Hương tới một tương lai tươi sáng hơn

Trong tuần vừa qua tôi có đề cập đến ba lý tưởng gần gũi lẫn xa lạ đối với người dân Việt Nam: Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc.

Trong ba bài viết kể trên, tôi đã tìm hiểu ý nghĩa của từng lý tưởng một và chia sẻ một số ý kiến cá nhân đối với ý nghĩa của chúng ở Việt Nam đương đại. Cùng với những bình luận của các bạn đọc (kể cả đại đa số trong những người không đồng tình với tôi), tôi hy vọng những thảo luận này có giá trị cho việc nâng cao chất lượng của những thảo luận lớn hơn đang xoay quanh những vấn đề chính trị xã hôi ở Việt Nam hiện nay.

Như đã hứa trước đây, trong bài viết này tôi sẽ cố gắng làm rõ sự liên quan của ba lý tưởng “độc lập – tự do – hạnh phúc” đối với những lý do căn bản của việc cần có một quá trình cải cách sâu rộng.

Luận điểm chính của tôi là chỉ có thể năng cao hơn nữa mức độ hạnh phúc của dân Việt Nam và giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam hiện nay nếu có quá trình biên đổi sang một trật tự xã hội thực sự đa nguyên, theo pháp trị để đảm bảo mọi công dân được hưởng những quyền tự do cơ bản như đã được hứa cách đây 68 năm.

Độc Lập

Ai là người Việt Nam yêu nước đều muốn có một Việt Nam độc lập. Việc Việt Nam đã giành được độc lập của mình và hiện nay có quan hệ quốc tế song phương tốt với nhiều quốc gia là điều đáng mừng. Vâng, vì những lý do về vị trí, Việt Nam phải luôn luôn tìm cách đối phó với những nước “đế quốc” như TQ và Mỹ. Nhưng những người Việt Nam thực sự yêu nước không bao giờ muốn chủ quyền của nước mình bị tước đoạt hay bị ngoại bang đô hộ. Chẳng cần một ông Tây nói lên những điều này phải không? Tôi cũng có lý.

Những người chống cải cách thường xuyên khẳng định rằng Việt Nam là nước độc lập. Nhưng, tôi hỏi, tại sao chúng ít khi ta thấy người Nhật, người Hàn, người Indonesia thường xuyên khẳng định như vậy? Về cơ bản, việc này phản ánh một sự khác biệt quan trọng mà liên quan đến ý nghĩa sâu sắc của độc lập quốc gia. Như đã viết trước đây, sự độc lập của một nước nào đó, nêu phân tích ra, thực chất nói đến chủ quyền và uy quyền của một nhà nước nào đó trong một lãnh thổ nhất định.

Nhưng chủ quyền và uy quyền không đơn giản đâu. Ở Nhật, Hàn Quốc, Indo, Đài Loan sự chính đáng không tranh cãi được của nhà nước đựa vào sự uy quyền chính đáng của những nhà nước đó. Và sự uy quyền chính đáng của nhà nước là rõ vì đã có ưng thuận của người dân. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam sự uy quyền chính đáng không thể nào xác định rõ được vì đã chưa có một cơ chế đủ minh bạch cho phép nhà nước giành được sự ưng thuận của nhân dân.

Vấn đề cho Việt Nam là dù có độc lập, sự uy quyền của nhà nước đến bây giờ chỉ là chính thức (formal) và thực tế (de facto). Tức là đến bây giờ chưa có cơ chế nào để minh chứng cho sự uy quyền của CHXHCNVN là uy quyền chính đáng. Có một người bạn phản đối tôi, tuyên bố là ngay trong Hiến Pháp của CHXHCNVN có ghi “NNCHXHCNVN là nhà nước chính đáng”. Xin lỗi bạn, những từ được ghi trên giấy chưa chắc nói lên bản chất của một chế độ. Trong thế kỳ 19 Hiến Pháp mỹ có những từ về tự do nhưng lúc đó còn có giải cấp nộ lệ và nữ giới chưa được những quyền cơ bản.

