Toàn diện về cái gì?

Vài ngày sau khi Việt Nam và Mỹ đã kết thúc cuộc gặp lịch sử tại Washington, và sau một vài ngày cho phép sự kiện này ‘bơi’ trong đầu của tôi, xin chia sẻ vài suy nghĩ về sự quan trọng của cuộc gặp gỡ này đối với nền kinh tế chính trị của Việt Nam, với dân Việt Nam, và với tương lai của quan hệ giữa hai nước (không chỉ là hai nhà nước) trong bối cảnh lịch sử thế giới.

Đối với nền chính trị kinh tế của Việt Nam, muốn đánh giá sự quan trọng của cuộc gặp trước hết phải hỏi quan trọng đối với cái gì?

Theo một quan điểm ban đầu, cuộc gặp gỡ này là một thành công đối với nhà nước Việt Nam vì hình như nó sẽ mang lại nhiều tiến bộ nhất định trong quan hệ song phương giữa hai bên, đặc biệt về một số lãnh vực quan trọng như hợp tác kinh tế, giáo dục, quân sự, môi trường, v.v… Tôi chưa biết chi tiết gì về kết quả cụ thể của cuộc gặp gỡ này. Thế nhưng, nếu nó tạo ra nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam về thương mại, giáo dục, quân sự, thì tất nhiên là tốt.

Bốn tốt

Riêng đối với giới lãnh đạo Việt Nam và cụ thể là ĐCSVN, tôi cho cuộc gặp này là ‘thành công’  trong một số khía cạnh khác nhau. Có bốn lý do chủ yếu khiến tôi nghĩ như vậy – và nếu thích chơi chữ về lịch sử ta có thể gọi là “bốn tốt”.

Một là về quốc tế: Việt Nam đã gửi thông điệp khá rõ tới Mỹ (và Bắc Kinh) về ý định muốn hợp tác một cách “toàn diện” với Mỹ (tức là chính phủ Obama nói riêng và nhà nước và cả nước Mỹ nói chung). Đây là một bước đi tốt cho một đảng mà nhiều năm qua đã vấp phải chân của chính mình trong quan hệ song phương.

Hai là cuộc gặp này rất có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích thực sự cho nền kinh tế Việt Nam và qua đó sẽ tạo ra những cơ hội quan trọng cho nhà nước Việt Nam nói chung và ĐCSVN nói riêng, để giúp họ đối phó với một số thách thức lớn của đất nước, như thiếu vốn, công nghệ, ngành giáo dục Đại Học quá yếu., v.v.

Ba là cuộc gặp gỡ này rất có thể sẽ giảm vai vế của những thế lực bảo thủ trong đảng vốn không muốn Việt Nam cải cách. Là người Mỹ, tôi cũng đồng ý Việt Nam nên thận trọng trong mối quan hệ với Mỹ. Thế nhưng, có quan hệ tốt với Mỹ là cần thiết cho Việt Nam.

Cái tốt thứ tư của cuộc gặp này là nó là một cơ hội tốt cho lãnh đạo Việt Nam để họ nghe trực tiếp những lý luận của TT Obama về sự quan trọng của nhân quyền trong việc phát triển quan hệ với Mỹ. Dù nhiều người trong đội ngũ lãnh đạo của Việt Nam có thể phủ nhận điều đó, việc lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải suy nghĩ lại về hành vi trấn áp các nhân vật chống đối là một điều tốt cho toàn dân Việt Nam. (Việc chính phủ Mỹ có vấn đề với nhân quyền không phải là cớ để tiếp tục vi phạm nhân quyên tại Việt Nam. Không như ở Việt Nam, chính quyên và đảng cầm quyền ở Mỹ bắt buộc phải tôn trọng hiến pháp.)

Chẳng giải quyết gì

Thế nhưng, dù có bốn tốt, vấn đề là gặp gỡ này chẳng giải quyết gì đối với những vấn đề cơ bản của ĐCSVN. Cuộc gặp gỡ này không trực tiếp ảnh hưởng đến những căng thẳng, mâu thuẫn, và điểm yếu trong nội bộ của nền chính trị Việt Nam và cụ thể là trong ĐCSVN.

