Cả thế giới đang dõi theo

Vài tháng trước, khi ghé thăm Hà Nội, tôi đã có dịp trò chuyện với một số thanh niên quan tâm sâu sắc đến tương lai của đất nước. Họ chia sẻ với tôi khát vọng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Những người trẻ này hào hứng với việc khám phá các ý tưởng và cơ hội.

Họ thông minh, nhiệt tình và ấm áp. Họ bất bạo động. Họ muốn đất nước mình có một tương lai tươi sáng hơn.

Vâng, họ lo lắng cho tình hình đất nước. Nhiều người trong số họ suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận hoặc đã gạt phăng đi.

Nhưng làm thế nào, tôi tự hỏi, mà một nhà nước với khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lại gắn liền với một loạt hành vi bạo lực mà chúng ta được chứng kiến trong những ngày gần đây, như việc bố ráp và đàn áp cả về tinh thần lẫn thể xác với những thanh niên này?

Vào thời điểm mà Việt Nam đang cố nuôi dưỡng những mối quan hệ gần gũi hơn, thúc đẩy sự hiểu biết lớn hơn và xây dựng những quan hệ đối tác quốc tế có hiệu quả hơn, họ sẽ đạt được những gì từ lối hành xử như thế?

Chiến thuật đàn áp khốc liệt này có phải là cách tốt nhất để giành sự tin tưởng của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế (trừ Trung Quốc) không?

Và những thanh niên yêu nước này khao khát gì? Chính quyền, phải chăng, chỉ đơn giản là muốn họ ngừng suy nghĩ về chính trị và quyền lực?

Và cuối cùng, những sinh viên này nên làm gì để phản ứng? Họ có nên đáp trả bằng việc theo đuổi kiện tụng, dù biết rằng hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam chắc chắn sẽ chẳng cho họ một cơ hội công bằng nào, nhưng cũng biết rằng họ có thể vạch trần thêm bộ mặt đáng xấu hổ của chính quyền Việt Nam? Hay họ nên đơn giản chấp nhận rằng Tổ quốc của mình bị thống trị bởi một đảng không chấp nhận sự phản biện ôn hòa?

Rằng họ sẽ sống những thập niên còn lại của cuộc đời mình như những đứa trẻ bị tẩy não, không có chút tư duy phê phán nào, và không mảy may đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước?

Đặc tính nhất quán của tất cả các nhà nước công an trị là, ngoài chuyện ưa bạo lực, thiếu trách nghiệm giải trình và cực kì nguy hiểm, họ rất ngu xuẩn và vụng về. Mới một tháng sau khi Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Obama, các vụ bắt bớ và đánh đập thanh niên ở Hà Nội gần đây cũng có thể tạo ra những cơ hội chính trị hiếm có để đẩy nhanh sự sụp đổ của phái bảo thủ, nếu không thì sẽ lại phá hoại một lần nữa những nỗ lực của nhà nước Việt Nam để phát triển các quan hệ quốc tế.

Đã 87 năm kể từ cái chết của Phan Chu Trinh dưới chế độ Pháp thuộc. Ông sẽ nghĩ gì về cách hành xử của Nhà nước Việt Nam hiện nay? Ông sẽ nghĩ gì về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của Việt Nam vào năm 2013?

Chỉ trong hai tuần nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm ngày Độc Lập. Nhưng nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân?

Tôi đã nghiên cứu Việt Nam suốt 20 năm qua. Tôi có nhiều bạn bè trong mọi ban ngành của Đảng và Nhà Nước. Nhưng tôi đã đi đến cái ngưỡng mà tôi không thể chỉ im lặng đứng nhìn nhà nước tiếp tục cổ súy một xã hội trong đó việc tuân theo những chủ trương và quan niệm sai lầm lại được coi trọng hơn phẩm giá con người. Tôi tin nhiều người quan tâm đến Việt Nam đều nên lên tiếng.