Dù ủng hộ tư tưởng nào, toàn dân Việt Nam xứng đáng có một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Nhà nước có thể là dưới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Đảng Xã Hội Dân Chủ hay bất cứ đảng phái nào.

Hãy để ý vì rất nhiều lần chính quyền ở Việt Nam và TQ nói “đừng can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi” v.v. Họ nói như thế vì họ băn khoăn; họ biết trên thực tế sự uy quyền của nhà nước chưa chắc là sự uy quyền chính đáng. Vì thế, nếu có đủ dũng cảm và tự tin thì xin đề nghị trong thời gian tới chính quyền Việt Nam tạo điều kiện cho toàn dân dấu ra hiệu “thumbs up” hay “thumbs chưa up.”

Tự do

Là người đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, ước mơ của tôi là trong những năm tới ĐCS sẽ có đủ dũng cảm để làm những gì phải làm để Việt Nam trở thành một nước văn minh về chính trị. Để làm được điều đó, phải tôn trọng, bảo vệ và thực sự đẩy mạnh tự do, trao lại cho nhân dân những quyền cơ bản mà chính Hồ Chí Minh đã nói đến cách đây 68 năm.

Về hệ thống chính trị, tôi mong ĐCSVN sẽ cạnh tranh một cách đầy hãnh diện và bình đẳng bên cạnh những đảng phái khác dưới một chế độ chính trị pháp quyền, có sự tham gia của toàn dân Việt Nam. Và như một bạn đọc có nêu, một nền pháp-trị thực sự chỉ có thể có trên cơ sở đa nguyên.

Tôi cũng có một số đề nghị cụ thể, xin mạn phép bàn sau để giúp chuyển đổi từ mô hình hôm nay tới một mô hình tiến bộ hơn trong tương lai. Ở đây, tôi chỉ muốn làm rõ mối quan hệ giữa những tự do cơ bản và cải cách.

Môt lý luận sai lệch của những người bảo thủ là sự tồn tại của một hệ thống đa đảng sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn và có thể tác động xấu đến sự phát triển của đất nước. Xin làm rõ, một trật tự xã hội dân chủ không đảm bảo cái gì cả và một trật tự xã hội độc đảng cũng vậy mà thôi. Đừng quên là một chế độ độc đảng cũng chẳng đảm bảo gì hết cả. Và hơn nữa, so với một chế độ dân chủ, một chế độ độc đảng rất khó có một cơ chế hữu hiệu nào để đầy mạnh và đảm bảo tự do và nhân quyền của dân chúng.

Tôi tin rằng nêu Việt Nam có môt cuộc cải cách sâu rộng và năng cao những tự do và quyền cở bản Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn, nhânh hơn, vì sẽ có những thể chế chính trị xã hội minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình nhiều hơn. Khi nói về dân chủ và hạnh phúc hãy xem Hàn Quốc, Đài Loan, chứ đừng so sánh Việt Nam với Ai Cập, Syria, v.v.

Hạnh phúc

Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi rất ấn tượng trong những lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau. Chẳng hạn, mức sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể tuy không đồng đều cho lắm. Sự phát triển của Việt Nam có đi kèm nhiều thành công chứ. Tôi cũng từng nói lên điều này trong những bài nghiên cứu tôi có viết từ trước đến nay…  về giáo dục, về y tế, về trẻ em…v.v.

Thế nhưng, muốn Việt Nam khai thác được hết những tiềm năng to lớn của đất nước và con người thì phải thoát khỏi những hạn chế của nền chính trị hiện này.

Kết luận

Về cơ bản, Việt Nam cần có nhũng thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn. Trước đây tôi có viết rằng trong những năm tới kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khá. Liệu khá hay chậm, ý tôi muốn nói đến là chất lượng của sự phát triển. Việt Nam nếu muốn có một nền kinh tế lành mạnh hơn thì phải có một nhà nước pháp quyền, minh bạch.

