Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.

Thứ nhất, về mặt thời sự, việc thông qua hiến pháp chẳng phải là tin tức mới mẻ và chắc chắn đã không được nhiều người chú ý nếu không có cuộc tranh luận toàn quốc về hiến pháp này. Quốc hội – từ thuở ban đầu đến nay – là một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đảng lập nên, và phục vụ cho Đảng. Nói như vậy chẳng có ai cãi, và chí ít cũng giúp lý giải kết quả 486 đại biểu tán thành và 0 đại biểu không tán thành trong một cơ quan tự cho mình là đại diện của toàn dân. Thật tình chẳng có gì đáng ngạc nhiên về bản thân kết quả này ngoại trừ chuyện nó gợi ý ít nhiều về tuồng kịch diễn ra xung quanh cuộc họp này; tuồng kịch mà bản thân nó do những tác động nhìn chung không liên quan đến chính Quốc hội.

Thứ hai, tuy có lẽ phản ánh các quan điểm của “đại đa số đại biểu” của Quốc hội, việc thông qua hiến pháp cung cấp rất ít thông tin về thực trạng chính trị ở Việt Nam. Tuy kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy có kỷ cương Đảng trong số 488 người được chọn lựa kỹ càng có quyền bỏ phiếu, còn có hàng trăm đảng viên ngang tầm hay có vị thế cao hơn đã và sẽ tiếp tục cổ xúy những cải cách căn bản. Hiện nay, bất cứ ai có chút ít hiểu biết về chính trị ở Việt Nam đều biết rằng ở dưới cái vỏ ngoài đoàn kết và đồng thuận, sự cạnh tranh, sự bất hòa và sự mất đoàn kết bên trong Đảng (nếu không nói là trong Quốc hội) đang ở mức độ vô tiền khoáng hậu. Tỉ lệ 98% tán thành hiến pháp sửa đổi sắp bằng với mức độ “đồng thuận” của Bắc Hàn.

Thứ ba, tuy ý nghĩa lịch sử của quá trình sửa đổi hiến pháp Việt Nam vẫn còn chưa rõ, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng những hiệu ứng quan trọng nhất của quá trình này sẽ không được thể hiện ở các thể chế chính thức của Việt Nam, mà suy cho cùng các thể chế này chỉ có những thay đổi hầu như không đáng kể; mà là sẽ được thể hiện ở các thay đổi khá lớn mà chúng ta đã quan sát được trong văn hóa chính trị của Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp. Với nguồn sinh lực từ một bản kiến nghị ban đầu có chữ ký của 72 vị trí thức và nhân sĩ có những mối quan hệ lâu đời với đảng và nhà nước, Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc, và cho đến nay đã chống chọi được sự đàn áp của nhà nước.

Đối với người Việt và nhiều người bạn của Việt Nam, còn đôi chút thất vọng. Ngay cả những người, như tác giả bài này, thông cảm với các lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng không thể không thấy thất vọng ít nhiều về điều dường như là một cơ hội mang tính lịch sử để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm Việt Nam. Riêng phần tôi, tôi sẽ tiếp tục dành tâm huyết và sức lực để hiểu và lý giải rõ hơn các bước phát triển đương đại ở Việt Nam với tư cách là một nhà phê bình thân thiện bên cạnh những người bạn trong và ngoài nhà nước hiện đang phấn đấu vì một tương lai tươi sáng.

Việt Nam còn đầy hứa hẹn. Nhưng kết quả hôm nay khiến ta có lý do để tạm ngừng lại trước khi tiếp tục. Quan điểm riêng của tôi là thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt xuất phát từ sự thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống chính trị của mình; các đặc điểm thể chế mà đã trở thành gánh nặng nặng nề, phá hoại các nền tảng của sự tăng trưởng nhanh bền vững và công bằng xã hội.

Hôm trước khi diễn ra buổi bỏ phiếu về hiến pháp, nhà nước Việt Nam lại ban hành thêm một nghị định nữa hứa phạt những người nói xấu nhà nước hay đảng trên các mạng xã hội; điều này diễn ra ở một nước mà chỉ mới cách đây hai tuần lấy được ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Khi được bầu vào hội đồng đó, Việt Nam đã cam kết cổ xúy nhân quyền trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Đây quả thực là những giá trị mang lại nguồn cảm hứng tạo nên hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Thế rồi có đôi chút oái ăm. Hiến pháp do chính Hồ Chí Minh thẩm định và phê chuẩn vào năm 1946 có thể nói tiến bộ hơn và ủng hộ nhân quyền hơn hiến pháp được thông qua nhân danh ông 67 năm sau. Than ôi, quyết định của ông Hồ sau đó tước mất của Quốc hội bản chất dân chủ của cơ quan này vẫn còn ám ảnh Việt Nam hiện nay và rất có thể đe dọa các triển vọng tăng trưởng của nước này.

Ở Việt Nam, và thậm chí trong bộ máy nhà nước của nước này, không thiếu những người thông minh, có năng lực và tận tụy. Cái mà nước này thiếu là các thể chế cần thiết cho một nền kinh tế có hiệu năng cao. Với vị trí địa lý và vai trò đang trỗi dậy của Việt Nam trong thương mại thế giới, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhưng tốc độ, những cách phân phối, và chất lượng của sự tăng trưởng đó sẽ còn đáng ngờ chừng nào nước này vẫn còn được cai trị theo cách không minh bạch. Có nhiều điều có thể học hỏi từ việc lắng nghe những nhà phê bình thân thiện ở cả trong lẫn ngoài nước, và trong lẫn ngoài nhà nước.