Tôi hoan nghênh mọi ý kiến bình luận của tất cả mọi người, kể cả những người trong chính quyền Việt Nam. Tôi chỉ có thiện chí thôi.

JL

 

21 thoughts on “Cả thế giới đang dõi theo

  1. Thật sự, vụ Blogger Nguyễn Văn Dũng (Dũng Aduku) bị bắt là quá sức tưởng tượng. Tưởng rằng sau phiên toà xử Phương Uyên xong thì tình hình có thể cải thiện nhưng đâu lại hoàn đấy. Tuy nhiên những sự việc như thế này thật sự có thể “đẩy nhanh sự sụp đổ của phái bảo thủ, nếu không thì sẽ lại phá hoại một lần nữa những nỗ lực của nhà nước Việt Nam để phát triển các quan hệ quốc tế.”, điều này tôi hoàn toàn đồng tình với JL

    • Điều đó càng khẳng định bản chất độc đoán của nhà cầm quyền,bằng mọi biện pháp họ quyết tâm(cái này đúng là quyết tâm thực sự!)duy trì cái chế độ mà họ cho là đã tốn bao công sức,xương máu(thật ra tất cả những hy sinh đó của người khác)
      Nó cũng chứng minh cho những người thơ ngây hoặc cả tin rằng vụ án Phương Uyên với kết thúc có hậu,là một thay đổi chiến lược của nhà cầm quyền,nhưng hành động bắt bớ liên tục tiếp diễn,đã cho thấy vụ PU chỉ là màn kịch,một vụ trả giá không hơn không kém như ngoài chợ trời
      Mùa Xuân Ả rập là nguồn khích lệ cho người dân VN,mọi cuộc đấu tranh ôn hòa luôn là sự chọn lựa(quá khứ và hiện tại),nhưng nếu không hiệu quả,thậm chí bị đàn áp dữ dội,thì thay đổi phương thức cũng là điều cần tính tới

  2. Từ lâu chúng ta chiến đấu với cái cối xay gió do họ dựng nên , và rất ít kết quả đó là những công cụ biết nói mà họ đã tẩy não đặc biệt , những kẻ khốn khó được họ nhặt nhạnh từ các trại mồ côi , trường DT nội trú , các trường đặc biệt như Trường QS Ấp bắc … vô số những loài có quá khứ thiếu đói ! được đào tạo kỹ lưỡng bài bản có tổ chức có quy mô lại được liên kết trong một hệ thống quốc tế chặt chẽ !
    Họ có hàng triệu người như vậy !
    Chỉ có thể phỏng đoán năm 2012 Trung quốc có khoảng 400.000 , Việt nam 150.000 , Bắc triều tiên 200.000 , Bắc á + Ấn độ + Thái lan + Campuchia + Phi 100.000 ….. phần lớn thì họ nấp dưới các hình thức cánh tả , tôn giáo , Dân tộc .
    Họ làm được nhiều hơn ta tưởng ! len lỏi vào các mâu thuẫn xã hội thuộc các thiểu số , từ các cựu chiến binh Mỹ đang bất mãn , các nhóm thổ dân , cộng đồng nhập cư nghèo khổ

    • Bạn có cái nhìn rất sâu sắc về nguồn gốc quyền lực của đảng Cộng Sản. Trong bài Bắt Trẻ Đồng Xanh mà nhà văn Võ Phến viết năm 1968 tại miền Nam, có nói là vào năm 1968, Cộng Sản đã đưa hàng ngàn, hàng vạn trẻ em từ miền Nam ra Bắc. Đó là những người sẽ được huấn luyện ở miền Bắc để trở thành trung kiên với Đảng CSVN (Tìm trên Internet có bài này). Vào năm 1954, Đảng CSVN đã làm một lần rồi, đem nhiều thiếu nhi tập kết ra Bắc để huấn luyện rồi đưa trở lại miền Nam hoạt động. Đến năm 1968, họ lại làm nữa. Có lẽ vì thành phần trung kiên đã bị thiệt hại nhiều sau trậng Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 nên Đảng CSVN đào tạo lớp người mới.

