Fin de siècle

Trong đầu tháng 10 năm 2013 toàn dân Việt Nam đã có một cơ hội để cùng một lúc suy ngẫm về vai trò quyết định của một nhân vật có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử hiện đại của đất nước. Và trong hai tuần còn lại, toàn dân sẽ có một cơ hội nữa để cùng một lúc suy ngẫm về định hướng tương lai đất nước.

Dù nghĩ gì về Đại tướng Giáp, thì tôi cũng nhìn thấy nhiều tác động khá tích cực sau sự khuất núi của ông. Chính sự ra đi của Ông đã khuyến khích một cuộc thảo luận khá công khai trong xã hội. Dư luận bàn không chỉ là về ý nghĩa và vai trò lịch sử của Ông mà còn là những câu hỏi sâu nữa …

Cơ bản nhất là sự nhận xét của nhiều người là sự ra đi của Tướng Giáp là sự kết thúc của một thời đại và, vì thế cũng là sự mở đầu của một thời đại mới; cái mà người Pháp quen gọi là ‘Fin de siècle.

Câu hỏi đạt ra là sẽ là một Fin de siècle như thế nào?! Hoặc Việt Nam sẽ bước vào một thời đại mới một cách ngày càng cởi mở và tự tin; hoặc Việt Nam sẽ vấp phải vào thời đại mới một cách vụng về. Không ai biết trước được câu trả lời. Tuy nhiên, sau cùng, sẽ phụ thuộc vào khả năng của cả người dân lẫn chính quyền để nắm bắt và xử lý những hạn chế trong nền chính trị của đất nước hiện nay.

Vấn đề là làm sao bước vào tương lai chung đó khi nền văn hóa chính trị của Việt Nam (kể cả nhiều người đang sống ở ngoài nước) vẫn tiến triển quá chậm vì những hạn chế về mặt thể chế và những “bệnh lý dư luận”.

Trong tuần vừa rồi, ta có nghe thấy quá ít phát biểu hay và chân thật. Thay vì nói một cách thẳng thắn về những đóng góp của Đại tướng trong cả cuộc đời của Ông, chúng ta đã nghe quá nhiều phát biểu bảo thủ, nhàm chán, với nội dung nghèo nàn, mang tính tuyên giáo và tôn giáo.

Heroes in heavenĐối với một “sinh viên” ngành lịch sử xã hội và chính trị, những lễ nghi chính trị xoay quanh Quốc Tang của Đại tướng Giáp là hết sức lôi cuốn. Nhưng, sau khi tôi quan sát những lễ nghi này tôi tự suy nghĩ bao giờ Việt Nam sẽ chuyển từ “những tôn giáo chính trị” của hôm nay?  

Và dù đã có nhiều thảo luận sâu sắc trên mạng, cũng đã có quá nhiều trận “ném đá” giữa những “tù nhân của lịch sử”, những người đặt niềm tin trên lý trí.

Nhưng, trước khi buồn các bạn cũng cần phải đồng ý với tôi rằng dư luận mạng đã có rất nhiều bài hay và sâu sắc từ mọi phía. Những bài đó là một hiên tượng tích cực, hàm ý nhiều người Việt cả trong lẫn ngoài bộ máy càng nhìn rõ hơn những hạn chế của thể chế, những bệnh lý mà Việt Nam phải khắc phục nếu muốn có một nền chính trị hiệu quả hơn.

Rõ rằng những người khẳng định mọi thứ ở Việt Nam đều tốt đẹp và đúng đắn ắt có một tầm nhìn hạn chế, chính họ phải suy nghĩ lại về những giả định của mình, cũng như những người chỉ muốn nói xấu đến chính quyền một cách bừa bãi.

Nếu nói về giới lãnh đạo thì sự khằng định cho rằng Việt Nam đã đến một Fin de siècle là đúng. Nhưng việc đó sẽ chẳng có ý nghĩ gì thực tiễn cả nếu không có những thay đổi cơ bản từ trong những thể chế xã hội chính trị của đất nước.

