Hiến pháp mới là chuyện buồn?

Năm nay Việt Nam đã có một tranh luận cực lớn và công khai (dù đã không được phản ánh thực sự trên các báo chí nhà nước) về việc sửa đổi hiến pháp 1992. Kết quả không bất ngờ của quá trình này là Quốc Hội CHXHCNVN đã quyết định tiếp tục không nghe gì ngoài những tiếng dội từ quá khứ. Thay vì thực sự xem xết lại những hạn chế của mô hình cũ, QH sắp phê duyệt một hiến pháp “sửa đổi” mà không có một sự thay đổi cơ bản nào.

Vào lúc mà ai biết gì về Việt Nam đã nhìn rõ là những vấn đề chủ yếu của đất nước có xuất phát trực tiếp và gián tiếp từ những yếu kếm trong những thể chế chính trị xã hội thì các “đại biểu” đã một cách tự tin bỏ quá thực tế sáng chói này và ôm lấy một hiến pháp dở như cũ. Chán thế là đúng. Nhưng, không nên bi quan quá.

Trong vòng một năm qua, chất lượng của dân luận chính trị ở Việt Nam đã một số tiến bộ rất rõ nết. Việc nêu rõ, bàn luận, và phổ biến hóa kiến thức về những hạn chế thể chế của Việt Nam là một phát triển đáng khích lệ chứ! Thậm chí chúng ta có thể khẳng định, hiện này, vấn đề chủ yếu của Viêt Nam về mặt chính trị không phải là thiếu kiến tức hay tiếu trí tuệ mà là thiếu dũng cảm và thiếu cơ hội chính trị.

Với quyệt định vứt đi những ý kiến có tính xây dựng và chỉ lấy “hàng triêu” “ý kiến bất buộc,” Quốc Hội đang bảo đảm những nỗ lực để đầy mạnh cải cách sẽ phái tiếp diễn dưới một mô hình thể chế lỗi thời. Chẳng có ai nói cải cách sẽ dễ dàng! Từ góc nhìn này, việc có hiến pháp “mới” là buồn thật. Hy vọng sẽ là hiến pháp dờ cuối cừng của Việt Nam. Hy vọng bản hiến pháp này sẽ được làm lại mới để chó phép đất nước thoát khổi tình trạng hiện nay.

Quan trọng hơn cả là, bất chấp hành vi thiển cận của chính quyền lần này đối với quá trình sửa đổi hiến pháp, Việt Nam chắc chắn đã có một du luận sâu rộng và công khai về vấn đề hiến pháp. Rõ rằng chuyện đấy là một bước tích cực cho sự phát triển chính trị của Việt Nam.

JL

16 thoughts on “Hiến pháp mới là chuyện buồn?

  1. Hiến pháp 2013, đích đến của người lãnh đạo đảng CSVN, là quân đội trung với đảng. Gần đây nhất lại thấy ông tổng bí thư đảng CSVN phát biểu đại ý, hiến pháp quan trọng bậc nhất sau cương lính đảng, có vẻ ý đồ đó không thực hiện được. Khả năng “một hiến pháp dở như cũ”, vậy ” chuyện đấy là một bước tích cực cho sự phát triển chính trị của Việt Nam”.

  2. Như thế thì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định kiên trì chính sách “cố đấm ăn xôi.” Họ không muốn thay đổi bất cứ điều gì để “đại tu” chế độ đã mục nát của họ. Điều này có thể có nghĩa là khi gặp một cơn gió lớn, nó sẽ sụp đổ trong bạo loạn…

    Báo điện tử atimes.com vừa đăng bài phỏng vấn với một chuyên viên Hòa Kỳ về sự sụp đổ chế độ có thể xảy ra trong tương lai tại Bắc Triều Tiên, trong đó một đoạn như sau:

    http://www.atimes.com/atimes/Korea/KOR-01-211013.html

    “… in terms of how a collapse might happen, I think the most likely way is for someone to assassinate Kim Jong-eun, to kill him. We know that there were a number of assassination efforts against his father, and there has been at least one reported in the press against Kim Jong-eun in November of last year.”

