tự do hội họp được đảm bảo, cũng được cố gắng tổ chức như cuộc biểu tình ngày hôm trước (2/6/2013) hoặc Dã ngoại nhân quyền cách đây mấy tuần.

Trong bối cảnh chính quyền tăng cường đàn áp, việc tổ chức biểu tình cũng có nguy cơ nhất định của nó. Đúng thế! Nếu tổ chức biểu tình một cách công khai thì không có gì bất ngờ khi được lực lượng đàn áp mời uống cafe.

Tuy nhiên, nghiên cứu quốc tế cho thấy muốn đạt hiệu quả thì các phong trào xã hội phải có đủ cái gọi là ‘nguồn tổ chức’ (organizational resources) thì mới phát triển một cách bền vững được. Sự kém cỏi về mặt tổ chức có thể được xem là lý do chính các phong trào xã hội thất bại. Chính ĐCSVN ngày trước đã chứng mình sự quan trọng của nó trong câu nói: “Phải có tổ chức”.

[Về nghiên cứu phong trào xã hội, xin mời độc giả tìm đọc ba quyển sách xã hội học xuất sắc: “Sức mạnh trong sự vận động” (Power in Movement) của Sydney Tarrow, “Các chế độ và các phương thức phản kháng” (Regimes and Repertoires) do Charles Tilly viết, và Quyền lực của Thiên An Môn (The Power of Tiananmen) của Dingxin Zhao]Image.ashx

Sự phát triển của phong trào xã hội trong một bối cảnh đàn áp là cực kỳ phức tạp vì có nhiều hạn chế từ mọi phía. Tôi lấy ví dụ: làm sao mà có một phương thức tổ chức hiệu quá khi không biết ‘đối thủ’ là ai, ‘bạn nào’ là CAM, vv.

Đối với các ý niệm dân chủ (ideal notions of democracy), biểu tình là một dấu hiệu tích cực. Và đúng thế, mối quan hệ kinh nghiệm giữa dân chủ và biểu tình rất mạnh. Lý do chính có thể là trong một xã hội dân chủ, nhân quyền và quyền chính trị được tôn trọng và nếu bộ mấy nhà nước có vấn đề (chẳng hạn không hợp lòng dân) thì sẽ có nhiều biểu tình. Ở các nước như Đại Hàn, trong trường hợp các thể chế chính trị có xu hướng thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình thì 100 phần trăm sẽ có biểu tình. Chuyện quá đỗi bình thường.

Nếu có biểu tình nhưng không có một cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền công dân thì thật sự là một tình trạng nguy hiểm. Trong những trường hợp này, như phong trào dành độc lập của Ấn Độ chẳng hạn, thì sự dũng cảm và quyết tâm của người dân là hai yếu tố cần thiết. Hai cái đó cùng với sự chính đáng và những phương pháp phi bạo lực là những yếu tố quyết định đã cho phép dân Ấn thoát khỏi sự cai trị độc đoán của Đế quốc Anh. Có phải là cách đây mấy năm tôi đã thấy một bức tượng của Gandhi ở Hà Nội không nhỉ?

(Có biểu tình không có nghĩa là cuộc biểu tình nào cũng hay và nên được dân chúng ủng hộ. Nội dung của cuộc biểu tình lại là một vấn đề khác. Thế nhưng ở các nước như Đại Hàn, chẳng có ai được quyền quyết định ai có quyền biểu tình vì đó là một quyền tuyệt đối).

Nếu trong các nước pháp quyền thực sự, biểu tình là việc bình thường thì việc có biểu tình chính trị ở Việt Nam nhiều hơn trước có phải là một dấu hiệu Việt Nam đang dân chủ hóa không? Ai cũng có lí do để lạc quan, nhưng hiện quá sớm để trả lời câu hỏi này. Đương nhiên, biểu tình ở Việt Nam về bất cứ vấn đề nào mà hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương của chính quyền là rất nguy hiểm, không chỉ với những ai có cảm hứng tham gia mà còn với gia đình của những người này.

Ở đây, chúng ta có thể thấy một đặc trưng trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Đến bây giờ, đại đa số các cuộc biểu tình (và có thể là hầu hết) có liên quan đến vấn đề Biển Đông vì chủ đề đó được coi là chính đáng lẫn tương đối ‘an toàn’. Thế nhưng sau những gì được ghi nhận từ cuộc biểu tình hôm kia, chúng ta thấy chưa ‘an toàn’ đâu.

Bất cứ ai là người Việt Nam đều thấy một điều vô lý: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với TQ ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore (một đất nước độc đoán luôn thích biến công dân thành những những người máy chỉ biết phục tùng) trong khi nhân dân ở Việt Nam – một nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình.Có một số người cho rằng việc Nguyễn Tấn Dũng có hai ‘đồng minh’ (Ngân và Nhân) bên cạnh ở Bộ Chính trị bao hàm khả năng ông ta có ưu thế. Một số người vẫn nghĩ rằng Luật Biểu tình dù đã trở nên mờ nhạt từ năm 2011, giờ có thể được đưa ra thực hiện. Những điều đó, tôi chẳng biết. Nhưng ít khi có thay đổi về thể chế chính trị một chiều từ trên xuống.Thế thì sự kiện hôm kia có gì khác so với các cuộc biểu tình trước đây không? Theo hầu hết những người có mặt, một sự khác biệt là hành vi của CA. Có vẻ như CA đã quyết định trước sẽ bắt ai.Hôm kia cũng có một hiện tượng tôi chưa từng thấy ở Việt Nam: một số người đã áp dụng một phương thức biểu tình bất bạo động ngoài trại Lộc Hà. Nếu đang nhìn từ trên, chắc chắn Gandhi đang cười.