Nói tháng 10 này là một tháng có ý nghĩa lớn là đúng. Đầu tháng đã có một cơ hội hiếm có để suy ngẫm về quá khứ. Và cuối tháng sẽ có những quyết định to lớn ở Quốc hội. Ở Việt Nam,  hai vấn đề lấn nhất là mất tự do và mất đất. Riêng tôi hy vọng cuối tháng 10 này Việt Nam sẽ không mất một cơ hội nữa để có một Hiến Pháp mà toàn dân Việt Nam đều có thể ủng hộ được và trong đó đồng thời đề cập đến vấn đề đất. Kể cả tôi, là một người không hâm mộ tư bản nhận rõ những quyền sở hữu phải rõ ràng nếu muốn Việt Nam phát triển một cách bền vững, minh bạch, và văn minh.

Chúng ta (là người Việt và là những bạn của đất nước) phải chấp nhận, muốn bước vào một thời đại mới, một thời đại được kỳ vọng hơn phải xóa bỏ những hạn chế về cả thẻ chế lẫn bệnh lý. Muốn nó, nhiều dân Việt Nam cả ở trong lẫn ngoài bộ máy, phải nỗ lực hơn nữa để tiến lên một nền văn hóa chínhh trị thực sự cởi mở, tự do.

Sáng nay tôi đã thảo luận với một người bạn lâu năm về những vấn đề của đất nước. Chị ấy có nhận xét rằng nhiều người ngoài bộ máy đang đòi cải cách không có đủ kinh nghiệm và vị trí để làm, trong khi đó những người trong bộ máy vẫn hạn chế hay sợ để làm những gì cần làm. Tinh trạng này thật khó xử.

Thế thì làm gì? Cách tốt nhất để ban vinh dự cho những người đã hy sinh cho nền độc lập của Việt Nam là chấm dứt những hanh vì bảo thủ và đi thẳng vào giải quyết những vấn đề của đất nước. Rõ ràng, nói dễ hơn là làm.

JL
Vỉa hè Trần Hưng Đạo, Hà Nội

 

16 thoughts on “Fin de siècle

  1. “Chị ấy có nhận xét rằng nhiều người ngoài bộ máy đang đòi cải cách không có đủ kinh nghiệm và vị trí để làm, trong khi đó những người trong bộ máy vẫn hạn chế hay sợ để làm những gì cần làm. Tinh trạng này thật khó xử.” Dốt thì nhận dốt cho rồi còn ráng biện bạch, cố níu kéo cái danh, cái lợi chi vậy, nghe qua là biết rồi. Người tài làm thì sớm muộn người dốt cũng phải cuốn gói ra đi, vậy ai dùng người giỏi làm chi? Hơn nữa đảng cử, dân bầu, dảng kiểm phiếu thì lấy đâu ra người tài? Người có tài mà có tâm thì cũng né rồi, chẳng muốn dính dáng để làm Tô Vĩnh Diện.

  2. Chân thành cám ơn Giáo sư
    đã nêu rõ ý kiến cá nhân về đôi chuyện mà độc giả – trong đó có tôi- đã nêu.
    Dĩ nhiên, tôi nghĩ, GS – trên cương vị người viết Blog và phổ biến cho công chúng đọc – không thể bàn luận vào ngóc ngách (hay riêng tư) mọi chuyện xã hội – thể chế và đạo lý của người Việt Nam…

    Tuy nhiên vẫn còn “cái gai” chẳng nhẽ một trí thức từng nghiên cứu về VN lại vẫn còn mắc phải; xin trích dẫn:
    -“Và cuối tháng sẽ có những quyết định to lớn ở Quốc hội.”