    • Hiện nay ở Đức cũng có những nhóm Tân Quốc Xã. Họ chủ trương kết hợp chủ nghĩa dân tộc (tức chủ nghĩa quốc gia) và chủ nghĩa xã hội. Đó là công thức của chế độ Đức Quốc Xã. Đức Quốc Xã là chữ viết tắt của Đảng Quốc Gia Xã Hội Đức. Họ chủ trương dùng bạo lực và cai trị độc tài. Đó là vì dân tộc nào cũng có những người có bản tính bạo động và độc đoán, ít hay nhiều mà thôi. Nếu kinh tế khó khăn, tương lai thanh niên bế tắc, thì loại người này giống như là hạt giống gặp mưa, sẽ sinh sôi nảy nở nhanh. Những kẻ muốn phục hồi chế độ Kmer Đỏ giống loại người muốn phục hồi chế độ Quốc Xã ở chỗ họ muốn dùng bạo lực.

      • Co ai muốn có đảng Nazi ở Kmer Đỏ? Tôi chưa rõ ý bạn Minh Đức là như thế nào?

        • Nazi và Khmer Đỏ khác nhau về mặt tư tưởng. Nhưng về mặt hành động thì họ giống nhau ở chỗ dùng bạo lực để đoạt chính quyền, họ dùng bạo lực để tiêu diệt các phe khác. Họ giống nhau ở chỗ không chấp nhận ai khác ngoài tổ chức của họ được tồn tại. Những người tánh nóng nẩy muốn dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp thay vì dùng lời lẽ là những người gia nhập các tổ chức như Nazi hay Khmer Đỏ.

  3. Nhóm nguy hiểm nhất trong đảng là nhóm “thân Tàu ”  , nhóm cấp tiến vẫn chưa đủ mạnh để dẫn dắt đất nước đến một sự cải cách tối hậu . Hãy cố lên các Bác ơi !!!

  4. Thấy trên mạng: Dù các bạn có đứng về phía bên nào đi nữa thì mình tin rằng bài này sẽ giúp ích cho các bạn, các bạn thấy rõ hơn về tình hình: Đó là, chính trị không phải cuộc chơi của những kẻ tay ngang. Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=227692427382854&set=a.101016256717139.3206.100004262940982&type=1&ref=nf
    -(JICKS)-
    Một điểm chú ý trong bài như sau:
    “Phụ trách văn phòng Cao ủy nhân quyền của Liên hiệp Quốc nói rằng: ”Mong muốn được kết nối với một số blogger giống như tôi để giúp họ nêu ý kiến về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Với vai trò đại diện cho Văn phòng cao ủy nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, bà cam kết sẽ lắng nghe và chia sẻ. Tuy nhiên, HỌ lại không bao giờ là người CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỨNG RA TỔ CHỨC” mà HỌ sẽ THAM DỰ với tư cách KHÁCH MỜI và sẵn sàng TÀI TRỢ TIỀN.
    Vâng, Đoan Trang, Điếu Cày, Người Buồn gió abc và một số bạn sinh viên ở Trương Định vừa bị sờ gáy cũng trong tình trạng này.
    Việc này cũng giống như Bùi Hằng và rất nhiều nhà rân chủ học trong các cuộc biểu tình vậy, trong khi ace hô hào biểu tình ầm ầm thì họ ngồi cafe và cập nhật tình hình lên fb. Rất vui…

    • Bạn có cái nhìn méo mó,làm sai lạc bản chất sự việc
      Nếu mọi sự hy sinh đều được so đo,tính toán hơn thiệt,thì chả ai hy sinh cả và nước VN ngày nay chắc chắn không có hình thù và những con người như vậy nếu trước kia họ toan tính lợi-thiệt

    • Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một tổ chức của Liên Hiệp Quốc, họ hoạt động trong vòng qui định của Liên Hiệp Quốc. Họ không phải là một tổ chức hay một đảng chính trị nên họ không thể đứng ra tổ chức một hội nghị chỉ trích chính phủ VN vi phạm nhân quyền. Đơn giản là làm như vậy là họ đi ra ngoài vòng trách nhiệm mà Liên Hiệp Quốc cho phép họ.

