Vaclev Havel của Việt Nam?

Trong những ngày qua tôi đã ỏ Praha để dụ một workshop về chính trị ở Việt Nam. Ban đầu mình tự hỏi, làm sao mà có một hội thảo như thế ở một nơi rất xa Việt Nam. Praha năm 2013 đâu có liên quan gì với Việt Nam!
Nhưng, sau vài ngày suy nghĩ, tìm hiểu thêm về lịch sử đương đại của Tiệp, đi bộ trên những đường phố của thành phố xinh đẹp, và trao đổi với người dân Tiệp (trong đó có người Việt) tôi cũng suy nghĩ về sự liên quan của những gì đã xảy ra ở đây cách đây chưa lâu.
Nếu như Tiệp đã có chuyển đổi một cách ôn hòa thì có những bài học gì cho Việt Nam? Nếu một nhân vật như Vaclev Havel đã thành một người dẫn dắt quá trình dân chủ hóa, thì ai có thể là nhân vật tương tự ở Việt Nam vậy? Cù Huy Hà Vũ chăng? Rõ rằng một phong trào như đã xây ra ở đây chẳng vì một hay một vài người mà là phong trào đân chúng.Ngày mai tôi sẽ sang Pháp làm việc vài ngày. Nhưng, trước khi đi tôi muốn các bạn đọc dù thích hay không thích tôi suy nghĩ chút ít về các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông Âu và Trung Âu trong quá trình cải cách. Thay vì tôi bàn về vấn đề này, tôi sẽ chia sẻ các bình luận của bạn đọc thay vì tự mình thảo luận. Rất mong nhận được phản hồi của các bạn

*
*     *

Kính chào giáo sư

Rất vui lại được tâm sự cùng ông, trong bài viết ông có đề cập đến cách thức giải quyết các vấn đề đã tồn tại trong quá khứ ở các thể chế độc tài và độc đoán khi các thể chế này chuyển sang mô hình dân chủ. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Trong quá khứ, khi mô hình Xã hội chủ nghĩa có những dấu hiệu suy thoái và sụp đổ tại Đông Âu. Các nước này đã có nhiều giải pháp thích hợp. Các cuộc đối thoại đã diễn ra giữa các nhà dân chủ và trí thức tiến bộ với các lãnh đạo cộng sản. Nhiều cuộc đối thoại bàn tròn đã diễn ra ở Ba Lan, Hungari, Tiệp… Kết quả là quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra khá êm đẹp, các ghế tại Nghị viện được chia cho các đảng viên cộng sản và các nhà dân chủ, nhiều đảng viên tiếp tục giữ các chức vụ quan trọng. Trường hợp đáng tiếc duy nhất là Roumani, quá trình chuyển giao quyền lực đã diễn ra trong bạo lực và phải mất một khoảng thời gian dài tình hình mới ổn định trở lại.

Khi đó tại các nước Đông Âu, có hai khuynh hướng khác nhau, một số người mong muốn phải đưa ra ánh sáng những sai lầm của các nhà lãnh đạo thân Liên Xô, một số khác không muốn nhắc lại quá khứ, vì theo họ, nhiều người đảng viên đã tham gia vào hội nghị bàn tròn, và đóng góp quan trọng vào quá trình cải cách chính trị, hơn nữa nhiều người vẫn còn giữ vai trò lãnh đạo. Hai quan điểm này đều có cơ sở, nhưng quan trọng hơn cả là tìm được sự đồng thuận.

Nếu ví dụ, Việt Nam một ngày không xa, cũng sẽ có sự hợp tác giữa các nhà lãnh đạo và những người có quan điểm cấp tiến để cùng nhau bàn bạc tìm ra giải pháp cho đất nước, khi đó vấn đề quá khứ cũng sẽ được bàn đến. Rất có thể cũng sẽ có hai khuynh hướng như vậy. Lúc đó người Việt Nam sẽ phải giải quyết thế nào? Theo quan điểm riêng của tôi, người Việt Nam cần tuân theo những giá trị đạo lí của cha ông chúng tôi, đó là sống nhân ái, biết bỏ qua mọi sai lầm và tha thứ, như lời thi hào Nguyễn Du khuyên “Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, hay như câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người Việt Nam không được phép có bất cứ sai sót nào nữa, nếu không lịch sử sẽ lại lặp lại như cũ. Nhưng khi một thể chế dân chủ được thiết lập, phải chăng, Nhà nước mới sẽ không nói gì về quá khứ, theo tôi, các nhà lãnh đạo sau này vẫn phải thay mặt Nhà nước, xin lỗi nhân dân, xin lỗi các nạn nhân, thừa nhận những thiếu sót để không bao giờ mắc phải nữa. Luật hành chính ở Pháp thừa nhận lỗi của Nhà nước và lỗi của các cá nhân. Khi một người thực thi chính sách của Nhà nước, nếu chính sách đó sai và gây nhiều hậu quả, Nhà nước phải có trách nhiệm xin lỗi người chịu thiệt hại và bồi thường cho họ và người thân. Nước Pháp đã thừa nhận nhiều sai sót trong các chính sách của mình như việc hợp tác với Đức quốc xã, việc chuyển nhiều người Do thái đến các trại tập trung… Nước Nga cũng thừa nhận nhiều sai sót dưới thời Staline, đặc biệt là việc Bộ chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô, ra một nghị quyết năm 1933, dưới sức ép của Staline, cấm người nông dân không được rời làng quê, đồng thời tiến hành trưng thu lương thực, kết quả là gần 6 triệu người Ucraina chết đói năm 1933. Năm 2006, Quốc hội Ucraina đã thông qua một đạo luật lên án nghị quyết này, coi đó là tội ác chống lại loài người.