    Còn tin vào QH/Cộng hòa XHCN/VN mà thành viên đại đa số là đảng viên csvn và đại biểu là kết quả của cách “đảng cử – dân bầu”.
    Tin vào như thế – xin dùng lại chữ của giáo sư – cũng là một bệnh lý xã hội đấy !
    *
    Xin Giáo sư hiểu cho, không có ý nhằm vào cá nhân GS mà chính là đánh động vào sự mù lòa tập thể trong nhiều tầng lớp dân chúng trong Nước sau nhiều thập kỷ bị đảng csvn duy trì chính sách giáo điều, ngu dân, vô cảm và tiêu hao nguyên khí (trí thức & đạo lý) của Dân tộc Việt Nam.
    Chân thành.

    • “BỆNH LÝ XÃ HỘI” đề cập trên là hậu quả
      của chính sách TẨY NÃO dưới chế độ CS.
      MỜI THAM KHẢO:
      *
      “-Tẩy não hay kiểm soát tinh thần là một tiến trình làm thay đổi nhận thức và niềm tin…
      -Chính sách tuyên truyền tẩy não là cây cột chống đỡ chế độ CS. Có người còn cho rằng tẩy não đồng nghĩa với CS…
      -Để tẩy não một dân tộc đảng CS thay đổi mọi giá trị và nền tảng văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc, nói chung phải xây dựng những con người tuân phục và đất nước tuân phục.
      Bộ máy tuyên truyền CS nặn ra nhiều khái niệm chưa từng có trước đó “con người mới”, “xã hội mới”, “văn hóa mới”, “anh hùng lao động”, “lãnh tụ kính yêu”.
      Cái gì cũng mới nhưng thực chất đều là giả tạo…”
      (Trần Trung Đạo)
      http://www.trantrungdao.com/?p=2474

    • Vâng, cảm ơn…. xin trả lời như sau:

      1) Về “không thể bàn luận vào ngóc ngách…”… xin cho bạn Viết, đây là blog, tôi viết gì mà có trong đầu, không thích hay thấy dờ quá cũng được mà quá việc phê bình nhau chúng ta có thẻ năng cao sự hiẻu biết của ta.

      2) Tôi rất rõ về những hạn chế cơ bản của QHVN. Tôi chỉ muốn gốp phần vào việc cho bạn đọc đề ý cuối tháng QH sẽ đề cập (nhưng rất có thể khhong xủ lý) hai vấn đề lơn…

      Cảm ơn Anh Nam.

  3. Entre dire et faire il y a la mer

    (Giữa lời nói và việc làm có khoảng cách là biển)

    Chào giáo sư, rất vui lại được tâm sự với ông về thể chế chính trị ở Việt Nam. Tôi xin trình bày một số ý về thể chế chính trị như sau:

    Theo lí thuyết về các thể chế chính trị được các nhà nghiên cứu như Raymond Aron, Claude Lefort, Hannah Arendt, Joachim Friedrich xây dựng và được nhiều nhà chính trị học sử dụng hiện nay. Chúng ta tạm thời chia hệ thống chính trị Việt Nam làm 2 giai đoạn. Thời kỳ từ 1945 đến 1991 là giai đoạn độc tài toàn trị, dựa trên một số đặc điểm sau: Nhà nước áp dụng một hệ tư tưởng là chủ nghĩa Marxisme-Léninisme, có một đảng duy nhất lãnh đạo, cũng có một số đảng khác tồn tại trên danh nghĩa nhưng không có quyền ứng cử, nền kinh tế tập trung do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nguyên tắc tam quyền phân lập và nền tư pháp độc lập không có vì Nhà nước dựa trên cơ chế dân chủ tập trung, Nhà nước nắm độc quyền về các phương tiện báo chí và truyền thông. Giai đoạn này Việt Nam học theo mô hình chính trị của Trung Quốc và Liên bang Xô viết. Hai nhà nước độc tài lớn nhất trong thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu dựa trên mô hình chính trị của hai quốc gia này xây dựng lí thuyết về chế độ độc tài. Vì vậy về cơ bản, thể chế chính trị của Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng so với hai quốc gia khổng lồ này vì “Khi con bồ câu giao du với quạ, bộ lông nó vẫn trắng nhưng tim nó đen” (tục ngữ Nga).

