Mô hình… Hồng Kông?

Hồng Kông. Thành phố cảng. Thuộc địa của Anh quốc từ 1842 cho đến 1997 và nay là Đặc Khu Hành Chính thuộc Trung Quốc. Lãnh thổ giàu. Chế độ “độc đoán tự do” và một “mô hình” đáng chú ý cho Việt Nam?

Vì tương đối nhỏ so với Việt Nam, việc so sánh Hồng Kông hay Singapore với Việt Nam rõ rằng có hạn chế của nó. Thế nhưng, nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước khác nhiều khi có giá trị nhất định.

Và trong một ngày 01/07, ngày mà cách đây 16 năm TQ đã lấy lại chủ quyền, tôi muốn bàn luận một cách chung về những cái hay cái dở của thành phố dân số 7.1 triệu dân này và cũng là nơi tôi sinh sống.

Lãnh thổ giàu và thoáng mà còn nhiều vấn đề

Hong Kong 1

Ảnh: Jonathan London, hôm kia..

Hồng Kông là một lãnh thổ giàu và thoáng mà vẫn còn nhiều vấn đề. Chẳng hạn Hồng Kông đứng thứ 9 về quỹ ngoại tệ (nay là 309 tỷ đô la Mỹ) trong khi khoảng cách giữa giàu và nghèo ở Hông Kông là cực cao (Gini là .53, cao hơn cả New York).

Điều kiện sống của dân chúng quá khổ so với sự giàu có của bộ máy. Lao động Hồng Kông phải làm thuê rất vất vả để được lương quá thấp so với giá cả sinh hoạt cực cao. Chuyện làm 60 giờ một tuần là phổ biến.

Tuy vậy, sau hơn 5 năm sống ở Hồng Kông và trước đó là 3 năm sống tại Singapore tôi rất thoải mái khẳng định rằng  Hồng Kông có nhiều yếu tố Việt Nam nên học trên đường cải cách thể chế. Mặt khắc, cũng có những yếu tố nên tránh.

Về thế mạnh, rõ ràng là Hồng Kông, từng là sản phẩm của đế quốc Anh, từ lâu đã chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống tài chính thương mại của thế giới. Và dù thuộc địa này khá yếu kém về nhiều mặt, nền hành chính hữu hiệu của Hồng Kông là một thế mạnh rất lớn. Là một trung tâm tài chính thương mại từ lâu đời, khối lượng vốn khổng lồ lưu hành ở Hồng Kông mang lại nhiều lợi ích cho đô thị này.HongKongFlag

Tôi xin nêu lên ba lĩnh vực đặc biệt quan trọng có liên quan đến Việt Nam. Một là quyền chính trị. Hai là quản lý và điều tiết kinh tế (economic governance). Ba là các dịch vụ công cộng – đặc biệt là nhà ở, giáo dục, và y tế, và bốn là không khí xã hội tại đây.

Chế độ “độc đoán tự do”

Về chính trị, dưới sự thống trị của Anh Quốc, dân Hồng Kông không có nhiều quyền. Mãi cho đến những năm 1960, 70, người gốc Hoa vẫn còn bị phân biệt đối xử, ngoại trừ một số ‘nhân vật được tin cậy’, tức là những nhà tài phiệt và những quan chức có thế lực hành chính vốn đã làm giàu và chia sẻ quyền lực với người Anh.

Cuối những năm 60, số lượng người Trung Quốc vượt biên qua Hồng Kông đã tăng quá nhanh ngay vào lúc đang có những căng thẳng về lao động và chính trị đã gây nhiều bất ổn. Sự kiện này cùng một số yếu tố khác đã buộc chính quyền Hồng Kông phải cải cách về nhiều mặt.

Dù tôi không chuyên về lịch sử của giai đoạn này này, tôi biết lúc đó, trong trách nhiệm giải trình (accountability) của chính quyền đã có một số thay đổi đáng kể. Vấn đề nhân quyền của người dân Hồng Kông cũng đạt được tiến bộ.

Một cải thiện đáng ghi nhận trong thời điểm này là người dân càng ý thức được quyền lợi của họ và càng đòi hỏi chính phủ phải thỏa mãn chúng. Hiện tượng này gia tăng trong thời gian tiến đến năm 1997 khi sự thống trị của Bắc Kinh ngày càng đến gần hơn. Như ta biết cũng có nhiều người Hồng Kông di cư sang các nước khác, đặc biệt Canada, Anh…

Điều quan trọng ở đây là dù chắc chắn Anh quốc chẳng quyết tâm đẩy mạnh dân chủ ở Hông Kông, đến những năm 80 và 90 Hồng Kông đã có nhiều tự do và thực sự đã có một chế độ pháp quyền từ lâu đời. Xin nhắc lại những bạn đọc Việt Nam: chính chế độ pháp quyền và trong xã hội có luật sư hành nghề tự do đã cứu mạng của chính Hồ Chí Minh ngày xưa (và Eric Snowden cách đây chỉ có mấy hôm)!