Biểu tìnhPhải chăng đây là dấu hiệu cho thấy người Việt Nam đang phát triển khả năng biểu tình hiệu quả hơn? Phải chăng như ngày xưa ‘du kích’ là phương pháp hiệu quả, và hiện nay ‘du kích phi bạo lực’ đang trở thành phương pháp đấu tranh mang lại những kết quả về các quyền chính trị mà người Việt Nam đã chờ đợi bấy lâu nay? Chưa biết.

Xin quay về câu hỏi, liệu các cuộc biểu tình ở Việt Nam có là ‘phong trào xã hội’ theo định nghĩa phổ thông của nó, thì cũng chưa rõ.

JL  –  Hà Nội, Ngày 04 tháng 6, 2013

 

 

32 thoughts on “Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6

  1. Ông Jonathan London thừa hiểu mọi vấn đề nội tại của Việt Nam, và nhất là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bản chất uy quyền của ông Dũng. Nói thật lòng ngay cả bài báo VnEconomy mà người tài trợ là ông Thủ tướng Dũng và ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm vua tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. Tóm lại chắc Giáo sư Jonathan London ngày 22/05/2013 vừa qua, tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài báo tựa đề “Cổ vũ hành vi phạm pháp là hành động bất lương” được đạo diễn bóp méo bài báo của ông thế nào rồi chứ. Bây giờ nếu kinh tế Việt Nam thất bại do cách điều hành kém của Ngân hàng Nhà nước, để xoa dịu dân chúng người ta lại cho đăng bài “Đã đến lúc ngân hàng Trung ương cần độc lập” để bịp bợm người dân. http://vneconomy.vn/2013060403049371P0C9920/da-den-luc-ngan-hang-trung-uong-can-doc-lap.htm.
    Nó cũng giống như cách biểu tình của người dân mà báo đài ví họ là những kẻ “âm mưu diễn biến hòa bình, thế lực thù địch xúi dại…”. Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là kẻ dối trá, tham quyền, hẹp hòi, thù dai…

    • Coi dieu le H.R 1897

      Mr. London lam viec va nhan dollars tu Tong Thong Nguyen tan Dung(Tong Thong future of VN)

    • Kính thưa các quý vị trước hết xin cám ơn các quý vị vì nhờ những bài báo rất hót của các vị mà Bùi tôi quyết một chuyến chu du về Việt nam một chuyến xem thực hư thế thái nhân tình ở đó ra sao. Thật là một chuyến đi thú vị và bổ ích. Ngày mai lên máy bay về Tesax, tôi có mấy lời bàn với các quý vị như sau.
      Thứ nhất, tôi đã đi nhiều nơi, Sài gòn, Vũng Tàu, Bạc Liêu. Hà nội và Nam Định thì thấy rằng nếu không có google dẫn đường chắc chắn bạn sẽ bị lạc lối vì các thành phố này đã và đang mở rộng với quy mô gấp nhiều lần cách đây chỉ vài năm.. đặc biệt ở Vũng tàu, có những con đường hoa mà ta cứ mà ta cứ ngỡ chỉ ở Đà lạt mới có. Ở bất cứ nơi nào tôi tới việc đầu tiên là tôi ra một cái chợ để xem. Trời ạ cuộc sống rất tất bật kẻ mua người bán. Đặc biệt ấn tương là chợ khu năm tầng ở Vũng Tàu, đồ thủy sản tươi sống tràn ngập. bạn có thể mua tôm tươi (bật tanh tách) loại ký 10 con với số lượng bao nhiêu cũng có. Còn ở các phố “Ăn nhậu” thì mịt mù khói thức ăn từ sáng chí đêm. Nhìn người Việt trong nước sống mà tôi phát thèm
      Thứ hai. Khi tôi ra thăm ông bác ở Hà nội thì tôi thật sự khớp với cuộc sống tính thần ở đây. Nhà bác tôi có nguyên một phòng lớn trang bị TV màn ảnh rộng đề xem phim, có internet nhưng quy định rõ giờ giấc “lướt web” cho con trẻ – người Hà nội sống rất tổ chức, và đặc biệt là vô số sách. Bác tôi tiếp tôi không bằng rượu mà là ly trà tàu Thái Nguyên nghi ngút khói sóng sánh vàng thơm. Rượu chỉ được uống trong bữa tiệc và mỗi người chí đủ cảm thấy ngà ngà say chứ không uống đến say bí tỷ
      Thứ ba khi về Nam định thăm từ đường họ Bùi, tôi thật sự ấn tượng bởi ông trưởng họ dành nguyên một buổi sáng làm cơm đãi khách. Tới đây chắc các vị lại cho rằng Nhà quê thất nghiệp…..Hoàn toàn không. Ông trưởng họ năm nay 35 tuổi tay thoăn thoắt thái nem tay lại bấm di động : cho hai xe cát tới nhà ông Hải ở Ngọc Tỉnh, chở 50 bao xi măng tới ông Quế ở xóm Chùa. Mâm cỗ dọn ra đầy ắp các món cá, gà, bê thui…… Bữa tiệc hôm đó đông như một ngày thanh minh Họ, vui mà ấm tình nghĩa.
      Thế đấy tất cả những gì tôi thấy đều toát lên rằng cuộc sống nơi đây rất bình yên, Người việt ta đặc biệt những người đang sống trong nước rất ung dung tự tại.
      Thứ tư khi tôi hỏi mọi người về vấn đề của ông Cù Huy Hà Vũ thì ở hà Nội và Sài gòn đều nói đại loại là như vầy. Ừ thì cứ cho là ông ấy tài giỏi đi. Nhưng là luật sư có hẳn văn phòng ở sài gòn mà ông ây chưa hề dấn thân vào một vụ tranh tụng nổi đình đám nào,và cũng chưa thấy ông ấy có cống hiến rõ ràng nào mà đã thấy ông ấy xuất hiện với hình ảnh bị tra tay vào còng thì tất nhiên ông ấy chả đáng để mọi người quan tâm. Người lao động đang phơi mình dưới nắng làm việc. Doanh nhân đang hối hả cạnh tranh ai dại gì mà đi nghe một vô danh tiểu tốt nói
      Thế đấy các vị à. Thế mà tôi không hiểu sao các vị lại cứ gáy lên như thế. Còn các vụ việc các vị nêu ra cứ cho là thật đi thì đã sao? một xã hội chưa hoàn hảo thì sao tránh khỏi cướp giật, hối lộ, thậm trí đĩ điếm. Ở mỹ cũng rứa thôi ở đâu mà không có phá sản. Nhưng quy luật phủ định của phủ định là như thế mà. Bây giờ tôi mới thấu hiểu câu nói của Không Minh khi chửi đám bậu sậu của Tôn Quyền: HỌC VẤN CỦA CHIM SẺ THÌ SAO HIỂU NỔI CÁI TRÍ CỦA CHIM ƯNG.
      Nhân đây tôi cũng chia sẻ vời bà con ta ở hải ngoại đôi điều rằng trước kh rút tiền túi ra đóng góp cho một tổ chức nhân danh cứu nước nào đó thì hãy tự hỏi mình đang chắp cánh cho chim ưng hay mua tấm cám, cho chim sẻ.
      Ngày mai về Mỹ mà xao xuyến với lời bài hát được nghe ở Hà nội
      Khi anh nói yêu em, vườn cây đầy hoa trái
      Khi anh nắm tay em, mây giăng giang bay chỉ còn ánh sao mờ
      Và khi đôi ta yêu nhau
      Chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm
      Ôi Việt nam, đất nước tình yêu
      Bên lũy tre xanh xây nhiều công trình…..

