Vài suy nghĩ ban đầu về việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm

Đó là một sự phát triển đáng kể. Nó chứng tỏ rằng mặc dù Việt Nam vẫn là một nền chính trị độc đoán thì cũng là một hệ thống chính trị, mà về một số mặt, đang tiến triển theo một cách đáng khích lệ nếu không xác định gì về tương lai. Sự bỏ phiếu tín nhiệm là mới ở Việt Nam và một quá trình tương đương sẽ là không thể tưởng tượng trong Trung Quốc.

Những kết quả này là tương đối so sánh được với những gì chúng ta có thể thấy trong một hệ thống chính trị đa nguyên, như Hàn Quốc, chẳng hạn. Vì thế, dù kết quả bỏ phiếu có lẽ không đáng ngạc nhiên, nó bao hàm chính trị ở Việt Nam đang diễn biến.

Ngoài những kết quả riêng, việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm không chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mà có sự quan trọng trong riêng của nó. Tôi đánh giá là một bước ngoặt trong sự phát triển của Quốc hội riêng, trong khi kết quả tự nhắc nhở chúng ta đến những rẽ sâu sắc trong Quốc hội và mở rộng Đảng.

Một hệ quả không mong muốn cũng có thể là dân Việt Nam nghĩ là họ có một Thủ tướng Chính phủ, người đã chỉ đặt được 67 phần trăm trên một kỳ thi, thấp hơn các nhà lãnh đạo đánh giá cao và công chúng đã quen với. (Tôi cũng ghi và nhận thấy ngoài Thổng Độc Ngân Hàng, kết quả “thi” của các Bộ trưởng Giáo Dục và Bộ Y Tế cũng không được cao lắm.)

Mặt khác, theo tôi biết, đã chưa có một chuyện như thế này trong chính trị công khai của Việt Nam. Nền chính trị của Việt Nam vẫn còn có những hạn chế cơ bản. Quyền của Quốc Hội Việt Nam chưa nhiều và không tự chủ. Nếu nói là một thể chế dân chủ thì rõ rằng không đúng chính vì cách tuyển cử đại biểu là hầu như một quá trình bổ nhiệm. Thế nhưng kết quả phiếu tín nhiệm cũng là một tín hiệu đáng chú ý nếu không muốn nói là khích lệ.

JL, 11:00 AM

17 thoughts on “Vài suy nghĩ ban đầu về việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm

  1. Ngài nhầm rôi, Sir:
    – Ngay bản thân các khả năng đem ra bỏ phiếu chỉ là: “Tín nhiệm cao – Tín nhiệm – Tín nhiệm thấp” đã mặc định rằng: Không thể có ai đó lại “không được tín nhiệm”.
    – còn nếu Ngài có thấy “…nó bao hàm chính trị ở Việt Nam đang diễn biến…” thì xin nhắc Ngài rằng trên đời này có cái gì lại không diễn biến.
    Related, Sir:
    Cái …đó chả liên quan gì đến Nhân dân cả.
    Bởi nếu nó thực sự liên quan – bằng cách nào đó – đến Nhân dân và Đất nước thì tại sao nó lại phải lặp đi lặp lại đến hàng trăm lần trong hàng chục năm nay, và cứ trước mỗi lần nó đc lặp lại, Nhân dân lại có cảm tưởng là hình như nó chưa bao giờ đc nói ra?
    http://mafiovi.blogspot.com/2013/05/the-communist-party-of-vietnam-white.html

