Đề cập chính trị ở Việt Nam

Hôm qua Tòa án thành phố Hà Nội tuyên án 30 tháng tù giam cùng với 1,2 tỉ tiền phạt, truy thu 600 triệu đồng đối với luật sư, nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh “trốn thuế.” Trong khi đó, cách đây vài ngày một người khác ở Bắc Ninh trốn thuế 11 tỉ đồng nhưng chỉ bị tù treo. Thấy lạ chưa? Và sự liên quan giữa những chuyện như thế này và nền chính trị của Việt Nam là như thế nào?

Cách đây hai tuần tôi cùng một số đồng nghiệp từ nhiều nước khác nhau đã tập hợp tại Praha để cùng trao đổi về một vấn đề khá thú vị: Đó chính là những vấn đề nổi bật trong việc giới thiệu và tìm hiểu về chính trị ở Việt Nam cho những người có quan tâm.

Điều nghịch lý là công trình này ban đầu xuất phát từ sự quan tâm của một số người ngoài Việt Nam muốn có cách hiểu rõ hơn về nền chính trị của Việt Nam đương đại.  Những người này, vốn đang theo học những chương trình cao học ở Trung Âu, đã gặp không ít khó khăn khi bắt đầu nghiên cứu về chính trị-xã hội Việt Nam.

Vấn đề chủ yếu những sinh viên cao học đã nêu rõ là tư liệu sẵn có về chính trị ở Việt Nam có nhiều hạn chế. Những bài báo dù thú vị thường là quá đơn giản. Những bài viết học thuật có tính chất quá cụ thể và phức tạp.

Ban đầu chúng tôi đã đặt câu hỏi, sinh viên (ở ngoài Việt Nam) muốn tìm hiểu về chính trị ở Việt Nam phải đặt trên cơ sở nào? Thế nhưng, sớm trong quá trình trao đổi chúng tôi thấy rõ sự quan trọng của câu hỏi này đối với cả nước Việt Nam nói chung.

Biết giới thiệu về môn chính trị ở Việt Nam hiện nay như thế nào đây? Bản thân tôi biết một chút thôi. Chẳng hạn biết về chương trình học Mác-Lê-Hồ Chí Minh trong năm đầu của các trường đại học trong phạm vi cả nước. Lo ngại cơ bản của tôi đối với nội dung trong những chương trình thuộc mô hình này là nó chủ yếu mang tính mà người Việt gọi là “nhồi sọ.” Ra lệnh các sinh viên (hay “đối tượng”?) “phải nghĩ gì,” không khuyến khích một ý thức hệ độc lập, khách quan.

Thực vậy, ngoài những môn này, có vẻ ở Việt Nam chính trị vẫn là một lĩnh vực dân thường không được khuyến khích tìm hiểu một cách độc lập. Thay vì nó, chính trị ở Việt Nam vẫn mang ý nghĩa nhất định theo đường lối đảng, quan điểm chủ quan, lý thuyết giáo điều nên người dân không có cơ hội tiếp cận một cách khách quan.

Nghiên cứu về chính trị một cách khoa học, có tính phê bình, mà vẫn tôn trọng những phương pháp kinh nghiệm hiếm có ở Việt Nam. Nó khác hoàn toàn với việc bày tỏ chính kiến trên Blog hay Facebook.

Hơn nữa, cũng có những cách tiếp cận chính trị khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực thường được gọi là “khoa học chính trị” (political science) hay “chính trị học” (politics) là một cách tiếp cận tương đối hẹp vì chủ yếu liên quan đến nhà nước, chính phủ, và những vấn đề xoay quanh nó. Trong khi đó, xã hội học chính trị (political sociology) mang một ý nghĩa rộng hơn, cho rằng chính trị là về mối quan hệ giữa quyền lực và những nỗ lực để giành được, duy trì và mở rộng quyền lực.

Theo tôi biết, gần đây cũng đã có một số nỗ lực ở Việt Nam để phát triển một ngành chính trị học gần gũi hơn với ngành này ở ngoài Việt Nam. Nhưng làm như thế cũng khó trong khi vẫn còn một môi trường hạn chế.

Trong những tháng tới, chúng tôi (một nhóm những nhà khoa học xã hội) sẽ phấn đấu cho ra đời những tư liệu có thể giúp những người muốn tìm hiểu về chính trị ở Việt Nam. Trong quá trình làm việc sẽ trao đổi, tiếp xúc với nhiều người Việt Nam từ mọi phía.