    Thời kỳ từ 1991 đến nay, Việt Nam theo chế độ chính trị độc đoán, vì Nhà nước xây dựng nền kinh tế thị trường và hợp tác với nhiều nước tư bản, nhân dân sống dễ thở hơn trước. Nhưng Nhà nước vẫn giữ nguyên đường lối chính trị, vì vậy giữa phát triển kinh tế và duy trì đường lối chính trị như cũ có nhiều điểm không thích ứng. Do vậy, tạm xếp giai đoạn này là thời kì chuyển tiếp giữa độc tài sang chế độ độc đoán (thực tế vẫn có nhiều tranh cãi về hai kiểu chế độ chính trị này, vì tất cả các Nhà nước độc tài đều có chế độ độc đoán, nhưng tất cả các nước có nền chính trị độc đoán không nhất thiết có chế độ độc tài). Có thể nói Việt Nam vừa có đặc điểm của chế độ độc đoán và độc tài, nhưng cũng có một số tiến bộ về kinh tế xã hội). Nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là Nhà nước dân chủ.

    Một vấn đề rất quan trọng hiện nay là làm thế nào để đất nước chuyển dần sang chế độ dân chủ trong yên bình và không hề bị đảo lộn về kinh tế xã hội. Để có được như vậy, trước hết cần có đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và các trí thức cấp tiến. Họ sẽ cùng bàn bạc để tìm những giải pháp tối ưu nhất cho đất nước, tất cả các mầm mống sử dụng bạo lực cần phải tránh, vì đây không phải là giải pháp tốt, và cũng khó có thể đem lại dân chủ.

    Một số nguyên tắc mà các bên cần phải tôn trọng : Các đảng chính trị được phép tự do hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Đảng cộng sản cũng sẽ ganh đua với các đảng khác, nếu được nhân dân tín nhiệm, đảng vẫn giữ quyền lãnh đạo. Các đảng phái vi phạm các nguyên tắc dân chủ và các quyền cơ bản của con người sẽ không được phép hoạt động, tự do báo chí phải được tôn trọng, đối lập chính trị là yếu tố cần thiết cho dân chủ, vì vai trò của đảng đối lập nhằm uốn nắn những thiếu sót của đảng cầm quyền và bảo vệ quyền lợi cho thiểu số trong xã hội. Các tổ chức dân sự sẽ được tự do hoạt động và tuân theo luật pháp.

    Có thể có người sẽ cho rằng chỉ cần thay đổi thể chế là Việt Nam sẽ có dân chủ, tôi tin rằng đây chỉ là bước đi đầu tiên của đất nước, vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua. Vì Việt Nam trong suốt gần 7 thập kỷ qua chưa phải là Nhà nước dân chủ, cách thức suy nghĩ của người Việt Nam vẫn sẽ theo một lối mòn như cũ. Cơ chế hoạt động của các cơ quan công quyền cũng vẫn theo thói quen trước đây. Kinh nghiệm về xây dựng xã hội dân chủ của Việt Nam vẫn chưa có gì, khả năng dẫn đến bế tắc không phải không có. Vậy làm thế nào để khắc phục những trở ngại này?

    Các quyền cơ bản được Hiến pháp công nhận phải được tôn trọng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng luật pháp, Tòa án Hiến pháp và nền tư pháp giữ vai trò độc lập, nguyên tắc tam quyền phân lập phải luôn được tuân thủ. Đây là các nguyên tắc cốt lõi để đảm bảo nền dân chủ, nếu các nguyên tắc này bị xem thường, sẽ không có dân chủ. Nền dân chủ ở Mỹ và Châu Âu được xây dựng và duy trì từ hơn hai thế kỷ nay cũng dựa trên các nguyên tắc đó. Nếu vi phạm các điều kiện đó, Việt Nam sẽ phải trả giá đắt.

