Xa rời chuyên môn?

Có một số người phản nàn tôi đi quá xa chuyên môn để đề cấp những vấn đề về chính trị của đất nước Việt Nam.

Họ sai ở 2 khía cạnh. Thứ nhất họ sai vì quan điểm lạc hậu mà giả định một số người được nói về chính trị và những người khác phải im lặng. Đó là một quan điểm hết sức tự cao và hết thời. Bất chấp những điều luật kiểu Stalin như 258, 72 thì tự do ngôn luân ngày càng trở thành thực tế ở Việt Nam.

Thứ hai: Đào tạo tiến sĩ của tôi chính là về xã hội học chính trị và chính trị kinh tế học, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Tôi biết ít nhiều về chính trị kinh tế học, nhưng không hề giả định tôi biết hết. Tôi không tự cao, chém gió như bọn chống cải cách.

Rõ rằng, dù có chính kiến vẫn phải phân biệt đâu là nghiên cứu, đâu là ý kiến…. Nhưng có ai nhớ lần nào mà phe bảo thủ chống cải cách có những lý luận dựa trên cơ sở khoa học không?

JL

 

7 thoughts on “Xa rời chuyên môn?

  1. Đã bao nhiêu năm rồi , nhân dân Vn đã hiểu những điều bạn nói .
    Độc đảng , độc quyền tất cả , kể cả quyền yêu nước , mà phải yêu cả cái “chủ nghĩa xã hội” nữa kia ,phải yêu nước theo kiểu của họ , nếu không sẽ bị tội “phản động” trên mọi hình thức kể cả hình thức thụ động, ôn hòa , và trung lập cũng bị ghép tội “lừng chừng ” hay “xét lại”  ..
    Thật là Đảng có phải là Ông Trời con không nhỉ ?

  2. Chào giáo sư,
    Tự do ngôn luận là biểu hiện của nền dân chủ. Voltaire có nói “Je désapprouve ce que vous dites, mais je défens jusqu’au bout votre droit de le dire : Tôi không tán thành những gì anh nói, nhưng tôi bảo vệ đến cùng quyền được nói của anh.

  3. Anh Jon à, cứ tiếp tục viết đi vì anh viết giỏi và đang nói hộ nhiều người, trong đó có tôi. Phe “chống Jon” hay “chống dân chủ” toàn dùng các chiêu thức lý luận cùn (fallacies) mà tôi chẳng có chuyên môn gì về lý luận cũng có thể chỉ mặt đặt tên từng chiêu như sau:
    1. Bỏ mạnh đánh yếu (Strawman Argument): thay vì tranh luận xem lý luận của Jon đúng hay sai (điểm mạnh) họ quay sang đánh vào việc Jon xa chuyên môn (có thể là điểm yếu). Lý luận này cùn học tập là suốt đười, người ta không có chuyên môn nhưng nếu tự học và nghiên cứu thì hoàn toàn có thể giỏi giang. Nếu dùng lý luận này thì các tiền bối như HCM (phụ bếp) TĐT (thợ máy) rất xa rời chuyên môn.
    2. Bỏ bóng đá người (Ad Hominem): thay vì tranh luận về quan điểm của Jon (bóng) thì họ đá vào Jon (người). Ví dụ: Jon không phải người VN, không biết ăn mắm tôm vì vậy không thể hiểu VN.
    3. Vơ đũa cả nắm (Hasty generalization): suy đoán rất ít thông in. Vì dụ lấy suy nghĩ của 1 người để diễn tả tình hình của cả 1 quốc gia “Ở góc độ một người dân, tôi không thấy mình bị đàn áp hay xâm phạm nhân quyền.”
    4. Hết đe thì dọa (Ad Barculum): dọa nạt kể khiến người khác khiếp sợ không giám tranh luận nữa. Ví dụ: cãi lại nghị quyết của đảng là bị bỏ tù
    5. Trước sinh ra sau (Post Hoc): cho rằng cái gì có trước thì là nguyên nhân sinh ra cái có sau. Ví dụ: từ ngày có đảng nhân dân được ấm no, xuất khẩu cả gạo ra thế giới….
    Xin lỗi, nhiều nước chắng có đảng (CS) nhân dân họ còn ấm no hơn nhiều; hơn nữa VN đã xuất khẩu gạo từ thời Pháp.
    6. Một tấc đến trời (Slippery Slope): đưa ra những hệ quả nghiêm trọng mà không chứng minh rõ ràng. Ví dụ, chỉ trích đảng là chống phá Nhà nước, là phản bội tổ quốc, là chống lại dân tộc là … là phản động.
    Này, từ từ chứng minh từng bước coi!
    7. Tạo giả 2 đường (False Dichotomy): Biến các vấn đề phức tạo, nhiều chọn lựa thành chỉ có 2 lựa chọn duy nhất. Ví dụ: Không theo đảng là theo “phản động”
    Ư kìa, em không theo đảng nhưng cũng chẳng theo “phản động”, trên đời này còn nhiều đường khác nhé. “em chọn lối này” cơ, lối dân chủ chẳng hạn.
    8. Tung hỏa hứng mù (Red Herring): đánh lạc hướng bằng cách đưa ra các lý luận chẳng an nhằm mấy với chủ để đang tranh luận. Ví dụ, đảng ta có công giải phóng dân tộc vì vậy phải được độc quyền lãnh đạo, không đa đảng gì hết.
    Này, có công trong qúa khứ và năng lực lãnh đạo hiện nay hơi bị khác nhau đấy, quay về chủ đề chính đi.
    9. Không phải đồ xịn (No True Scotsman): bảo vệ luận điểm của mình luôn đúng, nếu sai thì đổ rằng cái đó không hoàn toàn là của mình. Ví dụ, Đồng chí X (tham nhũng) đã bị khai trừ, không còn là đảng viên nữa, vì vậy đảng ta luôn trong sạch
    10. Tít mù vòng quanh (Begging the Question): giải thích lòng vòng bằng cách nói cùng 1 ý theo các cánh khác nhau. Ví dụ, Nghị quyết của đảng đúng vì … nghị quyết của Đảng nói thế hay vì… nghị quyết không sai.
    11. Không biết-hết chuyện (Argument from Ignorance): cho rằng nếu không biết là sai thì có nghĩa là phải đúng. Ví dụ, chủ nghĩa tư bản không thể tạo ra cảnh “làm theo năng lực hưởng theo yêu cầu” vì vậy nó chỉ có thể tạo ra bởi chủ nghĩa cộng sản.
    12. Lấy thịt đè người (Ad Populum): dựa vào số đông để cho rằng mình đúng. Ví dụ, 99% đại biểu quốc hội cho rằng không xóa điều 4 hiến pháp, vì thế điều 4 là đúng!
    Ai bảo vậy, nếu 99% nghĩ sai hoặc bị ép nghĩ sai thì biểu quyết chẳng có nghĩa gì
    13. Dựa lưng vào núi (Ad Verecundiam): Dựa vào người nổi tiếng hoặc có quy quyền để bảo vệ lý luận của mình. Ví dụ, bác Hồ nói “Trung với Đảng Hiếu với dân”, vì vậy điều này phải đúng!
    Tội nghiệp, ông cụ không chống mồ dậy mà cãi được vì câu nguyên thủy của ông là “Trung với Nước Hiếu với dân”
    14. Rây mơ rễ má (Non equiter): dựa vào những liên quan rất ít để liên kết lý luận. Ví dụ, tìm hiểu lịch sử là quan trọng vì vậy lịch sử đảng cũng quan trọng nên bắt buộc phải học