  5. Mỗi người đều có những cách tham gia khác nhau @Tole Davit ….. ta dừng có ý nghĩ họ phải thế này phải thế kia DÂN CHỦ là phải như vậy !

  6. “Định Hướng Dư Luận” Là Lừa Đảo Dối Trá, “Kiên Định” Là Ngoan Cố Chống Lại Người Dân
    Nguyên An

    Cứ cho là “chủ nghĩa xã hội thật sự là thiên đường của loài người” như từ bé cho đến giờ hệ thống giáo dục, tuyên truyền của đảng và nhà nước cầm quyền ở VN vẫn “dạy” dân đi, thì để biết thế nào là đúng sai, người ta phải nhìn vào hiện thực xã hội VN xuyên suốt chiều dài cầm quyền của hệ thống chính trị và so sánh sự phát triển các mặt của đất nước với các quốc gia khác trên thế giới.

    “mục đích đòi hỏi đạt tới nó bằng phương tiện bất công thì mục đích đó không thể là mục đích chính đáng”- CMác.

    Trong thực tế, đảng cs VN hiện đang thực hiện bao nhiêu chính sách bất công vậy mà luôn nói tới để đạt các mục tiêu ”vì dân, công bằng,dân chủ, văn minh….”- thật là lố bịch hết chỗ nói.

    Để mê hoặc người dân, đảng cs VN đã tuyên truyền cho đường lối “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp” và vì thế, khi chưa nắm trọn quyền thống trị, nó từng chiếm được lòng tin của một phần lớn người dân-do vậy, người dân đã nghe theo đảng, không tiếc xương máu để mong đạt được mục đích “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp” ấy.
    ai dè, đến khi nắm trọn quyền lực, tưởng rằng dân sẽ tự do, sẽ thủ tiêu bất công xã hội, giữ được chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thì người dân chỉ thấy đau khổ máu và nước mắt và tiếp tục sự bất công nghiêm trọng hơn.

    Nhìn bề ngoài, thấy đất nước có thêm nhiều khu công nghiệp, thấy nhiều nhà cao tầng, đường sá khang trang hơn, thấy dân ăn uống đầy đủ hơn, đi lại bằng phương tiện cơ giới khác xưa và đảng ta nhấn mạnh đây là công lao “trời biển” của đảng ban phát cho dân, không có đảng thì dân có lẽ không có những thứ ấy?

    Xin thưa: không, ngàn lần không. Đó là thủ đoạn đánh lừa nhãn quan và tư duy. Những thứ gọi là đổi mới nhìn thấy ấy, chỉ là những thứ mà nó buộc phải có khi xã hội loài người nói chung vẫn đang phát triển, thì dù một quốc gia có lạc hậu, nguời lãnh đạo có lưu manh phản động đến đâu thì những thứ ấy vẫn có vì theo lẽ tự nhiên, bởi vì đó là sự thay thế nghiễm nhiên, nếu không vay nợ hàng trăm tỷ đô la (để mà có tiền lấy cớ đầu tư dự án mà rút phần trăm ra chia nhau), nếu nước ngoài không đổ tiền vào đầu tư thì liệu có những thứ đổi mới ấy không? và nếu trả nợ hết ngay thì có còn những thứ ấy không?-việc này khác nào một anh sỹ diện, ăn tiêu chơi bời, đi lừa và vay mượn hàng xóm được một số tiền lớn về xây nhà, tậu ô tô và khoe khoang rằng ta làm ăn giỏi để tiếp tục lừa người khác.