Một vấn đề cơ bản của Đảng xuất phát từ hai cái. Mô hình này không hữu hiệu. Không cho phép có một chế độ minh bạch, tránh né trách nhiệm giải trình cao đối với dân, và không cho phép phát triển của một chế độ thực sự pháp trị. Theo tôi, muốn Việt Nam thể hiện tiềm năng của đất nước, ĐCSVN phải cải cách các thể chế chính trị kinh tế một cách sâu rộng. Và theo tôi, bất kỳ ai yêu nước, dù trong hay ngoài Đảng, nên nỗ lực để nhận định đâu là mục tiêu hệ trọng của Việt Nam.

Và dân thường?

Đối với dân thường Việt Nam, sự quan trọng của cuộc gặp khó được đánh giá hơn vì phần lớn hậu quả của nó là gián tiếp. Vấn đề là những kết quả của cuộc gặp chỉ sẽ hiện rõ sau một thời gian. Nhiều khi những lợi ích mà các giai cấp bên trên được hưởng sẽ không rỉ xuống các giai cấp bên dưới (the ‘trickle down effect’ mà người Mỹ đã quá biết!). Nếu quá trình ‘hợp tác toàn diện’ làm cho Việt Nam an khang thịnh vượng hơn thì tốt.

Thông thường, kết quả của những mối quan hệ giữa Việt Nam và kinh tế thế giới đều bị các cơ chế trong nước chi phối. Như vậy, nói cho cùng, quan hệ Việt-Mỹ có cải thiện được gì hay không phụ thuộc nhiều vào việc Việt Nam có cải cách hay không và như thế nào. Những thành công và thất bại trong xã hội Việt Nam trong thời gian tới – Việt Nam  có tăng trưởng nhanh hay không, xã hội có công bằng ở mức độ nào – sẽ được quyết định bởi những diễn biến chính trị trong và ngoài ĐCSVN.

Về tương lai

Nhà nước nào cũng là sản phẩm của những quá trình cạnh tranh xã hội giữa các thế lực chính trị xã hội trong nước. Cả hai nhà nước Viêt Nam và Mỹ đều là tổ chức quan liêu. Cả hải phản ánh những giá trị của những giai cấp xã hội đã và đang cạnh tranh quyền lực với nhau. Ở Việt Nam, đó là những phe cánh trong ĐCSVN. Ở Mỹ đó là những tập đoàn tư sản lớn. Ở dưới là dân thường của cả hai nước.

Con người là con người chứ, không chỉ đơn thuần là đối tượng của những tổ chức quan liêu. (People are human beings, not merely subjects.) Hai nước Việt Nam – Mỹ đều có nhiều vấn đề phức tạp. Ở cả hai nước, trách nhiệm của mỗi công dân là đòi hỏi các đảng phái cầm quyền và nhà nước phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm giải trình về các chính sách của họ, phải tôn trọng nhân quyền.

Nếu “quan hệ toàn diện” với Mỹ giúp người dân Việt Nam về mực sống và cũng có tiến bộ cả về quyền chính trị lẫn nhân quyền thì mới là thành công toàn diện cho Việt Nam.

JL

 

28 thoughts on “Toàn diện về cái gì?

  1. Jonathan London viết hay, độc thấy thú vị. Nhưng đúng là tư duy đơn giản và hồn nhiên đặc trưng của người Mỹ. Người VN suy nghĩ phức tạp và hay lảng tránh, không minh bạch, nói thì hay có ẩn ý và thiếu trung thực; tôi không dám khẳng định là tính cách người VN như vậy có từ trước hay sau khi có đảng CSVN, chí ít thì tôi tin là đảng CSVN làm cho nó sâu sắc thêm.
    Tôi quý Jonathan London có tấm lòng yêu mến VN và cám ơn bạn

    • Hi Jonathan,
      I am Vietnamese. I am really interested in your posts. They give me a different point of view about what is happening in my country.
      At first I thought you were Vietnamese too as you wrote in Vietnamese so well.
      Thank you so much for sharing your study.

  2. JL: “Theo tôi, muốn Việt Nam thể hiện tiềm năng của đất nước, ĐCSVN phải cải cách các thể chế chính trị kinh tế một cách sâu rộng.”

    Trong bài nào JL cũng bỏ thời gian và giấy mực để vạch ra những gì Đảng CSVN nên làm, tuy có lẽ chính JL thừa biết rằng Đảng này đang bị tê liệt, không muốn và không thể làm gì hết.