    Điều gì sẽ xảy ra ở Việt Nam, nếu một Kinh Kha tân thời tại xứ Cao Ly thành công trong sứ mạng nói trên…

  3. Une bonne Constitution ne peut suffire à faire le bonheur d’une nation, une mauvaise peut suffire à faire son malheur.

    Guy Carcassonne, juriste français

    (Một bản Hiến pháp hay vẫn chưa đủ để đem lại hạnh phúc cho một dân tộc, nhưng một bản Hiến pháp dở, đủ để làm cho dân tộc đó bất hạnh.)

    Guy Carcassonne, nhà luật học Pháp

    • Trích :
      “Thường là người ta cứ chê dân trí Việt Nam thấp. Tôi hoàn toàn không đồng ý. Dân trí Việt Nam không hề thấp.
      Nhưng lâu nay người ta lấy chuyên chính vô sản thay cho nhà nước pháp quyền, cho nên ý thức về dân chủ kém, chứ còn dân trí Việt Nam thực ra không thấp. Nhưng tôi đánh giá quan trí Việt Nam, ngược lại, rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với dân trí Việt Nam” -Lý Quang Diệu –

  4. Giáo sư kính mến!

    Hiến pháp mới là chuyện buồn? Ồ, không! Thưa Giáo sư! Hiến pháp là một dịp may! Tại sao?

    Người Việt có nhiều đúc kết rất chí lý: Yếu thì đừng ra gió! Bậy thì đừng nói bự! Ngu thì đừng tỏ ra nguy hiểm! Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!

    Hiến pháp là gì? Hiến pháp để làm gì? Rõ ràng cộng sản đang đùa với lửa!

    Ai có quyền thành lập Hội đồng Hiến pháp?
    Là Quốc hội? Sai!
    Là đảng Cộng sản? Sai!
    Là Nhân dân? Đúng!
    Nhân dân là ai? Là toàn thể người dân Việt Nam (theo nghĩa rộng, là toàn thể người Việt, theo nghĩa hẹp, là toàn thể công dân Việt Nam). Làm sao để nhân dân thể hiện được quyền của mình? Phải tổ chức trưng cầu dân ý. Nếu nhà nước không tổ chức trưng cầu dân ý thì sao? Thì nhân dân tự tổ chức. Tổ chức như thế nào? Hãy cử đại diện của 54 sắc tộc trong cộng đồng dân tộc Việt, hãy cử đại diện các tôn giáo tại Việt Nam, hãy cử đại diện các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, hãy cử đại diện các nghành nghề và đại diện ba vùng Bắc – Trung – Nam. Hãy thành lập Hội đồng Hiến pháp. Phải bắt buộc nhà nước và đảng cầm quyền tuân thủ Hiến pháp. Nếu nhà nước và đảng cầm quyền vi hiến và không tuân thủ Hiến pháp thì giải tán nhà nước và đảng cầm quyền. Nếu nhà nước và đảng cầm quyền ngoan cố chống lệnh thì kêu gọi toàn dân đứng lên lật đổ.

    Đã là vua thì phải: quân bất thí ngôn. Nếu không làm được như vậy thì tất yếu: thượng bất chính thì hạ tất loạn.

    Con vua thì được làm vua?
    Con sãi ở chùa phải quét lá đa?
    Chừng nào dân nổi can qua!
    Con vua rồi cũng đi ra quét chùa!

  5. Đôi khi, tôi rất muốn thực hiện điều mà một câu danh ngôn cũ kỹ nói “Nếu không có những gì mình yêu thì hãy cố yêu những gì mình có”. Nhưng nhìn cái cách chính quyền VN đối xử với toàn dân của mình, tôi đâm nản. Cách thức lấy ý kiến, cách thức hành động trù dập những ý kiến trái chiều, cách thức tổng kết các ý kiến để lập thành bản dự thảo đổi mới Hiến pháp…nó làm người ta buộc phải liên tưởng tới những cung cách thời của một đám học trò dốt.