      Johny Bui

  2. Tất cả những diễn tiến của cuộc biểu tình vừa qua cho ta thấy nhà nước đã không còn quá mạnh tay đối với những người biểu tình ôn hòa và bày tỏ quan điểm về vấn đề biển đông ,nhà nước cũng đã đánh giá được chính xác khả năng cũng như con người để cho cuộc biểu tình vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của nhà nước , hơn thế nữa , những người biểu tình vẫn chưa đủ số đông áp đảo để có thể tạo thêm xung lượng để trở thành phong traò cho cả nước .
    Bởi vậy, thực sự cần phải có sự tổ chức và lãnh đạo thống nhất cả bên trong cũng như ngoài nước ủng hộ , để trở thành một áp lực thường xuyên lên chính quyền ,để đòi hỏi sự cải cách cho các quyền về chính trị và xã hội , mục tiêu này vẫn còn dường như đang được nhân dân thăm dò phản ứng của nhà nước ?
    Ông Dũng làm việc cho tổ chức , và ông Dũng cũng chưa thể thoát thai ra được điều gì mới có thể thấy được ngoài những quyết định rất giáo điều của tập thể lãnh đạo .
    Dầu sao đi nữa , phản ứng của nhà nước đối với cuộc biểu tình vừa qua được xem như sự xử lý đối với một trò chơi cút bắt ,và có thể xem những người biểu tình đang thực tập trò chơi dân chủ vậy ,
    Những cuộc biểu tình đang xảy ra thường xuyên hơn cho thấy được những thay đổi về ý thức được xem là có dấu hiệu nghiêm trang rồi . Và Đây là dấu hiệu tốt và chờ xem những sự phát triển tự nhiên của nó .

  3. Tôi muốn lạc quan tin rằng Vietnam đang tiến dần lên nền chính trị dân chủ thể hiện bằng những sự kiện biểu tình, nhưng có vẻ như 2 việc đấy không liên quan với nhau. Tôi không nghĩ sự kiện Thiên An Môn ngày xưa góp phần cải cách dân chủ ở Trung Quốc. Với những nền chính trị như của Trung Quốc hoặc Việt Nam, phải đợi những bi kịch về kinh tế mới hy vọng thay đổi cơ cấu của chính trị, có thể tái sử dụng cụm từ “ âm mưu diễn biến hòa bình” cho tình huống như thế.
    By the way, tôi rất thích “Kết quả là mọi người có bày tỏ một chút và vài phút sau đó các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng.” Always love your sense of humor.

