Tự do

Trong lúc Việt Nam chuẩn bị đón mừng ngày 2 tháng 9, tôi xin tiếp tục bàn về ý nghĩa của ba lý tưởng: Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc. Tìm hiểu về ý nghĩa của cả ba lý tưởng nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Vào ngày 2 tháng 9 tôi sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa những lý tưởng này với quan điểm cho rằng Việt Nam cần có một cuộc cải cách sâu rộng, thậm chí một diễn biến hòa bình do dân và vì dân Việt Nam, xuất phát từ những nỗ lực từ ngoài và trong bộ máy, từ trong và ngoài đảng cầm quyền.

Trong bài trước, tôi đã nêu rõ, độc lập quốc gia liên quan trực tiếp đến khái niệm uy quyền tối cao của một nhà nước. Tôi phân tích uy quyền chính đáng của bất cứ nhà nước nào phụ thuộc vào sự ưng thuận của nhân dân nước đó. Continue reading

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Trong những ngày qua tôi đã dành nhiều thời gian để đối thoại với nhiều người, đặc biệt những người không đồng tình với giả định Việt Nam cần có những cải cách thể chế cơ bản. Dù hơi mệt, đến bây giờ tôi chưa nghĩ việc ra sức như thế là mất công hay lãng phí. Vẫn coi nó là một cách đầu tư trong tương lai của Việt Nam. Một cách để kích thích những thảo luận cần có nếu Viêt Nam muốn thoát khỏi tình trạng đối phó hiện nay.

Xin cho các bạn biết, hôm nay tôi đã dự định cho đăng một đối thoại rất dài giữa tôi và một bạn đọc. Trong đối thoại có rất nhiều từ xấu. “Chúng tôi chằng cần một kẻ nước ngoài…” v.v. Thậm chí có người bảo là sẽ gặp tôi “trên chiến trường.” (Muốn đọc mời bạn xêm những bình luận ở đây).

Thay vì cứ tiếp tục tranh cãi với những người này,  tôi muốn đề cập 3 lý tưởng quý giá Continue reading

Gửi bạn đọc

Thưa bạn đọc,

Khi tôi quyết định lập một trang blog cách đây chưa đầy bốn tháng, tôi chẳng biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Tôi không biết sẽ viết nhiều hay ít. Ban đầu, tôi chỉ có ý định chia sẻ một số ý tưởng, trình bày và thảo luận một số chủ đề nghiên cứu mà tôi và những nhà khoa học xã hội khác đang thực hiện tại Việt Nam.

Tôi cũng sẵn sàng thừa nhận rằng những bài viết đầu tiên trên trang này không được thành công cho lắm. Thậm chí, những bài viết đó đã biến thành một sự khủng hoảng cho cá nhân tôi vì những gì tôi đã viết về cờ đỏ và cờ vàng chỉ làm nhiều người ở hai bên tức giận.Ở đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các bạn đọc và chia sẻ một số ý tưởng của tôi về tình hình chính trị xã hội.

Về lời cảm ơn

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã phê bình tôi một cách nghiêm túc và hơn cả nghiêm túc. Tôi không thích lắm khi phải đọc những câu láo lếu, phi lý. Viết cho độc giả đại chúng thì phải mặt dày chứ, thế nhưng, trong những ngày tôi đề cập đến vấn đề cờ Việt Nam, tôi đã bị sốc vì đó là lần đầu tiên tôi bị ném đá hội đồng; bị chụp cho cái mũ “cộng sản” và “phản động” trong vòng một tiếng đồng hồ và qua đó cũng đã học được rất nhiều từ mới, thành ngữ mới, chẳng hạn như “ngu chết mẹ”, v.v. Tôi ngẫm ra rằng mình phải thật thận trọng khi đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như thế này.

Đau khổ nhất trong những ngày đầu đó là cảm giác đã làm cho nhiều người buồn. Khó chịu nhất là có nhiều người đã phán ngay tôi là người như thế nào dù chưa biết đầy đủ về những quan điểm của tôi, những kinh nghiệm của tôi cũng như bản chất con người tôi. Thế nhưng, quan trọng hơn cả là từ khi tôi viết blog gây tranh cãi này, tôi đã biết nhiều hơn (rất nhiều) nhờ những cuộc trao đổi với các bạn ở mọi phía.

Như nhiều bạn, tôi đã chán ngấy chuyện những lá cờ. Tôi vẫn ngại kết bạn trên Facebook với những người tự cuốn mình vào trong lá cờ. Kết luận tạm thời của tôi là cuộc tranh luận về quốc kì chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tư duy người Việt. Việt Nam vẫn còn đó nhiều vấn đề cấp bách mà chỉ có thể giải quyết được qua một quá trình hòa giải. Gần đây tôi có thảo luận với một số người ở mọi phía, kể cả ở Việt Nam và hải ngoại về vấn đề này. Làm sao để Việt Nam có thể có một quá trình hòa giải thực sự? Phải có những yếu tố nào? Phải hòa giải như thế nào? Phải xuất phát từ đâu? Nên học tập kinh nghiệm của những nước nào? Nam Phi hay Đài Loan?

Những vấn đề này chúng ta có thể bàn sau, ở Việt Nam và ở các nước khác có người Việt Nam sinh sống.

Diễn biến của blog này

Sau một thời gian, những bài viết của tôi đã thu hút sự chú ý của khá nhiều người, trong đó có cả những người từ chính quyền Việt Nam. Đặc biệt, có hai cá nhân – chưa rõ họ là ai (bị coi là DLV) – rất quan tâm đến các bài viết của tôi. Nhiều khi họ phê bình tôi vì có những bài viết chủ yếu nêu lên chính kiến chứ không phải là nghiên cứu khoa học. Những người này có phần đúng khi nói một số khẳng định của tôi thiếu cơ sở về mặt bằng chứng. Tôi lại phải thừa nhận đó là một vấn đề. Nhưng, như mọi người đã biết, đây là một vấn đề chung chứ không phải là của riêng tôi. Khi khẳng định, chẳng hạn, dân Việt Nam muốn cái gì, thì làm sao mà có số liệu tin cậy để đánh giá?

Tôi đã mấy lần cố gắng giải thích blog của tôi không chỉ đơn thuần là nơi chia sẻ nghiên cứu vì tôi muốn có độc giả đại chúng. Nếu chỉ hoặc chủ yếu trình bày nghiên cứu thì chẳng có ai đọc đâu, đơn giản vì đại đa số những bài nghiên cứu là “chán chết mẹ” (Xin lỗi mẹ yêu của con!). Như vậy, tôi vẫn sẽ chia sẻ những bài nghiên cứu của tôi về Việt Nam ở trang “tác phẩm chọn lọc” cho những ai muốn tham khảo.

Đến bây giờ tôi vẫn đang tìm cách tốt nhất để có nội dung phù hợp với nhiều nguời mà đồng thời vẫn có chất lượng về phân tích và lý luận. Làm được việc đó không hề đơn giản, ai cũng có thể nói là không thể làm được. Khi viết bất cứ cái gì phải biết độc giả của mình là ai, mục đích để làm gì. Có lẽ tôi chưa thể trả lời được câu hỏi này. Tạm thời, tôi chỉ có ý muốn chia sẻ những nhận định chung và nếu ai muốn đi sâu hơn thì chúng ta có thể thảo luận bằng một cách nào đó. Đồng thời, tôi sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu khoa học xã hội về những vấn đề nổi bật của Việt Nam. Những ai quan tâm hãy lên link nghiên cứu trên.

Dù những bạn đồng tình với đường lối hiện nay chưa đồng ý với tất cả ý kiến của tôi và nhiều khi phủ nhận những kết luận của tôi, tôi vẫn cảm ơn việc họ cố gắng trao đổi một cách bình thường.

Có nên cho ông Tây này vào danh sách đen?