    Nhưng với các nước không có đảng cs độc tài lãnh đạo, họ thực hiện đa đảng thì sự phát triển của quốc gia được người dân và các tổ chức chính trị (nhiều khi đối lập nhau)giám sát cạnh tranh lẫn nhau, do đó mỗi đảng phái đều phải tự nguyện làm sạch mình, đều phải ra sức chứng minh năng lực uy tín của mình trước người dân nên đất nước có sự phát triển hết sức lành mạnh về các mặt, đặc biệt là sức sản xuất được giải phóng triệt để, con người được giải phóng triệt để về khả năng của mình: Hàn quốc là một ví dụ, ở đó năng lực của từng cá thể được phát huy tối đa và cũng vì đó mà quốc gia phát triển về mọi mặt hết sức nhanh chóng.

    Trở lại vấn đề của nước ta: chỉ có đảng vừa đá bóng vừa thổi còi, ai không nghe đảng là sai hết, là phản động hết, vậy đảng quá đúng ư?

    Đúng mà để đất nước ngày càng thụt lùi so với các quốc gia khác trên thế giới về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, về nhân quyền, về mức sống người dân.
    Hãy đừng so sánh với chính mình (tự sướng, thủ dâm chính trị) nữa. Mà nên so sánh với các nước có cùng điều kiện như mình đi

    Tại sao phải đa đảng và quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân?
    Nguyên Bằng

    Ở các nước dân chủ, đa đảng, các đảng cạnh tranh nhau, ra sức thi thố tài năng để dân biết mà lựa chọn đảng nào lãnh đạo đất nước cho xứng đáng, tại các diễn đàn họ tranh luận thẳng thắn, kịch liệt thậm chí cãi chửi nhau ở nghị trường, các đảng thậm chí “đánh nhau” nhưng xã hội không những không bị bất ổn về các mặt , mà ngược lại vẫn ổn định, phát triển rất nhanh về mọi mặt trên nền tảng văn minh và công bằng, người dân vẫn an lành hạnh phúc? vì sao thế?

    1-Vì có đa đảng, nên có cạnh tranh minh bạch, thẳng thắn, công khai, công bằng. Do đó, đảng cầm quyền phải là đảng có năng lực và uy tín nhất. Nguyên thủ quốc gia cũng là người được dân trực tiếp bầu lên.

    Vì đa đảng, nên các đảng thất cử luôn luôn “soi” đảng cầm quyền tìm ra chỗ yếu kém để “tấn công” do đó đảng cầm quyền phải luôn hoàn thiện mình, phải giữ mình trong sạch, không để tai tiếng, nếu không thì sẽ mất uy tín, bị loại khỏi ghế cầm quyền ngay.

    Vì đa đảng, nên người dân khi thấy đảng đương cầm quyền có những yếu kém, không xứng đáng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì người ta có quyền chọn những đảng khác thay thế (nhiều hàng thì chọn hàng tốt mà mua)

    Do vậy, nên các nước đa đảng có kinh tế phát triển nhanh, người lãnh đạo luôn tìm cách “lấy lòng” người dân thực sự, xã hội đa đảng là xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.

    Nhờ có đa đảng, mà trật tự an toàn xã hội và chính trị không bị rối loạn, mà trái lại rất ổn định: bởi mục đích của các đảng đều phải hoạt động trên cơ sở tôn trọng hiến pháp là phải lấy phục vụ lợi ích người dân và đặt lợi ích quốc gia, của nhân dân lên hàng đầu- điều này đã được người dân hiến định trong nội dung hiến pháp, không đảng (dù cầm quyền) nào được phép tự cho mình đặc quyền, đặt ra hiến pháp.

    2-Vì quân đội của họ không thuộc riêng một đảng phái chính trị nào, không buộc phải trung thành với một lực lượng chính trị nào. Nên họ không bị đảng (kể cả đảng cầm quyền) biến thành công cụ riêng để đàn áp đôi lập, đàn áp dân chúng.