Như vậy, từ khi Trung Quốc chính thức cai trị Hồng Kông vào năm 1997 đến nay, chưa hề có khả năng là dân Hồng Kông có thể chấp nhận sự thống trị độc đoán độc đảng của chính quyền Hoa lục. Và cái ‘Luật Cơ bản’ (Basic Law) của Hồng Kông, trên thực tế là ‘Hiến pháp mini’ của HK, có nhiều nguyên tắc khác hẳn với hiến pháp Trung Quốc.

Chẳng hạn, bây giờ khi tôi đang viết bài này ở Hồng Kông, tôi có thể khẳng định vô tư là chủ nghĩa Mao là một thất bại lớn của nhân loại và hệ thống chính trị của TQ đến bây giờ hoàn toàn là một trò hề buồn. Dân Hồng Kông có thể thành lập tổ chức hay đảng phái chính trị hoàn toàn độc lập bất kỳ khi nào họ muốn. Chính ĐCSVN đã được thành lập tại Hồng Kông. Nếu Hông Kong năm 1930 như Việt Nam năm 2013 chưa chắc sẽ có ĐCSVN.

Muốn biểu tình thì cũng chẳng có vấn đề. Và ngay hôm nay (1/7) sẽ có một cuộc biểu tình khổng lồ, có thể có tới hàng trăm nghìn người sẽ xuống đường chiều nay đòi dân chủ cho Hồng Kông, vào lúc quan hệ giữa xứ này và Bắc Kinh đang ngày càng trở nên căng thẳng về câu hỏi dân chủ ở Hồng Kông.

Về chế độ chính trị của Hồng Kông, tôi xin nói rõ: nó chẳng phải là một chế độ dân chủ mà thực sự nặng tính trò hề. Một đồng nghiệp của tôi, giáo sư William Case, cho rằng Hồng Kông có một chế độ thuộc loại hiếm, gọi là “độc đoán tự do” (liberal authoritarian regimes).

Lý do chính là quyền lực chính phủ nằm trong tay của cái nhóm gọi là ‘đại biểu chức năng’ được chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông lựa chọn. Họ chiếm 50% số ghế ở ‘Hội đồng Lập pháp’ (Legislative Council).

Cấu trúc đó bảo đảm rằng dân Hồng Kông không có quyền tự chọn lãnh đạo chính phủ của họ mà phải chịu khổ dưới sự thống trị của một liên minh cầm quyền gồm những nhà tài phiệt, những quan chức cao cấp, và những phần tử của ĐCSTQ vốn từng làm giàu cùng nhau.

Hiện nay, giới lãnh đạo của Hồng Kông bị đánh giá thấp về sự thực hiện và trách nhiệm giải trình của họ.

Thế nhưng, Hồng Kông có tự do ngôn luận thật sự, có tự do báo chí, có tự do hội họp, có nhân quyền tương đối tốt, có đa nguyên, đa đảng, có pháp quyền thực sự, và dân Hồng Kông quyết liệt phản đối sự can thiệp của Trung Quốc vào đời sống và công việc của mình.950448-hong-kong-protest

Xin đề nghị, những cái này Việt Nam rất cần! Đúng chưa?

Quản lý và điều tiết nền kinh tế

Về quản lý và điều tiết nền kinh tế, Hồng Kông luôn luôn được đánh giá cao về việc lập công ty. Thực ra, việc Hồng Kông được những ‘viện’ cánh hữu của Mỹ và Anh Quốc khen chưa chắc là tốt. Họ chỉ thích Hồng Kông vì vì ở đây thuế công ty tương đối thấp. Những người cho rằng Hồng Kông là ‘laissez-faire’ chẳng biết là đất đai của lãnh thổ này vẫn thuộc quyền sở hữu công cộng và chính quyền ở đây liên tục can thiệp để quản lý kinh tế.

Từ năm 1980 đến 2000, nhiều doanh nhân Hồng Kông đã trở nên cực giàu vì sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc.

Về nhiều mặt, sự quản lý và điều tiết của kinh tế ở đây khá minh bạch. Đặc biệt là Hồng Kông có ‘Ủy Ban Độc Lập Chống Tham Nhũng’ (ICAC – Independent Commission Against Corruption) vốn đã được thành lập vào 1974 để ngăn chận các phần tử xã hội đen (‘mafia/’triad’) mà từ lâu đã xâm nhập chính quyền và lực lượng cảnh sát. 46_1305921141ieab

Danh tiếng của ICAC nói chung là rất tốt dù có một scandal nhỏ gần đây. Một bằng chứng cho thấy nền pháp quyền của Hồng Kông có hiệu quả là chính Giám đốc của ICAC hiện giờ đang bị xét xử vì những trận ăn uống của ông với khách quốc tế!  Tôi đã đề nghị nhiều lần là Việt Nam nên có một tổ chức tương đương. Nhưng muốn được vậy thì phải có một nhà nước pháp quyền đã chứ…