Tư liệu này sẽ được dịch sang tiếng Việt và sẽ có mục tiêu làm rõ những khái niệm cốt lõi, những quan điểm lý thuyết khác nhau, và những phương pháp lý thuyết phải biết khi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về chính trị ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng công trình sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề chính trị của đất nước hiện nay. Hiểu rõ hơn những cơ hội và rủi ro trước mặt. Và góp phần vào nỗ lực xây dựng một Việt Nam thịnh vượng và văn minh.

 

 

JL

10 thoughts on “Đề cập chính trị ở Việt Nam

  1. Kính chào Bác JL!

    Tôi là một thanh niên Việt có gốc Ba Tàu, dù người nhà vẫn bảo tôi là tào lao. Như vậy là tôi cũng đồng cảnh với bác đấy nhé (là người ngoại quốc nên ngoài cuộc – hehe!).

    Tôi xác định như vậy để bác hiểu rằng chúng ta đủ không gian để trở thành lực lượng thứ ba – phe trung lập. Chúng ta đang quan sát và nghiên cứu, thế thôi! Tôi không liên lạc trực tiếp với bác vì tình hình chưa đến lúc cần chúng ta. Vả lại giữa tôi và bác cũng chẳng có gì phải bí mật, vì an ninh mạng sẽ đọc được tất cả những gì riêng tư giữa chúng ta.

    Trong cuộc thường tối, ngoài cuộc hay sáng. Chúng ta đang lo ngại những cái đầu nóng sẽ làm cho đất nước này, dân tộc này tiếp tục tiếp diễn bi kịch. Lực lượng độc tài đang có lợi thế vì đang nắm giữ quyền lực nhà nước, nên nó có thể lợi dụng sức mạnh để đàn áp sự phản kháng. Tuy nhiên, đây là một cách làm nguy hiểm, nó là con dao hai lưỡi mà kẻ đã và đang đứt tay không ai khác chính là bọn độc tài. Lực lượng đấu tranh đang thực sự lớn mạnh, họ hô hào không sử dụng bạo lực, thế nhưng bạo lực không buông tha cho họ thì chuyện gì sẽ xảy ra?

    Bác và tôi không trực tiếp quyết định việc thắng thua của các bên (chúng ta không thể giải hòa hay hòa giải cho họ), nhưng bác và tôi có thể giúp họ hòa hợp – chúng ta sẽ là quan tòa (của lịch sử, trong một ngày gần đây, để) xét xử cho họ, bác thấy thế nào?

  2. Vâng, khi bắt đầu viết anh nhớ chuẩn bị phương án dự phòng trong trường hợp domain bị firewall nhé.

  3. Trẻ con cũng biết tội trốn thuế là cái cớ,vấn đề anh là ai mới là mục tiêu của nhà cầm quyền(thông qua tòa án,một sự đồng nhất rất cộng sản,không như các nước khác),30 tháng tù cho LQQ là đòn nhử của nhà cầm quyền,nó vừa đủ cho các cuộc mặc cả với Mỹ và các tổ chức khác,bài này là bản sao của Triều Tiên:sử dụng ngưòi dân mình như là con tin chính trị

  4. Ông nên có những tư liệu viết về chính trị thế giới và chính trị VN để mọi ng có cơ hội so sánh mới có giá trị khách quan. Từ đó mọi ng mới hiểu VN nên hướng tới nền chính trị nào để châm ngòi cho sự thay đổi.

    • Cảm ơn Bạn. Tôi sẫn sàng phỏng vấn với Đài phát hanh Việt N chứ! 😉

    • Không những với báo đài truyền thông VN , BBC…tôi cũng cho mong JL có những buổi phỏng vấn trực tiếp truyền hình với các lãnh đạo cao cấp nhất của CHXH VN để tất cả nhân dân VN được nghe .
      Rất thích thú đấy !

  5. Dear Jonathan,

    Would you like to make some informed speculations with regard to the question as to whether Võ Nguyên Giap’s death would ignite in Vietnam a protest movement similar to that which had erupted in China in the wake of Hu Yaobang’s demise nearly a quarter century ago…

    Many thanks in advance!

  6. Ông xem định nghĩa chính trị trong từ điển tiếng Việt Phổ thông:
    1/ Những vấn đề điều hàng bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp,nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành nhà nước.
    2/ Những hiểu biết, nhận thức về mục đích, đường lối và nhiệm vụ đấu tranh của chính đảng cũng như đông đảo quần chúng.

Comments are closed.