Khoan đã, cứ trao đổi thêm xem thế nào…Trong những ngày vừa qua các bạn bảo vệ đường lối của Đảng hiếm khi bình luận, có lẽ họ nghĩ rằng tôi đã trở thành “thế lực thù địch”. Nhưng đó là một quan điểm sai lầm. Ở đây tôi xin nhắc lại những tình cảm tôi đã chia sẻ từ trước:

Tôi không phải là người chống Đảng Cộng sản Việt Nam, mà là người hy vọng ĐCSVN là ĐCS đầu tiên trong lịch sử thế giới tự cải cách mình, làm cho chế độ hoạt động hiệu quả, minh bạch, dân chủ hơn, đa nguyên hơn, có trách nghiệm giải trình hơn nhằm bảo đảm những nguyên tắc đã có trong hiến pháp từ lâu đời (dù tôi thấy hiến pháp 1946 là hay nhất từ trước đến giờ) và tôn trọng những điều đã cam kết với quốc tế.

Vâng, cá nhân tôi cho rằngViệt Nam cần một quá trình diễn biến hòa bình do chính người Việt Nam tạo ra. Để làm được như vậy, các thành phần của xã hội Việt Nam phải có khả năng nói chuyện và trao đổi một cách thẳng thắn, trên tinh thần cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Muốn có một xã hội dân chủ hơn thì tốt hơn hết là nên rũ bỏnhững hận thù và ràng buộc chính trị. Toàn dân nên tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị một cách ôn hòa và văn minh như ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Nhiều bạn phản bác rằng đó là điều không thể vì sự khác biệt về văn hóa. Ồ không, vấn đề không phải là văn hóa. Đó chỉ là lời ngụy biện cho sự thiếu hiểu biết về chính trị của các bạn thôi.

Trong những tuần tới, tôi sẽ cố gắng viết những bài thu hút sự chú ý và tham gia của những người làm trong bộ máy của đảng-nhà nước. Ai muốn đề nghị chủ đề tôi sẵn sàng lắng nghe.

Từ những kinh nghiệm trực tiếp, tôi biết rằng còn rất nhiều người tốt và có đầu óc cải cách trong chính quyền. Vấn đề là họ chưa tìm ra một lộ trình để hành động một cách mạnh mẽ, có lẽ vì họ sợ bị trừng phạt, v.v. NHƯNG, tôi tin rằng những người này sẽ hành động và đó có thể là một yếu tố quyết định nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay. Tôi biết quan điểm này không phổ biến với tất cả bạn đọc và nhiều người cho rằng tôi quá lạc quan.

Những blogger trẻ ở Thủ đô

Có hai vấn đề nữa xin bàn thêm. Một là phản ứng của tôi với việc các blogger trẻ ở Hà Nội bị đàn áp. Tôi rất thất vọng về động thái này. Như đã viết trước đây, tôi có làm quen và gặp gỡ một số thanh niên trong nhóm đang bị đàn áp và tôi rất ấn tượng với họ. Hình như bây giờ ở Việt Nam, ai mà có đầu óc độc lập dù là đảng viên hay không đều biết Việt Nam rất cần những cải cách thể chế sâu rộng. Ngoài ra, những thanh niên này rất quan tâm đến những vấn đề chính trị-xã hội.

Họ đâu phải là “thế lực thù địch” mà là những thanh niên yêu nước chứ! Đã bao nhiêu lần Việt Nam đánh mất cơ hội để phát triển những mối quan hệ quốc tế vì các hành động đàn áp? Ngaysau khi tôi biết những người này bị đánh đập như súc vật, tôi vô cùng buồn.

Chính vì thế, vừa qua tôi đã gửi một bức thư trực tiếp cho Ngoại trưởng John Kerry để bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động này. Trong bức thư, tôi đã trình bày sự phẫn nộ của mình về việc chiến dịch đàn áp đã bắt đầu ngay trong những ngày mà Chủ tịch Sang có mặt tại Washington và có những cuộc tiếp xúc thân mật với Tổng thống Obama và cả John Kerry nữa. Sau đó, chiến dịch đàn áp đã được tăng cường và tiếp tục diễn ra ngay trong những ngày Phó thủ tướng Phúc có mặt ở Hoa Kỳ để để thúc đẩy một mối “quan hệ toàn diện”. Ngoài một danh sách của những người ký Tuyên bố 258 (thông tin công khai mà) ra, tôi có viết:

“Là một công dân Mỹ, tôi mong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý đến những diễn biến đáng quan ngại này và thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ phản ứng một cách thích hợp. Có rất nhiều người bạn của Việt Nam mong mỏi được thấy đất nước tiến tới một xã hội nhân văn hơn mà trong đó nhân quyền được tôn trọng. Không may là, những diễn biến gần đây lại cho thấy chiều hướng ngược lại. Cảm ơn ngài đã xem xét những thông tin kèm theo. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với ngài về bất cứ khía cạnh nào của vấn đề này vào một dịp phù hợp.”

Sáng nay họ có trả lời là đã nhận được thông điệp và gửi lời cảm ơn. Xin chia sẻ, đây là lần đầu tiên trong đời tôi trao đổi với Chính phủ Mỹ về những vấn đề có liên quan đến Việt Nam.

Chuyện trả lời thanh niên nghiêm túc và những người tương tự

Thưa các bạn, có nhiều người thắc mắc là sao tôi lại dành thời gian để trả lời những lời phê bình nhảm nhí. Câu trả lời của tôi là NÊN thảo luận với những người như thế nhằm phản bác những luận điểm vớ vẩn, vì nếu không ai lên tiếng giải thích rõ thì những gì họ nói, nói nữa, nói mãi sẽ làm bệnh ngu dân ngày càng trầm trọng hơn.

Giống như chuyện của một con ếch (ở đây tôi không nói láo về NTD đâu, không phải ai cũng ưa ai, nhưng không nên mạt sát nhau), khi bỏ con ếch vào trong nước nóng nó sẽ nhảy ra ngay, còn khi bỏ nó vào trong nước rồi mới đun sôi thì nó sẽ bị nấu chín từ từ.

Dù có dành ra một chút thời gian, tôi coi đó là một cách đầu tư vào tương lai của Việt Nam. Nhưng khi tôi trả lời những tố cáo phi lí, ít nhất có vài bạn đọc đã có những quan điểm khác khi phản bác lí luận của ông Tây nghiện thuốc lào này.

Hôm nay và ngày mai

Blog này được lập chưa đầy bốn tháng mà đến ngày nay trang đã có rất nhiều lượt xem, chưa kể những bài được đăng lại trong những trang khác. Cảm ơn các bạn!
Trong thời gian tới, tôi sẽ nỗ lực viết những bài hay, hấp dẫn hơn với một tinh thần xây dựng nhất.

Tôi tin rằng trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ có một quá trình hòa giải dân tộc. Và bằng một cách nào đó, người dân của đất nước Việt Nam sẽ tiến tới một tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, thách thức hiện này là làm sao để đẩy nhanh quá trình này.

Tôi hy vọng với những bài nghiên cứu và những bài viết khiêu khích và có tính xây dựng (dù thỉnh thoảng có vài câu hơi lếu láo), tôi có thể đóng góp một phần công sức vào quá trình này. Một lần nữa, xin cảm ơn bạn đọc từ mọi phía. Và một lần nữa, xin các vị lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam có đủ dũng cảm để chấm dứt mọi hành vi đàn áp, qua đó cho phép toàn dân tham gia vào quá trình cải cách.

Có người bạn thân (không phải là người Việt) bảo tôi, muốn phân tích Việt Nam một cách hiệu quả thì phải khắc phục sự duy lý của mình. Bạn này hỏi tôi muốn cái gì và mong đợi điều gì. Tôi không rõ, nhưng rất khó cho tôi để ngồi im lặng. Nếu những gì tôi viết chỉ là ý kiến hời hợt thì ít nhất, qua những trao đổi tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về Việt Nam – Một đất nước tôi sẽ luôn luôn ủng hộ.

Vào năm 1945, Việt Nam đã có cơ hội để xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ và đa nguyên. Nhưng, do những tính toán chính trị mà đất nước đã để vuột mất cơ hội đó. Quốc hội đã bị ĐCSVN vô hiệu hóa và thao túng khiến nó chỉ còn mang tính hình thức. Điều mà đất nước Việt Nam cần bây giờ, theo tôi, là những thể chế chính trị đa nguyên thực chất mà trong đó ĐCS sẽ tham gia như một đối thủ cùng các chính đảng khác. Tất cả sẽ cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng một xã hội phồn thịnh, hòa bình và dân chủ mà tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Có như vậy, Việt Nam mới phát triển mạnh hơn được.