Các dịch vụ thiết yếu

Cuối cùng về các dịch vụ cơ bản ở Hồng Kông thì thành quả của chúng là một “túi thập cẩm” (mixed bag) – có cái tốt, có cái chưa tốt.

michael-wolf-architecture-of-density-hong-kong-people-packed-like-sardines-living-in-a-shoebox-claustrophobic-residential-cages-living-in-small-spaces-the-flying-tortoise-005

Ảnh: Michael Wolf architecture

Từ rất sớm chính quyền thuộc địa đã bỏ qua những vấn để này và nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức tôn giáo để lo về y tế, giáo dục một cách tối thiểu. Chính quyền thuộc địa Hồng Kông hoàn toàn bỏ qua vấn để nhà ở đến những năm 60, 70. Hiện nay 50% dân Hông Kông sống trong những chung cư hay được bao cấp “nặng”. Một hậu quả của việc nhà nước thu lợi từ việc buôn đất là họ luôn luôn nâng cao giá cả, và hậu quả là diện tích nhà ở cho mỗi người dân bị thu hẹp thảm hại… và ‘tiền nóng’ vào từ TQ cũng làm xấu thêm vấn đề này…

Hồng Kông có ngành y tế rất tốt, đặc biệt hệ thống bệnh viện công cộng vốn không chỉ để phục vụ cho người ‘bình dân’ mà còn cho cả thành phần có thu nhập cao.

Ngành giáo dục là chuyện khác. Dù có một số trường đại học nói tiếng như ĐH Hồng Kông, ĐH Hoa Hồng Kông và một số ĐH đang lên mạnh như ĐH Khoa Học và Công Nghệ và gần đây nhất là ĐH Thành Thị (CityU), ngành giáo dục của Hồng Kông nói chung là một thất bại, chủ yếu vì Anh Quốc không quan tâm đến vấn đề này, và sau 1997 chính quyền Hồng Kông đã để cho lãnh vực này yếu đi. Cho một gia đình thu nhập khá trỏ xuống, kinh phí phải chi trả cho một giáo dục chất lượng cao tại đây cực kỳ tốn tiền. Và năm ngoái, khi chính quyền ở đây cố gắng áp đặt “chương trình giáo dục quốc gia” dân Hồng Kông thành công tự chối. z5fkcl

Hồng Kông còn có những dịch vụ nhỏ khá hay – có nhiều công viên rất tốt; mỗi cộng đồng đều có một thư viện khá đầy đủ; hệ thống giao thông công cọng gồm xe bus và hệ thống tàu điện ngầm có hiệu quả.

Hồng Kông là mô hình?

Hiện này dân Hồng Kông đang cố gắng xây dựng một xã hội dân chủ thật sự. Và nếu thành công, bất chấp những nỗ lực ngăn cản của Bắc Kinh, thì Hồng Kông có thể trở thành một mô hình hấp dẫn cho cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.

Hy vọng trong những năm tới Việt Nam sẽ nghiên cứu thêm về Hồng Kông. Nền tự do ngôn luận làm cho bầu không khí xã hội của Hồng Kông thật thoáng và hay. Chế độ pháp quyền cũng vậy. Và dù trên nguyên tắc dân Hồng Kông phải sống dưới sự anh hưởng của Bắc Kinh, trên thực tế, dân chúng HK đang sống tự do và họ quyết liệt bảo về quyền lợi của họ.

JL, Hồng Kông

 

 

 

18 thoughts on “Mô hình… Hồng Kông?

  1. Tôi hy vọng sẽ được đọc một bài của JL mà trong đó vị giáo sư này phân tích:

    1/ tại sao chế độ đang cầm quyền tại VN không chịu thi hành nhữ điều khôn ngoan và lợi ích mà ông ta đã vạch ra cho họ thấy,

    2/ những điều kiện kinh tế, xã hội hay chính trị nào sẽ ép buộc họ làm những điều họ không muốn làm nói trên,

    3/ và cuối cùng là “nguy cơ” sụp đổ chế độ, nếu họ cố gắng cưỡng lại các điều kiện đó…

    Một bài phân tích như vậy có lẽ sẽ hấp dẫn…

  2. Dẹp bớt sự kiểm soát của chính quyền, dẹp bớt ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản . Ý kiến được đấy .

    Có câu ngạn ngữ “Được đàng chân, nó lấn lên đàng đầu”.