Đối với những người cố giữ hiện trạng, và những người có thiên hướng bắt chước thái độ đắc thắng kiểu Trung Quốc cho rằng mô hình độc đảng là khôn ngoan, việc thông qua hiến pháp và vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc là những dịp để dè bỉu những nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi ủng hộ chủ nghĩa tự do và dân chủ (được xem là) ‘của phương Tây’. Thực ra, chủ nghĩa tự do và (nhất là) chủ nghĩa tân tự do và dân chủ phương Tây đang gặp khủng hoảng ở nhiều nơi; mà Mỹ là ví dụ điển hình. Nhưng có lẽ có thể rút được bài học từ cả phe Leninist [định hướng] thị trường lẫn phe tân tự do. Trong cả hai bối cảnh, giới quyền thế chính trị và kinh tế đã nắm quyền kiểm soát cỗ máy nhà nước để phục vụ cho các mục tiêu ích kỷ của họ. Điều cần thiết ở cả hai bối cảnh này là các thể chế và tinh thần hoạt động [chính trị và xã hội] mà có thể buộc chính trị phải phục vụ nhân dân.

Các hiến pháp có ý nghĩa hay vô nghĩa nhờ vào nội dung thì ít, mà nhờ nhiều vào mức độ ủng hộ và chấp nhận dành cho hiến pháp đó. Hôm nay ở Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ các sở nguyện của họ. Người ta tự hỏi quá trình cải tổ hiến pháp đã có kết quả ra sao nếu như Việt Nam đã có một hiến pháp khác, một hiến pháp bảo đảm cho người Việt được quyền có các quyền mà cả hiến pháp 1946 lẫn Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đều hứa hẹn. Nếu có một hiến pháp như vậy, người Việt với mọi thiên hướng chính trị từ tả sang hữu, trong đó có Đảng Cộng sản, có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên một sân chơi công bằng hơn và minh bạch hơn. Cuộc bỏ phiếu hôm nay có thể được nhiều giới đón nhận với cảm giác thất vọng. Nhưng về mặt chính trị, Việt Nam hiện nay khá hơn nhiều so với cách đây chỉ một năm. Việt Nam ngày nay có một môi trường bàn luận chính trị sống động, nhìn chung không bị can thiệp, và rõ ràng là đa nguyên.

Sáng hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trước cuộc bỏ phiếu rằng sẽ có việc phải làm “sau khi chúng ta thông qua hiến pháp”, cho thấy trước cuộc kiểm phiếu cuối cùng rằng “gạo đã nấu thành cơm”. Ông cũng tuyên bố, với vẻ hơi tình cảm ủy mị, rằng giới lãnh đạo ủy ban hiến pháp của Quốc hội rất trân trọng thậm chí cả nhiều quan điểm bất đồng đã được trình bày trong và xung quanh quá trình sửa đổi hiến pháp. Chúng ta hãy hy vọng rằng ông và những người Việt khác thực sự chia sẻ tình cảm này.

Thay vì trấn áp ý kiến bất đồng bằng các chỉ thị, Việt Nam nên khuyến khích môi trường bàn luận chính trị công khai mới chớm nở và sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với chính trị. Những người cổ xúy cải cách, trong đó có tác giả bài này, tin rằng con đường đi đến thịnh vượng đòi hỏi phải có một hiến pháp thích hợp với những đòi hỏi bắt buộc về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch hơn hiến pháp được thông qua hôm nay. Có ai bảo chính trị là chuyện dễ đâu. Nhưng, Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

Chào đoàn kết,

JL

Chưa hoàn thiện

Tuần này là một tuần đầy “bí hiểm” ở Việt Nam, chính vì ngày mai (28/11/2013) Quốc Hội sẽ có một quyết định gì đó đối với hiến pháp, và với tin đồn liệu có ai đó từ chức, đang được “rò rỉ” từ đâu không rõ. Trong khi đó diễn luận chính trị công khai đang sôi nổi một cách gần như là chưa từng thấy.Trong một môi trường như thế này, thì những người quan tâm đến chính trị đang có một tâm lý vô cùng mệt mỏi.

Trong những lúc này, sự bất lợi của những nước theo mô hình Lênin càng rõ hơn. Vì không có tự do trong báo chí, nên người dân gần như sống trong cảnh cả mù lẫn điếc. Và vì nội dung của các chương trình giáo dục phần nhiều chỉ là một chiều nên đại đa số người dân thiếu kinh nghiệm suy nghĩ một cách độc lập, không giỏi về khả năng tự đánh giá thông tin, thậm chí đâu biết tự do tư duy có thể tồn tại.

Thay vì có thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội rõ ràng và cập nhật, từ những nguồn tin minh bạch và tin cậy, thay vì có diễn luận công khai, thì toàn dân chỉ ‘nhận’ được “thông tin chế biến”. Từ tình trạng đó xuất phát những hành vi vô lý, như tin vào tin đồn nhiều hơn, vạch ra và chia sẻ những ‘lý thuyết âm mưu’ hay là hoàn toàn “vô cảm” khi nói đến chính trị xã hội của VN.

Marx đã nói quá đúng khi khẳng định: “Những ý tưởng thống trị của bất cứ thời đại nào cũng đều là những ý tưởng của giai cấp thống trị (trong thời đại đó)”. Ở nước nào cũng thế thôi. Ở Mỹ chẳng hạn, dù có thể tiếp cận thông tin rất tự do, đại đa số dân Mỹ vẫn chưa thấy rõ nước Mỹ đã bị giai cấp cực giàu (gọi là bọn “một phần trăm”) hiếp dâm và ăn cướp toàn dân rồi. Họ chưa thấy rõ chất lượng đời sống ở Mỹ đối với những giai cấp trung lưu đã xuống cấp đáng kể và thua xa mức sống của giai cấp trung lưu ở các nước giàu khác. Thậm chí có Đảng Trà kêu vấn đề chủ yếu là thuế quá cao, và Obama theo xã hội chủ nghĩa, đều phải.

Nhưng rất khó để hiểu ý nghĩa của câu nổi tiếng của Marx này trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, nơi mà giai cấp cầm quyền đang bị chia rẻ. Kể cả những tờ báo luôn định hướng tư tưởng như Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân đã cho thấy tư tưởng của giới lãnh đạo Việt Nam là “thập cẩm” rồi, nếu không muốn nói là “lũ khũ”. Trong khi đó, những tờ báo được dân chúng quan tâm thì phải hành động một cách cực kỳ căng thẳng và dè chừng, vì họ không được phép đăng những thông tin “nhạy cảm” đến mức không được đăng gì cả. Gần đây nhất là với thông tin về sự qua đời của Đại Tướng Giáp, báo chí VN đã phải “im lặng” đến 24 giờ.