JL

Hỏi đáp: Trả lời nghiêm túc “phản hồi của thanh niên nghiêm túc”

TNNT:       Tôi lần đầu biết tên giáo sư qua bài viết của giáo sư về đất nước tôi trên page Nhật Ký Yêu Nước Mỹ và tôi có đôi điều muốn nói cùng giáo sư.

JL:            Ok. Hỏi đi.

TNNT:       Tôi không biết bài đăng trên page này có nguyên bản như ý giáo sư hay bị ban biên tập nhào nặn. Nếu bài viết bị nhào nặn thì xin giáo sư cứ vả vào mồm ban biên tập, tôi không chịu trách nhiệm đâu ạ.

JL:                        Cảm ơn đã quan tâm.

TNNT:       Giáo sư khoe rằng có đến 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu Việt Nam và vài tháng trước, khi ghé thăm Hà Nội, Giáo sư đã có dịp trò chuyện với một số thanh niên quan tâm sâu sắc đến tương lai của đất nước. “Họ chia sẻ với tôi khát vọng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Những người trẻ này hào hứng với việc khám phá các ý tưởng và cơ hội. Vâng, họ lo lắng cho tình hình đất nước. Nhiều người trong số họ suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận hoặc đã gạt phăng đi”.

JL:           Thưa thanh niên không tên, tôi vẫn giữ quan điểm này.

TNNT:       Thưa Giáo sư, tôi không biết Giáo sư nghiên cứu cái chi ở những thanh niên mà ông hết lời khen ngợi này. Tôi biết một điều, thanh niên Việt Nam chúng tôi thích làm hơn là nói, và đại đa số thanh niên Việt Nam chúng tôi đang thực sự xắn tay xây dựng đất nước.

JL:            Hoàn toàn đồng ý là thanh niên Việt Nam thích làm hơn là nói. Tiếc rằng, hiện nay ở Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng điều kiện cho phép thanh niên của đất nước để góp phần vào việc “xây dựng đất nước”. Thiếu việc làm chất lượng, thiếu lực lượng lao động có năng lực vì nền giáo dục của Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh chủ yếu do những ràng buộc và trở ngại ngay trong bộ máy chứ.

TNNT:       Những ông thánh khoái chém gió cùng Giáo sư hổng phải là điển hình của thanh niên Việt Nam. Giáo sư mà lôi họ ra xem như đại diện cho thanh niên Việt Nam thì giáo sư phạm sai lầm học thuật cơ bản nhất. Tôi có thể nghiên cứu vài thanh niên thích hiếp dâm ở nước giáo sư sau đó phán ngay thanh niên nước giáo sư khoái hiếp dâm được không ạ?

JL:            Xin lỗi bạn. Ở câu này có một số vấn đề xin nêu. Về cơ bản, từ đầu tôi có nói những thanh niên mà tôi đã gặp là đại diên đâu! Luận điểm của bạn có vấn đề rồi.

Trừ những người bị hoàn toàn tẩy não, rất khó có thể đánh giá sự khẳng định của bạn vì chúng ta thiếu số liệu tin cậy. Tôi không có viết họ “hổng” (từ mới đấy!). Tôi chỉ viết những thanh niên tôi đã gặp là “hào hứng với việc khám phá các ý tưởng và cơ hội”, “lo lắng cho tình hình đất nước” và “suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận hoặc đã gạt phăng đi.”

Đương nhiên điển hình của thanh niên Việt Nam hiện nay có nhiều loại. Có những người như bạn bảo vệ đường lối vì nhiều lý do. Có lẽ là bạn thực sự thấy những ý tưởng của chính quyền là những ý tưởng tốt nhất. Hoặc vì trong nền giáo dục của Việt Nam chỉ có dạy đường lối. Có lẽ vì ở góc phố nào ở Việt Nam (kẻ cả ở nông thôn) đều có loa tuyên truyền nên có nhiều bạn thực sự thấy những ý tưởng của chính quyền là đẹp nhất, hay nhất, chuẩn nhất bất chấp nội dung của nó là cái gì. Thực vây, tôi vẫn nhớ ngày mà tôi đã gặp những bạn này trên đường về khách sạn khoảng 4:30 chiều. Loa phát rất ồn ào. Bạn có thích không? Tôi thấy vớ vẩn một chút. Tốt hơn hết là một xã hội mà không có loa ở góc phố.

Theo tôi biết từ kinh nghiệm trực tiếp, cũng có những thanh niên đang làm trong bộ máy hoặc “được nuôi dưỡng” bởi nó, hoặc có cha mẹ làm trong nó mà có đầu óc cải cách, muốn đẩy mạnh cải cách trong sự nghiệp của mình, mà bị hêm hẹp vì sự tổ chức của bộ máy. Không dám nói vì sẽ bị trừng phạt. Số lượng của những người này chắc chắn không có ai nắm được vì chưa có một nghiên cứu cụ thể. Như bạn biết, còn có những người ngoài bộ máy mà, vì nhiều lý do khác nhau không đồng tình với việc có một chế độ độc đảng.

Chúng ta lại chưa biết số lượng của những người này là bao nhiêu vì chưa có ai nghiên cứu một cách khoa học.  Lại còn những thanh niên chẳng bao giờ quan tâm đến chính trị. Ở Việt Nam số này là nhiều chứ. Và còn nhiều lý do khác có quan đến Gangnam Style và các chương trình Hàn Quốc hơn những vấn đề xã hội, kinh tế hay chính trị của đất nước mình.

Để giải quyết vấn đề này một cách ổn thỏa và chuẩn về phương pháp, chúng ta phải nghiên cứu vấn đề một cách khoa học. Nếu được, xin ai tạo điều kiện cho tôi phối hợp với Viện Xã Hội Học của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam cùng thực hiện một điều tra khoa học. Ở Viện có nhiều người giỏi chứ. Tiếc là chẳng có cách thực hiện đâu. Nghiên cứu khoa học xã hội, dù có nhiều người tài, vẫn phải hành động với hạn chế cơ bản. Không chỉ là GS Tương Lai về vấn đề này. Thật đáng tiếc vì nghiên cứu một cách chưa độc lập, rất khó có thể biết điển hình của thanh niên Việt Nam, đặc biết là về chính kiến của họ. Chúng ta biết nhiều về thanh niên Việt Nam chứ. Nhưng về chính kiến còn là một khoảng trống.

TNNT:       GS thắc mắc: “Nhưng làm thế nào, tôi tự hỏi, mà một nhà nước với khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lại gắn liền với một loạt hành vi bạo lực mà chúng ta được chứng kiến trong những ngày gần đây, như việc bố ráp và đàn áp cả về tinh thần lẫn thể xác với những thanh niên này” rồi tự trả lời luôn: “Chiến thuật đàn áp khốc liệt này có phải là cách tốt nhất để giành sự tin tưởng của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế (trừ Trung Quốc) không?”

Tôi xin trả lời GS ngắn gọn: ở đất nước của chúng tôi không có chuyện nhà cầm quyền đàn áp ai cả. Ai vi phạm pháp luật thì pháp luật sờ gáy thôi ạ. Bất kỳ một quốc gia có pháp luật nào cũng thế chứ không riêng Việt Nam. Xin GS vui lòng đưa tên tuổi của một ông thánh “yêu nước bằng mồm” bị xộ khám ra đây, tôi sẽ chỉ cho GS thấy họ phạm pháp chỗ nào. Tôi không hình dung được GS lại thích nghe tin ngồi lê đôi mách, tin đồn lề đường, góc chợ hơn là truyền thông cũng như tiếp xúc với cơ quan chính phủ.

JL:            Bạn đã nghiện ma túy lâu chưa? “Ở đất nước của chúng tôi không có chuyện nhà cầm quyền đàn áp ai cả” là một câu vô cùng nực cười. Có nghĩa là bạn không miêu tả chính xác, hay vì nghiện ma túy hay điên cả bốn. “Ai vi phạm pháp luật thì pháp luật sờ gáy thôi ạ” phản ánh một quan điểm hết sức nguy hiểm và đáng buồn. Ở đây tôi lại buồn vì chỉ thấy ý tưởng của một người không có một chút óc phê phán.