Việt Nam muốn có một quỹ đạo phát triển đầy hứa hẹn thì phải xóa bỏ mô hình “chính trị nhóm lợi ích” hay tạo điều kiện cho những nhóm này (kể cả những nhóm đòi hỏi cải cách) công khai cạnh tranh với nhau để giành sự ủng hộ của dân.

Tôi không tin người Việt Nam thua kém gì so với người dân ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Tôi chỉ thấy rằng, thực tế về mức độ độc lập – tự do – hạnh phúc mà dân Việt Nam đang có vẫn còn chưa xứng đáng với cái mà họ nên nhận. Thực vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với Ông Hồ Chí Minh khi ông nói “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”.

JL

18 thoughts on “Hương tới một tương lai tươi sáng hơn

  1. “…một trật tự xã hội thực sự đa nguyên, theo pháp trị …”
    Cảm ơn tấm thịnh tình của JL for Vietnam.
    nhưng….
    sẽ tốt hơn nếu bạn CM cho mọi người cái mệnh đề này:
    – Một nền Pháp-trị (của Xã hội) thực sự chỉ có thể có trên cơ sở Đa-nguyên.
    Nói vậy thôi, Mệnh đề đó – in fact – đã đc CM (đúng hơn là rút ra) trong Why Nations Fail ( what I’m reading)
    Nhưng một bước chuyển cho Vietnam từ Đơn-nguyên sang the one lại là một chuyện khác
    I said, JL!

    • Một trái tim & một khối óc ư?
      – đẹp quá, nhưng chưa đủ, JL ạ
      In thinking on People, you need some thing more …
      What’s it?
      – nó đây: Lương-Tri.

      • Lương tri?
        – nó tanh hơn máu, thối hơn miệng Kền Kền, lười hơn Đá , đủng đỉnh hơn Biển và – Pardon, JL – ngu hơn Cát.
        Nó là…Đ-Ấ-T.

      • Kể cả thể chế đa nguyên (hình thức?) như Nga hiện nay cũng là thứ [mà không ít người] VN muốn mà vẫn chưa có được.

      • Ai hỏi nhân dân hồi nào mà nói vậy? đa đảng cạnh tranh sòng phẳng thì đảng nào tốt thì sẽ được nhân dân chọn lựa.

      • Nếu nói rằng đa nguyên như Russia hay Egypt không phải là hay thì thật sự là trên thế giới đã có những đa nguyên đem lại kết quả tốt đẹp. Tốt nhất là chúng ta nên tìm hiểu những xã hội đa nguyên thành công là nhờ yếu tố gì và các xã hội đa nguyên thất bại là vì lý do gì. Dân tộc Việt Nam vốn là thông minh chẳng lẽ không biết rút tỉa kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của nước khác để cải thiện tình trạng của mình?

      • Chỉ có đảng csvn không cần đa nguyên vì điều 4 trong hiến pháp đã khẳng định như đinh đóng cột rồi!

  2. Bài viết thật dễ hiểu với ngôn ngữ bình dân và âm điệu rất mềm mỏng , tôi nghĩ những người Việt nam chân chính rất thấm thía với hiện tình đất nước qua sự bày tỏ của tác giả trong bài viết này .
    Cảm ơn anh Jon nhiều .

  3. “Tức là đến bây giờ chưa có cơ chế nào để minh chứng cho sự uy quyền của CHXHCNVN là uy quyền chính đáng.”

    Có, ngành công an, các cơ quan an ninh, hệ thống trại cải tạo, nhà tù … là minh chứng uy quyền của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa việt nam là uy quyền chính đáng .