  4. Đã dành nhiều thời gian đọc qua các blog “lề dân”  , tôi thấy người dân đang bày tỏ quan điểm rất mạnh mẽ , dường như ” bức tường lửa ” không còn khả năng hữu hiệu nữa , tất cả ngôn ngữ địa phương bắc , trung , nam được nghe từ nhiều miền của đất nước , không có nhiều comments từ ngôn ngữ của việt kiều , những dấu hiệu cho thấy truyền thông internet đã trợ giúp cho tiếng nói của mọi người dân được vang lên, dầu là ngôn ngữ thô thiển , ngây thơ , cũng đã nhiều người đọc,trả lời , hài hước và chế giễu nhau , tôi đã tìm thấy những niềm vui thật sự ở đó .  
    So với những cuộc biểu tình được xem thấy rất hạn chế , nhưng trên các blog ” lề dân ”  , thì movement thực sự đang hướng về điều thiệt thực nhất mà người dân dang the hien : đó là quyền tự đó ngôn luận (mà được phép dấu tên , an toàn quá đi chứ , tha hồ mà nói ), tôi cũng đi lang thang vào các trang của nhà nước , thì thấy vắng vẻ lắm ,không tranh luận gì nhiều , có phải sự thật là : nhân dân đang lảng tránh những cuộc đối thoại bất bình đẳng với chính quyền , và đang hội tụ ở những điểm bí mật nào đó trong cyberspace để âm mưu diễn biến hòa bình cho chính tương lai của họ ?

  5. Tôi thích thú với cái vị thế của Thủ Tướng Dũng là có tiền vàng (Kim Ngân) và người hiền (Thiện Nhân). Thủ Tướng Dũng mà tổ chức biểu tình để chống lại “những thế lực gây bất ổn ở biển Đông” là hết ý

    • Thật sự mà nói ,ông Dũng bây giờ là người rất có thế lực trong đảng , là người điều khiển nền kinh tế và tài chính quốc gia , bây giờ chỉ cần ông Dũng có được thêm phiếu từ trung ương , tôi tin rằng ông ấy có thể tuyên bố trở thành “Tổng Thống ” được rồi đấy .

  6. Dưới đây, tôi muốn bình luận về 2 khái niệm: “phong trào xã hội” (social movements) & “organizational resources” (nguồn lực tổ chức), và đóng góp một vài ý nghĩ riêng của tôi về các cuộc biểu tình trong nước gần đây.

    Với câu hỏi được đặt ra cuối cùng của tác giả về vấn đề liệu các cuộc biểu tình bên VN có trở thành “phong trào xã hội” không – theo tôi thì lối nhìn và cách định nghĩa của “phong trào xã hội” nên được nới rộng hơn. vì nó còn tùy thuộc khá nhiều vào môi trường xã hội ở một nơi nào đó và ở một thời điểm nào đó. Vấn đề là nó có giúp tạo nên một câu chuyện (narrative) hoặc nâng cao nhận thức của người dân được tí nào không.
    Vấn đề “organizational resources” dĩ nhiên là điều rất thiết thực và cần thiết cho bất cứ một cuộc biểu tình nào, nhưng chính nó cũng là vấn đề người ta có thể tranh luân và định nghĩa lại được. Organizational resources trong bối cảnh bên trong VN hiện nay có thể chỉ là một nơi để nghỉ chân qua đêm hoặc là một bữa cơm đơn sơ chia sẽ chung với những người địa phương chẳng hạn. Mình có thể coi đây là resources chăng?

    To me the thing to take note here is that these protesters, even in small number, are helping to create a kind of narrative about patriotism and defending one’s country when under threat. This is a very powerful narrative that is shared by all Vietnamese everywhere. Given the extent of today’s connectivity and the wide spread of social media, this sort of message could go a long way.
    What’s more crucial, I think, is to help people to be aware of and to really understand why they should become “vocal” and “active” – because if we really look back at history, the Vietnam conflict was essentially between the Party and its members vs. the rest of the country, whether you are from the North or from the South – everyone has suffered to some degree. Under that light, people have no choice really, for if you are not with the party then you must belong with the rest of the population. I think this could be the very mechanism needed to trigger people’s activism

    • Khi tôi đọc lại bài minh cũng thấy nhiều vấn đề…. một hạn chế của blogging là viết và đang qua nhânh…. có thể mình phải đi chậm hơn…có thể nói biểu tình không phải là social movement vì phong trào xã hội phải có một mưc tiêu tương đối cự thể và những biểu tình phấn đối TQ là chưa có đó… cải cách hiển pháp có thể gần hơn nhưng nó quá ngấn…

      I liked this a lot: Vấn đề “organizational resources” dĩ nhiên là điều rất thiết thực và cần thiết cho bất cứ một cuộc biểu tình nào, nhưng chính nó cũng là vấn đề người ta có thể tranh luân và định nghĩa lại được. Organizational resources trong bối cảnh bên trong VN hiện nay có thể chỉ là một nơi để nghỉ chân qua đêm hoặc là một bữa cơm đơn sơ chia sẽ chung với những người địa phương chẳng hạn. Mình có thể coi đây là resources chăng?

      As for the last paragraph, I am a worried by its starkness. I understand the claim that the “the Vietnam conflict was essentially between the Party and its members vs. the rest of the country” … And I am not a scholar of the wars. BUT I think it oversimplifies things and, more to the point, I think convincing the general population that ‘the conflict’ or the wars were essentially a war on the people by the party is not the most promising strategy for building the kinds of broad-based coalitions that I believe are necessary for incubating and sustaining a drive for change… perhaps I am naive but I think a ‘big tent’ coalition comprising various segments of society including party members is a more promising path…. I do not believe change will come from the top down, but I do believe (perhaps naively) that change will come only within support outside AND within the party-state apparatus…. what do you make of my views here?

      Thanks for the comments!

