Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Trong những ngày qua tôi đã dành nhiều thời gian để đối thoại với nhiều người, đặc biệt những người không đồng tình với giả định Việt Nam cần có những cải cách thể chế cơ bản. Dù hơi mệt, đến bây giờ tôi chưa nghĩ việc ra sức như thế là mất công hay lãng phí. Vẫn coi nó là một cách đầu tư trong tương lai của Việt Nam. Một cách để kích thích những thảo luận cần có nếu Viêt Nam muốn thoát khỏi tình trạng đối phó hiện nay.

Xin cho các bạn biết, hôm nay tôi đã dự định cho đăng một đối thoại rất dài giữa tôi và một bạn đọc. Trong đối thoại có rất nhiều từ xấu. “Chúng tôi chằng cần một kẻ nước ngoài…” v.v. Thậm chí có người bảo là sẽ gặp tôi “trên chiến trường.” (Muốn đọc mời bạn xêm những bình luận ở đây).

Thay vì cứ tiếp tục tranh cãi với những người này,  tôi muốn đề cập 3 lý tưởng quý giá là mọi bạn đọc từ mọi phía ủng hộ, dù chúng ta có các cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của chúng. Thế nhưng, chúng ta chưa đồng ý về ý nghĩa của một câu nói rất nổi tiếng: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.” Thực vậy.

Vì vây, trong ngày hôm nay và hai ngày tiếp theo tới tôi xin bàn về ý nghĩa của ba lý tưởng, khái niệm này nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Tất nhiên, chưa chắc một Ông tây như tôi có thể nói cái gì mà có giá trị hoặc chưa được nói đến. (Chắc chắn đã có hàng nghìn bài thảo luận về ba ý tưởng này và ý nghĩa trừu tượng và thực tế của nó.) Nhưng tôi sẽ cố gắng và mời các bạn xem thế nào. Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 9 tôi sẽ có gắng làm rõ mối quan hệ giữa những lý tưởng này với quan điểm Việt Nam cần có một cuộc cải cách sâu rộng, thậm chí một diễn biến hòa bình do dân và vì dân Viêt Nam.

Độc Lập

Độc lập là một khái niệm khá dễ lẫn khó hiểu. Ai là người Việt Nam đều hiểu trong lòng của họ khái nghiệm này có ý nghĩa tinh thần, thậm chí thiêng liêng. Về nghĩa trừu tượng thì khá đơn giản. Độc lập ở đây có nghĩa là một đất nước có quyền tự quyết định lấy tương lai của mình. Nhưng không đơn giản thế đâu, chính vì một đất nước, một lãnh thổ (chưa kể dân) nói đúng ra, không có quyền tự quyết (theo khái niệm “agency” trong ngành xã hội học).

Trong đất nước, lãnh thổ đó chỉ gồm nghững con người và những tổ chức xã hội có quyền lực. Vậy, độc lập luôn gắn bó với khái nghiêm quyền lực tối cao của một nhà nước trong một đất nước nào đó. Dù chúng ta thấy  có thể nói về sự độc lập của một nước nào đó thì trên thực tế ta đang nói về nền độc lập của một nhà nước có uy quyền tối cao trong một lãnh thổ có giới hạn nhất định nào đó. Ở Việt Nam, những tranh cãi về dân chủ chủ yếu xoay quanh vấn đề uy quyền chính đáng.

Về cơ bản, sự uy quyền tối cao (của một nhà nước trong trường hợp này) phụ thuộc vào sự ưng thuận của nhân dân trong nước đó. Thế nhưng, nhìn kỹ thì thấy có 3 loại uy quyền. Một là uy quyền hình thức (tức là những gì được viết trên Hiến Pháp). Hai là, sự uy quyền thực quyền; tức là de facto authority (ai có súng trong tay). Ba là, uy quyền chính đáng mà đúng ra có nghĩa là nhân dân đồng ý chịu sự lãnh đạo.