    • Mafiovi phải nhớ rằng tôi đã không cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm có nghĩa là VN đang dân chủ hóa. Xin hỏi bạn, đã bao giờ có một quá trình như thế nào xây ra ở VN lần nào chưa? Khi cho rằng Viẹt Nam “diễn biến” thì tôi sẽ là người đầu tiên để khẳng định quá trình này chủa bao hàm đây là một quá trình chắc chắn sẽ mang lại kết quả sơm mà chỉ nhấn mạnh việc này là mới ở Việt Nam. Nó là một hiện tượng khác quan mà thôi. Về bình luận của bạn (Cái …đó chả liên quan gì đến Nhân dân cả.) tôi đồng ý tôi. Những ‘đại biểu’ là kết quả của một quá trình nội bộ ĐCSVN. Nên tôi đề nghị không có khoảng cách lơn lắm giữa bạn và tôi chỉ là “giong nói” khắc một chút. Tôi có thể hiểu khi ai quan tâm đến cải cách chính trị của VN nản lòng khi có những người như tôi có lời hâu như là khên. Nhưng, tôi xin bạn đọc lại kỹ post của tôi và hy vọng bạn sẽ thấy tôi vẫn cho rằng về cơ bản nền chính trị của Việt Nam vãn còn hạn chế sâu sắc chính vì vẫn coi dân Việt là trẻ con, không có đầu óc.

    • Chính tả: bước ngoặt chứ không phải bước ngoặc!
      Tôi đồng ý với phân tích của Jon dưới góc độ nghiên cứu và cảm nhận rất tinh về sự thay đổi của chính trường, dù là nhỏ nhất. Khi đưa ra bầu bán công khai ở quốc hội như thế đã thể hiện sự chia rẽ quá rõ trong đảng rồi (quyền kiểm soát “cuốc hội” của Đảng đã giảm sút thê thảm và đại biểu cuốc hội cũng đã có nhiều người hiểu biết hơn). Điều này cho thấy những tia hy vọng về dân chủ. Khi đảng cs không còn là khối đoàn kết nữa thì sớm muộn gì cũng sẽ tan rã. Và khi đó những gì phải đến sẽ đến.

  2. Và sẽ hân hạnh làm sao nếu – trên Blog này của Ngài – những người Vietnam sẽ được đọc những suy nghỹ của Ngài về:
    1/ Những giá trị cơ bản mà người Việt có được trong hơn những ngàn năm qua
    (ta nói là “những ngàn năm qua” vì – nói thật – ta cũng ko biết là mấy ngàn năm lận?)
    2/ Một chính sách đối ngoại khả dĩ cho Vietnam hôm nay?
    3/ Cái gì – after all – cản trở và vẫn cản trở bộ óc và tâm hồn Vietnam để họ CAN BE xứng đáng hơn, được hưởng thụ – hay chí ít – nhận lấy bát cơm nồi canh ngọt ngào hơn so với những mồ hôi, nước mắt và máu mà họ đã đổ?
    4/ …..và rồi, Ngài nói cho ta: Vietnamese – after all – là ai?
    http://mafiovi.blogspot.com/2013/06/now-tell-me-please-vietnamese-who-you.html

  3. ..Những điều đó quan trọng với Vietnamese hơn nhiều so với cái Đại Hội này, Nghị quyết kia hay cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nhố nhăng nọ.
    Vì sao?
    Vì một khi Người Việt (người Kinh) chưa trả lời được cho mình : HỌ LÀ AI? LÀ CÁI THÁ GÌ? under the Sun thì mọi thứ khác đều vô nghĩa.
    By the way: Trước khi nói “Tôi sẽ sởm trả lời..”, Ngài nên tham khảo GS Trân Hữu Dũng. http://www.viet-studies.info/‎

    • thanks for calling me Ngài! HỌ LÀ AI? là đúng… I have no illusions…. but you MUST admit, dù nghĩ là hoàn toàn lùa bịp, hiện tượng bỏ phiếu tín nhiệm là mới…

  4. Cách chơi chữ tín nhiệm thấp cũng được hiểu là bất tín nhiệm, nên đó chính là tổn thất về uy tín, mất mặt cực kì cho những ai bị điểm kém trong kì thi này. Không cần phải trông đợi nhiều hơn thế, rằng phải có ai đó bị phế truất vv…

    • Đồng ý với z//win, chúng ta có thể xem là cách chơi chữ [tín nhiệm thấp = không tín nhiệm) nhưng thật ra về mặt lí họ được [bầu] cử ra để làm nhiệm vụ nào đó cho một nhiệm kì, do đó sẽ mâu thuẫn khi nói bất tín nhiệm họ giữa chừng trừ khi họ có sai phạm rõ ràng, ngay cả ở các nước dân chủ thật sự người ta cũng làm như vậy. Chẳng hạn, đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đ/c X sau vụ Vinashin, Vinaline thì có thể OK và khi đó có thể có 2 [hoặc 3] chọn lựa là tín nhiệm, không tín nhiệm [vả ý kiến khác]. Trên tinh thần đó tôi đồng ý cách nhìn của tác giả trong bài này.