    Đó là, tìm mọi cách để đối phó và được điểm cao từ thầy cô, bất chấp kiến thức, bất chấp sĩ diện…Kể cả khi Quốc Hội coi toàn dân là Thầy Cô và làm mọi cách để lấy lòng họ (như một kiểu mỵ dân), kể cả như thế cũng là điều quấy quá, không đúng đắn. Đằng này, Quốc Hội đã coi đảng CS (trực tiếp là VN, sâu xa hơn là đảng CS Tàu) mới là Thầy Cô của họ, điểm cao hay thấp Quốc Hội được nhận là từ đây.

    Thế mới đáng nản. Trong hàng trăm đại biểu Quốc hội của VN, bói đâu ra dù chỉ một người thực sự dũng cảm!

    Giáo sư có cùng tâm trạng như tôi không nhỉ?

    • Xin chào Bạn Phạm Trọng Tới!
      (Xin phép Giáo sư cho tôi nhiều chuyện với bạn ấy nhé!)

      Phải có một áp lực đủ mạnh thì bọn độc tài cộng sản bán nước mới chịu đầu hàng. Áp lực đó là gì và như thế nào?

      Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết, phải xác định cầm đầu bọn độc tài bán nước gồm những ai?
      Rõ ràng, ít nhất phải là 16 UVBCT. Nhiều hơn, thì bao gồm 16 UVBCT + các UVTW.

      Giả sử, nếu chúng ta tổ chức được một cuộc biểu tình quy mô lớn trong bất bạo động, và chúng ta bị đàn áp đẫm máu, phản ứng của chúng ta sẽ là gì?
      Chúng ta không được bi quan và lo lắng hão huyền nhưng chúng ta không được xem nhẹ mạng sống của người Việt (dù người này ủng hộ cho dân chủ hay ủng hộ cho cộng sản). Chúng ta đã biết rõ, sau lưng bọn độc tài cộng sản bán nước là bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh, do đó, bọn chúng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc khi chưa dìm được dân tộc Việt trong bể máu.

      Chính vì lẽ đó, nếu muốn giành được thắng lợi chung cuộc bằng biểu tình ôn hòa, đồng thời giảm thiểu được thiệt hại về nhân mạng của người Việt, chúng ta phải nhanh chóng biệt lập và vô hiệu hóa ngay bọn cầm đầu.

      Nội dung của cuộc biểu tình là quan trọng, nhưng mục tiêu của cuộc biểu tình còn quan trọng hơn. Cuộc biểu tình của người Trung Quốc ở Thiên An Môn và các cuộc biểu tình của người Việt trong thời gian qua không có mục tiêu rõ rệt, vì vậy đã vừa không tránh được bị đàn áp vừa không giành được thắng lợi.

      Nếu cuộc biểu tình của chúng ta giành được thắng lợi chung cuộc, chúng ta sẽ làm gì với bọn cầm đầu? Xử tử ngay bọn chúng? Sai! Chúng ta đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền nên không thể hành xử lỗ mãng. Vậy phải làm gì? Phải xét xử một cách công khai và công minh.

      • Chào bạn Lương Tâm.

        Hy vọng về một phiên tòa xét xử nghiêm minh, nghiêm minh mà vẫn nhân đạo , với tôi, nó mù mờ như đêm ba mươi. Đọc ở trên của ai đó trích lời cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, rằng dân trí VN không thấp, tôi cũng cho là lạc quan tếu. Cứ vào bất cứ trang mạng nào (lề tráiđàng hoàng nhé) có một chút buông lỏng của quản trị, sẽ thấy thiên hạ mắng chửi nhau như quân thù quân hằn…

        Ở Việt Nam ta từ lâu lắm rồi, có nhắc tới một “đa số thầm lặng”, thời còn trẻ, tôi cũng hy vọng lắm vào cái “đa số” này. Bây giờ, tôi chịu thua luôn…

        Vì sao?