Bạn đã chia sẻ “Ai vi phạm pháp luật thì pháp luật sờ gáy thôi ạ. Bất kỳ một quốc gia có pháp luật nào cũng thế chứ không riêng Việt Nam”. Đúng thế, ở Liên Xô dưới thời Stalin là như vậy. Ở Kampuchea dưới thời Pol Pot cũng vậy. Có nghĩa là pháp luật của nước nào cũng như nhau? Ở Hàn Quốc việc thanh niên bày tò chính kiến của mình một cách ôn hòa là chuyện bình thường. Ở Bắc Triêu Tiên việc thanh niên bày tỏ chính kiến của mình có kết quả là cả 3 thế hệ trong nhà sẽ được đi lao động khổ sai cả đời cũng là bình thường. Vậy bạn nghĩ sao?

Cả hai nước này như nhau thôi hả? Chính việc không khuyến khích thanh niên Việt Nam suy nghĩ một cách độc lập, tìm hiều một cách độc lập dẫn đến chuyện có quá nhiều thanh nhiên đã bị lừa bịp một cách hệ thống. Hy vọng bạn thấy vấn đề trong lý luận của mình và nếu không thì đề nghị bạn tìm hiểu thêm.

Khi bạn viết: “Xin GS vui lòng đưa tên tuổi của một ông thánh “yêu nước bằng mồm” bị xộ khám ra đây, tôi sẽ chỉ cho GS thấy họ phạm pháp chỗ nào” thì cảm ơn bạn, nhưng tôi không cần sự giúp đỡ của bạn. Vì nhiều khi vấn đề ở đây không phải là vi phạm pháp luật mà chính là pháp luật hiện hành. Đối với sự có tội củ hàng triệu người Đức thời Quốc Xã thiêu diết vấn đề có phải là vi phạm pháp luật không? Và vấn đề không phải là tôi thích “nghe tin đồn lề đường”. Thật sự, tôi không thích. Vấn đề là đến bây giờ ở Việt Nam thông tin lấy được từ truyền thông cũng như các cơ quan chính phủ nhiều khi là chưa đủ.

TNNT:       GS nên nhớ để được làm GS, GS đã è cổ ra mà học hành nghiên cứu nhiều năm, cho nên, tôi xin GS cẩn thận với những phát ngôn có tính vu cáo người khác, mà tục ngữ Việt Nam gọi là “ ngậm máu phun người dơ mõm mình”.

JL:            Dạ, GS cảm ơn cháu. Thế nhưng, tôi có vu cáo ai?  Bạn hỏi: “Giáo sư có các bằng chứng thuyết phục nào mà phán: hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam chắc chắn sẽ chẳng cho họ một cơ hội công bằng nào, nhưng cũng biết rằng họ có thể vạch trần thêm bộ mặt đáng xấu hổ của chính quyền Việt Nam”. Xin hỏi: bạn có các bằng chứng thuyết phục nào là tôi sai?

Khi bạn kêu “Việt Nam chúng tôi có nhiều bác Giáo sư đẹp trai hơn giáo sư” thì dù là chuyện có thật đó vẫn là một bình luận cực kỳ ngu xuẩn. Khi bạn kêu “có nhiều bác Giáo sư … trán nhăn nhiều hơn giáo sư thì đã mất béng thanh danh vì kiểu Thầy bói xem voi. Người mù xem voi mà sờ trúng ass con voi thì anh ta phán ngay con voi thối quá. Tôi không dám nghĩ Gs là một anh mù xem voi…” Chưa chắc. Ai nghiên cứu về Việt Nam cũng biết rằng đây là một đất nước rất phức tạp do sự khác biệt lịch sử, xã hội và văn hóa giữa các vùng miền. Tìm hiều về Việt Nam luôn luôn có vấn đề “anh mù xem voi”. Nhà nước Việt Nam cũng vậy. Một số bộ phận thối quá! (giống như một số bộ phận của nhà nước chính tôi!)

TNNT:       “Đã 87 năm kể từ cái chết của Phan Chu Trinh dưới chế độ Pháp thuộc. Ông sẽ nghĩ gì về cách hành xử của Nhà nước Việt Nam hiện nay? Ông sẽ nghĩ gì về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của Việt Nam vào năm 2013?”

Lẽ nào GS dốt sử đến mức không phân biệt nổi chính quyền Pháp thuộc và nhà nước CHXHCN Việt Nam?  Cũng có thể lắm, vì GS chỉ mới biết Việt Nam 20 năm thôi mà.

JL:            Thưa bạn, nếu bạn không thấy sự giống nhau giữa hai chế độ Thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam hiện này đối với những quyền tự do cơ bản thì ai là dốt? Cũng có thể lắm, vì bạn chỉ là thanh niên, nghe cái gì cũng tưởng thật.

TNNT:       Thưa GS, nói gì thì nói, GS chỉ là một ông Tây, Gs không phải người Việt Nam và sống ở đây, xin GS đừng phán xét vớ vẩn : ”Nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?”

JL:            Xin lỗi bạn. Tôi không “chỉ là một ông Tây” mà là một con người thật. Tôi đã có sống ở Việt Nam nhiều năm và nếu điều kiện cho phép tôi rất muốn sống ở Việt Nam trong tương lai. Nhưng, nếu bạn nghĩ là “Nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?” là câu hỏi vớ vẩn thì tôi lại rất buồn.

TNNT:       Mỗi nền văn hóa có cách sống, cách suy nghĩ riêng về nhân quyền. Giáo sư không ăn mắm tôm được, tôi tọng mắm tôm vào mồm GS thì khác nào tra tấn GS, nhưng dân Việt Nam chúng tôi thích ăn mắm tôm. Tôi lấy ẩm thực ra để minh họa như thế để GS hiểu không phải khác chuẩn nhân quyền GS tôn thờ thì Việt Nam không có nhân quyền.

JL:            Ở đây bạn lại hoàn toàn sai. Vấn đề không phải là văn hóa mà là chế độ chính trị. Hàn Quốc và Đài Loan có khác gì nhiều so với văn hóa của Việt Nam? Thật sự không ăn mắm tôm nhưng đã ăn (dù vừa ăn vừa khóc) thịt cầy, đã ăn tiết canh, đã ăn thắng cố. Nếu bị bỏ trong tù, đánh đập, thậm chí “ăn” tử hình chỉ vì thể hiện những ý tưởng về dân chủ thì vấn đề không phải là văn hóa. Có những hành vi man rợ ở bất cứ bối cảnh nào bạn ạ. Và nếu không chấp nhận điều đó thì bạn có những giá trị văn hóa thật lạ.

Khi bạn khẳng định “Nhân quyền ở một nước là phải làm dân nước đó hạnh phúc chứ không phải để hài lòng một ông Tây bên kia địa cầu” thì lại hoàn toàn sai. Nhân quyền là những quyền quốc tế và theo tôi biết Việt Nam đã ký Tuyên ngôn nhân quyền LHQ. Vài trò của Nhân quyền chính là bảo vệ quyền con người khỏi sự chuyên quyền (arbitrary power).

TNNT:       Cuối cùng bạn đã chia sẻ: “Ở góc độ một người dân, tôi không thấy mình bị đàn áp hay xâm phạm nhân quyền. Tôi sinh ra được làm người và có những quyền như hiến pháp nước tôi công nhận cũng như trong tuyên ngôn độc lập. Tôi thấy người dân Việt Nam may mắn sống trong hòa bình ổn định, đất nước tôi bình yên, tôi yên tâm học hành, kiếm sống. Nếu GS là một người có trái tim bao dung như đức Chúa, từ bi như đức Phật, xin GS vui lòng qua Libya, Syria, Afghanistan, Iraq, Ai Cập… mà giúp nhân dân các nước ấy đi ạ”.

JL:            Tôi cảm ơn bạn và hy vọng khi tôi đến Việt Nam trong những tháng tới chúng ta có thể gặp nhau, trao đổi một cách công khai. Ở góc độ một người dân, có thể bạn không thấy mình bị đàn áp hay xâm phạm. Điều đó không bất ngờ vì hình như bạn cứ nghĩ như trên thì sẽ có nhiều cơ hội ở Việt Nam.