      • Thank you for sharing your thoughts. You raised some good points but I am afraid that it would be extremely difficult to form any sort of “coalition” between those in power and/or connected to and benefit from the regime, and the rest of civil society. As we can all agree, there has been a systematic extraction of the country’s wealth, both in terms of human labor as well as natural resources for many decades now, especially since 1975 – all to serve the interests of party members. It would be unwise to do anything but keeping things status quo. Any “in-house” fighting we observe is more likely to shuffle the positions and to decide who gets a “bigger piece of the pie”. I think for a change to happen, it would need something catastrophic to take place (e.g., a complete economic collapse). Thanks 🙂

  7. Dear Mr. London

    Xin loi ong co biet dieu H.R. 1897 la gi khong?
    Neu ong khong biet thi xin dung de cap gi ve VN,
    VN da trai qua nhieu the he, cua Le, Ly, Tran, Nguyen
    Co hon 4000 nam dung nuoc
    1000 nam do ho boi giac Tau
    100 nam do ho boi giac tay
    30 nam noi chien tung ngay
    38 nam giai phong mien Nam VN
    1 nuoc Doc Lap, Tu Do , Dan Chu
    Nhung XHCN da xoa so o nhung nuoc Tay phuong, tu tuong Lenin +Marxit da khong con , chu nghia Mao Zedong dang tren duong tan ra…
    VN cung khong ngoai luat dao thai tu nhien

    Thu hoi Gandhi co dam cuoi voi nhung nguoi khong muon “nguoi ngoai quoc” cho mieng vao binh luan ve to quoc cua ho, trong kien thuc mot chieu cua “nguoi ngoai quoc”, xin loi toi khong noi rieng ca nhan ong.

    Tran trong chao ong
    Freedom is my midle name
    “Country have freedom is my country”

    • Toi co biet H.R. 1897 … nhu the se tiep tuc de cap, … van de “trong kien thuc mot chieu” cung la van de….thank you…

  8. Tat ca cac nguoi deu”vo cong roi nghe” duoc may dong xu cua may thang”tai tro rot cho” ma di gay roi?..,Thu hoi rang tren the gioi nay co o dau duoc nu dat nuoc Viet Nam yeu dau ngay nay?…Bao nhieu mo hoi xuong mau cua bao the he chat thanh song thanh suoi moi co ngay hanh phuc tuoi dep nhu hom nay.The ma cu mac ao phong quan zin di quay roi?…De cho Dang va Nha nuoc ta lo.Con nhung viec ma cac “nguoi” di can quay chang giai quyet duoc gi?…chi them roi…

  9. Cac ngoi doc hich tuong sy chua? suot ngay vo cong roi nghe ma di “sy mang trieu dinh” ?…khong phai la trach nhiem cua cac nguoi?…Hay day bao con chau hoc hang co hieu dao voi cha voi me va trung vpoi nuoc voi ong ba to tien de cho con chau hoc tap noi guong.Cu di can quay theo “bay” thi co ngay vao” nha da” .Ong cha noi com khong an an phan=cut”?…Noi tuc nhung ma dung.

    • Cảm ơn… có bỏ them dấu vào được không? Khó đọc quá!

    • Hãy để cho nhà luoc no , mấy chục lăm lay , nhà luốc quá no dồi , thôi thì chừa nại cho nhân dân một tí nhá , đây tớ đói nắm dồi .

  10. Chào Jonathan London
    Đọc ý kiến của Jonathan London về biểu tình ở Việt Nam, tôi nhận ra sự hồ hởi của Jonathan London về biểu tình ở Việt Nam là có phần thái quá. Rất dễ xác định nguyên nhân của sự thái quá này, bởi chủ yếu là Jonathan London tìm hiểu thông tin qua internet, từ đó suy luận. BBC, VOA, RFA, RFI, bauxite, doi-thoai, danlambao, basam, danluan… và mấy tay blogger đã phối hợp với nhau để tạo ra trên internet một cơn sóng tin tức và hình ảnh biểu tình, rất dễ làm cho những người quan sát như Jonathan London ngộ nhận, lầm tưởng. Nếu chỉ khai thác tin tức từ đó rồi viện dẫn, dựa trên các khái niệm, lý thuyết xã hội để đánh giá, Jonathan London sẽ trở thành một học giả tư biện, bỏ qua một yếu tố rất quan trọng là sự thực chứng. Tôi e ngại khi thấy trong bài, Jonathan London đưa ra các ý niệm hết sức mơ hồ, như: “có một số người cho rằng”, “một số người vẫn nghĩ rằng”. Sự mơ hồ ấy không phù hợp với công việc của một người tiến hành đánh giá khoa học. Tuy nhiên thực chứng cần thiết nhất mà Jonathan London đã bỏ qua là sự lặp lại của thành phần tham gia biểu tình, là các khẩu hiệu mà họ giương lên.
    Về thành phần tham gia biểu tình, chẳng lẽ Jonathan London không nhận ra tham gia biểu tình trước sau chỉ chỉ có mấy chục con người? Hết cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác, tất cả vẫn từng ấy người, to mồm nhất là JB Nguyễn Hữu Vinh, Tường Thụy, Bùi Hằng, Phương Bích, Lã Việt Dũng, Binh nhì Tiến Nam… Lưu ý Jonathan London rằng hầu hết những người này đều không có nghề nghiệp gì cả, liệu Jonathan London có thể đặt câu hỏi: Những người này lấy đâu ra tiền để bay từ miền bắc vào miền nam để biểu tình, hoặc bay từ miền nam ra miền bắc để biểu tình? Chưa nói họ còn phải sống, phải ăn uống, còn gia đình, con cái. Các cuộc biểu tình trước còn thấy có Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Xuân Nguyên,… Đến cuộc biểu tình ngày 2-6 thì chỉ còn Nguyễn Quang A tham gia, còn những người khác không có mặt, chẳng lẽ đó là chuyện bình thường?
    Về các khẩu hiệu, những người biểu tình giương cao khẩu hiệu yêu nước, nhưng họ cũng giương cao cả khẩu hiệu về “bọn bán nước”. Vậy ở Việt Nam, ai là người bán nước?
    Nếu đã ở Việt Nam nhiều năm, ít nhiều đã hiểu Việt Nam, chẳng lẽ Jonathan London không quan tâm đến thói hiếu kỳ của người Việt Nam. Bất cứ sự kiện gì xảy ra là người ta cũng xúm đông xúm đỏ. Mấy chục người giơ khẩu hiệu, hung hăng hò hét chính là “mồi ngon” cho người hiếu kỳ. Jonathan London nên dành thời gian xem các video clip về biểu tình đã công bố trên mạng để thấy người hiếu kỳ xúm vào xem biểu tình như thế nào, còn người đi xe máy trên đường thì thản nhiên ra sao.
    Tóm lại là các cuộc biểu tình chỉ là hành vi của một nhóm người được gọi là “biểu tình viên”, chẳng lôi cuốn được ai. Yêu nước chỉ là cái khẩu hiệu họ trưng ra để phục vụ một mục đích khác mà tôi không tiện viết ra ở đây. Hy vọng Jonathan London dành thời gian đọc mấy dòng tôi viết ở trên, tham khảo thêm tài liệu rồi suy nghĩ, đánh giá một cách tỉnh táo.