    Như vậy việc thực thi những cải cách cần thiết đòi hỏi sự ra đi của người CS.
    Đây là một điều kiện tiên quyết. Có lẽ có ba trường hợp việc họ mất quyền cai trị sẽ xảy ra:

    1/ Indonesia 1998: Trong trường hợp này, nền kinh tế VN sẽ sụp đổ “toàn diện”, khiến người dân VN đứng lên lật đổ chế độ CS như người dân Nam Dương đã lật đổ chế độ Suharto … Căn cứ vào các dữ kiện kinh tế, JL có thể tiên đoán được việc này có thể xảy ra trong thời gian gần đây hay không…

    2/ Ngày tàn của Nhà Kim: Sự sụp đổ của nhà Kim tại Bắc Triều Tiên sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền, đưa đến sự sụp đổ của chế độ CS tại VN … Xin JL, với tư cách là một chuyên gia, cho biết ý kiến liệu chuyện này có thể xảy ra hay không…

    3/ Falklands 1982: VN bị Trung Quốc đánh bại trên biển khiến cho chế độ CS sụp đổ, tương tự với sự sụp đổ chủa chế độ quân phiệt tại Argentina sau khi quốc gia này bị Anh quốc đánh bại tại quần đảo Falklands… Trường hợp thứ 3 rõ ràng là trường hợp dễ xảy ra nhất và người CS sợ nhất, nhưng cũng xin JL cho ý kiến về nó…

  3. Nếu vậy thì chuyến đi Trung Quốc trước đó của ô Trương Tấn Sang rất có lợi cho Đảng Cộng Sản Việt-Trung .

  4. Trên thực tế, nếu muốn cho đất nước VN phát triển vững mạnh để đưa xã hội đến dân chủ công bằng văn minh,… thì phải có sự đoàn kết.
    Việc nội bộ trong đảng có phe cánh(nếu có) thì cũng là điều tốt, vì đó cũng là đa đảng ngay trong một đảng, họ cạnh tranh nhau khi đó ai tài giỏi hơn sẽ được làm lãnh đạo, đây cũng là sự cạnh tranh tích cực tốt cho dân tộc. Bên trong thì họ cạnh tranh nhau quyền lãnh đạo nhưng bên ngoài thì họ lại đoàn kết không để cho bọn súc sinh mượn danh “dân chủ nhân quyền” làm bậy hòng chia cắt đất nước gây thù hằn dân tộc vùng miền nồi da xáo thịt. Thù trong giặc ngoài, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo VN rất nặng nề nhưng tôi tin rằng họ sẽ vượt qua tất cả để đưa đất nước VN sớm giàu mạnh.

    • Lập luận của bạn lại giống như con gà và quả trứng ai có trước,có nghĩa là muốn VN dân chủ,thì thế giới(nhất là Mỹ)hãy giúp VN giàu lên(khi giàu tui hứa tui mới dân chủ!)bạn có thấy mình ấu trĩ quá không?
      Tuy nhiên,cũng cám ơn ý kiến của bạn,nhờ đó mọi người hiểu hơn về cách suy nghĩ của giới cầm quyền với mọi người

    • Cạnh tranh là tốt nhưng phải cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và người dân (qua lá phiếu) sẽ quyết định ai tài giỏi hơn và có quyền lãnh đạo chứ không phải cạnh tranh kiểu đâm nhau sau lưng, lôi “phốt”, lôi công ty sân sau, lôi đệ tử của nhau ra mà tiêu diệt. Người dân chẳng có lợi gì từ kiểu cạnh tranh đấy cả.

      • Bạn nói khá đúng vế đầu,nhưng vế thứ 2 thì sai hoàn toàn,đó không phải là cạch tranh,nói chính xác và dân dã thì đó là tranh ăn,nó hoàn toàn tiêu cực không thể hiện được sự tich cực của cạnh tranh

    • Họ “cạnh tranh” nhau để xem thằng nào hại dân hại nước hơn, thì sao lại tốt cho dân tộc?
      Bọn khốn!