Mặt khác, còn rất nhiều người Việt Nam (tỷ lệ bao nhiều không thể biết được) rất, rất tin tưởng vào báo chí và những bài giảng dạy trong lớp và qua loa phường, đến mức là họ cũng đâu biết là báo chí, chương trình học, kể cả loa phường là có định hướng đâu.

Rất, rất nhiều người dân Việt Nam tin báo chí viết là đúng sự thật. Đến mức là vẫn còn nhiều người tin rằng sự thực hiện của Nhà Nước Việt Nam trong hồ sơ Nhân Quyền là xuất sắc và vì thế Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc. Buồn hơn là buồn cười.

Thế nhưng, tình hình này đang tiến bộ nhanh. Trong điều kiện hiện nay, với tình hình trong nước và trong bộ máy ngày càng phức tạp và khó ‘lọc’, thì nhiều người Việt Nam đang phát triển tư duy có tính độc lập hơn nhiều so với trước. Điều đó là một tiến bộ rất hứa hẹn, và hàm ý rằng những bài lý luận cũ là đã lỗi thời và không còn tính thuyết phục nữa. Quan trọng hơn cả là những tiến bộ này đã xuất phát từ lòng dân Việt Nam.

Sở dĩ tôi đang đề cập những vấn đề này là vì trong một tuần đầy ý nghĩa cho toàn dân Việt Nam, gần như toàn dân Việt Nam không được “ngồi” trên bàn quyết định và không biết những ‘lãnh đạo’ của nước họ đang suy nghĩ, đang lo lắng, và đang sắp làm điều gì. Điều đó là quá chán vì nó phản ánh sự  bất lực tương đối của dân Việt Nam, và tính chưa hoàn thiện của nền chính trị đất nước. Vậy, dân Việt Nàm sẽ không chờ mãi.

JL

 

 

Chắc chắn và không tránh được

Trong vài tuần qua, đã có hai việc thu hút sự chú ý của nhiều người ở Việt Nam. Một là đã đến lúc Quốc Hội phải quyết định làm gì đối với Hiến Pháp sửa đổi vào ngày 28 tháng 11 sắp tới. Hai là việc Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ), một hội đồng có trách nhiệm để đẩy mạnh những giá trị trong tuyên ngôn về quyền con người của LHQ. Hai sự kiện này khác nhau và có những sự phức tạp riêng của nó, nhưng cả hai là rất quan trọng không thể tranh cãi được, dù đứng ở khía cạnh nào.

Ở Việt Nam, từ lâu không khí xã hội chính trị đều ‘có thể đoán trước được’ đến mức gần như không cần phải mất công quan sát về nó. Hiện nay thì khác, dù ĐCSVN đã luôn luôn có đường lối ‘thống nhất’, trên thực tế là không phải như vậy. Khẳng định như thế chẳng có gì liên quan đến ‘chống Đảng’ và đây chỉ là nhận xết khách quan mà thôi. Chúng ta không cần đồng tình về quan điểm để thấy điều đó.

Thế nhưng, vào thời điểm này có một số khác biệt quan trọng và đã không hề có ở Việt Nam trong những thập kỷ qua. Một là sự có mặt của những nhóm lợi ích ở trong và ngoài bộ máy. Hai là sự có mặt của một lực lượng xã hội mới; là những người trong và ngoài bộ máy đang đòi cải cách. Một nước như Việt Nam đã trải qua những kinh nghiệm lịch sử bi kịch, và người Việt Nam muốn có một tương lại có trật tự, có hòa bình. Vấn đề là trật tự như thế nào, và hòa bình như thế nào, chính những điều này đang được quyết định trong thời điểm hiện nay. Và chẳng có ai biết những quyết định này sẽ ra sao.

Ấn tượng mạnh nhất đối với tôi, là một người quan sát, thay vì có những thái độ và hành vi đầu hàng (v.d: thái độ thuyết định mệnh, thuyết khuyến nho, và bi quan nói chung), nhiều người ở Việt Nam đang hướng tới một cái nhìn về tương lai, một sự tự tin về chuyện Hiến Pháp lẫn chuyện HĐNQ, cuối cùng rồi sẽ cho Việt Nam tiến tới một tương lai tươi sáng hơn. Họ thấy, thay vì thêm hai cơ hội mất trong lịch sử của Việt Nam, thì hai chủ đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là hai điểm tựa trên đường cải cách.

Thái độ đó có thể được xem là đương nhiên, vì không có một lựa chọn nào khác cả. Nhưng, những gì tôi đang quan sát là khác. Thay vì khẳng định một cách quen thuộc, những người đấu tranh ở Việt Nam đang kêu gọi cùng nhau “tiến lên!” một cách mạnh mẽ hơn so với trước đây.

Họ rất tự tin vì ít nhất có hai lý do quan trọng. Một, họ thấy rõ hơn so với trước không chỉ về một hiến pháp là rất quan trọng mà là một hiến pháp chỉ có giá trị nếu văn bản đó thực sự có sự ưng thuận của toàn dân. Bản hiến pháp sửa đổi mà Quốc Hội phải quyết định thông qua trong tuần, hay quyết định phải bàn tiếp là một văn bản vẫn đang gây ra tranh cãi, không chỉ ngoài mà ngay trong bộ máy nhà nước. Những vấn đề, như hệ thống chính trị hay đất đai, dù nhạy cảm nhưng vẫn chưa được thống nhất. Kể cả những người muốn giữ được hệ thống một đảng cũng chưa thống nhất về nhiều điều. Chẳng hạn, Điều 93 trong dự thảo sửa đổi hiến pháp có bày tỏ rõ ràng định hướng mới đối với cơ cấu lãnh đạo và cụ thể là vai trò của chủ tịch nước tương lai. Một lần nữa, khẳng định như vậy chẳng có tính chống đảng vì vấn đề này chưa thực sự được giải quyết. Nói có là nói dối rồi, có đúng không?