  3. Gợi ý của tác giả đáng cân nhắc và suy xét.
    -cho Dân tộc VN ?
    -hay cho giới cầm quyền vn mang danh nghĩa Cộng Sản?
    *
    VN hiện nay chưa các tổ chức xã hội dân sự theo đúng nghĩa của nó. Mà chỉ có tổ chức mang danh như thế – nhưng thuộc đảng, đoàn do nhà nước (của đảng csvn) tổ chức, chi phối và cầm cân nẩy mưc.
    Quyền làm người của người Dân chưa được tôn trọng mà thậm chí còn bị các cơ quan công quyền (đặc biệt công an phối hợp với xã hội đen) đàn áp và hạn chế. Nói gì đến các quyền sỡ hữu cá nhân, tự do ngôn luận, thành lập và hoạt động hiệp hội…Tiếng nói, góp ý của người Dân trong tham gia xây dựng một xã hội công bằng, một nền giáo dục nhân bản và phát triển hoàn toàn bị giới cầm quyền từ chối, gạt bỏ…đến mức gán ghét vào các tội “phản động” để bỏ tù không nương tay !

    Vậy chỉ còn các tổ chức XHDS của các cộng đồng của người gốc Việt tại hải ngoại nặng lòng với Đất Nước.

  4. HK’s ICAC is a familiar entity to many Vietnamese due to the popularity of many Hong Kong drama series that have been pirated and translated into Vietnamese, along with more traditional Hong Kong and Taiwanese Kung Fu films in South Vietnam before 1975, and of course videos of Kung Fu, Triad (xa hoi den or Black Society) and Chinese History drama genres from Hong Kong and China after VN’s doi moi. Taiwan’s film and drama series have for some reasons, faded away silently. And I don’t think it’s for political reasons. Taiwan’s film industry has simply collapsed and there have been scarcely few good Taiwanese movies in the past 30 years or so. One of the jokes among Vietnamese nationalists is that many Vietnamese youth are now more knowledgeable about Chinese history than Vietnamese due also to the influence of Hong Kong and Chinese mainland drama series. Politics and nationalism aside, Chinese films and drama series are more attractive to Vietnamese youth than Vietnamese films of the same genre(s).