  4. Trích “Về hệ thống chính trị, tôi mong ĐCSVN sẽ cạnh tranh một cách đầy hãnh diện và bình đẳng bên cạnh những đảng phái khác”

    Đảng CSVN cạnh tranh một cách bình đẳng với các đảng khác là điều Lê Nin không chấp nhận. Theo quan niệm của Lê Nin thì phải luôn luôn có cái nhìn có tính cách giai cấp. Nhìn có tính cách giai cấp là đảng CSVN là đại biểu của giai cấp công nhân cho nên không thể đánh đồng giai cấp công nhân với giai cấp khác, không thể đánh đồng đảng CSVN với các đảng khác. Chính vì nhìn vấn đề theo lối giai cấp mà Lê Nin cho rằng đảng CS có quyền dùng bạo lực để tiêu diệt các đảng khác vì giai cấp công nhân phải là giai cấp phải được lãnh đạo, như Karl Marx đã nói.

    Muốn các đảng cạnh tranh nhau một cách bình đẳng thì phải quên ông Lê Nin đi.

  5. JL đã delete nhg comments của ta, tức là: có kiểm duyệt.
    Nói cách khác: Ngài đã sử dụng nhg thủ đoạn phi Dân chủ mà ca hát với chúng ta về …Dân chủ.

  6. “Về cơ bản, Việt Nam cần có những thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn.”
    Có quốc gia nào lại không cần một thể chế chính trị hữu hiệu hơn? Vấn đề là thể chế nào và lộ trình nào để VN có thể được như Hàn Quốc, Nhật bản, mà không như Campuchia, Philipin?
    Vấn đề ở chính phủ hay dân chúng. Tôi cho là cả hai. Tôi thấy GS chủ yếu hướng về phía chính phủ (khi chính phủ không muốn nghe) mà ít chú ý tới trình độ phát triển của dân chúng VN.
    Chính phủ (tầng lớp cai trị) không bao giờ tự rời bỏ địa vị thống trị nên đàn áp tư tưởng tiến bộ là đương nhiên. Tư tưởng tiến bộ đang có cơ hội phát triển và ngày càng lan rộng trong nhiều tầng lớp dân cư, nhất là lớp trẻ. Cho đến khi Chính phủ nhận ra rằng, không thể đàn áp được nữa, khi đó mới có thể hy vọng có sự thay đổi về chất (tức là thay đổi về chất), thay thế băng một chính phủ (thể chế hữu hiệu hơn).
    “Về cơ bản, Việt Nam cần có những thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn.”
    Phải chăng chỉ là lời kêu than trước những đau khổ mà dân tộc này đang phải gánh chịu?
    Có cần không khi chính phủ đang cố gắng bảo vệ địa vị cai trị của mình trước sức ép về sự thay đổi bằng một cơ chế quản lý xã hội hữu hiệu hơn ?

  7. “Về cơ bản, Việt Nam cần có những thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn.”
    Có quốc gia nào lại không cần một thể chế chính trị hữu hiệu hơn? Vấn đề là thể chế nào và lộ trình nào để VN có thể được như Hàn Quốc, Nhật bản, mà không như Campuchia, Philipin?
    Vấn đề ở chính phủ hay dân chúng. Tôi cho là cả hai. Tôi thấy GS chủ yếu hướng về phía chính phủ (khi họ không muốn nghe) mà ít chú ý tới trình độ phát triển của dân chúng VN.
    Chính phủ (tầng lớp cai trị) không bao giờ tự rời bỏ địa vị thống trị nên đàn áp tư tưởng tiến bộ là đương nhiên. Tư tưởng tiến bộ đang có cơ hội phát triển và ngày càng lan rộng trong nhiều tầng lớp dân cư, nhất là lớp trẻ. Cho đến khi Chính phủ nhận ra rằng, không thể đàn áp được nữa, khi đó mới có thể hy vọng có sự thay đổi về chất (tức là thay đổi về chất), thay thế băng một chính phủ (thể chế )hữu hiệu hơn.
    “Về cơ bản, Việt Nam cần có những thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn.”
    Phải chăng chỉ là lời kêu than trước những đau khổ mà dân tộc này đang phải gánh chịu?
    Có cần không khi chính phủ đang cố gắng bảo vệ địa vị cai trị của mình trước sức ép về sự thay đổi bằng một cơ chế quản lý xã hội hữu hiệu hơn ?