  5. Jonathan đánh giá cuộc sinh hoạt bỏ phiếu tín nhiệm — vắng mặt loại phiếu “bất tín nhiệm” — hơi quá cao khi cho rằng nó là một một bước ngoặc. Cho dù nó có là một bước ngoặc đi nữa thì cứ theo đà này thì bao lâu nữa mới có thể đưa được khái niệm công quyền (public rights) vào Quốc Hội để kiểm soát và chế ngự một hệ thống quyền lực do Đảng CSVN , nhà nước CHXHCN độc quyền lãnh đạo và điều hành?
    Câu trả lời là không bao giờ. Never never never.
    Đó là điều tất yếu vì qua hai biến cố 1945 và 1975 với sự cướp đoạt và xâm lược để lật đổ, truất phế, loại trừ, xoá tên các thể chế chính trị đã tại vị thì dù muốn hay không từ lúc ấy đã xuất hiện hai cuộc đàm luận lịch sử: một bên là Đảng nắm quyền, một bên là “bên không có quyền”, gồm có con người và các quan hệ xã hội. Đây không là sự trao nhượng, vì người dân chưa có lần nào bầu cho đảng hết.
    Nói tóm lại, Quốc Hội của nước CHXHCNVN cho dù mang tiếng là đại diện cho dân (đảng cử dân bầu) vẫn chỉ là đại diện cho bên “không có quyền” hence chỉ có tín nhiệm chứ không có bất tín nhiệm. Kinh khủng hơn nữa, những cuộc sinh hoạt nghị trường này không nhằm mục đích gì khác ngoài việc tô đậm nét thêm cho historical discourse của Đảng cầm quyền để duy trì bộ máy quyền lực và hệ thống bòn rút mà thực tế khách quan cho thấy đang làm cho Việt Nam thụt hậu mọi mặt.
    Thử hỏi Jonathan như thế có là sự phát triển đáng khích lệ không?
    Noted đây chỉ là vài suy nghĩ ban đầu của Jonathan, nên tôi cũng muốn bình luận trên phạm vi hạn hẹp đó thôi.

    • là một một bước ngoặc đối với quốc hội riêng, một quốc hội mà có hạn chế cơ bản bạn ạ! Từ lúc đầu nuyên vọng dan chủ về quốc hội đã bị phá hoại qua việc bỏ qua luật chơi, làm cho quốc hội thành một thể chế phực vụ am mưu của Đảng….tôi không có ảo tưởng… bạn ạ!

  6. Trong lịch sử , chưa ai có thể thắng được CS , cho đến khi nó tự Hủy diệt , Vì Vậy , chúng ta luôn hy vọng vào sự chia rẽ của các thành viên DCS cho đến khi tổ chức của họ tự phân hóa , theo tôi hiểu, những điều tác giả viết lên bài viết này là những nhận định và phân tích tình hình sinh hoạt của Đảng hiện nay với niềm hy vọng sẽ có sự cải cách ngay trong nội bộ đảng với những thành phần tiến bộ ( không phải tất cả Đảng viên là xấu đâu , cũng có những người yêu nước thật sự chứ !)  .