  5. Cuộc gặp gỡ TTS với Obama, cùng những tuyên bố đi kèm cho thấy gì?
    Trong cách nhìn của tôi, đó là cuộc gặp gỡ không có gì mới, chỉ là thời điểm để công khai những kết quả mà hai chính phủ đã làm việc, hợp tác với nhau trong thời gian qua trên mọi lĩnh vực, thể hiện ở Tuyên bố chung của 2 nguyên thủ. Kết quả đó cho thấy sự vô tích sự của những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” gây ra những sự kiện ồn ào nhưng bằng thủ đoạn lừa bịp nên chẳng mảy may tác động chút nào đến tiến trình hợp tác cả ở 2 phía!
    Từ quan điểm chung là sẽ hợp tác với nhau toàn diện nên nếu muốn có được kết quả cao, đòi hỏi có sự thay đổi, trao đổi, thảo luận khắc phục những khác biệt về quan điểm, từ đó, ta có thể thấy là sẽ có thay đổi trong quá trình thực thi tuyên bố chung về quan hệ “đối tác toàn diện” comprehensive partnership). Những thay đổi ấy sẽ làm VN phát triển vững mạnh về kinh tế, quốc phòng… tiền đề để đưa xã hội đến dân chủ công bằng văn minh…
    Chỉ có những người mê sảng mới tưởng tượng ra ấy viễn cảnh sụp đổ của chính quyền VN trong bối cảnh này!!!

    • Liệu có gì mới hai không là quá sớm đánh giá được, đúng không Davit? … Phải xêm thời gian tới có những phát triển như thế nào quá một số lĩnh vực …đúng không? Tại sao Davit không viết một cách phan biệt hơn về “những kẻ nhân danh ‘đấu tranh dân chủ cho Việt Nam’” .. có phải tát cả những người ‘đầu tranh cho dân chủ’là người xấu? Nếu cả hải bên chỉ nói “những kẻ này”… “những kẻ kia” làm sao mà Việt Nam có thể phát triển một nền chính trị văn minh bạn ạ? Xin hỏi bạn, việc TT Obama nêu rõ việc Nhà Nước Việt Nam nên tôn trọng các quyền như báo chí, hội họp, v.v. là vo nghĩa hà? Cũng có thể. Y kiến tôi là nếu VN có thể tôn trọng và thực sự bao đảm những quyền đó thì đất nước mới sẽ văn minh hơn, hay hơn…. tôi đồng ý trao đổi là quan trọn và qua đó quan hệ giữa hai nhà nước sẽ có cợ hội cải thiện. Theo tôi, vấn đề chủ yếu không phải là “những người mê sảng mới tưởng tượng ra ấy viễn cảnh sụp đổ của chính quyền VN trong bối cảnh này” mà là làm sao mà mọi bên có thể cùng “đưa xã hội đến dân chủ công bằng văn minh… ” …. tôi có một số ý thưởng sẽ chia sẻ sau… thanks for your comment.

      • Well, ít nhất qua Tole Davit, ta biết chính quyền Việt Nam ghét dân chủ thậm tệ .

  6. Trong 4 tốt ông nêu,tôi chỉ thấy có điểm 4 tương đối đúng,nhưng lại không cần thiết,vì tất cả quan điểm của Mỹ với VN gần như đã bộc lộ qua các kênh thông tin,chính trong bài viết của mình ông cũng không tin vào 3 điều còn lại
    Theo tôi,chuyến đi Mỹ của ông Sang lại mang tính cá nhân nhiều hơn,nói chính xác là sự đấu đá nội bộ ở VN đang cần sự ủng hộ(công khai hoặc kín),ông Sang quá chủ quan trước việc mình trên điểm những đối thủ khác,nhưng ông ta không nhận ra mình cũng chỉ là 1 ông cán bộ CS nói nhiều làm ít,và cách tiếp đón của chính quyền Mỹ với 1 lãnh tụ nước ngoài như ông Sang theo tôi là đúng,nó cũng chứng minh cho mọi người biết được chính quyền Hoa Kỳ muốn gì,thông qua cách ứng xử như vậy
    Theo tôi,tóm lại chuyến đi của ông Sang là thất bại thảm hại về mọi mặt

  7. Tôi chỉ là một phó thường dân rất bình thường, nếu đại diện cho ai thì tôi chỉ có thể đại diện cho một tầng lớp dân thành thị nào đó, không thể đại diện cho chính quyền. Chúng tôi ghét cái thứ dân chủ tự đề cao mình, chỉ cho mình là dân chủ và được quyền dạy người khác, còn người khác là không biết gì , như vậy rất là không dân chủ! Vấn đề không phải là người dân ghét dân chủ, mà cần nói rõ ghét thứ hành nghề lừa bịp mang danh “dân chủ”, đó là các sự kiện “Điếu Cày bị chặt cụt tay”, “CHHV tuyệt thực” rồi lại “Điếu Cày tuyệt thực”… được các blogger “dân chủ”, các trang tin BBC, VOA, RFA… đưa tin cổ vũ, kích động ồn ào. Bản thân các sự kiện đó là lừa bịp, vậy có thể thấy rõ những người đứng đằng sau cổ vũ, kích động mang động cơ gì rồi. Không biết ông chủ trang này nhận định thế nào về các sự kiện và cách đưa tin về các sự kiện đó?!