    Quân đôi cách mạng, “quân đội nhân dân” là quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân, ngoài ra không phải và không thể phải trung thành với riêng một thế lực chính trị hoặc đảng phái cá nhân nào khác

    Vì thế, trong khi xây dựng bản hiến pháp nước ta, kẻ nào ngăn không cho đa đảng, ngăn không cho phi đảng hóa quân đội (mà chúng thường đánh tráo với khái niệm là “ phi chính trị hóa quân đội” ), bắt quân đội phải trung thành với riêng đảng cầm quyền, ý đồ đó là biến quân đội thành công cụ riêng của đảng cầm quyền dùng khi cần cho đàn áp đối lập , đàn áp người dân, giúp kẻ cầm quyền độc tài tồn tại , ý đồ đó là bỏ mục tiêu chiến đầu của quân đội là vì tổ quốc và nhân dân, thì kẻ đó mới đích xác là “phản động” và “thế lực thù địch” của nhân dân ta hiện nay.

    Đừng chày cối lấp liếm nữa càng lộ mặt ngoan cố chống lại nhân dân để tồn tại bất chính nữa cầm quyền phản động lưu manh bán nước ạ.
    Chỉ có giới cầm quyền nào thích tham nhũng không bị người dân kiểm soát và trừng trị, lạm dụng quyền lực mới có thể bênh vực cho độc tài độc đảng.

  7. Dùng bạo lực và độc đoán không chấp nhận ý kiến khác phải chăng đến từ văn hóa Nga? Có lý do để nghĩ hai đặc tính trên đến từ văn hóa Nga. Thứ nhất, hai đặc tính đó cũng thấy trong các đời Sa Hoàng trước đó. Thứ hai, chủ nghĩa Cộng Sản xuất hiện từ bên phía Tây Âu, nhưng người Cộng Sản ở Tây Âu không mang đặc tính bạo lực và độc đoán, mà phong trào Cộng Sản lan đến Nga thì nó mang hai đặc tính đó.

    Tuy đặc tính bạo lực và độc đoán đến từ văn hóa Nga, nhưng trong mỗi dân tộc vẫn có những cá nhân có bản tính ưa bạo lực và độc đoán. Con số cá nhân đó có thể có ít hay nhiều tuy theo văn hóa của mỗi dân tộc. Chẳng hạn, một dân tộc đa số theo Phật Giáo thì tính từ bi hỉ xả nhiều nên số người bạo lực và độc đoán ít hơn. Từ bi thì không hay đánh người vì thấy nó ác quá. Hỉ xả thì dễ tha thứ, không hay chấp nhất, áp đặt người khác.

    Nhưng một thiểu số người bạo lực và độc đoán có thể đào tạo và nhân lên số người giống như mình bằng cách đào tạo, huấn luyện và dùng văn hóa để ảnh hưởng đến suy nghĩ của quần chúng. Cách thức nhân lên số người cũng mang tính bạo lực và độc đoán giống mình là chọn trong số quần chúng những cá nhân có khuynh hướng đó, đào tạo thêm cho họ kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng sử dụng bạo lực và đặt họ vào các địa vị lãnh đạo then chốt để họ khống chế toàn bộ các hoạt động chính trị và văn hóa của xã hội. Dùng biện pháp bạo lực để duy trì cái văn hóa sính dùng bạo lực và độc đoán được duy nhất lưu hành, ngăn cấm ảnh hưởng của các loại văn hóa khác. Lâu dần, văn hóa bạo lực và độc đoán thay thế dần văn hóa từ bi hỉ xả.

    Tuy nhiên, trong mỗi dân tộc lại cũng luôn luôn có những con người bản tinh ôn hòa, không hay áp đặt, vì trời sinh ra như thế nên họ không chấp nhận cái văn hóa bạo lực và độc đoán. Nhìn vào khía cạnh tâm lý con người thì sự tranh đấu giữa độc tài và tự do là sự tranh đấu giữa hai loại người có bản tính khác nhau.