Lý do thứ hai là việc Nhà Nước Việt Nam đã ký vào, cam kết, và có trách nhiệm có ứng xử thích hợp và nay có trách nhiệm mới để bảo vệ và đẩy mạnh các quyền con người ở nước mình thậm chí ở các nước khác, và cũng để giúp dân Việt Nam hiểu rõ hơn quyền của mình là như thế nào. Thay vì chấp nhận “luật rừng”, người Việt Nam ngày càng có nhiều hiểu biết về những quyền của họ và trách nhiệm của nhà nước trước pháp luật quốc tế.

Cách đây hai tuần trong một bài có tiêu đề ‘Dũng cảm chính trị’ chúng ta đã thấy trong bối cảnh xã hội nào, luôn luôn có ba phương án đối với hành vi, cư xử của mình: sự thoát khỏi (exit), sự trung thành, và sự tiếng nói. (Dù cũng có bạn đọc phản đối rằng ở Việt Nam có phương án phổ biển nhất là… cứ chờ xem sau!). Vì thế, hiện nay rất khó đoán hành vi của những người trong và xoay quanh chính trường sẽ làm gì, chính vì luật chơi trong nền chính trị của Việt Nam đã thay đổi một cách nhất định. Như một bạn đọc dấu tên có nhận xét:

Hiện nay “có một sự mò mẫm, không  rõ ràng trong hướng đi. Nó cho thấy một sự giằng co, tranh giành phe phái mà chưa có phe nào giành ưu thế. Các phe cứ dền dứ nhau, lừa miếng nhau từng tí một. Khi phe này tung ra một chiêu để chiếm lợi thế, thì một thời gian sau phe kia lại có chiêu đối đáp để giành lại thế cân bằng.

Ngoài ra, chưa bao giờ nhóm lợi ích thao túng chính trường như bây giờ. Đồng thời, chưa bao giờ lực lượng xã hội, có tiếng nói, dù là chút ít, có ảnh hưởng đến chính trường như bây giờ. Vì vậy tính chất đấu đá phe phái trên chính trường đã có sự thay đổi so với trước đây. Bây giờ, trên võ đài vẫn là các phe phái truyền thống, nay lại có thêm hai lực lượng làm chất xúc tác. Các phe phái đang trình diễn tài nghệ ảo thuật với hai chất xúc tác: nhóm lợi ích và lực lượng xã hội. Nó cho thấy một sự mù mờ về tương lai của [nền chính trị Việt Nam].

Trong khi nội bộ ĐCSVN dù có rất nhiều phe, nhưng tất cả họ đều cố gắng duy trì sự tồn tại của ĐCS, thực chất là sự tồn tại địa vị của họ. Có nhiều ý kiến cho rằng sự đấu đá trong đảng sẽ làm cho đảng bị suy yếu và tan rã, đó chỉ là ngộ nhận. Nhìn lại lịch sử đảng, đã bao giờ họ không đấu đá? … Và đến giờ ĐCS đã không còn là một đảng ra hồn nữa.…

Thực vậy. Hiện nay, rất nhiều người ở Việt Nam (từ mọi phía) thấy là từ trước đến nay đã chưa bao giờ có một giai đoạn nào như thế cả. Điều đó cũng không có nghĩa là Việt Nam sẽ có những thay đổi to lớn. Vẫn còn những người muốn giữ nguyên trạng (status quo) hay gần nguyên trạng những thể chế chính trị của đất nước và chờ đến thế kỷ 22 để chờ đợi một trật tự “hoàn thiện”. Như cách so với trước, Việt Nam hiện nay đã phát triển một diễn luận chính trị công khai và đa chiều, điều đó cũng là một dấu hiệu đáng hứa hẹn.

Ở Việt Nam, muốn có tiến bộ về mặt thể chế phải xóa bỏ những yếu tố trong hiến pháp và hành vi của nhà nước làm trái với quyền con người. Điều đó là chắc chắn và không tránh được. Như vậy, bất chấp kết quả trong vài ngày tới, hai vấn đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là trung tâm của những đấu tranh chính trị ở Việt Nam. Càng sớm giải quyết hai vấn đề này thì sự phát triển của Việt Nam sẽ sớm cất cánh.

JL

Một bạn đọc đề cập lũ lụt

Mùa hè năm 1997 tôi đã ngủ trên một ban bi-a ở một làng, vùng miền núi của tỉnh Quang Ngãi. ‘Bị vậy’ khi một buổi tối xe máy tôi bị hỏng trên đường xuống duyên hải miền Trung từ Tây Nguyên. (Ban bi-a là giải pháp sáng tạo của CA địa phương tìm một cách ‘quản lý’ một đối tượng Tây.’)

Xe máy này….

Dịp đó, tôi đã làm quên với nhiều người bạn mới. Người Kinh có, Ê đê có. Chúng tôi đã nói chuyện vui đến khuya. Nhớ quá.

Vào một ngày ba năm sau, trong thời điểm tôi đang sống ở Tam Kỳ, Quảng Nam, tôi quyết định trở về chính làng đó. Mới lên nơi, tôi thấy làng váng người. Ngay sau đó tôi đã gặp được chính một ông mà tôi đã gặp trước. Tôi thấy ông ây không vui. Và chỉ có phút sau ông có giải tích chỉ chách đó một tuần cả lằng đã bị lũ lụt, cả khu đã bị thiệt hại rất nặng.

Trong hai tuần trước, tôi lại nhớ đến làng đó. Không biệt lũ lụt lần này đã có hậu quả gì đối với những bạn tôi đã găp trước. Vâng, những nguy cơ về lũ lút ở miền trung Việt Nam đã chưa giảm. Một phần là vì thời tiết. Và một phần là hậu quả của cách ‘phát triển’ và ‘quản lý’ những vừng đó.