    • Có một số ý hai, một so chưa hay, và một số rất có thể sai… Sẽ trả lời mai

    • trich tu ” Vietnam’s Angry feet ” in New York Times 6/6/13 :
      Vì thế, những “bàn chân nổi giận” đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh “sở hữu toàn dân” để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà không được đền bù thỏa đáng. Cùng với điều đó, mạng lưới thông tin qua Internet đã trỗi lên như nấm sau cơn mưa biểu thị tinh thần yêu nước bất chấp mọi đàn áp đang đang mở ra một cục diện mới.

      • Bài viết của ông Phó giáo sư (lại tự nhận là Giáo sư) Tương Lai – người cùng huyết thống với ông Thượng thư Bộ hình từng có câu nói bất hủ: “Hữu Nghệ – Tĩnh bất phú, vô Nghệ – Tĩnh bất bần”, đăng trên New York Times làm cho nick Tau Khua (nhưng chống Tùa Khựa) sướng rơn. Mấy chục đôi chân xuống đường mà làm nên sự “rầm rập” thì chỉ có người hoang tưởng mới nghĩ ra được. Thời gian vẫn còn để người đời chứng minh cái sự “rầm rập” kia chỉ là sản phẩm của những đầu óc bệnh hoạn. Ba hoa thì dễ, hành động mới khó, nick Tau Khua ạ!

        • Bạn Hồng mến ,  
          Bạn giỏi quá , có lời khen đấy , Thấy Tàu Khứa ăn hiếp ngư dân mình thấy không chịu nổi , nên biểu tình chống tàu khua là mình hoan nghênh rồi , Còn bạn thì sao không hoan nghênh chống tàu khua à ?  
          hãy đồng hành với người dân chứ , sao lại không ?

          • Bạn taukhua thân mến
            Nick của bạn đẩy tôi tới tình huống kỳ quặc là phải viết chữ thân mến với Tàu Khựa. Tình huống này làm tôi nghĩ bạn là người thân Tàu hơn là thân Việt. Vì thế bạn không có tư cách hỏi tôi có hoan nghênh chống Tàu hay không. Tuy nhiên, tôi vẫn nói với bạn rằng tôi là người yêu nước Việt, căm ghét chính quyền nước Tàu. Nhưng tôi yêu nước theo kiểu của tôi, tôi không hung hăng để đẩy con cái tôi và con cái bạn (nếu có) vào một cuộc chiến tranh. Mấy chục tiếng hô hoán của những người biểu tình chẳng làm sứt nổi một cái lông chân nước Tàu, chỉ làm cho nó cười mũi mà thôi. Tôi lao động, làm việc cùng mọi người để đất nước hùng cường. Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để chống Tàu, bạn ạ.

        • Anh Hồng mến ,  
          mới đọc 2 đoạn thư , thấy anh thật lòng mà đâm cảm mến , thì đây cũng không dùng nick tàu khua nữa , cũng xin anh thứ lỗi cho cái nick tàu khứa chết tiệt đó . chúng ta cùng một lòng , nếu như một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi với bọn hung hăng quá , cũng mong có duyên được gặp anh trên cùng một chiến tuyến .
          thân mến .

    • Tôi đồng tình với Bình Minh. Jonathan sử dụng nguồn thông tin 1 chiều và thiên lệch. Đọc nhiều bài viết của Jonathan dần dần tôi nhận ra thâm ý của anh chàng này rồi! Nhưng còn quá sớm để đánh giá đúng sai về thâm ý đó. Mong rằng những bài viết này không trở thành “cây gậy” chọc ngoáy làm “đục nước béo cò”, hay “củ cà rốt” tẩm độc hạ gục những chú thỏ ngây thơ!
      Bình Dân

  11. Xin nói thêm,
    Điều tôi từng khuyến cáo Jonathan London rằng nếu ông không tố cáo Nhà nước Việt Nam, ông sẽ bị người ta chửi rủa, đã có tư liệu thực chứng. Đó là cmoment:
    “Mr. London lam viec va nhan dollars tu Tong Thong Nguyen tan Dung(Tong Thong future of VN)” – “Mr. London làm việc và nhận dollars từ Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng (Tổng thống future of VN)”