    Nhìn vào khía cạnh văn hóa thì con người chịu ảnh hưởng của văn hóa mình sinh ra và lớn lên, nhưng con người cũng có thể thay đổi được văn hóa nếu tích cực hoạt động và biết phương pháp. Các nhà sư của các dân tộc theo Phật Giáo là những người mang bản tính từ bi hỉ xả, với sự giáo dục và kiên nhẫn họ đã ảnh hướng đến văn hóa của dân tộc đó và nhân lên số người cũng có tính từ bi, hỉ xả như họ.

    • Cảm ơn JL đã quan tâm sát sao đời sống chính trị – kinh tế và xã hội Việt Nam.
      Tôi nghĩ những vấn đề mà JL quan tâm và đề cập trên đây nó “phản ánh mâu thuẫn đối kháng” (từ ngữ mà các nhà lý luận cộng sản ưa dùng) chính trong nội bộ đcs VN.
      Việc các phe phái chính trị cấu kết với thế lực kinh tế đen đang lũng đoạn cái gọi là “tổ chức đảng cộng sản” hiện nay.
      Tôi tán thành với ý kiến của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu đại sứ Việt Nam tại TQ, 1970s-1980s): từ sau 1975, ĐCS dần dần thay đổi về tổ chức cũng như Cương lĩnh đường lối. Ngày càng xa rời mục tiêu độc lập dân chủ cho nhân dân.
      Việc có nhiều phe phái và nhóm lợi ích trong đảng nó giống như nền chính trường của một quốc gia bị mafia hóa. Điều này rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn cả đa đảng trong một quốc gia. Vì nó mất đi tính cạnh tranh và dân chủ thực sự cho người dân.
      Nó còn nguy hiểm bỡi đa số dân chúng vẫn tin rằng đcs vẫn là đảng của thời kỳ làm cách mạng dân tộc dân chủ; không thể có tổ chức nào thay thế “sự lãnh đạo” của đảng.
      Nhưng sẽ là một sai lầm nếu đảng không mở rộng dân chủ và thực sự vì quyền lợi của đa số dân chúng. Hùng mạnh như Liên Xô, hay Đức Quốc Xã mà còn sụp đổ nữa là.
      Bây giờ thế giới không còn như thời thế kỷ 20 nữa!
      Không chỉ “cả thế giới đang dõi theo” mà người dân Việt Nam đang sốt ruột trong chờ sự thay đổi dân chủ. Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi!

      • Nói về việc có nhiều nhóm lợi ích và về đa đảng trong quốc gia. Việc sinh ra nhiều nhóm lợi ích là hiện tự nhiên của xã hội. Còn việc có nhiều nhóm lợi ích và đa đảng là nguy hiểm hay là có lợi là tùy theo cách xử sự, tùy theo cách giải quyết, tùy theo cơ chế.

        Việc có nhiều nhóm lợi ích người ta có thể tổ chức thành chế độ chính trị có đối lập, dùng phe đối lập để giám sát, kiềm chế phe có quyền.

        Việc có nhiều nhóm lợi ích có thể đưa đến tình trạng các nhóm phá nhau, ngăn cản nhau, rốt cuộc không ai làm gì được.

        Việc nhiều nhóm lợi ích có thể đưa đến việc các nhóm chủ trương dùng bạo lực tiêu diệt lẫn nhau, gây ra nội chiến.