Vậy, hôm nay, khi nhận được một email của một bạn đọc, tôi muốn chia sẻ. Tôi biết, trong thời gian qua, có nhiều người thảo luận về vấn đề lũ lụt. Hôm nay xin chia sẻ thêm ‘một tiếng nói’ đề cập vấn đề này. Mời các bạn đọc, góp ý:

“Vừa qua đã có quá nhiều bài viết về lũ lụt, thủy điện ở miền trung. hầu hết đều tỏ ra bức xúc với tình trạng xả lũ gây chết người, mất mát tài sản… với nhiều góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên tôi muốn đóng góp một tiếng nói về cách làm giảm thiểu tác hại của thủy điện. dù sao thì các công trình thủy điện đó cũng đã và đang tồn tại rồi, không có cách gì phá bỏ nó được. các công ty thủy điện đó luôn muốn thu được lợi nhuận tối đa, do vậy không thể kêu gọi lòng từ thiện của họ sẽ xả nước chống hạn hay dừng xả lũ chống lụt được… Và đây là giải pháp để giảm thiểu tác hại của thủy điện:

  • Ban hành ngay nghị định hoặc pháp lệnh về việc đầu tư xây dựng và vận hành thủy điện. Trong đó quy định trách nhiệm của việc chống hạn và chống lũ lụt ở lưu vực các con sông thuộc trách nhiệm của các công ty thủy điện trên dòng sông đó.
  • Nếu công ty thủy điện không hoàn thành nhiệm vụ trên, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại (giống như công ty vedan phải bồi thường thiệt hại khi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông đồng nai vậy.
  • Người dân vùng hạ lưu có quyền kiện các công ty thủy điện phía trên đầu nguồn khi không làm tròn trách nhiệm chống hạn hay chống lũ lụt để đòi bồi thường.
  • Khi các công ty thủy điện đã làm hết cách mà vẫn bị hạn hán hay lũ lụt thì được miễn truy cứu trách nhiệm, vì đó là lỗi của thiên tai. Tiêu chuẩn để đánh giá trách nhiệm là khi hạn hán, công ty đã xả hết nước trong hồ đến mức không thể phát điện được mà phía hạ lưu vẫn bị hạn.
  • Trước khi mưa bão (theo dự báo thời tiết của VTV) đã xả hết nước đến mức không thể phát điện để dành dung tích hồ chứa nước mưa và nước lũ đầu nguồn đổ về, đồng thời để nước chảy qua bờ tràn tự nhiên khi hồ đầy, mà hạ lưu vẫn bị lũ lụt.
  • Làm như vậy có thể gây khó khăn chút ít cho các công ty thủy điện, buộc họ phải quan tâm đến việc dự trữ nước cho phát điện và chống hạn. Đồng thời xả nước trước khi mưa bão đến. Nói khác đi là chia sẻ bớt lợi ích để cả 2 bên cùng có lợi mà thôi. Nhưng chắc chắn 1 điều là họ sẽ làm được, làm tốt.
  • Người dân sống ở vùng hạ lưu có trách nhiệm tự cử đại diện của mình để túc trực, giám sát quá trình vận hành xả nước của các công ty, tự thu thập bằng chứng để làm thủ tục khởi kiện đòi bồi thường. Nếu các công ty không tạo điều kiện cho phép đại diện của người dân thực hiện quyền giám sát thì tòa án coi đó chính là bằng chức kết tội khi xét xử bồi thường thiệt hại cho người dân.

Đó chính là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất để giảm thiểu tác hại của thủy điện ở việt nam hiện nay.

Kính chào giáo sư, chúc giáo sư luôn mạnh khỏe.”

Vâng, cảm ơn bạn đã chia sẻ!

JL

Hỏi đáp ‘Bình Dân’

Trong những ngày vừa qua, những thảo luận trong trang Xin Lỗi Ông đã rất sôi nổi nếu không muốn nói là gay gắt. Về mặt “dũng cảm chính trị”, tôi rất tiếc ở một khía cạnh nào đó vẫn còn người chưa biết thảo luận một cách ôn hòa. Nếu cách đây chỉ hai tháng bà Aung San Suu Ki đã nói “Ở nước ta có nhiều người mới biết tự do tư duy mới có thể tồn tại” tôi sợ ở Việt Nam (thậm chí mốt số ở hải ngoại) (kể cả ở Mỹ) chưa biết điều đó.

Có một số người đã đặt những câu hỏi rất là hay. Chẳng hạn, làm sao tôi muốn hòa giải nếu tôi không phải là người Việt? Hay quá. Câu trả lời ngắn gọn là: “Tôi thấy vấn đề chưa hòa giải là một trở ngại cơ bản của đất nước Việt Nam”. Có người khác có vẻ muốn đe dọa tôi qua bình luận tôi cũng có thể bị tai nạn. Dù có thật hay không tôi thấy bình luận này chưa hay lắm. Xin tất cả các bạn từ mọi phía cố gắng thảo luận chuẩn hơn.

Xong, có một bạn, bí danh là ‘Bình Dân’ đã bình luận một cách rất nhiệt tình. Bạn này (tôi chưa biết thực sự là ai?) đã bày tỏ sự bất bình với một số quan điểm của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn ‘Bình Dân’ đã bình luận, vì bạn đã tạo ra một cơ hội tốt cho tôi và các bạn đọc tìm hiểu thêm về những quan điểm của chúng ta. Ở dưới này, tôi sẽ trả lời hai vòng câu hỏi mà bạn ‘Bình Dân’ đã hỏi tôi.

KG: Giáo sư Jonathan London!

1. Hôm nay, nhân 20/11, ngày Nhà giáo VN, theo truyền thống “tôn sư trọng đạo” của nền văn hóa VN, tôi chân thành gửi lời chúc mừng sức khỏe và hạnh phúc đến Giáo sư Jonathan London. Tôi cho rằng, không phải tất cả những điều giáo sư viết tôi đều đồng tình, nhưng có nhiều điều đáng học hỏi, với tôi, xứng đáng như lời một người thầy vậy!

Vâng, cảm ơn rất là nhiều.Vì tôi đang ở Hồng Kông, nên chẳng có ai chúc mừng tôi cả, trừ ‘Bình Dân’. Bao giờ bạn sẽ gửi phong bì vậy? Nói đùa thôi, tôi rất cảm ơn bạn. Tôi, và bạn, và đại đa số người VN rất quan tâm đến giáo dục nói chung, và nền giáo dục của Việt Nam nói riêng. Trong những năm qua tôi đã dành không ít thời gian để hiểu chút ít về giáo dục của Việt Nam. Nếu bạn đọc được tiếng Anh mời bạn đọc bài này và bài này (một số bài khác là ở đây). Trong những năm tới tôi cũng sẽ tiếp tục tìm hiểu về giáo dục ở VN.