    • Nếu hỏi làm sao Việt Nam có thể có những thể chế xã hội chính trị dân chủ hơn, hiệu quả hơn, bạn sẽ trả lời thế nào?

    • Nếu những sự việc trên bạn cho là lừa bịp thì bạn hãy thử chứng minh đi,tôi nghĩ bạn cũng lại nói theo kiểu CA:các quản giáo,các phạm nhân đã thề thốt khi gọi những hành động đó là không có

  8. , từ đó, ta có thể thấy là sẽ có thay đổi trong quá trình thực thi tuyên bố chung về quan hệ “đối tác toàn diện” comprehensive partnership). Những thay đổi ấy sẽ làm VN phát triển vững mạnh về kinh tế, quốc phòng… tiền đề để đưa xã hội đến dân chủ công bằng văn minh…

    Nhu vay la tu truoc toi nay ,Viet nam khong co dan chu , cong bang , van minh…ma phai cho co doi tac toan dien voi My thi moi co tien de de dua xa hoi den dan chu cong bang van minh ?????

    • Mỹ không phải là một mô hình tốt cho VN vì nền chính trị của Mỹ đã bị phá hoại rồi… Thế nhưng Mỹ và các nước khác mà có những thể chế chính trị tương đối minh bạch và những tự do về chính trị và nhân quyền có thể giúp VN trên đường cải
      cách…

  9. Hi Jonathan London
    Tôi vẫn đọc trang này nhưng lâu rồi không comment vào đây nữa, chủ yếu vì đọc những gì Jonathan London viết, tôi không thấy có điều gì mới mẻ. Khó có thể coi là ý kiến mới, phát hiện mới, đóng góp mới… khi hầu như mọi việc liên quan đến đất nước Việt Nam của tôi, đều được Jonathan London quy về mẫu số chung là Đảng Cộng sản Việt Nam (quan niệm này làm cho ý kiến của Jonathan London không khác gì ý kiến đăng trên các trang “lề trái” và cũng nhàm lắm rồi). Với chuyến đi của ông Trương Tấn Sang và tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam cũng vậy, rốt cuộc Jonathan London cũng chỉ thấy nó có ý nghĩa khi Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi mới theo ý muốn của Jonathan London chứ không phải từ thực tế Việt Nam! Từ một góc nhìn phiến diện như thế và trong khi Jonathan London lại “chưa biết chi tiết gì về kết quả cụ thể của cuộc gặp gỡ” mà đã phán xét như trong entry này, tôi e rằng Jonathan London đang đặt mình vào vị trí như câu tục ngữ của người Việt nói về “thầy bói xem voi”. Có lẽ Jonathan London nên tự đặt câu hỏi tại sao trong Tuyên bố chung giữa hai vị nguyên thủ, mục “bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền” chỉ đứng trên mục “văn hóa, du lịch và thể thao”? Phải chăng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, việc “bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền” không hệ trọng đến mức được nhấn mạnh như nội dung cần quan tâm trước hết?

  10. Có lẻ những gì JL viết không có gì mới mẻ đối với một nhóm nào đó có đặt quyền ở VN nhưng đối với toàn dân Việt Nam thì vô cùng mới mẻ và tươi mát như gió xuân. Vì sao thế, đơn giản là báo chí trong nước có bao giờ viết trung thực như JL đâu nào, toàn bóp méo sự thật, ru ngủ, chẳng gì mới mẻ cả. Ví dụ gần đây là báo chí VN đưa thông tin sai sự thật, đến cả đại sứ Mỹ phải lên tiếng yêu cầu đính chính.

    Điều khó hiểu là vì sao có những người Việt đã thông hiểu tất cả nhưng vì sao tình hình VN lại sa sút đến mức độ hiện nay?