  12. Ở chế độ độc tài toàn trị VN, không có nhân quyền nên người biểu tình đông những mấy chục mạng mà không được coi là người biểu tình, chỉ bị coi là người đi “tụ tập đông người” đàn áp dã man bằng cách khiêng lên xe buýt, đưa đến “trại tập trung”, bắt ngồi “chém gió”, lúc đói bắt buộc phải ăn cơm gà, đến cuối giờ chiều buộc phải ra khỏi “trại tập trung”, uất ức quá một số không thèm về nhà “biểu tình nằm” ra đường đòi quay trở lại “trại tập trung”?
    Một em sinh viên hoàn cảnh khó khăn, làm thêm bằng cách đi rải truyền đơn, “vẫy cờ” phản quốc bị án tù nặng nề những 6 năm, một blogger viết bài khen đểu lãnh đạo đất nước bị bắt tạm giam.
    Ở xứ Mỹ, QUỐC GIA “NUMBER ONE” VỀ TỰ DO, DÂN CHỦ, một cậu bé văng tục chửi bậy, đe dọa khủng bố trên mạng phải đối mặt án tù có thể tới 20 năm, một ông Clifton Williams ngáp ngủ trong tòa bị phạt giam 6 tháng đến nỗi có người so sánh: Ngáp lớn trong Tòa Mỹ: 6 tháng tù. Vậy hung hăng chửi tục trong Tòa như Nguyễn Văn Lý thì phạt thêm mấy tháng nữa?
    Xứ Thổ, một quốc gia cũng dân chủ: người biểu tình xuống đường chừng 200.000 mạng biểu dương đường lối chính sách của chính phủ, được cảnh sát sở tại tôn trọng nhân quyền của những người biểu tình, đối xử với người biểu tình nhân đạo đúng cách: dùng dùi cui, giầy đinh vuốt ve lên đầu, mặt, hơi cay xịt mù đường, vòi rồng phun xối xả… nhằm giải nhiệt mùa hè, chống nóng xứ Thổ, kèm theo là mời chừng gần 2 chục vị blogger vào nghỉ mát trong nhà đá vì đã có công đưa người biểu tình xuống đường!
    Thật bất công! Việt Nam cần thay đổi!
    (Sáng nay post nhầm chỗ, bây giờ post lại. Sorry Mr. London!)

  13. Gửi những zận chủ: đừng tiếm danh nhân dân – Võ Khánh Linh
    (http://vokhanhlinh98.blogspot.com/2013/06/gui-nhung-zan-chu-ung-tiem-danh-nhan-dan.html)

    Lướt qua các hình ảnh, diễn biến cuộc biểu tình của mấy biểu tình viên, không thể không rút ra cái tít đề này.

    Quanh đi quanh lại vẫn những gương mặt “thân quen” từ cuộc biểu tình năm nọ đến năm kia. Không một “nhân dân” nào mới xuất hiện ở đây cả. Chỉ thấy số “nhân dân” biểu tình “tự phát” ngày càng vơi đi, còn lại là những “nhân dân” quá khích nhất, luôn mong được va chạm với công an, chính quyền như thành tích, thành công, mục tiêu cần phải vươn tới vậy. .

    Những khẩu hiệu và hình ảnh mà các “nhân dân” biểu tình chuyên nghiệp này sử dụng ngày càng đối chọi, nhằm thẳng vào chính quyền một cách chuyên biệt hơn. Băng rôn, hình ảnh nổi bật là giương cao cô Phương Uyên và gạch chéo bức ảnh 2 Tổng Bí thư ĐCSVN và ĐCSTQ, chỉ càng thấy đặc trưng nổi bật là kích động phản kháng chính thể và khát vọng lật đổ Đảng cầm quyền ở những “nhân dân” tiêu biểu này. Tiếp cận gần hơn mà nghe những phát biểu, hô hào của vài “nhân dân” này trên đường tuần hành sẽ thẩm thấu hơn sự “côn đồ”, “hằn học”. Lướt trên facebook của họ thì không thể gọi họ là “nhân dân” được, chỉ thấy độc diễn là tinh thần “chống Cộng”, hào khí nổi loạn, …chỉ có thể diễn tả là cái giới CCCĐ ở hải ngoại chỉ còn nước đội họ lên đầu, tôn vinh là “anh hùng” cái thế của họ, sự cứu rỗi linh hồn cho họ.

    Bởi thế mà nhân dân quanh Hồ Gươm ai ai cũng nhận thấy, các câu chữ chống Trung Quốc chẳng qua chỉ là “làm nền” truyền tải thông điệp và khát khao cháy bỏng của vài cá nhân nhân danh “nhân dân” này mà thôi. Bởi thế các “nhân dân” này đừng buồn khi thấy mấy nhân viên cửa hàng, bà bán rong, người đi đường quanh Hồ Gươm “thờ ơ”, “vô cảm” thậm chí còn đồng tình với những công an, trật tự viên “đàn áp” họ như hình thức cách ly vài mống “nhân dân” này khỏi làm ảnh hưởng đến cộng đồng, làm xấu đi bộ mặt thủ đô, hoen ố đi văn hóa ngàn năm văn hiến