Thế nhưng cũng có nhiều người khác có kinh nghiệm kách. Bạn muốn biết mình có quyền như hiến pháp công nhận thì xin bạn thành lập một tờ báo độc lập, thể hiện một chính kiến khác so với đường lối của ĐCS, hoặc gặp gỡ một số bạn và bàn về những vấn đề chính trị từ một góc độ khác. Oh quên, bạn không có đầu óc độc lập. Tiếc quá!

Khi bạn chia sẻ “Tôi thấy người dân Việt Nam sống trong hòa bình ổn định, đất nước tôi bình yên thì” ai ủng hộ Viêt Nam đều muốn như vậy. Câu hỏi không phải là sống trong hòa bình ổn định hay không, vấn đề không phải là có trật tự xã hội hay không. Vấn đề là có một trật tự xã hội như thế nào bạn ạ.

Chân thành, JL

 

Phản hồi của Thanh niên nghiêm túc

Thưa Giáo sư !

Tôi lần đầu biết tên giáo sư qua bài viết của giáo sư về đất nước cháu trên page Nhật Ký Yêu nước Mỹ và tôi có đôi điều muốn nói cùng giáo sư . Tôi không biết bài đăng trên page này có nguyên bản như ý giáo sư hay bị ban tiên tập nhào nặn . Nếu bài viết bị nhào nặn thì xin giáo sư cứ vả vào mồm ban biên tập , tôi không chịu trách nhiệm đâu ạ.

Gs khoe rằng có đến 20 năm kinh nghiệm ngâm cú Việt Nam và vài tháng trước, khi ghé thăm Hà Nội, Gs đã có dịp trò chuyện với một số thanh niên quan tâm sâu sắc đến tương lai của đất nước.” Họ chia sẻ với tôi khát vọng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Những người trẻ này hào hứng với việc khám phá các ý tưởng và cơ hội…”

“Vâng, họ lo lắng cho tình hình đất nước. Nhiều người trong số họ suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận hoặc đã gạt phăng đi.”
Thưa Gs ,tôi không biết GS ngâm cú cái chi ở những thanh niên mà Gs hết lời khen ngợi này , tôi biết một điều , Thanh niên Việt Nam chúng tôi thích làm hơn là nói , và đại đa số thanh niên Việt Nam chúng tôi đang thực sự xắn tay xây dựng đất nước . Những ông thánh khoái chém gió cùng Gs hổng phải là điển hình của thanh niên Việt Nam. Gs mà lôi họ ra xem như đại diện cho thanh niên Việt Nam thì GS phạm sai lầm học thuật cơ bản nhất . Tôi có thể nghiên cứu vài thanh niên thích hiếp dâm ở nước Gs sau đó phán ngay thanh niên nước Gs khoái hiếp dâm được không ạ?

GS thắc mắc :” Nhưng làm thế nào, tôi tự hỏi, mà một nhà nước với khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lại gắn liền với một loạt hành vi bạo lực mà chúng ta được chứng kiến trong những ngày gần đây, như việc bố ráp và đàn áp cả về tinh thần lẫn thể xác với những thanh niên này” rồi tự trả lời luôn :” Chiến thuật đàn áp khốc liệt này có phải là cách tốt nhất để giành sự tin tưởng của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế (trừ Trung Quốc) không?”

Tôi xin trả lời GS ngắn gọn : ở đất nước của chúng tôi không có chuyện nhà cầm quyền đàn áp ai cả. Ai vi phạm pháp luật thì pháp luật sờ gáy thôi ạ . Bất kỳ một quốc gia có pháp luật nào cũng thế chứ không riêng Việt Nam. Xin Gs vui lòng đưa tên tuổi của một ông thánh “yêu nước bằng mồm “ bị xộ khám ra đây, tôi sẽ chỉ cho Gs thấy họ phạm pháp chỗ nào. Tôi không hình dung được Gs lại thích nghe tin ngồi lê đôi mách , tin đồn lề đường , góc chợ hơn là truyền thông cũng như tiếp xúc cơ quan chính phủ.

Gs nên nhớ để được làm Gs, Gs đã è cổ ra mà học hành ngâm cứu nhiều năm , cho nên , tôi xin Gs cẩn thận với những phát ngôn có tính vu cáo người khác, mà tục ngữ Việt Nam gọi là “ ngậm máu phun người dơ mõm mình“.

Giáo sư có các bằng chứng thuyết phục nào mà phán :
“hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam chắc chắn sẽ chẳng cho họ một cơ hội công bằng nào, nhưng cũng biết rằng họ có thể vạch trần thêm bộ mặt đáng xấu hổ của chính quyền Việt Nam”

“Đặc tính nhất quán của tất cả các nhà nước công an trị là, ngoài chuyện ưa bạo lực, thiếu trách nghiệm giải trình và cực kì nguy hiểm, họ rất ngu xuẩn và vụng về.”

Việt Nam chúng tôi có nhiều bác Giáo sư đẹp trai hơn Gs, trán nhăn nhiều hơn Gs đã mất béng thanh danh vì kiểu Thầy bói xem voi . Người mù xem voi mà sờ trúng ass con voi thì anh ta phán ngay con voi thối quá . Tôi không dám nghĩ Gs là một anh mù xem voi nhưng nghe Gs nói về cụ Phan Chu Trinh mà thây hãi ạ .

“Đã 87 năm kể từ cái chết của Phan Chu Trinh dưới chế độ Pháp thuộc. Ông sẽ nghĩ gì về cách hành xử của Nhà nước Việt Nam hiện nay? Ông sẽ nghĩ gì về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của Việt Nam vào năm 2013?”

Lẽ nào Gs dốt sử đến mức không phân biệt chính quyền Pháp Thuộc và nhà nước CHXHCN Việt Nam? Cũng có thể lắm, vì Gs chỉ mới biết Việt Nam 20 năm thôi mà.

Thưa Gs, nói gì thì nói, Gs chỉ là một ông Tây, Gs không phải người Việt Nam và sống ở đây, xin Gs đừng phán xét vớ vẩn :

”Nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?”

Mỗi nền văn hóa có cách sống cách suy nghĩ riêng về Nhân quyền . Giáo sư không ăn mắm tôm được, Tôi tọng mắm tôm vào mồm Gs thì khác nào tra tấn Gs , nhưng dân Việt Nam chúng tôi thích ăn mắm tôm. Tôi lấy ẩm thực ra để minh họa như thế để Gs hiểu không phải khác chuẩn nhân quyền Gs tôn thờ thì Việt Nam không có nhân quyền.

Nhân quyền ở một nước là phải làm dân nước đó hạnh phúc chứ không phải để hài lòng một ông Tây bên kia địa cầu.

Ở góc độ một người dân , tôi không thấy mình bị đàn áp hay xâm phạm nhân quyền. Tôi sinh ra được làm người và có những quyền như hiến pháp nước tôi đã ghi cũng như trong tuyên ngôn độc lập. Tôi thấy người dân Việt Nam may mắn sống trong hòa bình ổn định, đất nước tôi bình yên, tôi yên tâm học hành , kiếm sống… Nếu Gs là một người có trái tim bao dung như đức Chúa , từ bi như đức Phật, xin Gs vui lòng qua Lybi, Syri, AFganistan, Iarq, AI Cập… mà giúp nhân dân các nước ấy đi ạ.

Trân trọng cảm ơn giáo sư.

Cả thế giới đang dõi theo

Vài tháng trước, khi ghé thăm Hà Nội, tôi đã có dịp trò chuyện với một số thanh niên quan tâm sâu sắc đến tương lai của đất nước. Họ chia sẻ với tôi khát vọng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Những người trẻ này hào hứng với việc khám phá các ý tưởng và cơ hội.

Họ thông minh, nhiệt tình và ấm áp. Họ bất bạo động. Họ muốn đất nước mình có một tương lai tươi sáng hơn.

Vâng, họ lo lắng cho tình hình đất nước. Nhiều người trong số họ suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận hoặc đã gạt phăng đi.