  5. Hi Jonathan London
    Đọc các bài của Jonathan London trên trang này, tôi hình dung thấy một Jonathan London như là tổng hợp của các nhà kinh tế học, xã hội học, chính trị học. Dường như khao khát được làm một điều gì đấy có ích cho dân tộc Việt Nam chúng tôi đã đẩy tư duy của Jonathan London theo hướng tư biện, lấn át sự tỉnh táo trong khi Jonathan London đặt ra và giải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến tới Việt Nam. Như trong bài này, Jonathan London đưa ra một số kết luận có tốt có xấu về Hồng Kông, rồi coi đó là “mô hình” đáng chú ý cho Việt Nam. Dù chỉ là “đáng chú ý” thì vấn đề vẫn có những định tính cần phải xem xét. Jonathan London từng viết rằng ông đọc Karl Marx nhiều hơn các đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng qua bài này, tôi nghi ngờ điều Jonathan London đã nói. Vì đọc nhiều chưa đủ, mọi sự đọc chỉ có giá trị khi người ta hiểu điều đã đọc, nếu hiểu về lý thuyết thì còn có thể sử dụng để phân tích một vấn đề nào đó. Như với Hồng Kông, nếu chỉ xem xét thành phố này trong hiện tại, bỏ qua lịch sử hình thành của nó, sẽ rất dễ hiểu lầm, nếu không nói là hiểu sai tính chất của xã hội Hồng Kông trong quá khứ và hiện tại. Ví dụ: khi Jonathan London viết: “chính chế độ pháp quyền và trong xã hội có luật sư hành nghề tự do đã cứu mạng của chính Hồ Chí Minh ngày xưa” thì Jonathan London lại bỏ qua một điều rất quan trọng là: chính chế độ pháp quyền ấy đã đưa Hồ Chí Minh vào tù! Về Hồng Kông, không ai có thể phủ nhận được sự phát triển của thành phố này, nhưng không có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào trên thế giới có thể coi đó là “mô hình” để noi theo, vì chẳng quốc gia hay vùng lãnh thổ nào từng có hàng trăm năm là thuộc địa của Anh, chẳng có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đang tồn tại trong bối cảnh “một nước hai chế độ”, chẳng có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào vừa có thể là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới vừa là một trung tâm tình báo cũng hàng đầu, chẳng có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào có điều kiện kiếm chác trong 30 năm chiến tranh ở Việt Nam như Hồng Kông. Và còn phải kể tới vai trò của Trung Quốc sau khi Hồng Kông trở về với Hoa lục. Jonathan London nên xem xét kỹ hơn để gợi ý cho Việt Nam một mô hình. Rất mong Jonathan London tham khảo thêm từ bài Hồng Kông 15 năm trở về với Trung Quốc: Hiệu ứng từ một chính sách đúng đắn đăng trên tamnhin.net ngày 5.7.2012, xin trích một đoạn: “Trong khung chính sách “một nước hai chế độ”, sau khi trở về với Trung Quốc, chế độ kinh tế, xã hội, đồng tiền, phương thức sinh hoạt của Hồng Kông vẫn được giữ nguyên, luật pháp về cơ bản không thay đổi, Hồng Kông tiếp tục giữ vai trò là một thương cảng tự do, trung tâm thương mại, tài chính quốc tế và duy trì, phát triển quan hệ kinh tế với các nước, vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Ưu thế cạnh tranh độc đáo của Hồng Kông trên toàn cầu cũng chính là được hình thành trên nền tảng chính sách “một nước hai chế độ”. Vì thế, cho dù phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ nhiều thành phố của Trung Quốc và những “con rồng”, “con hổ” xung quanh như Xinhgapo hay Hàn Quốc, Hồng Kông vẫn là điểm đến hấp dẫn không chỉ của dòng vốn đầu tư mà còn của du khách thập phương. Con số hơn 700 công ty, tập đoàn tầm cỡ thế giới đặt trụ sở ở Hồng Kông, và lượt khách du lịch tới đây gấp gần 7 lần dân số đã nói lên điều này. Bên cạnh đó, từ khi trở về với Trung Quốc, Hồng Kông luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền trung ương. Vào mỗi thời khắc then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hồng Kông, Bắc Kinh đều đưa ra chính sách cụ thể ủng hộ, tiếp sức sống mới cho Hồng Kông. Nhìn lại 15 năm qua, đặc biệt là từ năm 2003 tới nay, Chính phủ Trung Quốc đã có rất nhiều chính sách mạnh mẽ hỗ trợ Hồng Kông với phạm vi rộng từ việc mở cửa du lịch cá nhân tới Hồng Kông cho người dân Trung Quốc, ký kết Thỏa thuận xây dựng quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ hơn giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục (CEPA), cho phép các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, thúc đẩy hợp tác Hồng Kông – Quảng Đông, hợp tác khu vực kinh tế tam giác sông Chu Giang mở rộng.
    Nhờ sự trợ giúp thiết thực đó, trong 8 năm 2004-2008, tăng trưởng kinh tế trung bình năm của Hồng Kông đạt 5%, cao gần gấp 2 lần so với các nền kinh tế phát triển khác. Sau “cơn sóng thần tài chính thế giới” năm 2008, Hồng Kông chỉ mất hơn một năm để thoát khỏi đáy khủng hoảng, kinh tế phục hồi mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục, với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5/2012 chỉ là 1,4%, tương đương 123.400 người, năng lực ứng phó với rủi ro kinh tế và đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Cộng thêm việc có được môi trường kinh doanh mang lại hiệu quả tốt cho các nhà đầu tư, chính quyền hoạt động hữu hiệu, thể chế pháp luật hoàn thiện, thông tin công khai, minh bạch, mở cửa cạnh tranh công bằng, cơ sở hạ tầng về thông tin, giao thông, mạng lưới tài chính phát triển, Hồng Kông đang ngày càng có điều kiện thuận lợi để biến rủi ro thành cơ hội, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình”.
    Với một số người đã gửi comment vào bài này của Jonathan London thì tôi cho qua. Khi không đưa ra được cái gì mới hơn những người chống cộng thì có lẽ họ không nên tham gia vào các sinh hoạt tri thức.

    • Thanks Anh Bình Minh, tôi sẽ đọc kỹ và trả lời sau…

    • “Đọc các bài của Jonathan London trên trang này, tôi hình dung thấy một Jonathan London như là tổng hợp của các nhà kinh tế học, xã hội học, chính trị học.”
      Đúng vậy. Bằng tiến sĩ của tôi là trong ngành xã hội học, chuyên về chính trị kinh tế học và sự phat triên…về cáo buộc “hướng tư biện, lấn át sự tỉnh táo” thì có lễ… có lễ không…
      Như trong bài này, Jonathan London đưa ra một số kết luận có tốt có xấu về Hồng Kông, rồi coi đó là “mô hình” đáng chú ý cho Việt Nam.
      Nếu đọc kỹ bạn sẽ thấy tôi có dấu hỏi (?) ơ cuối câu… chắc chắn Hông Kông rất khó là mô hình cho bất cứ nước nào vì những đặc trung của lãng thổ này

      Như với Hồng Kông, nếu chỉ xem xét thành phố này trong hiện tại, bỏ qua lịch sử hình thành của nó, sẽ rất dễ hiểu lầm, nếu không nói là hiểu sai tính chất của xã hội Hồng Kông trong quá khứ và hiện tại.

      Nếu đọc kỹ bạn sẽ thấy tôi có khẳng định HK là san phảm của Anh đề quốc

      Ví dụ: khi Jonathan London viết: “chính chế độ pháp quyền và trong xã hội có luật sư hành nghề tự do đã cứu mạng của chính Hồ Chí Minh ngày xưa” thì Jonathan London lại bỏ qua một điều rất quan trọng là: chính chế độ pháp quyền ấy đã đưa Hồ Chí Minh vào tù!