Chúng ta đều đồng ý là độc lập rất cần thiết. Ở Việt Nam, rõ ràng là NNXHCNVN cả uy quyền hình thức cũng như uy quyền thực sự. Những tranh cãi hiện này ở Việt Nam và hải ngoại không còn liên quan đến vấn đề độc lập nữa mà liên quan đến vấn đề chính đáng. Tức là làm sao mà Việt Nam có thể có một nhà nước mà sự chính đáng của nó là không tranh cãi được.

Đối với những người chủ yếu muốn giữ hiện trạng này thì những ý trên là quá tệ rồi vì nó có hàm ý rằng NNCHXHCNVN chưa hoàn toàn chính đáng. Theo lý luận của chủ nghĩa Lenin, thì tính chính đáng của nước CHXHCNVN đem theo giả định và lý luận rằng ĐCSVN là “chính đảng duy nhất”. Đới với họ, sự độc lập của Việt Nam phụ thuộc vào sự cai trị của ĐCSVN.

Sự thật là Việt Nam vẫn có độc lập dù có nhiều phe phái khác nhau trong nội bộ đảng. Càng có có nhiều người trong và ngoài đảng cho rằng Việt Nam có thể độc lập với một hệ thống đa đảng. Chẳng hạn, Hàn Quốc là một quốc gia độc lập mà vẫn có nhiều đảng.

Vì vậy sự độc lâp của Việt Nam chưa phải là một câu hỏi trọng tâm hiện nay. Chính vì tất cả mọi người đều cho rằng Việt Nam phải là một quốc gia không phụ thuộc vào ai cả, dù TQ hay Mỹ, để nói lên tầm ảnh hưởng của hai nước lớn này.

“Tin vui” là Việt Nam có độc lập về nhiều mặt. “Tin buồn” là việc đó đã chưa giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam.

JL

 

Share Button

4 thoughts on “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

  1. Thưa tác giả
    Tôi rất muốn mạn phép sửa lại chính tả (spell) và ngữ pháp (grammar) của bài này cho thật đúng tiếng Việt để có thể chia sẻ với các trang mạng VN, không biết ông xó vui lòng cho phép?

  2. Lần đầu tiên viết một phản hồi ở đây, tôi xin, trước nhất, gởi lời cám ơn tới một người ngoại quốc, đã tỏ ra rất có tấm lòng với đất nước của người Việt Nam, một xứ sở không có gì nổi trội lắm so với cả hành tinh.

    Ý thứ hai, tôi muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Gs London, với khả năng thẩm thấu tiếng Việt không tệ chút nào, nếu không muốn nói là tốt hơn không ít người Việt Nam chính gốc.

    Trước khi đặt tay lên phím để góp một chút ý kiến và cảm xúc của mình, tôi đã trải qua hàng tuần để đọc một số bài viết của ông, nghiền ngẫm, suy xét, nhận định…và, quan trọng nhất, là…mắc cở (nếu ông Gs chưa quen với từ này, hãy xem trong tự điển nghĩa của từ xấu hổ, “mắc cở” là tiếng của người miền Nam, đồng nghĩa với “xấu hổ” của người Việt miền Bắc). Có thể Gs sẽ thắc mắc, tại sao tôi lại mắc cở, tôi xin được phép giải thích ngay sau đây.

    Tôi cảm thấy mắc cở vì…khá nhiều lý do, nhưng tựu trung, nó là cảm giác của một người có quan hệ thiết thân với rất nhiều vấn đề mà Gs (một người không có nhiều lý do để lo toan, đau đáu…) đã đề cập, khơi mở, tìm tòi cách giải đáp, kêu gọi sự chung tay giải quyết.

    Tôi còn mắc cở vì có không ít những người Việt vào trang này, không biết đọc được nhiều hay ít, đã buông những lời xúc xiểm đến nhân cách của Gs một cách rất đỗi vô văn hóa.

    Tôi lại mắc cở vì, có những vân đề Gs trình bày mà, không phải vì khả năng hạn chế, hay nguồn thông tin ít ỏi, hoặc vì e dè một thứ bạo quyền nào đó đe dọa đến bản thân hoặc gia đình thân quyến, chỉ đơn giản vì tôi đã không thèm để ý nhìn ngó tới, hoặc chỉ nhìn loang loáng qua mà không đánh giá đủ sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó vào chính bản thân mình, xã hội đất nước mình.