Một hội nghị bàn tròn giữa các nhà lãnh đạo và những trí thức cấp tiến để tìm ra những giải pháp cho tương lai là điều cần thiết. Tuân theo các nguyên tắc đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam cũng là điều bắt buộc phải làm. Đối thoại giữa nhiều nhóm người sẽ đem lại nhiều lợi ích, tất cả mọi người đều chiến thắng, những người cộng sản chút bỏ được một hệ tư tưởng không hợp thời và trở về với nhân dân, lịch sử ghi nhận công lao của họ, những người cấp tiến bắt tay cùng những người lãnh đạo cũ xây dựng đất nước. Nhân dân bầu ra những người đại diện, tất cả các tù nhân lương tâm được tự do và sum họp với gia đình. Tôi tin đó sẽ một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình.

Thành Đạt

8 thoughts on “Vaclev Havel của Việt Nam?

  1. Bàn về ý kiến của ông Phan Thành Đạt:

    “Một hội nghị bàn tròn giữa các nhà lãnh đạo và những trí thức cấp tiến”.

    Thế chẳng phải là dân tộc Việt Nam có thuyền thống thượng võ hay sao? Sách báo của chế độ vẫn thường ca tụng tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam. Thượng võ có nghĩa là đặt việc dùng võ lực là cao hơn hết, thượng là đặt lên chỗ cao. Đã xem việc dùng võ lực là giải pháp cao nhất thì làm sao chính quyền có thể ngồi vào bàn tròn với dân được? Có tinh thần thượng võ thì phải đánh bỏ mẹ những thằng đòi dân chủ. Và điều này đang xảy ra.

    Nhưng có điều “tinh thần thượng võ” của dân tộc Việt Nam chỉ đến thời đảng CSVN cai trị thì mới thấy nói. Còn trước đây thì nói rằng văn hóa Nho giáo có truyền thống “trọng văn khinh võ”. Trọng văn khinh võ có nghĩa là xem việc dùng võ lực để giải quyết xích mích là điều không nên mà nên dùng văn, nghĩa là nói chuyện phải trái với nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”, đó là thái độ trọng lẽ phải, xem nhẹ việc cậy khỏe mà dùng võ lực.

    Tinh thần trọng văn khinh võ của Nho Giáo có thể thấy qua việc nhà Nho được coi trọng. Các ông quan đứng đầu các tỉnh là quan văn, quan võ được đặt dưới quyền quan văn. Trong triều đình quan văn được đứng bên trái nhà vua, là bên được người Trung Hoa xem trọng hơn bên phải. Tinh thần thượng võ là đặc tính của hai nước Đức và Nhật. Khi người Nhật học Nho giáo từ Trung Hoa thì họ cũng xếp hạng dân theo Sĩ, Nông, Công, Thương nhưng Sĩ của Nhật lúc đó là Vũ Si, tức là Samurai, là người đeo kiếm và dùng tài võ nghệ mà phục vụ vua chúa. Còn tại Trung Hoa thì Sĩ là Nho sĩ, là người dùng khả năng giáo dục và tổ chửc để giúp vua.

    Cái hội nghị bàn tròn đó có thể xảy ra được nếu mọi người hành xử theo câu tục ngữ: “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”.

  2. Tôi cho rằng các lãnh đạo cao cấp nhất của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đang ở trong trạng thái gọi là “Hiệu ứng Chí Phèo – Chi Pheo effect” như câu nói nổi tiếng của nhân vật này: “Ai cho tao lương thiên???!!!”
    Di hại và thù hận mà cộng sản Việt Nam để lại trên đất nước này quá lớn, lớn hơn rất nhiều so với cộng sản Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu để lại trên đất nước họ…! Do vậy, cần có một sự kết hợp giữa người Việt trong nước, người Việt ngoài nước và các chính phủ, tổ chức quốc tế có uy tín trong một cuộc đấu tranh kết hợp nhiều mặt mới mong có một sự thay đổi xã hội căn bản mà bất bạo động!
    Nếu không làm được như vậy chỉ một trong hai điều xẩy ra: hoặc Việt Nam mãi mãi là phên dậu của Trung Quốc với tất cả những gì đã và đang xẩy ra, hoặc cần có một biến động bạo lực quần chúng rộng khắp!