        Vì,tôi không tin rằng cái đa số này chỉ chịu khó học làm người…thành đạt, học làm người giàu, học làm hot boy, hot girl…chứ không còn ai chịu học làm người đơn thuần…

        Một vài cá nhân trẻ tuổi,thể hiện sự mạnh mẽ, bản lĩnh làm tôi hy vọng, nhưng…chỉ cần một tiếng quát của nhà cầm quyền độc tài, họ gần như lập tức trở nên im thin thít một cách…dễ hiểu.

        Nói chung là tôi đang trong tâm trạng nản lắm rồi…Tiền đồ của cái nước Việt này, có lẽ cũng chẳng sáng sủa hơn cái chân trời của riêng tôi bao nhiêu hết.

        “Đêm sao đêm mãi thế ru mà
        Đêm đến bao giờ mới sáng cho”

        Đọc lại thơ Tú Xương, buồn muốn hết khóc nổi…

        • Bạn nản thì đứng bên lề cuộc chơi mà xem thế sự xoay vần,không mợ thì chợ vẫn đông,nhưng có mợ thì chợ thêm chút náo nhiệt,tuy nhiên nếu bạn tham gia vào lực lượng phú lít,mã tà thì lại khác

  6. Việc lấy ý kiến để sửa đổi HP 1992, cuộc họp QH vừa qua, không sửa đổi gì, chứng tỏ 1 lần nữa, CSVN luôn muốn duy trì tình trạng hiện nay: Đảng lãnh đạo toàn diện, trung thành với CNXH, sở hữu đất đai toàn dân, không phúc quyết, không tòa án hiến pháp. Duy trì như vậy: là thiên đường cho quan chức cộng sản, với khối tài sản bất minh không lồ luôn lớn lên, luôn an toàn, luôn đứng trên pháp luật. Nhân dân trong xã hội này: luôn nguy cơ mất tài sản, đất đai, mất quyền con người, mất nhân phẩm, không có luật pháp bảo vệ.

  7. Nghiên cứu dự thảo hiến pháp, tôi có vài ý kiến nhỏ:
    1. Tại Khoản 1 Điều 4 có khái niệm “dân tộc Việt Nam”; Khoản 1 Điều 5 có khái niệm “các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”; Khoản 1 Điều 18 có khái niệm “cộng đồng dân tộc Việt Nam”, theo tôi vì hiến pháp không có mục giải thích từ ngữ nên trong hiến pháp phải dùng các khai niệm đã thông dụng. Khái niệm “dân tộc Việt Nam” tôi thấy chưa quen, trước nay chỉ thấy nói dân tộc Kinh, Thái, Mường…
    2. Điều 11 quy định “1. Tồ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; 2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”. Tôi nhận thức rằng về mặt pháp lý khái niệm Tổ quốc Việt Nam là dành riêng cho công dân Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam; về mặt tình cảm nếu có mở rộng thì có thể là người có mang trong mình huyết thống Việt Nam, công dân nước khác không có huyết thống Việt Nam không gọi Việt Nam là Tổ quốc. Quy định như trên sẽ được hiểu là dành cho công dân Việt Nam, không dành cho người nước ngoài, tồ chức của nước ngoài hoặc chính quyền nước ngoài (họ có quyền khả phạm hay sao?), vì thế không kín kẽ, nên thay từ Tổ quốc Việt Nam bằng từ khác, thí dụ Quốc gia Việt Nam, Đất nước Việt Nam… chẳng hạn.
    3. Dự thảo còn có một số điều khoản mang tính khẩu hiệu; một số từ ngữ sáo rỗng như: phát huy, tăng cường, chặt chẽ, kiên quyết, từng bước, tiến tới…
    4. Có khá nhiều vấn đề hiến pháp để mở cho các văn bản pháp luật khác quy định. Văn bản pháp luật dưới hiến pháp hiện nay có luật, pháp lệnh, nghị quyết của quốc hội, nghị quyết của UBTVQH, sắc lệnh của Chủ tịch nước, nghị định, quyết định của Thủ tướng, thông tư của Bộ, quyết định của Tổng kiểm toán, của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân… Những vấn đề hiến pháp chưa quy địnhh rõ để đảm bảo tính tôn nghiêm của hiến pháp chỉ nên uỷ quyền cho luật quy định./.