Nhưng làm thế nào, tôi tự hỏi, mà một nhà nước với khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lại gắn liền với một loạt hành vi bạo lực mà chúng ta được chứng kiến trong những ngày gần đây, như việc bố ráp và đàn áp cả về tinh thần lẫn thể xác với những thanh niên này?

Vào thời điểm mà Việt Nam đang cố nuôi dưỡng những mối quan hệ gần gũi hơn, thúc đẩy sự hiểu biết lớn hơn và xây dựng những quan hệ đối tác quốc tế có hiệu quả hơn, họ sẽ đạt được những gì từ lối hành xử như thế?

Chiến thuật đàn áp khốc liệt này có phải là cách tốt nhất để giành sự tin tưởng của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế (trừ Trung Quốc) không?

Và những thanh niên yêu nước này khao khát gì? Chính quyền, phải chăng, chỉ đơn giản là muốn họ ngừng suy nghĩ về chính trị và quyền lực?

Và cuối cùng, những sinh viên này nên làm gì để phản ứng? Họ có nên đáp trả bằng việc theo đuổi kiện tụng, dù biết rằng hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam chắc chắn sẽ chẳng cho họ một cơ hội công bằng nào, nhưng cũng biết rằng họ có thể vạch trần thêm bộ mặt đáng xấu hổ của chính quyền Việt Nam? Hay họ nên đơn giản chấp nhận rằng Tổ quốc của mình bị thống trị bởi một đảng không chấp nhận sự phản biện ôn hòa?

Rằng họ sẽ sống những thập niên còn lại của cuộc đời mình như những đứa trẻ bị tẩy não, không có chút tư duy phê phán nào, và không mảy may đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước?

Đặc tính nhất quán của tất cả các nhà nước công an trị là, ngoài chuyện ưa bạo lực, thiếu trách nghiệm giải trình và cực kì nguy hiểm, họ rất ngu xuẩn và vụng về. Mới một tháng sau khi Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Obama, các vụ bắt bớ và đánh đập thanh niên ở Hà Nội gần đây cũng có thể tạo ra những cơ hội chính trị hiếm có để đẩy nhanh sự sụp đổ của phái bảo thủ, nếu không thì sẽ lại phá hoại một lần nữa những nỗ lực của nhà nước Việt Nam để phát triển các quan hệ quốc tế.

Đã 87 năm kể từ cái chết của Phan Chu Trinh dưới chế độ Pháp thuộc. Ông sẽ nghĩ gì về cách hành xử của Nhà nước Việt Nam hiện nay? Ông sẽ nghĩ gì về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của Việt Nam vào năm 2013?

Chỉ trong hai tuần nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm ngày Độc Lập. Nhưng nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?

Tôi đã nghiên cứu Việt Nam suốt 20 năm qua. Tôi có nhiều bạn bè trong mọi ban ngành của Đảng và Nhà Nước. Nhưng tôi đã đi đến cái ngưỡng mà tôi không thể chỉ im lặng đứng nhìn nhà nước tiếp tục cổ súy một xã hội trong đó việc tuân theo những chủ trương và quan niệm sai lầm lại được coi trọng hơn phẩm giá con người. Tôi tin nhiều người quan tâm đến Việt Nam đều nên lên tiếng.

Tôi hoan nghênh mọi ý kiến bình luận của tất cả mọi người, kể cả những người trong chính quyền Việt Nam. Tôi chỉ có thiện chí thôi.

JL

 

Càng sớm càng tốt…

Bài này đã được đang trên trang của BBC World Service (Tiếng Anh) và BBC Tiếng Việt.

Hai thập niên trước, cứ 10,000 người Việt Nam mới có chưa đầy một cái điện thoại, một tỉ lệ thuộc hàng thấp nhất thế giới. Ngày nay, ở đất nước 90 triệu dân, cứ mỗi 100 công dân thì lại đếm được tới 135 chiếc điện thoại.

Tỷ lệ tiếp cận Internet cũng đã cất cánh. Cứ ba người thì có hơn một người nối mạng so với tỉ lệ một trên 33 của một thập niên trước. Lịch sử rõ ràng đã tăng tốc ở Việt Nam, mang đến cả cơ hội và những rủi ro.

Tác động của internet đối với văn hóa chính trị của Việt Nam trở nên đột ngột và quan trọng. Cho tới gần đây, việc tiếp cận thông tin, tin tức, quan điểm không bị kiểm duyệt về Việt Nam vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi quan chức có quyền.

Tình hình đã thay đổi sâu sắc. Có lẽ nổi bật nhất là việc viết blog về chính trị nay trở nên phổ biến ở Việt Nam, bất chấp những nỗ lực của nhà nước muốn nhổ rễ nó.

Hình thức viết blog chính trị ở Việt Nam cũng đa dạng.

Một số blogger có nguyện vọng thành nhà báo độc lập. Người khác lại tập trung vào các vụ scandal và đồn đoán, nhất là nếu chúng liên quan tới các đầu lĩnh chính trị của đất nước.

Những người khác quảng bá cho đối mới chính trị và cảnh ngộ của các tù nhân lương tâm đang dần tiều tụy trong nhà tù Việt Nam. Những người này được vô số blogger trên các trang mạng xã hội khác như Facebook tán thưởng và tham gia.

Khi họ bị bịt miệng, qua việc bắt bớ hay cách nào khác, lại có các blogger khác nhanh chóng thay thế và dồn dập cơn bão chỉ trích trên internet phản đối chiến thuật đàn áp của nhà nước.

Khát khao thay đổi

Lên tiếng về chính trị ở Việt Nam kèm theo nhiều rủi ro.

Trong năm qua, một số blogger đã chịu án tù dài theo luật hà khắc nhằm làm im tiếng các nhà bất đồng chính kiến và gieo sợ hãi trong dân chúng.

Điều kiện tù đày ở Việt Nam có thể khắc nghiệt. Trong tù, hành hạ thể xác và tinh thần – và cả chết sớm – là chuyện thường tình. Bên ngoài, phân biệt đối xử với người thân của họ cũng đã thành lệ.

Mời quý vị đến với Việt Nam của đầu thế kỷ 21, quốc gia chín mọng tiềm năng nhưng đang rạn nứt vì gánh nặng của một hệ thống chính trị không hiệu quả.

Một đất nước khao khát hiện đại nhưng chính nhà nước của nó lại thẳng tay trừng trị những kêu gọi thay đổi căn bản.

Các blogger của Việt Nam chỉ là một phần quan trọng của một chiến dịch chưa từng có, tuy vẫn chỉ tổ chức lỏng lẻo. Nó nhắm tới việc cổ động, thậm chí thuyết phục chính quyền độc đảng của Việt Nam thực hiện đổi mới chính trị một cách căn bản.

Bị miệt thị là “kẻ thù” và “thế lực thù địch” bởi những yếu tố bảo thủ trong chế độ, thường xuyên bị đe dọa, họ kiên quyết muốn thấy đất nước mình phát triển những thể chế xã hội càng đa nguyên, minh bạch và dân chủ.

Không còn giấu giếm


Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống
Obama ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy

Trong quá khứ, blogger của Việt Nam giấu mình dưới những cái tên giả trên mạng để tránh bị bắt và để bước một bước trước chính quyền.

Nhưng ngày càng có nhiều người Việt Nam lên mạng công khai để được lắng nghe. Họ vẫn tiến hành cẩn trọng nhưng với sự tự tin và quyết tâm.

Thực vậy, trong một thời gian ngắn, bất đồng chính kiến một cách công khai đã trở thành một đặc tính chắc chắn của xã hội Việt Nam. Văn hóa chính trị của đất nước này đã thay đổi trên những khía cạnh cơ bản.

Và công khai kêu gọi đổi mới cũng không chỉ dừng ở giới trẻ thạo công nghệ.

Đầu năm nay, 72 viên chức và nhà phân tích, còn làm việc và đã về hưu, công khai kêu gọi kết thúc chế độ độc đảng ở Việt Nam. Kiến nghị 72 là bước bạo dạn và tới nay đã có được 14.000 chữ ký, rất nhiều người trong số đó vẫn nằm trong bộ máy của đảng – nhà nước.