  3. Johnathan London xứng đáng được thưởng danh hiệu Công Dân Danh Dự của một Việt Nam Tự Do! 🙂

  4. Kính chào giáo sư!

    Rõ ràng độc tài cộng sản tại Việt Nam nhất định sụp đổ. Thế nhưng nó sẽ sụp đổ như thế nào?

    Thực tế cho thấy, không chỉ riêng những người chống đối độc tài cộng sản, mà bản thân những đảng viên cộng sản và thậm chí những kẻ đang ôm ấp tư tưởng độc tài đang mong muốn một sự chuyển đổi ôn hòa, không bạo lực. Làm sao để điều đó xảy ra?

    Bối cảnh hiện tại của Việt Nam không giống các nước Đông Âu và Trung Âu, Việt Nam đang vừa chứng kiến sự xuống dốc thê thảm của nền kinh tế và lối sống vô cảm của cả xã hội, vừa chứng kiến sự đấu đá phe nhóm của giới cầm quyền, vừa chứng kiến chủ quyền quốc gia bị xâm phạm trắng trợn.

    Tình hình của Việt Nam hiện tại là:
    + Nhóm lợi ích đang ở thế: Ai cho tao lương thiện!
    + Nhóm đấu tranh đang ở thế: Tránh voi chẳng xấu mặt nào!
    + Nhóm ngoại bang và nhóm trung lập đang ở thế: Tọa sơn quan hổ đấu!
    + Nhóm đại chúng đang ở thế: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết!

    Người tài của Việt Nam không thiếu, nhưng người kết nối những người tài thì chưa có. Nước Việt đang hồi mạt vận?

    Việt Nam có ông sư Vạn Hạnh và ông Trạng Trình có tài chiêm tinh, nhưng những lời sấm truyền hiện tại không biết có phải thực sự của hai ông hay không. Nếu đó thực sự là những lời nguyên bản thì tất nhiên nó sẽ ứng nghiệm. Nói rõ hơn, trong tình thế hiện nay, có một lối chuyển hóa ôn hòa đó là chuyển sang chế độ quân chủ + cộng hòa như nước Anh hoặc Thái Lan.

    Vài lời mộng mị cùng giáo sư.

    Chúc ngài luôn vui khỏe!

  5. Hello ông Tây,
    Bài viêt của ông khá hay và thực tế cũng đã diễn ra rồi, nhưng diễn ra ở tận… trời tây. Mà nếu có xảy ra ở VN thì chỉ trong… mộng mà thôi, bởi vì:
    1- Về lý thuyết chính trị Mác – Lê tôi đã được “thấm nhuần” tại đại học thỉ đảng CSVN quan niệm giành lại và giữ chế độ cộng sản này chỉ bằng “bạo lực cách mạng”, ngoài ra không chấp nhận bất kỳ con đường nào khác. Thế thì chẳng có gì khó hiểu khi tất cả các phản kháng đều bị trấn áp bằng bạo lực.
    2- Theo lich sử đảng mà tôi cũng buộc phải “tường” thì đảng (cs) chỉ thoả hiệp với các đảng phái khác duy nhất sau 1945 để lấy tính chính danh, nhưng sau đó sẵn sàng dẹp và loại bỏ các đảng phái khác sang một bên ngay không thương tiếc.
    3- Nhưng cũng theo duy vật biện chứng trong triết học Mác – Lê thì không có cái gì là bất biến, cái sau luôn tốt hơn cái trước và thay thế cái trước. Như vậy thì chủ nghĩa cộng sản hiện nay cũng sẽ bị thay thế bởi một chủ nghĩa khác tốt hơn. Với một sinh viên năm thứ nhất/hai khi ấy (1978) muốn biết tỏ tường đến tận cùng, tôi mang câu hỏi “sau cncs thì chủ nghĩa nào sẽ thay thế?” này đến với giáo viên chính trị đang dạy thì được trả lời “đó sẽ là cncs… cấp cao”! Vẫn chưa hài lòng, tôi hỏi tiếp “báo cáo giáo viên, thế… sau cncs cấp cao thì chủ nghĩa nào sẽ thay thế?”. Câu trả lời duy nhất mà tôi nhận được khi ấy cũng rất giống như câu của ông ở trên: “Thay vì tôi bàn về vấn đề này, tôi sẽ chia sẻ các bình luận của các bạn thay vì tự mình trả lời. Rất mong nhận được phản hồi của các bạn”. Hậu quả sau buổi thảo luận chính trị ở tổ, lớp là tôi không được vào đoàn tncs vì quan điểm chính trị không tốt, mà không được vô đoàn thì sao – thì chuyện tốt nghiệp đại học cần phải xem lại!? Thời đó là thế đấy…
    4- Như vậy thì cncs ở Việt Nam này chừng nào bị thay đổi? Theo tôi, khi đại đa số người dân chán ngán nó quá và đồng lòng tống tiễn nó đi mãi mãi. Có thể chỉ cần một mồi lửa rồi cuộc cách mạng sẽ diễn ra tự phát (như các nước bắc Phi), cũng có thể có một ai đó đứng ra lãnh đạo phong trào (điều này thì khó xảy ra, nhưng biết đâu…)

Comments are closed.