  8. Lướt bay qua Hiến pháp ….
    **************************

    Hiến văn Dân chủ Hồn vọng đây
    Bóng Liên Xô thiếu vắng vai gầy
    Dáng Trung Hoa Dân quyền thấp hẳn
    Tiếc vận hội lập hiến chưa xây
    Dấu ấn Tuyên ngôn Độc lập Mỹ
    Oan nghiệt bi kịch Sử lệ đầy
    Hướng lai xin bỏ qua Điều Bốn (1)
    Kỳ vọng Đa nguyên hương ngất ngây
    Hiến văn Dân chủ Hồn vọng đây
    Bóng Liên Xô thiếu vắng: “xương” gầy
    Dáng Trung Hoa Dân quyền: “lùn” hẳn
    Tiếc Vận hội Lập hiến trời Tây !
    Dấu ấn Tuyên ngôn Độc lập Mỹ
    Oan nghiệt bi kịch Sử lệ đầy ….
    Hướng Lai xin bỏ qua Điều Bốn (1)
    Kỳ vọng Đa nguyên cùng dựng xây

    Nguyễn Hữu Viện

    1. Điều Bốn Hiến pháp cho phép Đảng CS VN độc quyền lãnh đạo …

  9. Vốn dĩ nguời dân không còn quan tâm đến dự thảo hiến pháp nữa, vì có ý kiến cũng chẳng được tiếp thu. Nhưng nhân chuyện báo Tuổi trẻ đăng lời bình của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng về lời nói đầu của hiến pháp, đại ý theo ông là chưa chặt chẽ, chưa lô gích và không hùng tráng, kẻ hèn này vọng cao bàn thêm một chút:
    1. Lối hành văn tự sự của lời nói đầu hiến pháp đọc lên nghe thật nhàm chán. Mấy chục năm gần đây học sinh cấp 3/trung học phổ thông khi làm văn bài về truyền thống yêu nước/cần cù lao động của nhân dân Việt Nam (đề bài này bất kỳ học sinh cấp 3/trung học phổ thông nào cũng làm ít nhất một lần) đa phần đều khởi đầu bằng ” Trải qua bốn ngàn năm dựng nước/giữ nước…” , sau này vì giai đoạn huyền sử còn có nhiều tranh luận nên chuyển thành “Trải mấy ngàn năm…”, vì vậy khổ văn đầu đọc lên nghe nhàm quá. Đoạn này, xét theo lăng kính câu chuyện Đại thi sĩ Lý Bạch đời Đường bên Trung Quốc đến thăm Hoàng Hạc Lâu muốn làm thơ vịnh cảnh đẹp nhưng thấy bài thơ của Thôi Hiệu đề vách lâu quá hay đành phải quăng bút, thì Ban soạn thảo hiến pháp cũng không nên sử dụng tứ văn mà cả hàng chục triệu học sinh các thế hệ đã liên tục lặp đi lặp lại mấy chục năm qua.
    2. Lịch sử dựng nước, giữ nước của các thế hệ nhân dân Việt Nam, ngoài phần huyền sử, trong hơn 2 ngàn năm trở lại đây, có nhiều giai đoạn hào hùng đã được biết rõ, vậy mà lời nói đầu HP chỉ dành cho 3 dòng, trong khi đó 80 năm từ năm 1930 đến nay được dành tới 10 dòng, có cái gì như là bất kính với tiền nhân.
    2.1 Lịch sử dựng nước và giữ nước của tiền nhân Việt Nam có khoảng 3-4 ngàn năm, nhưng lịch sử lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng của tiền nhân thì có nhiều hơn mấy ngàn năm. Từ những nhóm nhỏ trong hang động, tổ tiên đã miệt mài hái lượm trái cây, săn thú, trồng cây lương thực, thuần hoá gia súc, gia cầm để sinh tồn, phát triển; sáng tạo ra dụng cụ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… lịch sử ấy có chiều dài 20 ngàn năm (văn hoá Hoà Bình có niên đại 20.000 năm) chứ không chỉ có mấy ngàn năm.