Việc bạn chưa đồng ý với “tất cả những điều giáo sư viết” là một dấu hiệu rất tốt vì cái lo nhất là ‘giáo dục giả vờ’… Chúng ta phải luôn luôn giữ tư duy của mình. Nếu không, thì loa phường đã thành chủ đầu óc của chúng ta và chúng ta sẽ trở thành người máy thôi.

2. Tình cờ tôi biết đến XinLoiOng, tôi rất ấn tượng vì GS đã bộc lộ: “Tôi là nhà xã hội học, nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam, đặc biệt từ 1975 đến nay…”.Vì thế, tôi tò mò muốn xem về mặt học thuật, một GS người Mỹ suy nghĩ nghiêm túc về VN như thế nào.Và tôi đã đọc hầu như không sót 1 bài viết nào trên blog này. Tôi đã đọc GS Ken Herrman – Khoa công tác XH (ĐH Bang New York Brock Port), Noam Chomsky, GS Trần Chung Ngọc, GS Nguyễn Mạnh Quang, và mới đây đọc lại Larry Berman trong Điệp viên hoàn hảo X6… tôi học hỏi, so sánh, phân tích, đối chiếu và nhận lấy được nhiều điều bổ ích.

Như đã nói trước đây, đại da số bài viết trên blog là bài bình luận hơn là phân tích. Mời bạn tham khảo những bài nghiên cứu của tôi tại đây (xin lỗi chưa được dịch sang tiếng Việt). Cũng như, dù tôi không phải là người “cao siêu”, so với những người trên, nhưng tôi đã được đào tạo đúng trong lĩnh vực xã hội học chính trị tại một trong vài khoa xã hội học hàng đầu của Mỹ (TĐH Wisconsin); là ĐH giàu về truyền thống chống lại những hành động trái phép của Mỹ cũng như là nơi Ông GS Trần Chung Ngọc đã tốt nghiệp.

Nói lại, trong những học giả trên, đã có ai chuyên về lĩnh vực chính trị kinh tế học, xã hội học, và Việt Nam học không? Việc những Ông học giả trên có quan điểm khác, kinh nghiệm khác là quá bình thường. Kinh nghiệm khác, đào tạo khác, thì cách tiếp cận vấn đề cũng khác chứ.

Trong những giáo sư mà bạn đã nêu ở trên, tôi chỉ được đọc một số tác phẩm của Noam Chomsky mà thôi. Về Ken Herrman (mặc dù trước đó tôi chưa bao giờ nghe tới cá nhân Ông ấy), nhưng trong năm cuối cùng học đại học (1990-91) tôi đã viết một ‘luận văn’ về tổ chức của ông, (Người cựu binh vì hòa bình/Veterans for Peace) và những nỗ lực của họ trong các biểu tình phản đối Chiến Tranh Iraq của Bush Bố.

Tôi đã phỏng vấn hàng chục người Mỹ là thành viên của hội đó. Họ là những người từng cầm súng ngày xưa và sau đó họ đã về và họ đã xuống đường, để yêu cầu những thay đổi trong chính sách của Jonhnson, Nixon, v..v. Tôi rất tôn trọng những người đó và hy vọng trong một tương lai gần sẽ có dịp trao đổi với GS. Hermann.

Đối với Noam Chomsky, nói chung, tôi rất tôn trọng những quan điểm chính trị của ông ấy, trừ một số cái nhỏ. Ông là siêu thông minh, là thiên tài. Nhưng Ông ấy có biết nhiều về Việt Nam hiện nay không? Đối với GS Trần Chung Ngọc, cũng là lần đầu tiên tôi nghe tới ông. Hình như ông là GS về vật lý học và chủ yếu ông viết về … tôn giáo. Tôi cũng sẵn sàng tìm hiều về tác phẩm của Ông ấy.

Và cũng cảm ơn bạn đã giới thiệu hai người cuối là Nguyễn Mạnh Quang và Larry Berman. Riêng Nguyễn Quang Mạnh cũng đặc biệt quan tâm về những vấn đề tôn giáo mà tôi không quan tâm lắm. Và Larry Berman, là một nhà sử học tôi mới biết qua bạn ‘Bình Dân’. Hình như ông đã viết một cuốn sách hấp dẫn về người làm tình báo ngày xưa, nhưng tôi chưa thấy (có thể có, có thể chưa có) bài nào về nền chính trị kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, những người này chắc là giỏi hết. Nhưng chưa chắc những gì họ quan tâm hay đã viết có liên quan nhiều về những vấn đề tôi đã đề cập trong bài “Biết đùa để sống” hay tiêu đề thứ hai “Ở Việt Nam, không thể không có đùa nếu không muốn điên”. Như vậy, cảm ơn bạn đã nêu tên những người này, nhưng đến bây giờ tôi chưa hiểu lắm vì sao những người này có liên quan đến tình trạng hiện nay của Việt Nam. (Mời các bạn đọc bình luận vòng hai của ‘Bình Dân’ ở dưới).

Có phải là bạn thích những gì mà họ đã viết mà không thích những gì tôi đã viết? Có phải là bạn có giả định quá sớm những gì của những người trên là khác xa những quan điểm của tôi?

3. Nói thật, một điều tôi nhận thấy XinLoiOng căn cứ trên những dữ liệu, dẫn chứng chưa thuyết phục, ít số liệu thống kê, các mẫu chứng minh là cá biệt, nhiều kết luận cảm tính…, vì thế tôi đã có những nhận xét khá nặng nề. Tôi biết điều đó làm phật ý tác giả và nhiều người.Và họ đã dùng những lời lẽ của những kẻ “cực đoan” để chửi bậy (có chết ai đâu)? GS thấy đó, chứa chấp những comment như vậy Blog này sẽ vô tình làm chỗ chứa chấp đống rác thải của kẻ cực đoan, lợi dụng chửi bậy, xả rác… và như vậy làm hỏng “tấm chân tình của GS đối với VN”.