  8. Nhân gian mãi xin réo gọi : « Hạt Thánh ơi ! Hạt Chúa ơi ! Hạt Thượng đế ơi ! »
    **********************************************************************

    Hạt Thánh chìa khóa hiểu Vũ trụ
    Máy siêu gia tốc phát hiện hình thù
    Ẩn hiện trong trường tương tác hấp dẫn
    Chất nhớt thành khối lượng cương nhu
    Ngoài tầm tương tác điện từ – mạnh – yếu
    Hạt Ma sợ .. .. đành cuốn gói chu du
    Thiên hà tinh vân triệu triệu Hạt Sáng
    Hạt Âm luân vũ ngân hà sa mù
    Hạt Dương tìm cân bằng đối xứng
    Tự do giao hoan dương-âm u

    *

    Hạt Thánh dù bất cứ sắc mầu gì
    Trắng-đen đỏ-vàng buồn-vui sân si
    Hạt Chúa cứng-mềm chắc cũng thế !
    Đực-cái tiên nữ thiên thần song chi
    Hạt ma quỷ gạt lừa Hạt Thượng đế
    Đôi cánh bay về Bồng lai quên đi .. ..
    Đêm trắng ta thú tội với Hạt Thánh
    Cõi người thống khổ bên nớ bên ni

    *

    Hạt Thánh ! Hạt Chúa ! Hạt Thượng đế !
    Vòng Luân hồi chắc không có Lối về
    Vũ trụ bên bờ hủy diệt Phản-Vũ trụ
    Không gian đa chiều đưa về Bến mê ?
    Thế giới thiên nhiên như Bảo tàng viện
    Hạt tử vi mô là tuyệt tác đó nghe !
    Thượng đế dùng sáng tạo ra Mỹ nữ
    Đường cong nghệ thuật tuyệt hết chỗ chê !

    *

    Hạt Chúa ! Hạt Thượng đế ! Hạt Thánh !
    Người bỏ Trần gian nỡ sao đành ?
    Chuông nguyện gọi Hồn ai đang thánh thót
    Thành quách đền đài lạnh trống canh
    Rêu phủ đêm xanh tiếng đàn nhật nguyệt
    Hạt Thánh chất keo sơn gắn bó thành
    Kết nên Tâm thức cùng vô-tiềm thức
    Em là thực ảo bước ra bức tranh .. ..

    TỶ LƯƠNG DÂN cảm tác nhân hay tin các nhà khoa học châu lục già nua và các bác ấy cũng rất không còn trẻ nữa mà vẫn “Hương” tới một tương lai tươi sáng hơn nói như ANH LUÂN ĐÔN .. ..

    Neutrino = ghost particle = Hạt Ma
    Higgs boson = God particle = Hạt Thánh = Hạt Chúa = Hạt Thượng đế

    Giải Nobel Vật lý 2013 năm nay về chính ra là ba nhà
    khoa học một nhà vật lý Anh Peter Higgs, hai nhà vật lý
    người Bỉ Francois Englert cùng Robert Brout không
    may vừa mới qua bên kia Bờ Bỉ ngạn .. .. năm 2011, nên
    chỉ còn lại hai Nguyên khôi là giáo sư François Englert
    và giáo sư Peter Higgs là nhân vật chính khám phá ra
    hạt Higgs, Hạt Thánh hay Hạt Chúa hoặc Hạt Thượng
    đế là Chìa khóa Vàng để tìm hiểu về Thiên hà và Vũ trụ

    Ba giáo sư trên đã săn đuổi truy tìm hạt cơ bản tối quan
    trọng này trong suốt Nửa Thế kỷ cho mãi đến năm
    2011 mới phát hiện được nhờ máy siêu gia tốc tại Trung
    tâm Nghiên cứu Hạt nhân (hạt lựu) châu Âu .. ..mà
    Trung Quốc đang năn nỉ xin gia nhập đóng góp tài
    chsnh bằng mọi giá để nghiên cứu hay nghiên …(cá…) chép ! ? ?

Comments are closed.