    Trong quá trình xây dựng nền dân chủ và kiến thiết đất nước, người Việt Nam dựa trên nền văn hóa của cha ông được xây dựng và gìn giữ từ 3 nghìn năm nay, đây chính là kim chỉ nam cho đất nước vì “Văn hóa chính là cái còn thiếu khi người ta đã biết tất cả và là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả” (nhà văn hóa Pháp Émile Henriot).

    Áp dụng thể chế chính trị phương Tây coi đó là phương tiện nhằm phát huy và củng cố nền văn hóa Việt Nam. Khi Việt Nam xây dựng nền dân chủ, tôi nghĩ rằng người Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước như Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Việt Nam cần có sự giúp đỡ của Mỹ, giải pháp thích hợp nhất là đất nước tiến đến một liên minh quân sự với Mỹ, không phải để Mỹ bảo vệ chủ quyền biển Đông cho Việt Nam mà Mỹ sẽ giúp đỡ Việt Nam xây dựng nền dân chủ, nhờ đó Việt Nam sẽ có sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của mình. Đây cũng là ước nguyện của các nhà khai sáng ra nước Mỹ, họ muốn nước Mỹ làm bạn với các nước trên thế giới để cùng nhau xây dựng và bảo vệ các giá trị dân chủ (diễn văn chào tạm biệt của George Washington tại Nghị viện, ngày 17 tháng 9 năm 1796).

    Đợt sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội để Việt Nam có những cải cánh cơ bản về thể chế chính trị, nhưng những thay đổi tốt đẹp đó phụ thuộc trước hết vào các nhà lãnh đạo Việt Nam, vì họ đang nắm giữ vận mệnh và tương lai đất nước.

    Phan Thành Đạt

    • Vài điểm

      1- “Các đảng phái vi phạm các nguyên tắc dân chủ và các quyền cơ bản của con người sẽ không được phép hoạt động”

      Đảng CS pre-disqualified.

      2- “Có thể có người sẽ cho rằng chỉ cần thay đổi thể chế là Việt Nam sẽ có dân chủ”

      Nhưng nếu không thay đổi thể chế thì không bao giờ có dân chủ .

      3- “Kinh nghiệm về xây dựng xã hội dân chủ của Việt Nam vẫn chưa có gì”

      Xã hội dân sự sẽ tự sinh ra nếu có dân chủ . Nếu không có dân chủ, những phong trào phản kháng chính là xã hội dân sự . Cách xây dựng xã hội dân sự chỉ đi nhặt rác như bây giờ sẽ dẫn tới những cách hiểu méo mó và bệnh hoạn về xã hội dân sự . Xã hội dân sự kiểu nhặt rác sẽ trở thành một anh thái giám làm trò cười cho cả nhà cầm quyền độc tài và những người biết . Tất nhiên, những trò thái giám cũng có nhiều cái vui .

  4. Xin cảm ơn bài viết của giáo sư!

    Giáo sư đang góp sức cho công cuộc khai sáng của dân tộc Việt.

    Nhân bất học bất tri lý, qua sự gợi mở của giáo sư, cùng sự trao đổi bàn luận đã làm chúng ta sáng tỏ được vấn đề: Chính trị là một nghệ thuật, tự do là kết quả của sự nỗ lực và dân chủ là sản phẩm của sự hiểu biết và khiêm tốn.

    Ham muốn được sống trong một xã hội tiến bộ, văn minh và giàu có không là ham muốn của riêng người Việt. Đó là mong mỏi của tất cả chúng ta – những con người. Làm sao để ham muốn đó thành sự thật? Chính sự hiểu biết, khiêm tốn và nỗ lực của mỗi chúng ta sẽ đưa ham muốn đó vào đời thực.

    Thắng cuộc luôn thuộc về chính nghĩa và công lý. Chúng ta đang đấu tranh cho công lý, chúng ta là chính nghĩa, thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta.

    Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn. Câu nói này không chỉ áp dụng cho cấp độ quốc gia, mà còn thiết thực với công cuộc đấu tranh đang diễn ra của chúng ta. Lợi ích mà chúng ta cùng theo đuổi là gì?