    Về việc nhân quyên quan trọng thế nào không chỉ TT Obama và ĐCS VN quyết đinh mà còn có cả tiếng nói của dân biểu, nghị sĩ, quốc hội, nhân dân Mỹ và Mỹ gốc Việt, cả thế giới tự do tôn trọng nhân quyền, kể cả tiếng nói của nhân dân Việt Nam tuy rằng họ bị tước đoạt quyền nói đã lâu nhưng họ đang dần tỉnh thức. Đáng mừng là sự thức tỉnh, sự khao khát của nhân dân Việt Nam là một sức mạnh phi thường khống thế lực nào, sức mạnh nào có thể dập tắt đươc.

    Johnathan London, bạn hãy viết nhiều thêm nữa đi, nhân dân Việt Nam cảm ơn bạn, chúng tôi hân hoan đón chào nguồn gió xuân của bạn.

  11. Xin gởi Bác Bình Minh bài báo này để bổ sung ;

    Differing Priorities Challenge US-Vietnam Ties
    By Ryan McClure

    August 15, 2013
    inShare
    4
    RSS Email
    Secretary_Kerry_and_Vietnamese_President_Truong_Tan_Sang_Toast_the_U.S.-Vietnam_Relationship
    Since normalizing diplomatic relations with Vietnam in 1995, the United States has become Vietnam’s top trading partner and one of its leading foreign investors. Vietnam’s economic growth has been rapid in the past twenty years. In 2018, the country hopes to be recognized as a market economy and, by 2020, it hopes to reach industrialized status.

    Political reform and human rights protection, however, have not kept pace with economic growth. These issues have emerged as areas of concern for some U.S. officials, who seek a more proactive foreign policy in Vietnam to curtail human rights abuses and promote the rule of law. Their concerns run up against the Obama Administration’s desire to expand the United States’ military and economic engagement with Vietnam and turn it into a strategic ally in Southeast Asia.

    Since the Obama Administration’s rebalance towards Asia, the U.S. has increased its military cooperation with Southeast Asian countries, such as Vietnam and the Philippines, to counter-balance China’s growing influence in the region. Vietnam’s ports, its membership in ASEAN, as well as its growing market for American goods could make it an important regional partner.

    The Administration’s courting of Vietnam takes place at a unique time in the region’s history. Vietnam’s historic relationship with China has waned recently due to China’s growing assertiveness over maritime territory in the South China Sea. As a result, Vietnam has reached out to a number of countries to guard itself against potential Chinese antagonism.

    The Obama Administration has greatly increased the U.S. resources it allocates to Vietnam. In its 2014 Fiscal Budget, the Department of State increased its funding levels for international military education and training assistance as well as foreign military financing assistance. While Secretary of State, Hillary Clinton traveled to Hanoi multiple times. Former Defense Secretary Leon Panetta visited the country as well. In June, General Martin Dempsey met with his Vietnamese counterpart Bo Da Ty at the Pentagon. Moreover, the United States and Vietnam have been busy negotiating the Trans-Pacific Partnership Agreement, a free-trade agreement that would benefit Vietnam’s growing economy.

    The recent visit by Vietnamese President Truong Tan Sang highlighted the Administration’s attempts to engage with Vietnam. At the end of Sang’s visit, he issued a joint statement with Obama detailing the establishment of a U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership to provide a framework for advancing the relationship. U.S. Ambassador to Vietnam David Shear called the visit a success and said that further meetings will be held throughout the year.

    Political reform and human rights, however, have the potential to hinder, if not derail, the Administration’s hopes for partnership with Vietnam. For many government officials, these issues are a deal-breaker. Prior to Sang’s visit, the House Committee on Foreign Affairs Subcommittee on Asia and the Pacific held a hearing on the United States relationship with Vietnam, during which Vietnam’s human rights abuses emerged as a focal point. Members of the subcommittee expressed their concern over government abuses against human rights advocates and religious leaders and called upon the U.S. to put pressure on Vietnam to respect human rights and the rule of law.

    Committee Chairman Steve Chabot questioned whether the Obama Administration’s funding for military development in Vietnam was a wise use of taxpayer dollars. He further stated that a continued U.S. relationship with Vietnam is difficult to justify until the country “implements the proper reforms and demonstrates its commitments to the basic rights of its citizens.”

    The subcommittee noted that if and when the Trans-Pacific Partnership negotiations reach a final agreement, Congress must approve them, and they would be exercising great scrutiny because of Vietnam’s human rights abuses. Congressman Dana Rohrabacher expressed his concern that the United States should not give strength the “repressive Vietnamese government.”