Mặc dù bị nhà nước bác bỏ, bản kiến nghị vẫn tự do lưu truyền trên mạng. Cuộc bàn luận công khai trên mạng đã là một bước ngoặt không tranh cãi được trong sự phát triển chính trị của đất nước.

Thế nhưng, những sự kiện trên không thể xảy ra nếu đã không có các thay đổi quan trọng trong chế độ.

Thực vậy, chính trị bên trong Đảng Cộng sản thường rất ảm đạm, thậm chí chán nản, nhưng đã trở thành thú vị, Nó thể hiện một mức độ bất trắc chưa từng thấy kể từ những năm 1940.

Chính trị bè phái mà đã kiềm giữ được trong quá khứ nay đã nhường chỗ cho một cuộc đấu tranh công khai, phản ánh cuộc khủng hoảng lãnh đạo.

Kinh tế trì trệ

Bản thân cuộc khủng hoảng này là sản phẩm của nhận thức rằng các nhóm lợi ích và sự kém cỏi trong đảng làm xói mòn tương lai của đất nước. Để hiểu được cuộc khủng hoảng này, người ta chỉ cần nhìn vào kinh tế.

Trong nhiều thập niên, Việt Nam là quốc gia nghèo nhất châu Á. Chiến tranh và cấm vận của Mỹ và Trung Quốc khiến đất nước này nhìn chung bị cô lập khỏi thương mại thế giới.

Thế nhưng đổi mới thị trường cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990 làm bùng nổ tăng trưởng kinh tế. Lao động ở Việt Nam vẫn tương đối rẻ, cộng với việc gần với Trung Quốc và các thị trường Đông Á khác, và mối quan hệ ngày càng phát triển với châu Âu và châu Mỹ khiến đất nước này trở thành nam châm thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã cải thiện mức sống một cách đáng kể, dù không đồng đều.

Tuy nhiên trong 5 năm qua, quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam đã dần chậm lại do quản lý kinh tế sai lầm. Sai lầm quản lý là do các nhóm lợi ích mà sản phẩm chính của nó là trác táng và lãng phí.

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn phát triển và sẽ tiếp tục phát triển ở tỉ lệ vừa phải, năng suất của nó khá yếu ớt. Những đổi mới được đề xướng từ thập niên 90 đã mất đi đà tiến.

Nhà nước thất bại trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản một cách đầy đủ, chẳng hạn như bế tắc trong cơ sở hạ tầng, nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng và minh bạch trong quản lý và điều tiết kinh tế.

Trong khi đó, quyền lực của nhà nước quá thường xuyên được những người đứng đầu sử dụng cho chính họ và đồng minh của họ. Đất nước trở nên bức bối.

Kiềm chế blog

Cho tới gần đây, câu trả lời thường lệ của chính quyền đối với các kêu gọi đổi mới là trấn áp. Điều này đã làm vấy tên tuổi của Việt Nam và làm yếu đi những nỗ lực tăng cường quan hệ với những quốc gia như Hoa Kỳ.

Không có dấu hiệu cho thấy các vụ đàn áp đang giảm đi. Nhưng nỗ lực công khai thuyết phục đổi mới cũng không giảm.

Nhưng liệu tình hình có đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng?

Trong những tháng gần đây, chính quyền đã sử dụng Điều 258 bộ luật Hình sự Việt Nam, quy định nhiều năm giam giữ đối với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và xâm phạm “lợi ích nhà nước”.

Tháng trước, cảm thấy có cơ hội chính trị từ cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, 103 blogger đã viết kiến nghị phản đối điều 258.

Chỉ vài ngày sau cuộc gặp, chính quyền Việt Nam ra Nghị định 72, sẽ có hiệu lực vào ngày 01/09.

Nghị định này có vẻ giới hạn chặt chẽ việc viết blog chính trị bằng cách cấm người dùng internet không được nhắc tới các “thông tin tổng hợp,” trích lại “thông tin từ các hãng thông tấn nhà nước hoặc các trang web,” hay “cung cấp thông tin chống Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.

Nhưng mục tiêu chính xác mà nghị định nhắm tới và khả năng thi hành của nó vẫn không rõ ràng.

Tình hình khó đoán

Nhu cầu đọc tin qua internet ngày càng tăng

Chỉ vài tuần trước, một nhà hoạt động dũng cảm người Việt Nam kể lại cách cô trốn khỏi nhà từ 4:30 sáng để tránh bị công an giữ, để tham gia chiến dịch ủng hộ quyền chính trị.

Trong khi đó, hôm 13/08/2013, một nhóm nhỏ thanh niên Hà Nội, những người khá năng nổ về chính trị trên mạng, bị đàn áp bạo lực, điện thoại và máy tính xách tay của họ cũng bị tịch thu.

Cũng trong tuần đó, một nhân vật khá nổi trội của đảng Cộng sản thúc giục đồng đội trước kia của mình ra khỏi Đảng để cùng tham gia đảng Dân chủ – Xã hội mới chưa được thành lập.

Cuối tuần đó, trong một quyết định bất ngờ và kịch tính, nhà nước trên thực tế đã bỏ án tù nhiều năm đối với hai nhà hoạt động trẻ. Một người 21 tuổi, Phương Uyên, thậm chí còn được thả cho rời tòa, sau khi đã phê phán tòa án.

Những diễn biến như thế không bình thường ở Việt Nam. Nó cho thấy bộ máy nhà nước đang chịu áp lực khổng lồ và một khung cảnh chính trị mới thú vị và khó đoán trước đang đến.

Những thay đổi này nhắc tôi nhớ tới chính trị chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam gần một thế kỷ trước. Khi đó, những người Việt Nam yêu nước có địa vị khác nhau cùng họp lại để đấu tranh nhiều thập niên cho quyền tự quyết, nhiều tự do hơn và một nền kinh tế công bằng hơn.

Ngày nay, người Việt ở các tầng lớp khác nhau đang cùng đứng dậy cho rất nhiều lý tưởng tương tự. Nhưng họ phải giáp mặt với tầng lớp trên mà tính chính danh đã bị xói mòn vì đấu đá chính trị nội bộ, quản lý kinh tế sai lầm và các nhóm lợi ích.

Chính trị Việt Nam giờ dễ thay đổi. Liệu có xảy ra những thay đổi căn bản hay không thì chưa chắc chắn. Tuy nhiên, rõ ràng là có nhiều người sáng láng, có trình độ và quyết tâm trong và ngoài đảng và nhà nước đang đấu tranh vì lợi ích của một trật tự xã hội mới công khai và minh bạch hơn.

Ở khắp các tầng lớp trong xã hội Việt Nam đang có khát khao thay đổi. Khát khao ấy không bắt nguồn từ các lực lượng thù địch mà từ những người Việt Nam khác nhau yêu đất nước của họ và muốn có tương lai tốt đẹp hơn càng sớm càng tốt.

Bây giờ thì sao?

Tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay đang biến động rất nhanh. Và chẳng ai có thể dự đoán được quá trình diễn biến sẽ ra sao, kể cả giới lãnh đạo trong bộ máy.  Liệu Việt Nam đã bước vào một thời khắc hệ trọng là chưa rõ.

Để xem xét những khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, ta nên nhắc lại một số điểm nhấn quan trọng trong bốn tuần vừa qua vì chúng thể hiện những căng thẳng và mâu thuẫn trong nền chính trị Việt Nam – vốn rất khó đánh giá – sẽ được hóa giải như thế nào, trong ngắn hạn hay dài hạn.

Trước tiên, ta sẽ cố gắng hiểu Việt Nam đang ở vị trí nào và trở lại câu hỏi về tương lai ở cuối bài này và trong các thảo luận tiếp theo.

Cách đây chưa đầy một tháng, sau khi CTN Trương Tấn Sang hội đàm với Barack Obama tại Nhà Trắng, tôi đã viết một bài hơi lạc quan về ý nghĩa của cuộc gặp này (Dù tôi không dự buổi nào trong chuyến đi của CTN Sang, một số người bạn của tôi đã có mặt và thấy ấn tượng với sự lưu tâm của Ông). Về cơ bản, việc tôi ủng hộ “quan hệ toàn diện” là chủ yếu liên quan đến khả năng một mối quan hệ sâu sắc hơn giữa hai nhà nước sẽ mang lại kết quả thực tiễn cho người dân Việt Nam.