    Mỗi chúng ta chỉ có ba vạn sáu ngàn, thời cơ đang đến, phải nắm bắt (cho có danh gì với núi sông). Để đến lúc ra đi cũng được như ông Hồ và ông Giáp!

  5. Trước đây tôi nghĩ rằng có thể là ông Jonathanlondon chưa thạo tiếng Việt, nên cách dùng từ trong các bài viết của ông đã gây phản cảm về ý nghĩa. Nhưng từ bài viết về tướng Giáp, mà ở đó ông JL khẳng định rằng tất cả những người dân VN nhỏ lệ khi tướng Giáp ra đi là “sự kính trọng miễn cưỡng” thì thấy rằng ông Jonathanlondon đã cố ý bóp méo sự thật với dụng ý và mục đích xấu.
    Không tôn trọng sự thật mà ngược lại còn bóp méo nó đi hòng đánh lừa dư luận, đổi trắng thay đen , chứng tỏ rằng cái tâm của ông Jonathanlondon không trong sáng.
    Một người có cái tâm không trong sáng thì liệu có thực sự muốn mang đến điều tốt cho người khác dân tộc khác được không??? hay đó chỉ là mục đích tầm thường của kẻ bất chấp thủ đoạn nhằm trục lợi cá nhân, cho chính bản thân anh ta??? Câu trả lời giành cho tất cả.
    Phúc cho dân tộc tôi khi ông đã sớm lộ rõ bản chất.
    Riêng tôi, tôi chúc mừng ông đã thành chiến sỹ cờ vàng, bọn phản dân tộc, những kẻ luôn hằn học vì thua trận, những kẻ luôn bóp méo sự thật, những kẻ vì cay cú mà dùng đủ mọi thủ đoạn để làm hại đất nước dân tộc Việt theo kiểu không ăn đạp đổ. Cho dù có thêm ông vào danh sách những kẻ cuồng loạn chống phá thì đất nước dân tộc Việt của tôi vẫn trường tồn như muôn đời nay và mãi mãi.
    Chào ông.

      • Kính chào Giáo sư,
        Tôi bất mãn khi đọc đoạn viết trên của một kẻ mang danh “Thung”.
        “Văn tức Người” cho ta đánh giá trình độ tri thức và tư cách nick Thung thế nào (sic)

        Xin GS tiếp tục để bài viết (Thung ‘s) cho quý vị độc giả quan chiêm.
        Nhưng tương lai – nếu cùng một người hay nick khác với luận điệu tương tự – mong GS thông báo rồi xóa thẳng thừng để khỏi làm bẩn mắt mọi người.
        Chân thành.

        • Thế nào là làm bẩn mắt mọi người hả? tôi chỉ nói sự thật ở đây, bị cứng họng nên dở thói lấp liếm hả?

          Nếu nói bẩn mắt nhiều người thì phải kể đến những kẻ vác cờ vàng cuồng loạn gào thét, nhằm cản trở giao thương và bang giao Việt-Mỹ, chúng chống phá tất cả, cố ý nhằm đưa đất nước và người dân VN vào thế bần cùng loạn lạc ấy.

          Những hình ảnh đó chúng nó tự sướng với nhau theo kiểu thủ dâm tinh thần, nhưng đối với người dân trong nước chúng tôi thì là sự nhơ bẩn và cảm thấy ghê tởm nhóm cờ vàng này. Đã không biết nhục lại còn viết bài bêu lên BBC để mừng chiến công vì đã chống phá triệt hạ đồng bào.

          Nhóm cờ vàng biểu tình chống phá đó hãy quỳ xuống chân người tàu mà học lấy chút tự trọng tự tôn dân tộc, bởi vì họ có chống chính quyền thì cũng không bao giờ họ làm việc ngu xuẩn phản phúc là triệt đường kinh tế để đưa dân tộc họ trong nước họ vào bần hàn loạn lạc.

          Cho dù không ưa cộng sản thì tôi cũng phải nói thật, là mãi với cái đầu của lũ ngu kia thì cho dù 38 năm đã trôi qua chứ đợi thêm 380 năm nữa chúng nó cũng không thể lật được cộng sản.