    Legislation currently making its way through Congress could hamper United States engagement with Vietnam. During a mark-up session on June 27, House Foreign Affairs Committee passed H.R. 1897, a bi-partisan bill to promote freedom and democracy in Vietnam. The committee noted that Vietnam’s backtracking on human rights protection, democracy, and freedom of the press could put a ceiling on United States engagement with Vietnam, despite the country’s geo-strategic importance.

    The legislation blocks non-humanitarian assistance to Vietnam if the government does not improve its conduct towards political and religious prisoners. During the mark-up session, Chairman Ed Royce called the bill a “message with teeth” to the Vietnamese government.

    Despite concerns over human rights and political reform being raised during Sang’s visit, Vietnam seems unwilling to improve the situation. The Vietnamese government recently passed a law potentially limiting political dissent on the Internet. The United States Embassy in Hanoi denounced the law, calling it “inconsistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights, as well as its commitments under the Universal Declaration of Human Rights.”

    The Obama Administration is aware of these potential obstacles. It also has concerns over human rights abuses in Vietnam. In 2010, Hillary Clinton, while Secretary of State, warned Vietnam that it must improve its human rights record. Joseph Yun, then Acting Assistant-Secretary in the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, currently the nominee to be United States Ambassador to Malaysia, told Congress that the Administration informed Vietnam that upgrading the United States-Vietnam relationship would be difficult without improving its respect for human rights.

    Despite their shared concerns, the Obama Administration and Congress seem to have two different acceptability thresholds for developing the United State-Vietnam relationship. The Obama Administration, more preoccupied with national security and regional military alliances, seems to place the human rights and political situation in Vietnam at a lower level of importance than do members of Congress, who face much more pressure from constituents, especially Vietnamese-Americans. Before the Administration continues the U.S.-Vietnam partnership or makes commitments to Vietnam, the president should first engage with Congress to ensure that his foreign policy will not face domestic opposition.

    Ryan McClure is an attorney and foreign policy blogger. He can be followed on Twitter @The BambooC.

    Image credit: U.S. Department of State

    • Chào bác NL
      Dù đã đọc bài của Ryan McClure từ trước, dù bài này không khả dĩ gây được điều gì đó ấn tượng đối với tôi, thì vẫn xin cảm ơn bác NL đã “gởi” tới tôi bài này. Thú thật là tôi không hiểu chữ “bổ sung” mà bác NL sử dụng ở đây có ý nghĩa như thế nào? Nếu coi bài viết của Ryan McClure là một sự “bổ sung” thì tôi nghĩ nó không có ý nghĩa nhiều lắm. Bởi tôi coi bài này cũng tương đương như các “đoán mò”, “luận mò”, “nghĩ mò” mà lâu nay “bình luận gia” Phạm Chí Dũng ở xứ An Nam vẫn đưa lên RFA, BBC mà thôi. Tuy không có điều kiện nghiên cứu về nước Mỹ, song căn cứ vào các hiện tượng đã xảy ra, đã lặp lại, cũng như căn cứ vào ý nghĩa của các sự kiện, tôi thấy ở nước này, dường như quan hệ giữa hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp khá lỏng lẻo. Nên không phải khi nào cơ quan lập pháp đề xuất một chương trình, một dự luật, hoặc đưa ra một kiến nghị… thì cũng được Thượng viện và Tổng thống thông qua và thi hành. Như với các “dự luật nhân quyền Việt Nam” chẳng hạn. Nếu tôi nhớ không nhầm thì cũng đã có gần 10 dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua, và chưa bao giờ được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu, chứ đừng nói chúng đã nằm trên bàn làm việc của Tổng thống Mỹ. Theo tôi, cái gọi là “nhân quyền” mà thỉnh thoảng Chính phủ Mỹ lại đưa ra dấm dứ Việt Nam, chẳng qua là để làm yên lòng một số ông bà nghị, hơn là để thực thi như một chính sách. Cho nên mới có chuyện Chính phủ Mỹ vừa củng cố quan hệ với Việt Nam vừa mang nhân quyền ra dọa!