Trước hết, cảm ơn đã nói thật, hy vọng không có nghĩa là những gì bạn đã nói trước đó là chưa có thật!

Thứ hai, ngay từ đầu lập blog này và sau đó tôi đã nói BAO NHIÊU LẦN đại đa số blog posts của tôi không phải là nghiên cứu khoa học xã hội. Không nên phê bình “chất lượng” của một người mà cái đó người đó không làm. Nếu bạn muốn số liệu thì hãy đọc những bài nghiên cứu, báo cáo của tôi. Vâng, tôi nhìn rõ vấn đề này và có lẽ trong tương lai tôi sẽ cố gắng phân tích ‘sốliệu’ và ‘bằng chứng’ nhiều hơn…. Trong khi đó, tôi chân thành hy vọng trong một môi trường được nghe những câu như “xã hội chủ nghĩa có thể được hoàn thiện ở cuối thế kỷ” thì xin bạn thông cảm và cho phép tôi có ý kiến kiểu trao đổi ‘bình dân,’ có được không?

4. Về mặt học thuật, bởi GS đã chú trọng bình luận “biết đùa” trong sự kiện VN được bầu vào “Hội đồng Nhân quyền” trong “Biết đùa để sống” và GS đã đặt câu hỏi: “có ai muốn kết hợp với tôi, viết một chuyện hài kịch về Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc?” nên tôi tiếp tục cung cấp thông tin thêm cho GS, toàn thông tin từ người bên Mỹ để GS có cơ hội kiểm chứng:
a)  CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ DIỆT CHỦNG DÂN TỘC VIỆT NAM CỦA MỸ 1945 – 1974 (American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974)
b)  Xung Quanh Tác Phẩm Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ.

Như tôi đã nói BAO NHIÊU LẦN, tôi là một con người trước khi tôi là một công dân Mỹ. Hy vọng bạn cũng có thể hiểu điều đó. Chiến tranh của nhà nước Mỹ ở Việt Nam đã làm chết nhiều người. Nhiều hành vi xấu. Nhưng theo định nghĩa đúng thì không phải là diệt chủng, dù là lảng phí và bi kịch.Về mặt khái nhiệm, từ diệt chủng không đúng ở đây vì diệt chủng có nghĩa là những nỗ lực để phá hủy có chủ ý và có hệ thống, toàn bộ hoặc một phần, của một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia.

Về cuốn sách (b) Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ/ “America’s Deadliest Export: Democracy” By William Blum, Zed Books, London/New York, 2013, tôi cũng chưa đọc.

Nhưng một lần nữa xin vui lòng, bạn đừng giả định bạn biết mọi quan điểm của tôi. Tôi quá biết sự phức tạp trong chính sách ngoại giao của Mỹ và sẵn sàng chấp nhận, nhiều khi thậm chí rất nhiều khi tôi không đồng tình với hành động của nhà nước Mỹ.

Nhưng bạn ơi, tôi là con người, tôi có tư duy của tôi. Tôi không phải là nhà nước Mỹ! Tiêu đề của cuốn sách trên rất là khiêu khích. Và đúng ra, nhiều khi, đặc biệt trong quá khứ (nhưng hôm nay vẫn còn), nhà nước Mỹ không thực sự đẩy mạnh dân chủ một cách chuẩn.

Nhưng, mời Ông Blum sống ở một môi trường mà không được thể hiện chính kiến của mình thì chưa chắc Ông ấy sẽ đồng ý. Nếu đề nghị cho Ông ấy không được bỏ phiếu, không được hội họp, không được sống trong một xã hội mà đảm bảo những quyền cơ bản, phải chịu hành vi ‘luật rùng’ thì bạn nghĩ Ông ấy sẽ đồng ý không?

Tôi ủng hộ quan điểm cho rằng nhà nước Mỹ từ lâu, cả trong lẫn (và đặc biệt) ở ngoài, đã mất chung thủy với những nguyên tắc đã được ghi trong Hiến Pháp của Mỹ. Đấy, như tôi luôn luôn ủng hộ những quyền con người bất chấp tôi ở nước nào và điều đó chẳng liên quan gì đến quốc tịch của ai cả.

Tôi đề cử với Giáo sư Jonathan London rằng: GS Trần Chung Ngọc là người có đủ tài năng, tri thức (nhất là người hiểu rõ văn hóa Việt Nam và Mỹ) có thể là người kết hợp tốt để viết “chuyện hài kịch về Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc”. Tất nhiên là với điều kiện cả hai GS đều phải đồng ý (Tôi xin lỗi GS Ngọc vì tôi đã tự ý đưa tên, trích dẫn bài viết của GS)!

Vâng. Tôi sẵn sàng kết hợp với bất cứ ai. Như bạn biết, trên lịch sử của Việt Nam có quá nhiều cái buồn. Khi tôi viết những chữ “Biết đùa để sống” tôi không quên những kinh nghiệm bi kịch của ngày xưa mà chủ yếu suy nghĩ đến những yêu cầu của con người Việt Nam hiện nay và phải sống trong một môi trường ức chế. Tôi tin rằng không có một người nào trong số những người mà bạn đã nêu là muốn sống trong một môi trường như thế. Và dù bạn có đồng ý hay là bạn chưa đồng ý với tôi, tôi cũng hy vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ sống trong một môi trường mà nơi đó không có loa phường.

Chân thành cảm ơn bạn ‘Bình Dân’ và các bạn khác.

JL

Tuần sau sẽ có vòng hai.

Những hạn chế của quyền lực tuyệt đối

Vũ Quốc Hao đã bị còng tay sau khi nhận án tử hình, 15/11/13 Nguồn: Tuổi trẻ

Việc nhà nước Việt Nam đã kết án tử hình hai nhân vật đã bị cáo buộc với những tội danh tham nhũng không phải là bất ngờ. Chúng ta có thể chờ đợi một kết quả như thế ở Việt Nam hay bất cứ chế độ chính trị độc tài nào. Trong những chế độ như thế, trước mặt của những đe dọa nghiêm trọng, giới lãnh đạo thường nỗ lực để chứng minh quyền lực tuyệt đối của họ. Nhưng, phải hỏi, hành quyết có phải là một cách xử lý vấn đề tham nhũng ở Việt Nam?