        Cùng một hiện tượng, người ta có thể có nhiều cách xử lý khác nhau. Nếu biết thì sẽ làm cho nó trở thành có lợi, nếu không biết thì nó trở thành có hại. Giống như giòng nước, nếu biết điều chỉnh thì sẽ dùng nó làm ra điện, tưới nước cho đồng ruộng. Nếu không biết điều chỉnh thì nó gây ra lụt lội, tàn phá. Vì thế thời xưa người ta nói: “Trị nước giống như trị thủy”. Dòng nước cũng như việc chia thành nhóm lợi ich không thể ngăn cản nó được, không thể tiêu diệt làm cho dòng nước biến mất được, nhưng có thể hướng dẫn nó, làm cho nó trở thành có lợi .

    • Theo tôi tính độc tài sẽ phát sinh nhiều hệ lụy,trong đó nguy hiểm nhất là khi nó nằm trong tay một tổ chức lớn,một quốc gia,khi đó họ sẽ dùng quyền lực để áp đặt mọi thứ lên người dân,nhưng họ vẫn khoác lên nó mhững từ ngữ mỹ miều:dân chủ theo kiểu A,B,C…Độc tài nó có từ thời hồng hoang,chưa thấy ai nghiên cứu lịch sử (người phát minh ra nó) nhưng nó tỷ lệ nghịch với dân trí-dân chủ;bạn Đức cho rằng người Nga phát minh ra nó e tội cho dân tộc này,vì các ông vua ngày xưa đa phần là độc tài (xét theo tiêu chí như ngày nay) mức độ thì tùy thuộc vào từng ông vua,từng triều đại
      Gắn kết với tôn giáo,tôi e cũng không ổn,vì chứng minh dễ thấy nhất,đất nước Campode cạnh ta,trên 90% theo đạo Phật,tôi tiếp xúc với khá nhiều người dân K (nông dân,trí thức,công nhân,dân thành thị,nông thôn…)phải nói đa phần người dân hiền lành,suy nghĩ đơn giản,nhưng tại sao họ lại đang tay đập vỡ sọ đồng bào mình? (chuyện này bạn đừng nghĩ tôi tuyên truyền,vì tôi không chứng kiến,nhưng những gia đình nạn nhân,những cái giếng đầy xương người đủ cho tôi tin vào chuyện này),tôi chỉ thấy tội cho những người lính Khmer đỏ,họ cũng là những nông dân chất phác,họ cũng thờ Phật,họ cũng suy nghĩ đơn giản…nhưng họ bị lãnh tụ của họ nhồi sọ (theo tôi dân trí thấp thì nhồi sọ rất dễ),họ bị biến thành công cụ giết người cho nhóm lãnh đạo,và chũng chính vì những hành động giết đồng bào mình,họ không còn đường về,ngày càng lún sâu vào tội ác
      Cho nên theo quan niệm của tôi,chỉ khi nào dân trí-dân chủ-tự do của người dân được nâng cao,đồng nghĩa với việc độc tài-áp bức phải bị đẩy lùi,việc này không của riêng ai,vì đã có câu “dân chủ không phải tự nhiên trên trời rơi xuống,mà nó có được bằng chính sự đấu tranh của các bạn”

  8. Dear Professor London,

    Wow, let me say that I’m blown away by the fact that a foreigner can write Vietnamese this well. Your writing is amazing (I first thought these articles were translated using some translation tool. But then I realized that no tools could translate this well).

    I would just like to say thank you. Your articles are not only impressive grammatically but their contents are impressive as well. You have deep understanding of the social and political issues that the Vietnamese people are facing. Your analysis and opinions are spot on.

    Xin Giáo Sư hãy tiếp tục viết. Tôi hi vọng những bài viết của Giao Sư sẽ được đọc bởi nhiều người Việt Nam hơn nữa, đặc biệt là những người có thẩm quyền và khả năng thay đổi đất nước. Hi vọng họ có thể nhận ra sự thật rằng có một thứ quý hơn trăm ngàn lần lợi ích cá nhân, lợi ích đảng phái hay chủ nghĩa. Đó chích là sự ấm no hạnh phúc thật sự của nhân dân, thịnh vượng và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

    Kính trong,
    TháiBảo

Comments are closed.