    Tôi mắc cở vì đã nhiều khi cho rằng, việc đó là của…người khác, tài giỏi hơn, có địa vị hơn, giàu có hơn, rảnh rỗi hơn. Tôi đã không nhận chân được sự thật, chỉ vì những người khác đó, có lòng tự trọng hơn hẳn tôi.

    Sống trong một thể chế sẵn sàng bóp nghẹt mọi suy nghĩ không chính thống, đàn áp mọi hành động phản kháng, quá nửa đời người, có lẽ tôi đã thực sự bị tước đoạt nhiều thứ mà trong lòng vẫn không hề hay biết. Tôi đã vô tình đồng lõa với những kẻ tà ác, đã giương đôi mắt vô cảm nhìn một số cá nhân bị dập vùi vì không chịu trơ trơ im lặng trước những bất công lồ lộ.

    Hơn tuần nay, sau khi đọc ngấu đọc nghiến những câu, chữ, những vấn đề mà Gs đã đề cập, tôi bàng hoàng nhận ra mình đã bị thể chế này bào mòn tư cách, tẩy rửa đi gần hết lòng tự trọng, bẻ gãy mọi tính chất can đảm tối thiểu của một con người bình thường. Tai nghe quen mọi lời dối trá thô bỉ nhất, mắt nhìn quen mọi thứ hình tượng khốn kiếp nhất đang được tôn xưng, cơ thể tiếp xúc đến mức làn da trơ ra trước những nhiệt độ lên xuống của xã hội chung quanh.

    Những điều Gs viết trong blog này, mặc dù tôi không hoàn toàn tán thành (cũng là lẽ tất nhiên), nhưng, phía sau những bài viết ấy, tôi nhìn thấy một con tim dứt khoát không lạnh lẽo đối với hiện trạng của Việt Nam, của người Việt Nam, không chỉ của mấy chục triệu dân trong nước, mà còn của cả những người Việt lưu vong khắp thế giới. Tôi nghĩ rằng, trong số những người bạn thân nhất của Gs, có không ít người Việt trong nước lẫn nước ngoài. Tôi cho rằng, dẫu một người ngoại quốc có vì đam mê học thuật chuyên môn tới đâu, tìm hiểu và sinh sống ở một xứ sở không phải là quê hương mình, sẽ không có được những tình cảm như Gs đã có với Việt Nam, nếu không có những con người Việt Nam cụ thể để mà thương, mà mến.

    Mà, dù tôi có đoán sai, cũng không sao cả. Tôi tin chắc mình không lầm khi nói rằng, với Việt Nam, Gs đã có một mối tình. Xin lỗi, có thể không nhất định phải mối tình nam nữ, ý tôi chỉ muốn nói đến một thứ tình cảm khắn khít của một con người dành cho một con người.

    Thưa Gs, tôi khá dài dòng để viết những câu chữ có vẻ không hề ăn nhập với đề tài Gs đang nói tới. Tuy nhiên, có thể Gs có thể hoàn toàn thông cảm cho tôi khi chịu khó đọc thêm những gì tôi sắp viết dưới đây, có lẽ cũng chỉ vài câu nữa.

    Trong bài, Gs có nhắc tới tính chất “độc lập” của nước và nhà nước Việt Nam, và, có lẽ như Gs đã đồng ý rằng, câu trả lời là CÓ. Gs đã thừa nhận điều đó bằng một: ““Tin vui” là Việt Nam có độc lập về nhiều mặt. “.Mặc dù sau đó, Gs đã nhắc tới một “tin buồn” (Độc lập, chưa giải quyết được gì hết cho người dân Việt.