    Chứng kiến những gì diễn ra ở trại Lộc Hà và từ chính clip do họ tự quay, lăng xê trên mạng, mạt sát, sỉ nhục nhưng những chiến sỹ công an vẫn phải nhẫn nhịn là sự hả hê, hoan hỉ của họ. Họ tự cho mình là “nhân dân” còn các đồng chí công an kia là công bộc, ăn lương, …(đủ các loại thô tục) nên phải có nghĩa vụ …chịu đựng. Đập phá xe bus, khống chế lái xe để “tẩu thoát” như những tội phạm hình sự chính hiệu được xem như là “chiến tích”. Nằm chắn ngang quốc lộ buộc các anh công an phải nỗ lực điều chỉnh giao thông bảo vệ tính mạng cho họ được họ hả hê như một “Thiên An Môn”,một sự tiến bộ vượt bậc của “cuộc chiến”. Việc họ xô xát với “côn đồ” được xem như bản án tố cáo chế độ…
    Đặc trưng đáng lột tả ở vài mống “nhân dân” này là họ tự ấn định các khái niệm nhằm bao biện cho các hành vi của mình. Họ cho rằng việc gây rối trật tự công cộng của họ là “quyền biểu tình”. Họ cho hành động bằng mồm, bàn phím của họ là mới “yêu nước”, là “bảo vệ Tổ quốc” tự trao cho mình quyền phán xét cho cả chính thể, quân đội, công an kia là đang “bán nước”. Họ kết tội nhân dân không biểu tình, không lên tiếng như họ là “vô cảm” với vận mệnh dân tộc. Lá cờ đỏ sao vàng kết tinh từ thủa khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa bị họ cảm thấy “ghê tởm”, ai treo lá cờ đó đáng bị họ “block” và thiết tha đi tìm giá trị nhằm tôn vinh lá cờ 3 sọc đỏ của chế độ VNCH mới đáng cho họ “xúc động”. Vị lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh bị họ xem như “tội đồ” đã “giải phóng” đất nước của mấy “nhân dân” này khỏi đại đế Pháp, Nhật, Mỹ, ngày qua ngày hằn học, trách móc sao không để chọ họ được cư ngụ dưới sự “bao bọc” của những quốc gia hùng mạnh ấy, hay tồn tại dưới triều đại của Bảo Đại vẫn còn an lành hơn giờ.Nếu bị lên án là nhận tiền phản động thì họ “bộc phát” nhảy dựng lên cho đó là quyền được nhận tiền “làm cách mạng”, là chính đáng và họ đáng được “xã hội”, thế giới nuôi dưỡng…

    Chứng kiến những màn “tấn công” của những “nhân dân” này với những ai “vô tình” bày tỏ bức xúc với họ thì sẽ thấy sự hoang tưởng, bệnh hoạn đến khôn tả. Hãy đọc những dòng sỉ vả anh Cảnh sát biển Nguyễn Bình Nguyên bày tỏ bức xúc hồn nhiên, hỗn độn trước sự “nhân danh nhân dân” của họ cũng bị họ tập trung tổng sỉ vả, khoác cho anh này “dư luận viên” bồi bút cho Đảng! Một cô gái nhà văn lỡ một lần ngồi với mấy” đại gia” biểu tình này, tởm lợm trước các “chiến tích” của họ thì bị cả nhóm “yêu nước” toàn nam nhi hảo hán kéo bè cánh đó vào trang nhà của cô để hiệp đồng sỉ nhục cô là cave, dư luận viên…

    Vậy nên nhân dân ngày càng ngán họ, nhất là những nhân dân có cơ may gặp họ ngoài đời. KHông chỉ vậy, đến ngay đến những người cùng phe cánh, sau một thời gian gắn kết với họ cũng thấy ớn, nói chi khác. Xin trích ngay trong cuộc biểu tình 2/6 vừa qua. Anh bạn “Việt Nam Tôi Đâu” bộc bạch “ nhân dân ta không quan tấm lắm đến việc chúng ta làmSee Translation” Hay “Chán lắm,ai lại để hình Phương Uyên đi biểu tình chống Trung Cộng bao giờ không,làm thế khác nào chửi CS và chống chúng nó”.
    Còn đây là nhận xét của một vài biểu tình viên khác về bạn bè mình đây: http://www.facebook.com/photo.php?fbid=441145132647357&set=at.414745851953952.1073741829.100002556218793.100002223250749.641613321&type=1&theater
    Chính họ nói về họ, nhân dân từng tiếp xúc nói hệ họ, vậy cố khoác cái danh nghĩa “nhân dân” lên là tự cho mình tất cả quyền lực.
    Xin có lời khuyên với mấy “nhân dân” này là: hãy học cách hành xử dân chủ đúng nghĩa trước khi muốn đấu tranh dân chủ!
    Võ Khánh Linh

  14. I visit your blog quite often. It seems that your “Luat Choi” and the warning to “xu ly extreme comments” do not work at all, as your blog has been obviously targeted by one or some harsh-tone thinkers of possibly the same network. It would not be a bad idea that they even threw the cross-referenced comments intentionally.

    Your blog/writings and the replying comments would be helping raising awareness of the “propaganda” source behind the scene and the real individual thinkers.

    • It’s is hard to manage the comments… so what in your view should I do?

      • I do learn some thing from the extreme and/or maneuverable opinions; other serious readers may as well. Those who send them may be of playing a game in which they would never expect an adverse effect. But it does occur, I pointed it out. So, let the adverse effect nullifies their intended effect of discrediting your discussion.

        Moreover, your blog has probably became more popular thanks to such “diverse responses”. Another thing is, when your blog is targeted, it means your thoughtful writings do reflect, congratulations!

        I encourage you remove rudely wording opinions that are non-constructive in substance. It does not make any sense with such comments.

Comments are closed.