      Đúng rồi… thế nhưng cái gọi là “procedural justice” vẫn còn và điều đó đã cứu Hồ Chí Minh. Khi mới bị bắt Pháp đã giả định sẽ được từ nhân này nhưng không được. Xin cho Bình Minh biết tôi chẳng muốn nói lãng mạn về một chế độ thuộc địa đâu, chỉ nêu một chuyện thứ vị và một sự khắc biệt giữa VN và HK xưa và nay, bạn ạ!

      Về Hồng Kông, không ai có thể phủ nhận được sự phát triển của thành phố này, nhưng không có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào trên thế giới có thể coi đó là “mô hình” để noi theo, vì chẳng quốc gia hay vùng lãnh thổ nào từng có hàng trăm năm là thuộc địa của Anh, chẳng có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đang tồn tại trong bối cảnh “một nước hai chế độ”, chẳng có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào vừa có thể là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới vừa là một trung tâm tình báo cũng hàng đầu, chẳng có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào có điều kiện kiếm chác trong 30 năm chiến tranh ở Việt Nam như Hồng Kông.

      Hoàn toàn đồng ý. Khi viết mô hinh tôi viết một cách kiểu kích

      Và còn phải kể tới vai trò của Trung Quốc sau khi Hồng Kông trở về với Hoa lục. Jonathan London nên xem xét kỹ hơn để gợi ý cho Việt Nam một mô hình.
      Rất mong Jonathan London tham khảo thêm từ bài Hồng Kông 15 năm trở về với Trung Quốc: Hiệu ứng từ một chính sách đúng đắn đăng trên tamnhin.net ngày 5.7.2012, xin trích một đoạn: …..Nhìn lại 15 năm qua, đặc biệt là từ năm 2003 tới nay, Chính phủ Trung Quốc đã có rất nhiều chính sách mạnh mẽ hỗ trợ Hồng Kông … Hồng Kông đang ngày càng có điều kiện thuận lợi để biến rủi ro thành cơ hội, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình”.

      Về những câu trích của bạn tôi không bác bỏ … Tôi không phải lài người cực đoàn, cho rằng cái gì TQ làm đều xấu. Thế nhưng nếu bạn nghiên cứu sâu hơn sẽ thấy quan hệ giữa HK và Hòa lực thì cũng có nhiều mặt phực tập của nó. Về cở bản mẫu thuận giữa những chính sách tại HK của TQ và khát vọng dân chủ của dân chúng HK.”

      Về những “người chống cộng” thì tôi sẽ cố gắng đánh giá đống gốp của mọi bình luận… phải nói là việc này tốn thời gian và nhiều khi toi chỉ approve all… Cảm ơn bạn!

      • Tôi mới chỉ theo dõi hai bài đã thấy nổi lên đôi điều:
        -tác giả học thức cao, bao biện nhiều ngành… (đã được chính tác giả xác nhận)
        -nhưng lại “thiếu tỉnh trí” -chữ của một phản hồi. Tôi không cho là như thế mà chỉ nghĩ tác giả chưa nắm vững tình hình thực tiễn của VN hiện tại. Nên “gợi ý” với tác giã – với mong mỏi sẽ thực sự được học hỏi nhiều hơn (một độc giả khác cũng có thiện ý học hỏi và cũng đã đề nghị với tác giả…);
        -một độc giả, đôi lần đầu tỏ vẻ thông thái và cách viết lại tỏ vẻ dạy dỗ tác giả – tôi cũng tạm cho là được nếu thực sự “trao đổi giữa độc giả và tác giả” là một “sinh hoạt tri thức”. Nhưng sao lại có thái độ coi thường các độc giả khác và cho là “chống cộng” nên bỏ qua …
        -tác giả có hiểu lời lẽ trịch thượng – chống cộng nên bỏ qua – chăng ? mà đã vội “chấp thuận tất cả “?
        *
        Nếu quả thật vào Trang Xin Lỗi Ông
        -để dạy dỗ tác giả hay được tác giả chấp nhận tất cả (nghĩa là không phản biện)
        -thì phải chăng Trang này là lớp học của bậc Trung Học Phổ Thông ?
        *
        Đọc được hai bài của tác giả, tôi tự nghĩ “mình có thể trao đổi để được học hỏi thêm” đây.
        Không ngờ lại gặp một người vô danh lên mặt dạy đời với lời lẽ bênh vực Tàu Cộng và một tác giả chưa thực sự xác minh xu hướng xã hội – chính trị của mình thì sao ???

        Tác giả có toàn quyền không hoặc phản hồi ý kiến này.
        Còn cái ông dạy đời thì tôi cũng…bỏ qua dù ông ấy có phản biện.

        Chân thành.