    Tôi muốn hỏi Gs, “độc lập” ở một ý nghĩa nào đó, là tự làm chủ được bản thân mà không bị điều khiển hoặc o ép quá đáng. Có lẽ, nếu như thế thì đúng là Việt Nam đang độc lập. Nhưng, nếu tôi thu hẹp lại vấn đề của một cá nhân con người, như bản thân tôi chẳng hạn, thì…

    Nếu như tôi đã bị thể chế này bào mòn, bẻ gãy, làm cho trơ lì vô cảm…ngót bốn mươi năm qua để vô tình trở thành một thứ giá áo túi cơm như tôi đã trình bày ở phần trên, tôi có nên được nhìn nhận là một cá nhân độc lập hay không?

    Tôi e là, không phải thế. Vậy thì, tôi cũng e rằng, gọi VN là một quốc gia độc lập, cũng có phần khiên cưỡng. Cái nhà nước này đã bị chủ thuyết Mác-xít Lê-nin-nít pha tạp với Mao-ít (thậm chí cả Ho-it) nhào trộn thành một thứ nhà nước tạp-pín-lù dở dở ươn ươn…hành xử vô thức như một con rối. Đã gọi là độc lập thì không thể để bản thân nhà nước bị áp đặt, bị điều khiển… bởi những thứ mà ngay trong thâm tâm, những đảng viên cao cấp nhất đang lãnh đạo nhà nước này, cũng không hiểu là thứ gì ngoài một mớ ngôn từ rổn rảng mà rỗng tuếch.

    Bắc Triều Tiên có thể là một quốc gia độc lập, chứ Việt Nam, e là không thể, nhất là trong giai đoạn này.

    Xin hết, cám ơn Gs (và cả những người kiên nhẫn khác) đã đọc hết mớ ca cẩm lằng nhằng của tôi.

    Trân trọng.

    • Cảm ơn bạn nhiều. Tiếc là trong một post ngấn tôi không có đủ không gian (có đúng nói như thế không) để đề cập những ý thưởng về những người bạn đã nêu ra. Và đặc biệt cảm ơn đã nêu cho các bạn cách những nết khác nhây trong nghững tác phẩm của những người như Hobbes và Rousseau. Tôi rất mừng chúng ta đang bàn về những ý thưởng quan trọng này ở một “trinh độ” khá cao… Thanks VERY much! JL

  3. Trước hết tôi tôn trọng GS Jonathan London về những nhận định khách quan về chính trị, xã hội VN. Tôi cũng xin cảm ơn ông về mối quan tâm và đồng cảm với đất nước, dân tộc VN. Có một khái niệm mà chưa có nhà chính trị, xã hội học nào đề cập đến dù họ đứng từ 2 phía. Đó là hai từ : tự trọng. Từ khi ra đời đến nay đảng CSVN luôn lẩn tránh hai từ này. Bản chất con người thường phủ nhận những gì họ không bao giờ có, đảng CSVN không phải ngoại lệ. Nhưng những cái không bao giờ có cũng có thể trở thành ảo ảnh với những người quá khát vọng. Đối với những người này hai từ ” tự trọng ” không phải là kẻ thù nhưng nó là nỗi đau, nỗi nhục luôn đeo bám. Chính vì những nỗi đau, nỗi nhục cả ngàn năm Bắc thuộc, Pháp thuộc mà dân tộc VN buộc phải cầm vũ khí. Chỉ có lòng tự trọng mới cảm nhận được nỗi đau nỗi nhục. Hai từ ” tự trọng ” trở thành kẻ thù không đội trời chung của đảng CSVN chủ yếu vì chính nó sẽ khiến nhân dân VN đứng lên chống lại thế lực đã cướp đi lòng tự trọng của một dân tộc : quyền làm người, quyền yêu nước. Lòng tự trọng chắc chắn có quan hệ hàm số với nền kinh tế và thể chế chính trị. Lòng tự trọng của người Việt đang giảm sút trầm trọng nhất là trong đảng CSVN, chính quyền các cấp và lực lượng công an. Không có lòng tự trọng đảng CSVN mất hoàn toàn sức đề kháng như sida đến giai đoạn cuối nhưng nó cũng cứu vãn cho đảng CSVN kéo dài phút lâm chung

Comments are closed.