    2.2 Mệnh đề “trải qua mấy nghìn năm lịch sử” có sự gờn gợn về ngữ pháp, trong tiếng Việt từ “lịch sử” có khi là danh từ, có khi là tính từ tuỳ cách dùng. Khi đứng ở đầu mệnh đề, thí dụ “lịch sử Việt Nam” , “lịch sử thế giới” thì đóng vai trò danh từ; khi đứng cuối mệnh đề, thí dụ, ‘sự kiện lịch sử”, “sứ mạng lịch sử” thì đóng vai trò tính từ; khi là danh từ nó có nghĩa là “quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong của một hiện tượng, một sự vật nào đó diễn ra theo thứ tự thời gian”, khi là tính từ nó có nghĩa là “thuộc về lịch sử của các quốc gia, dân tộc, có tính chất, ý nghĩa quan trọng trong lịch sử” (Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học Vietlex). Cách dùng từ lịch sử trong mệnh đề “trải qua mấy nghìn năm lịch sử” (= trải qua mấy nghìn năm của quá trình phát triển) trong đoạn mở đầu hiến pháp là dùng với vai trò, ý nghĩa danh từ, không phải là dùng với vai trò, ý nghĩa tính từ (= trải qua mấy nghìn năm thuộc về lịch sử/có ý nghĩa lịch sử) nhưng đứng ở vị trí của tính từ, vì thế đọc nghe gờn gợn. Khi viết văn có thể viết “trải qua mấy nghìn năm lịch sử…” vì văn chương có thể đại khái, nhưng đối với hành văn hiến pháp cần phải viết thật chuẩn xác, không thể viết lôm nhôm, đại khái được.
    3. Đoạn 2 có ý: nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Ý này không ổn, đấu tranh thống nhất đất nước thì nhân dân chia làm hai phía, bên này thắng thì bên kia thua, cả hai đều là nhân dân cả, không thể gộp nhân dân thua đứng vào hàng ngũ nhân dân thắng được. Bên cạnh đó, ý về làm nghĩa vụ quốc tế cũng cần phải cân nhắc có nên nêu ra hay không, vì, nói chung trên bình diện quốc tế việc can thiệp của một nước vào một nước khác luôn có ý kiến trái chiều, trong quá khứ Nhà nước Việt nam cũng thường phản đối chủ nghĩa can thiệp.
    4. Hiến pháp là sáng tạo của nền pháp lý dân chủ tư sản; đối với các nước tư bản, hiến pháp là văn bản tối thượng, thể hiện ý chí của đa số công dân thực thụ qua trưng cầu dân ý, có giá trị hàng trăm năm. Hiến pháp của Việt nam không có được địa vị như hiến pháp các nước tư bản, vì nó chỉ là văn bản thể chế hoá cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, có khi nó còn có vị trí pháp lý thấp hơn Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản.
    Việc hiến pháp có địa vị pháp lý thấp là thực tiễn ở Việt Nam, không thể chối cãi, nhưng thực sự cũng không cần thiết phải khẳng định rõ như tại đoạn 3 của lời nói đầu “Thể chế hoá Cương lĩnh … của Đảng Cộng sản” như cha ông ta hay nói: tốt khoe, xấu che.
    5. nếu không thể viết được đoạn mở đầu hay, hùng tráng thì nên bỏ trống, không cần lời nói đầu./.