        • Chào ông bagan3 (ba gàn?)
          Nick bagan3 của ông có hữu danh đâu mà chê người khác vô danh. Người có nick BM trao đổi với Mr JL rất nhã nhặn “Jonathan London nên xem xét kỹ hơn để gợi ý cho Việt Nam một mô hình. Rất mong Jonathan London tham khảo thêm từ bài Hồng Kông 15 năm trở về với Trung Quốc: Hiệu ứng từ một chính sách đúng đắn” đâu có thấy câu chữ nào dạy đời. Tôi phải cố gắng lắm mới đọc hết, mới hiểu được còm loằng ngoằng của bagan3. Viết như thế mà tham gia trao đổi tri thức thì hơi lãng phí đấy ông ơi!

        • Toi xin nhan manh quan diem “chống cộng” la toi khong phan biet… muon chong cai gi thi deu duoc… mot nguyen tac co the dong y la muon thao luan hay chong cai gi thi nen co ly luan on …de dam bao chat luong cua nhung thao luan… cam on ban.

    • BM viết:

      “Ví dụ: khi Jonathan London viết: “chính chế độ pháp quyền và trong xã hội có luật sư hành nghề tự do đã cứu mạng của chính Hồ Chí Minh ngày xưa” thì Jonathan London lại bỏ qua một điều rất quan trọng là: chính chế độ pháp quyền ấy đã đưa Hồ Chí Minh vào tù!”

      Một chế độ pháp quyền không phải là một chế độ hoàn hảo, lúc nào cũng có những quyết định đúng đắn. Chế độ pháp quyền được xây dựng trên tiền đề là nó sẽ vấp phải những sai lầm nghiêm trọng, đưa đến sự bất công trong xã hội. Do vậy nên chế độ này cho phép luật sư hành nghề tự do để vạch ra những sai lầm khả đoán nói trên, giúp chế độ khắc phục những điều đáng tiếc không phải lúc nào cũng có thể tránh được đó.

      Việc một luật sư đã có thể cứu mạng HCM cho thấy chế độ pháp quyền tại HK thời đó đã vận hành đúng theo nguyên tắc của nó.

    • Qua bài viết của Ông London và thông tin đóng góp của Bác Bình Minh , tôi thấy có nhiều ý kiến giống nhau lắm , đó là sự phát triển kinh tế mạnh của HK , vì sao HK vẫn giữ được sự phát triển kinh tế tốt như vậy , có phải là nhờ vào hệ thống pháp quyền độc lập với Trung quốc ? vậy thì hệ thống pháp quyền này đã đem lại lợi ích kinh tế , xã hội cho HK để HK vẫn tiếp tục phát triển cho dù sau khi thống nhất với Đại lục.  
      Đây là những điểm chính mà tôi thấy Ông London đưa ra có thể đề nghị áp dụng được cho VN vốn đã có sự độc lập của nó ,mà không phải phụ thuộc vào quốc gia nào khác ? những gì mà HK đã làm được mà tại sao VN vẫn không làm được ? Đây là yếu tố chính bài viết của Ông London đáng cho tất cả chúng ta suy gẫm và nhất là cho Đảng cầm quyền VN hiện nay .

  6. Xin được hồi âm hai vị.

    -Con Báo : bagan3 là nick name trên mạng cũng như Con Báo. Tôi đã viết đọc hai bài – nay viết thêm cho rõ “Hướng về…” và “Mô hình…”. Con Báo chắc chưa đọc kỹ bài đầu người vô danh viết nên đã trách rồi từ đó mà chê lối viết của tôi : đây là thái độ không đứng đắn trong trao đổi bình thường – nói chi đến trao đổi tri thức.
    Tôi dùng chữ người vô danh mà ai cũng biết là ai thì có phải là vô danh hay không !
    -Ông London: Chữ “chống cộng” là chữ của người “vô danh” dùng và nêu trước không phải chữ tác giả dùng nên xin hiểu tôi là tôi không có thắc mắc gì với ông điều này.
    Vả lại – thảo luận thì phải dùng lý rồi các đối tác cùng luận. Tôi và ông chưa thảo luận thì viện các lý lẽ gì “để đảm bảo chất lượng” ông ơi ?

    Cũng nhân dịp này cá nhân tôi hiểu ông nhiều hơn. Cám ơn ông.

    • Bác bagan3 ơi
      Thú thật là đọc mấy cái còm của bác, tôi rất cố gắng mà vẫn không hiểu nội dung bác viết là cái gì. Con Báo bảo là loằng ngoằng cũng không sai đâu bác ạ. Tri thức hay không, không chỉ thể hiện ở nội dung viết, mà còn thể hiện ở cách trình bày, cụ thể là lập luận, câu cú, chính tả, ngữ pháp. Qua hai cái còm bác gửi vào đây, tôi nghĩ bác nên rèn rũa thêm về lập luận, câu cú, chính tả, ngữ pháp rồi hãy tham gia bàn bạc.