      • Không bóp méo sự thật, vậy ông hãy đưa bằng chứng để chứng minh rằng “sự tôn trọng miễn cưỡng” của người dân VN đối với tướng Giáp. Điều ông nói sẽ đúng khi những người khóc thương đại tướng trong những videoclip, trong những bức ảnh của truyền thông quốc tế cũng như điện thoại máy ảnh cá nhân,…đều là giả, những giọt nước mắt đó là thói đạo đức giả của người dân VN.
        Nếu không chứng minh được, nghĩa là từ “miễn cưỡng” ông đưa vào đây, là ông đã cố ý nói sai sự thật. Vậy thì là ông đã bóp méo sự thật, sự thể hiện tâm địa của kẻ xấu.

        Còn nhớ, đã có lần tôi góp ý với ông rằng “nếu ông muốn làm điều gì đó tốt cho nhân loại nói chung và dân tộc VN chúng tôi nói riêng, thì ông phải nhìn nhận khách quan mà đánh giá, chứ đừng nhìn đất nước VN chúng tôi với con mắt của một kẻ luôn hằn học cay cú và thù hận,..” Nhưng xem ra thì thấy quá thất vọng vì nó thuộc vào bản chất khó dời rồi.

        Tôi biết, xung quanh ông luôn có một nhóm bầy tôi ca ngợi đưa ông thành “giáo sư đáng kính”, hết lời ca ngợi dù ông có nói gì, dù điều đó rất nhàm hoặc rất nguy hiểm cho dân tộc VN của tôi. ở mạng ảo này họ sẽ đổi nickname đổi e-mail cho có vẻ nhiều quần chúng rồi cùng ông tung hứng theo một sự sắp đặt, xin thưa với ông rằng đó chỉ là trò mèo, không lừa được ai khi sự thậ bị bóp méo mà cả chủ tớ đều cùng lờ lớ lơ lấp liếm cãi lấy được.

        Vài lời gửi tới bọn bầy tôi của ông Jonathanlodon rằng: Hãy đứng thẳng lưng lên mà làm người Việt Nam, đừng vì chút vật chất tầm thường mà làm nhơ bẩn dân tộc Việt !!!

        • Xin lỗi bạn ơi… tôi nghìn được vấn đề rồi… nghĩ vấn đề là bạn hiểu là những từ “sự tôn trọng miễn cưỡng từ những người khác” có nghĩa là đó là quan điểm chung của dân Việt Nam… nhưng khi viết câu đó tôi không có ý nói một cách tuyết đối…tôi không có viét ““sự tôn trọng miễn cưỡng của người dân VN” đâu, đúng không bạn ạ? Tôi biết hàng vân triệu người rất thương tiếc và tự hào về Tướng Giáp chứ! Nếu cách viết của tôi chủa phẩn ánh sự thất đó thì đúng là sai làm của tôi. Nhưng đó không phải là ý định đâu bạn ơi.

          Tôi nghĩ là đến bây giờ có một mất sự hiểu biết giữa bạn và tôi. Luôn luôn sẫn sàng nghe những lời phê bình nhưng đồng thời xin bạn cho chúng ta thảo luận một cách hay hơn. Vì thời gian của tôi hạn chế tôi hiện giờ khó có thể đầu tư nhiều thời gian vào việc

  6. Bà ngoại tôi bị đấu tố và bị giết trong cái cách ruộng đất  , tôi không bao giờ quên được một bà già hiền lành chăm chỉ làm việc cả đời để có được 2 mẫu ruộng và đã bị tố cáo là địa chủ cường hào ác bá .
    Bây giờ mỗi lần nghe đến tên ông Hồ , Chinh , Duẩn , Giáp…. là tôi muốn khóc rồi , không phải khóc cho các ông ấy đâu , mà nhớ lại bà ngoại tôi đã bị giết bởi các ông lãnh đạo thời ấy…

Comments are closed.