  10. Vốn dĩ nguời dân không còn quan tâm đến dự thảo hiến pháp nữa, vì có ý kiến cũng chẳng được tiếp thu. Nhưng nhân chuyện báo Tuổi trẻ đăng lời bình của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng về lời nói đầu của hiến pháp, đại ý theo ông là chưa chặt chẽ, chưa lô gích và không hùng tráng, kẻ hèn này cũng vọng cao bàn thêm một chút:
    1. Lối hành văn tự sự của lời nói đầu hiến pháp đọc lên nghe thật nhàm chán. Mấy chục năm gần đây học sinh cấp 3/trung học phổ thông khi làm văn bài về truyền thống yêu nước/cần cù lao động của nhân dân Việt Nam (đề bài này bất kỳ học sinh cấp 3/trung học phổ thông nào cũng làm ít nhất một lần) đa phần đều khởi đầu bằng ” Trải qua bốn ngàn năm dựng nước/giữ nước…” , sau này vì giai đoạn huyền sử còn có nhiều tranh luận nên chuyển thành “Trải mấy ngàn năm…”, vì vậy khổ văn đầu đọc lên nghe nhàm quá. Đoạn này, xét theo lăng kính câu chuyện Đại thi sĩ Lý Bạch đời Đường bên Trung Quốc đến thăm Hoàng Hạc Lâu muốn làm thơ vịnh cảnh đẹp nhưng thấy bài thơ của Thôi Hiệu đề vách lâu quá hay đành phải quăng bút, thì Ban soạn thảo hiến pháp cũng không nên sử dụng tứ văn mà cả hàng chục triệu học sinh các thế hệ đã liên tục lặp đi lặp lại mấy chục năm qua.
    2. Lịch sử dựng nước, giữ nước của các thế hệ nhân dân Việt Nam, ngoài phần huyền sử, trong hơn 2 ngàn năm trở lại đây, có nhiều giai đoạn hào hùng đã được biết rõ, vậy mà lời nói đầu HP chỉ dành cho 3 dòng, trong khi đó 80 năm từ năm 1930 đến nay được dành tới 10 dòng, có cái gì như là bất kính với tiền nhân.
    2.1 Lịch sử dựng nước và giữ nước của tiền nhân Việt Nam có khoảng 3-4 ngàn năm, nhưng lịch sử lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng của tiền nhân thì có nhiều hơn mấy ngàn năm. Từ những nhóm nhỏ trong hang động, tổ tiên đã miệt mài hái lượm trái cây, săn thú, trồng cây lương thực, thuần hoá gia súc, gia cầm để sinh tồn, phát triển; sáng tạo ra dụng cụ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… lịch sử ấy có chiều dài 20 ngàn năm (văn hoá Hoà Bình có niên đại 20.000 năm) chứ không chỉ có mấy ngàn năm.
    2.2 Mệnh đề “trải qua mấy nghìn năm lịch sử” có sự gờn gợn về ngữ pháp, trong tiếng Việt từ “lịch sử” có khi là danh từ, có khi là tính từ tuỳ cách dùng. Khi đứng ở đầu mệnh đề, thí dụ “lịch sử Việt Nam” , “lịch sử thế giới” thì đóng vai trò danh từ; khi đứng cuối mệnh đề, thí dụ, ‘sự kiện lịch sử”, “sứ mạng lịch sử” thì đóng vai trò tính từ; khi là danh từ nó có nghĩa là “quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong của một hiện tượng, một sự vật nào đó diễn ra theo thứ tự thời gian”, khi là tính từ nó có nghĩa là “thuộc về lịch sử của các quốc gia, dân tộc, có tính chất, ý nghĩa quan trọng trong lịch sử” (Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học Vietlex). Cách dùng từ lịch sử trong mệnh đề “trải qua mấy nghìn năm lịch sử” (= trải qua mấy nghìn năm của quá trình phát triển) trong đoạn mở đầu hiến pháp là dùng với vai trò, ý nghĩa danh từ, không phải là dùng với vai trò, ý nghĩa tính từ (= trải qua mấy nghìn năm thuộc về lịch sử/có ý nghĩa lịch sử) nhưng đứng ở vị trí của tính từ, vì thế đọc nghe gờn gợn. Khi viết văn có thể viết “trải qua mấy nghìn năm lịch sử…” vì văn chương có thể đại khái, nhưng đối với hành văn hiến pháp cần phải viết thật chuẩn xác, không thể viết lôm nhôm, đại khái được.
    3. Đoạn 2 có ý: nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Ý này không ổn, đấu tranh thống nhất đất nước thì nhân dân chia làm hai phía, bên này thắng thì bên kia thua, cả hai đều là nhân dân cả, không thể gộp nhân dân thua đứng vào hàng ngũ nhân dân thắng được. Bên cạnh đó, ý về làm nghĩa vụ quốc tế cũng cần phải cân nhắc có nên nêu ra hay không, vì, nói chung trên bình diện quốc tế việc can thiệp của một nước vào một nước khác luôn có ý kiến trái chiều, trong quá khứ Nhà nước Việt nam cũng thường phản đối chủ nghĩa can thiệp.
    4. Hiến pháp là sáng tạo của nền pháp lý dân chủ tư sản, đối với các nước văn minh, hiến pháp là văn bản tối thượng, thể hiện ý chí của đa số công dân thực thụ qua trưng cầu dân ý, có giá trị hàng trăm năm. Hiến pháp của Việt nam không có được địa vị như hiến pháp các nước tư bản, vì nó chỉ là văn bản thể chế hoá cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, có khi nó còn có vị trí pháp lý thấp hơn Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản.
    Việc hiến pháp có địa vị pháp lý thấp là thực tiễn ở Việt Nam, không thể chối cãi, nhưng thực sự cũng không cần thiết phải khẳng định rõ như tại đoạn 3 của lời nói đầu “Thể chế hoá Cương lĩnh … của Đảng Cộng sản” như cha ông ta hay nói: tốt khoe, xấu che.
    5. Nếu không viết được lời mở đầu hùng tráng thi nên bỏ trống, không cần lời nói đầu./.