      • Gởi bạn Trần Hồng
        Xin đừng lằng nhằng về cách viết (style) : không phải là chủ đích ở đây. Mà là trao đổi và học hỏi chủ nhà là ông London. Ông đã đưa ra chủ kiến khi chọn tên Trang là “Excuse me” ! (Anh ngữ khi dùng từ ngữ này mang ý gì – chắc mọi người đều hiểu)
        Đôi độc giả đã xin ông quảng diễn thêm. Lại thêm góp ý mới của Nam Quan rất hay chưa được tác giả hồi đáp. Chúng ta mong đợi những bài viết tiếp của London.
        Thân mến.

  7. Tôi rất cảm động khi được biết JL “khao khát được làm một điều gì đấy có ích cho dân tộc Việt Nam chúng tôi” và đã nêu lên những ý kiến có tiềm năng thực sự. Dĩ nhiên tôi không tin JL “tư biện, lấn át sự tỉnh táo”, ngược lại những gì JL viết là dữ kiện, quan sát về Hồng Kông rất dễ kiểm chứng, JL vẫn bình tỉnh đàm luận sau khi được nhắc nhở có tính đả kích, đây không là trạng thái tỉnh táo thì là gì?

    Cảm động là vì

    1) JL không là người Việt Nam lại có một tình cảm ân ái và đóng góp ý kiến tích cực cho sự phát triển lợi ích cho dân tộc Việt Nam.

    2) Sau khi được độc lập “tự do” qua nhiều thế hệ nhiều lãnh đạo VN cũng phải khao khát như vậy tiếc là tư duy và chính sách thiếu hiện thực nên cho đến nay chỉ nhóm nhỏ của dân tộc Việt Nam hưởng lợi ích sau gần 40 năm. Thế nên những ý kiến có tiềm năng thực sự cho cả dân tộc Việt Nam của JL vô cùng quý báo.

    Về Hồng Kông là mô hình hay không mô hình tôi xin bàn thế này:

    Nếu chỉ nhìn “Hồng Kông” như một “quốc gia” nhỏ hoặc một khu vực địa lý thì nó quá tổng quát. Nếu dựa vào một khái niệm tổng quát đưa ra lý do tổng quát như địa lý, lịch sử, cơ hội quá khứ v.v… để rồi kết luận “không thể” cũng có lý nhưng không hoàn toàn thuyết phục. Nếu đã tự nhận là sinh hoạt trí thức thì phải phân tích chi tiếc, xa hơn nữa nếu tham gia nghiên cứu để tìm giải pháp cho Việt Nam và chữ “không thể” là động cơ thúc đẩy tiến triển chứ không phải lý do để khuyến khích ai hoặc tự dừng bước.

    Hãy tóm tắt JL đã nêu, những gì Hồng Kông đang có và đưa đến kết quả tốt thì vì sao không thể dùng làm mô hình để xây dựng? những gì xấu thì sao không dùng làm mô hình nghiên cứu để tránh?

    1. Quyền chính trị
    – Chích quyền tôn trọng trách nhiệm
    – Chế độ pháp quyền

    2. Quản lý kinh tế
    – Quản lý và điều tiết kinh tế minh bạch
    – Có “Ủy Ban Độc Lập Chống Tham Nhũng” (và chế độ pháp quyền nêu trên)

    3. Dịch vụ xã hội
    – Tổ chức tôn giáo có quyền tham gia trong dịch y tế và giáo dục, nhẹ đi phần gánh nặng cho nhà nước
    – Tệ nạn dân cư do hậu quả nhà nước buôn đất
    – Có bệnh viện, công viên, thư viện, giao thông đều tốt

    4. Xã hội
    – Vấn đề nhân quyền của người dân, người dân ý thức được quyền lợi của họ và đòi hỏi chính phủ phải thỏa mãn chúng
    – Người dân có quyên phản đối sự thống trị độc đoán độc đảng của chính quyền Hoa lục
    – Dân có thể thành lập tổ chức hay đảng phái chính trị hoàn toàn độc lập
    – Có tự do ngôn luận thật sự, có tự do báo chí

    Không một điểm tích cực nào đòi hỏi điều kiện tiên quyết về lịch sử, địa thế v.v… Hồng Kông do sự kiên 200 năm lịch sử có hóa trình phát triển riêng của Hồng Kông để có được một thể chế xã hội ngày nay, Việt Nam nếu có kế hoạch đúng đắn vẫn có thể đạt được mục đích không cần 200 năm.

    Thử hỏi, nếu Chính phủ Việt Nam áp dụng “mô hình” nêu trên riêng cho một thành phố nhỏ và nghèo nhất Việt Nam kết quả sẽ thế nào sau 2 năm, 5 năm, 10 năm? Thành phố sẽ vẫn nghèo nhất? Sẽ không có người tìm cách di cư vào? Đời sống sẽ khó khăng hơn?
    Tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức sẽ gia tăng? v.v…

Comments are closed.