  7. Related, Sir London:
    Hội nghị Diên Hồng….?????????
    http://bongbvt.blogspot.com/2013/06/ang-cam-quyen-va-cai-cach.html
    – Thưa ngài TS. Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore!
    Trên thực tế, Không gian mạng đã là một Hội nghị Diên Hồng trong mấy năm qua.
    Nhưng thử hỏi bản thân mỗi chúng ta (trong đó có ngài và ta) đã đem lại được cho cái Diên Hồng ấy cái con khỉ gì nào?
    Ah?
    Diên Hồng ảo còn chưa ra hồn thì làm Diên Hồng thật là gì?
    Cho nên, tốt hơn là – in first – Tell Me Please, Vietnamese: Who You Are, After All?
    http://mafiovi.blogspot.com/2013/06/now-tell-me-please-vietnamese-who-you.html

    • …Nói cách khác, đã đến lúc tất cả chúng ta kết thúc cái giả vờ ko biết rằng: Cái Vietnamese Intellectual của chúng ta ko đủ để – dù là trong một cái Diên Hồng ảo – tim ra cho đc con đường đi lên cho Dân tộc.
      Chúng ta đổ cái bế tắc này cho Đảng, cho Vietcong, cho thiếu Dân chủ, cho bất cứ ai và bất cứ cái gì ngoài …việc công nhận rằng chúng ta là lũ thiểu năng.
      Chúng ta phủ nhận nhưng không đưa ra đc cái gì thay thế ra hồn và đc đông đảo công nhận cả.
      Nếu có ai đó có đc cái đó, chắc người đó đã đưa lên mạng và đó sẽ là một cái bắt đầu cho một Diên Hồng.

  8. ông J.London có cái nhìn khái quát chính xác lắm, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì ai cũng thấy rằng đây là những chuyển biến tích cực của VN. Tôi thấy đây là đường lối đúng đắn và mục tiêu rõ ràng, trước nhất là ổn định đất nước và bình yên cho dân tộc, rồi sau đó từng bước tiến đến một nền dân chủ toàn diện như đã định.

    Chắc hẳn ông J.London cũng đã thấy những lời lẽ cay cú của những kẻ phản đối ông, khi ông cho rằng bước đi này là tích cực đối với VN. Xin thưa rằng chúng nó không những cay cú mà rất cay cú, chúng đang tức sùi bọt mép vì không còn lý do để chống phá VN, chúng căm thù và muốn xé ông làm trăm mảnh khi ông nói lên sự tích cực có thật ở VN, … bởi với chúng thì đất nước VN phải bị chia cắt, dân tộc Việt phải nội chiến nồi da xáo thịt đau thương tang tóc,..thì chúng những kẻ mượn danh “dân chủ nhân quyền” kia mới hả dạ vui mừng.

    Là một người VN tôi cảm ơn với những đóng góp nhìn nhận khách quan và tích cực của ông, còn với bọn đầu trâu mặt ngựa luôn cay cú khi đất nước dân tộc Việt mãi yên bình kia, hãy coi chúng là đống rác ô uế mà tránh.

  9. Talking about a government of little to none transparency and separation of power, we must inevitably assume that this whole process of “bỏ phiếu tín nhiệm” was made behind closed doors. Even in the case the Congressmen voted independently, the choice to allocate the votes to whom still belongs to the Politburo, especially when there is no independent/ international watchdog that supervise it.
    It is not that hard to predict the result. Mr. Sang and Mr. Trong have limited powers, thus their rating gonna be high since the public won’t take in too much consideration. In the other hand, the across-the-board powerful Mr. Dung is heavily criticized, thus his rating will be scrutinized. Consequently, his “tín nhiệm thấp” must be made high enough to escape public’s suspicion.
    It is easy to guess who will get the lowest “tín nhiệm” too. Y tế, giáo dục and kinh tế are the three fields which have the biggest problems now, so of course the ministers of those fields will have to become the sacrificed goats to mitigate the public’s opinion. However, there is one thing I don’t understand: why Nguyen Van Binh, head of the central bank, instead of Dinh Tien Dung, minister of finance or Vu Huy Hoang, minister of industry and trade? The bank implements monetary policies, not the whole economy, so why was its head chosen to “sacrifice”?
    My guess lays somewhere near the group interests inside the gov. Or is it not?

Comments are closed.