Cảm giác lạc quan của tôi đã ở lại không lâu vì trong hai tuần sau cuộc gặp lịch sử này, Việt Nam lại có hành vi đàn áp như trước. Khi mới biết về Nghị Định 72 do chính Nguyễn Tấn Dũng ký, tôi đã muốn ói (Nhưng ý nghĩa của Nghị Định 72 – mà sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 – chưa rõ. Nó là công cụ để đàn áp hoặc là bước để tuân theo những điều kiện của TPP hay cả hai?). Thế nhưng chỉ trong vòng một tuần tình hình ở Việt Nam đã thay đổi rất nhanh.

Những ai biết lịch sử đều hiểu những cải cách sâu trong bất cứ nền chính trị-kinh tế nào không bao giờ xảy ra chỉ hay chủ yếu từ trên xuống mà là sản phẩm của những áp lực từ dưới lên, trong nội bộ và tình hình quốc tế.

Về bối cảnh chung tình hình vẫn thế. Việt Nam là nước có tiềm năng lớn mà hiện nay đã rơi vào một cuộc khủng hoảng lãnh đạo và những thể chế chính trị, kinh tế và xã hội phải được cải cách một cách sâu rộng nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình hình này.

Thế nhưng, trong những tuần vừa qua đã có một số phát triển hệ trọng.

Hãy điểm lại những sự kiện dưới đây:

  • Trong hai tuần lễ vừa qua, nhóm blogger chống lại Điều 258 đã hoạt động rất mạnh và dũng cảm để đòi hỏi Nhà nước Việt Nam bỏ điều này. Dù chưa có kết quả nhưng những người này hoạt động một cách hoàn toàn tự nhiên và cởi mở. Điều này là vô cùng quan trọng trong diễn biến chính trị của đất nước.
  • Một đảng mới, là Đảng Dân Chủ Xã Hội gần như đã được thành lập với sự tham gia của những người đã từng là đảng viên ĐCSVN. Mặc dù chưa chắc đảng này sẽ có ảnh hưởng gì, việc những người có danh tiếng đã hành động một cách quyết liệt là quan trọng (Chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ nghĩa dân chủ xã hội trong những bài tiếp theo).
  • Một nhóm thanh niên mà trước đây đã bày tỏ sự bất bình đối với hành vi hung hăng mang tính đế quốc của Hoa Lục đã bị bắt giữ bất hợp pháp trong khi đang học tiếng Anh. Nhóm này được biết đến như một tập hợp những người trẻ yêu nước và muốn Việt Nam có một tương lai tốt đẹp hơn (Nếu Phan Chu Trinh còn sống, ông sẽ nghĩ thế nào về việc bắt giữ những người trẻ yêu nước đấu tranh vì những quyền tự do cơ bản này?). Nhóm này hoàn toàn ôn hòa và nên được tôn trọng chứ không phải chịu những hành vi bạo lực, hăm dọa v.v.
  • Và mới nhất là hai sinh viên Uyên và Kha đã bất ngờ “được” trả tự do nhờ những quyết định trong nội bộ (rất có thể là từ Bộ Chính Trị). Trong phiên tòa, Uyên tuyên bố mạnh mẽ với những câu nói đáng nhớ. Sau khi được trả tự do, hàng trăm người ủng hộ hai sinh viên này đã bày tỏ sự phấn khởi trong thị xã Long An, một trong những địa phương bảo thủ nhất cả nước.

(Không rõ giới bảo thủ đã ủng hộ việc kết án phi lý của hai thanh niên này cách đây mấy tháng hiện giờ đang nghĩ gì, nhưng rất có thể một tỷ lệ của nhóm này đang xem xét lại những chính kiến của họ trong một bối cảnh khác.)

Chúng ta (từ mọi phía) nên đánh giá những diễn biến trên như thế nào? Ở đây, tôi xin chia sẽ ba ý tưởng.

Thứ nhất, chúng ta phải khẳng định vai trò thiết yếu của những người trong và ngoài bộ máy đã và đang đấu tranh vì những quyền chính trị và nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta phải nhìn rõ, chuyện TQ và phản đối TQ, dù là hai vấn đề rất lớn, không phải ở trung tâm của những diễn biến ở Việt Nam hiện nay. Từ nhóm 72 và 258 đến Uyên-Kha, từ một nhóm thanh niên ở Hà Nội đến những người trong Đảng muốn cải cách, những đấu tranh ở Việt Nam chủ yếu xoay quanh thể chế xã hội và chính trị. Trước đây nhiều người nói về TQ vì đây là chủ đề tương đối an toàn. Nhưng, ngày nay những người có đầu óc cải cách càng ngày càng nói thẳng vào vấn đề.

Thứ hai, chúng ta có thể giả định cuộc gặp gỡ này cùng với sự phát triển trong nền chính trị của Việt Nam đã ép giới lãnh đạo ở đỉnh cao quyền lực phải suy nghĩ lại và lèo lái cái “Tàu Nhà Nước” về một hướng khác (chưa biết là đi đâu, chưa rõ là một ngã rẽ tạm thời hay là một quyết định chắc chắn). Rất có thể chúng ta phải chờ mấy thập kỷ nữa trước khi biết cuộc gặp gỡ Việt – Mỹ vào tháng 7 năm 2013 có vai trò như thế nào.

Cuối cùng, chúng ta phải đề cập đến một yếu tố khó đánh giá nhất, là “hộp đen” gọi là chính trị nội bộ trong ĐCSVN. Về vấn đề này tôi cảm thấy sự hiểu biết của chính tôi là quá hạn chế, cũng như 99,99 phần trăm của dân số Việt Nam.

Phải chăng đang có một số thay đổi quan trọng trong định hướng chính trị của Việt Nam? Có phải sự ảnh hưởng của bộ phận ‘an ninh’ trong bộ máy đang giảm đi? Phải chăng việc Ngân và Nhân vào Bộ Chính Trị cùng với một số chuyện khác đang mang lại một số thay đổi trong quá trình dư luận của Bộ Chính Trị?

Rất có thể chúng ta sẽ không biết những câu trả lời cho đến lúc chế độ của Việt Nam trở thành một chế độ minh bạch và cởi mở. Thế nhưng, chúng ta không nên quyết định về tương lai trước khi nó xảy ra. Không nên quyết định về những khả năng trong một bối cảnh. Đã đến lúc chúng ta nên từ bỏ quan điểm số phận.

Con đường cải cách của Việt Nam đã kéo dài quá lâu. Có thể nói là Việt Nam đã phải chờ gần 100 năm, dù độc lập là cực kỳ quan trọng nhưng độc lập sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không được hưởng những quyền tự do cơ bản.

Tôi biết một Ông nổi tiếng nào đó có viết những câu như này. Thế nhưng, tương lai của Việt Nam không phải là về Ông ta mà là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và những quyết định, ứng xử của chính họ ra trong thời gian tới. Tốt nhất là ĐCS Việt Nam không nên chống lại cải cách mà phải có một số quyết định lịch sử để bắt đầu một quá trình hòa giải, một quá trình cải cách có sự tham gia của toàn dân.

Chẳng ai muốn Việt Nam có một quá trình cải cách mất trật tự. Phải là diễn biến hòa bình. Diễn biến hòa bình không phải là âm mưu của các thế lực thù địch mà là sản phẩm của chính người dân Việt Nam muốn đất nước bước vào một thời kỳ mới.

JL, Hồng Kông

 

Toàn diện về cái gì?

Vài ngày sau khi Việt Nam và Mỹ đã kết thúc cuộc gặp lịch sử tại Washington, và sau một vài ngày cho phép sự kiện này ‘bơi’ trong đầu của tôi, xin chia sẻ vài suy nghĩ về sự quan trọng của cuộc gặp gỡ này đối với nền kinh tế chính trị của Việt Nam, với dân Việt Nam, và với tương lai của quan hệ giữa hai nước (không chỉ là hai nhà nước) trong bối cảnh lịch sử thế giới.

Đối với nền chính trị kinh tế của Việt Nam, muốn đánh giá sự quan trọng của cuộc gặp trước hết phải hỏi quan trọng đối với cái gì? Continue reading