  11. MỜI ĐỌC :
    THƠ GỞI TBT & 175 Ô.Bà UV/B.CHTU/đảng CSVN.
    *
    “Sẽ đến lúc sự giả dối, sự ngu dốt, sự hèn nhát và các toan tính bẩn thỉu sẽ bị quét sạch ra khỏi đất nước này.”

    Thưa các ông các bà lãnh đạo đảng và nhà nước, các ông các bà có hiểu rằng nếu các ông các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như những ngày vừa qua thì chính người dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng viên cộng sản như chúng tôi sẽ vùng lên, sẽ không để cho các ông các bà làm trò hề tổ chức đại hội đảng thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội lần thứ 12 nữa đâu! Người dân Việt Nam sẽ không cho phép các ông các bà tiếp tục tham ô của quá khứ và ăn cắp của tương lai. Chúng tôi đã đều lớn tuổi, nhưng chúng tôi sẵn sàng hiến dâng phần đời còn lại của mình để giúp con cháu cùng hàng triệu người dân Viêt Nam anh hùng đứng lên quét sạch những loại rác rưởi của dân tộc, của đất nước!…
    – Các ông các bà có tin là một cuộc cách mạng giống như cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 sẽ nổ ra rất sớm hay không?
    …Chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Đảng phải tự thay đổi lập tức ngay từ bây giờ, thậm chí phải tự lột xác, thì mới còn hy vọng vớt vát …( Hà Nội, 28 tháng 10 năm 2013 -Lê Trấn Gia)
    http://viet-studies.info/kinhte/LeTranGia_ThuGuiTongBiThu.htm

  12. Hãy cùng hòa nhã giơ tay về phía dân tộc, một lúc nào đó rất gần, những bàn tay của hai bên sẽ nắm được nhau.

Comments are closed.