      • Thưa Bác Bình Minh ,
        Nước Mỹ là nước Dân chủ tam quyền phần lập rõ ràng và độc lập với nhau, nên mới có tình trạng họ không thống nhất với nhau , như chuyện quan hệ với Việt Nam hiện nay, Hành Pháp Obama gặp sự cản trở bên Hạ viện . Cũng là đất nước Tự do nên mới có tình trạng này , Mà Bác cho là” lỏng lẻo ” trong Khi việt nam thì không có tam quyền phân lập rõ ràng , và quốc hội VN không có quyền độc lập , dĩ nhiên mọi quyền hành nằm trong tay Đảng thì khi quyết định điều gì ít có sự tranh cãi nhiều .
        Việc công khai nghị trình sinh hoạt chính trị của nhà nước Mỹ thì hầu như tất cả mọi người đều biết rõ chứ không phải “đoán mò “đâu bác ạ , tất cả những chính quyền nhà nước nào của Mỹ lừa bịp được nhân dân Mỹ sẽ bị thưa kiện và ra tòa và có thể bị đuổi việc kể cả tổng thống , dù chỉ là một tội nói dối , nói láo, đất nước có nghành tư pháp độc lập thưa bác .
        Thật là quá khác biệt với Chính quyền VN , là tư pháp , quốc hội , nhà nước , đều là công cụ làm việc theo ý của Đảng . Dù Đảng có sai lầm thì sửa sai , chứ có bao giờ đảng bị đuổi việc đâu , Đảng luôn luôn là nhất mà , những gì đảng muốn cho dân biết thì mới được biết nếu không thì người dân cũng chỉ “đoán mò” mà thôi .
        Bởi thế bài viết này gởi đến bác để bổ sung cho ý kiến của bác được hiểu đúng nghĩa hơn .

        • Chào bác NL
          Cảm ơn bác đã làm rõ hơn điều tôi ngờ ngợ khi được bác “gởi” bài của Ryan McClure tới tôi để “bổ sung”. Lưu ý bác: hai chữ “đoán mò” tôi sử dụng trong comment trên không hướng tới “nghị trình sinh hoạt chính trị của nhà nước Mỹ”, mà để nói về các bình luận, phân tích của Ryan McClure (xin dẫn lại: “Nếu coi bài viết của Ryan McClure là một sự “bổ sung” thì tôi nghĩ nó không có ý nghĩa nhiều lắm. Bởi tôi coi bài này cũng tương đương như các “đoán mò”, “luận mò”, “nghĩ mò” mà lâu nay “bình luận gia” Phạm Chí Dũng ở xứ An Nam vẫn đưa lên RFA, BBC mà thôi”). Thưa bác, thực ra khi viết “Tuy không có điều kiện nghiên cứu về nước Mỹ” là tôi “giả vờ khiêm tốn” một tý để xem bác phản ứng thế nào, y như rằng tôi đã vinh dự được bác “bồi dưỡng” ngay cho một đoạn về “đất nước tự do”. Vâng, bác cứ việc coi “Nước Mỹ là nước Dân chủ tam quyền phần lập rõ ràng và độc lập với nhau”, còn tôi lại coi đó là một thứ dân chủ giả hiệu. Nhìn vào sự vận hành của chính trường Hoa Kỳ, tôi hiểu ở đó, cơ quan hành pháp vẫn “to hơn” cơ quan lập pháp. Nếu thật sự dân chủ, tự do thì không lý gì mấy trăm hạ nghị sĩ ở Hạ viện đã thông qua một dự luật, dự luật ấy lại được Thượng viện thông qua, nhưng đến tay Tổng thống thì vẫn có thể phủ quyết! Thiết nghĩ bác NL không nên coi đó là kết quả của vấn đề “tam quyền phần lập rõ ràng và độc lập với nhau” mà chỉ là sự phản ánh sức mạnh hơn kém và vị trí không đồng đều giữa cơ quan lập pháp và hành pháp ở Hoa Kỳ. Riêng phần cuối trong comment trên đây của bác, tôi xin phép không bàn, vì cũng chẳng có gì mới, và nó làm tôi nhớ tới những điều nhàm chán mà người ta vẫn lải nhải trên doithoai, thongluan, danchimviet,… Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bác nên đọc bài của “Ông Hồ Ngọc Nhuận cần thay đổi cách nghĩ” của Ngô Nhân Dụng đăng trên nguoi-viet ngày 16 tháng 8. Dù cũng không khoái tác giả Ngô Nhân Dụng, tôi vẫn thấy trong bài đó, ông ấy đã viết đúng.

  12. Tôi gặp một số người như Bình Minh rồi. Nói chung dạng người đấy ko nên tranh cãi làm gì cho mệt.

Comments are closed.