  4. Tôi lại nghĩ JL nói quá ít, nói không hết và không tới tầm của một nhà chính trị kinh tế học .

  5. Đừng vì bầy muỗi vo ve mà bỏ nhà bỏ cửa buồn hiu, Mr. Jon ạ ! Việt Nam từng có ông giáo sư họ Ngô mà chuyên ngành và thành tựu của ông ta rất ít dính dáng tới chính trị xã hội, nhưng cách phản ứng về tính bạo quyền thông qua ngôn từ của ông mang sức mạnh thuyết phục còn ghê gớm hơn trăm bài viết từ những người thực sự chống đối chế độ. Tiếc là sau đó, giá trị của căn hộ 12 tỉ, hoặc giả sự xoay chuyển tư duy nào đó đã tác động khiến ông này hoàn toàn buông kiếm. Thái độ bức xúc trước những vết đen tệ hại của đời sống là trạng thái tâm lý mà nhiều khi bằng cảm tính thể hiện sẽ tác động được nhiều hơn, thay vì mãi trông chờ cái gọi là chuyên môn vốn hàm chứa tính kỹ thuật thuần túy. Chẳng hạn đi xem bóng đá, đâu cứ anh phải là cầu thủ ngoài đời mới có quyền chê bai hay ca tụng kẻ trong cuộc ? Và một tín đồ túc cầu chỉ bằng máu me say mê, lại có thể đưa ra những bình luận còn sắc bén và lôi cuốn hơn cả phóng viên chuyên trách, cũng là bình thường thôi ! Phản ứng trước điều cần phản ứng mới là quan trọng. Biết cho nhiều, có khả năng phản ứng tốt hơn, song lại lặng câm, bởi yếu gan, bởi an phận, bởi sợ hãi… thì chuyên môn có giỏi bao nhiêu, nếu có hạnh phúc vẫn chỉ là thứ hạnh phúc của con bò sau khi đã làm mượt bộ lông và no bao tử chính nó mà thôi, như lời ông tổ chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx từng nhận định . Chúc Doctor Jonathan London dồi dào sức khỏe !

  6. Anh Jo ơi, bọn dư luận viên đầu óc cực kỳ bã đậu, anh bỏ qua chúng nó đi (chó cứ sủa đoàn người cứ đi). Tôi là 1 người bình thường, cũng không thông minh lắm, nhưng chắc không đến nỗi ngu như mấy thằng dư luận viên (hay còn gọi là dư lợn viên), tôi hoàn toàn hiểu và đồng ý với anh, những điều anh nói (dù có xa chuyên môn) rất đúng đắn và thú vị. Cám ơn anh rất nhiều.

Comments are closed.