Chắc là không. Thậm chí ta có thế khẳng định thay vì chứng minh quyền lực của nhà nước, những kết án tử hình này chứng minh sự bất lực tương đối, cho thấy đến bây giờ nhà nước Việt Nam còn thiếu chính những loại quyền lực cần có để đề cập bệnh chung tham nhũng một cách hữu hiệu.

Để hiểu tại sao chúng ta phải thấy rõ một số đặc điểm của nền chính trị kinh tế đương đại của Việt Nam ít khi được hiểu đối với những người không biết nhiều về đất nước này, thậm chí nhiều người Việt Nam cả ngoài lẫn trong bộ máy. Lưu ý, tôi đề cập vấn đề và nêu rõ một số vấn đề cấp bách trong quá trình cải cách của Việt Nam, là giữ chắc một tâm tính xây dựng.

 I

Thứ nhất trong những đặc điểm này là quyền lực ở Việt Nam, dù đại đa số được hiểu là tập trung, (đặc biệt vì có sự có mặt của một nhà nước và đảng theo mô hình chủ nghĩa Lê) trong thực tế là phân tán một cách đáng kể và đã có xu hướng càng phân tán hơn nữa trong hai thập kỷ qua. Vâng, những thể chế chính trị của Việt Nam về mặt hình thức là tập trung hóa. Và vâng, về một số khía cạnh nhà nước có giữ quyền tuyệt đối như bà hoàng trong truyện “Allison ở Đất nước thần kỳ,” tức là quyền để yêu cầu và thực hành những chữ “lật đầu cô ta đi!” Gặp mặt thì loại quyền lực này dễ bị sợ vì có nghĩa là ai cũng có thể bị loại bất cứ lúc nào.

Đã không phải là phút chót của cháu ấy

Nhưng, ở Việt Nam hiện nay, ngoài những trường hợp tiêu biểu từ Điếu Cầy đến Minh Phụng, quyền lực chính trị và kinh tế chủ yếu được thực hành một cách khác hẳn. Và những đặc trưng của quyền lực kinh tế chính trị mà Việt Nam và đại đa số nước có thì hoàn toàn không thể quản lý được nhiều kiểu quyền lực tuyệt đối.

Hãy nhìn vào các mối quan hệ quyền lực và uy quyền ở Việt Nam xưa và nay. Ai biết gì về Việt Nam biết rằng chính quyền địa phương đã từ lâu có đề kháng trước quyền lực trung ương. Theo phân tích xuất sác của Alexander Woodside (trên cuốn sách Lost Modernities), những triều đại (NTĐ) Ở Trung Quốc [NTĐ Đường (618-907)], Hàn Quốc [NTĐ nhà Cao Ly (918-1392) và Triều Tiên (1392-19100)], và Việt Nam [Lý (10-10), Trần (1225-1400), Lê (1428-1788), và Nguyễn (1820-1945)] đã có những ‘bộ máy quan liêu’ dù phong kiến cho đến hiện đại đã cho phép những nhà cầm quyền để khắc phục những hạn chế của quyền lực tuyệt đối cũng như đã cho phép ba nước này (trong những thời điểm nêu trên) có một số (không phải là tất cả) thể chế quan liêu tiên tiến hơn châu âu về nhiều mặt, như hệ thống thi vào bộ máy.. v.v.

Cuốn sách của nhà sử học A. Woodside (2006 NXB Harvard)

Quan trọng hơn cả là những triều đại này đã hành động theo những luật lệ rõ ràng mà về nhiều khía cạnh không phụ thuộc vào những di truyền (COCC) mà vì tài năng của họ. Chúng ta không cần phóng đại để khẳng định rằng, trước khi những thể chế này đã thoái hoá dưới áp lực của những vấn đề nội bộ cũng như sự phát triển của đế quốc chủ nghĩa, những NTĐ đã có một yếu tố mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang thiếu hiện nay. Cái này Ông Woodside gọi là “phi phong kiến hóa chưa hoàn thành” (incomplete de-feudalization) và đã cho phép những triều đại này để thống trị những lãnh thổ khổng lổ hàng trăm năm trước khi có điện.

Ở đây tôi không đề cập sự suy tàn của quá trình này ở cả ba nước mà chỉ nhấn mạnh ở Việt Nam và Trung Quốc, phong trào cách mạng từ đâu đã được hiểu là một cách để phá hoại một trật tự xã hội đã tái-phong kiến hóa, tham nhũng, và chủ yếu phục vụ cho những nhóm lợi ích và xoay quanh trong những triều đại này. Cái mà những nhà cách mạng đã không thấy rõ là, vì những lý do thể chế, chính bộ máy của họ không thể tránh được quá trình mà chúng ta có thể gọi là ‘tái phong kiến hóa.’ Tức là luật lệ (trên thực tế) không rõ. Và COCC là quan trọng hơn tài năng thực sự. Ai đã ở Việt Nam trong những năm 1980 thì biết rất rõ về vấn đề này. Nhưng, từ khoảng 1989 trở lại đây, tức là trong thời kỳ tôi gọi là thị trường “Lê-nin”, vấn đề này còn kinh khủng hơn nữa. Vì cả vị trí chính trị lẫn dòng họ đã thành yếu tố quan trọng hơn cả.

Chuyện của Việt Nam không dừng lại ở đó. Vì trong hai thập kỉ qua Nhà Nước Trung ương (TW) Việt Nam đã “giam cầm” những quyền lợi địa phương và những quan chức địa phương cũng có thể lên để nắm quyền ở TW. Thực vậy, những quan chức địa phương đã lên những đỉnh cao của quyền lực nhà nước và đã đóng vai trò then chốt trong quá trình đẩy mạnh những chương trình nhằm phân cấp quản lý hành chính và chính trị cũng như quá trình cổ phần hóa hay (hiếm hơn) tư nhân hóa những doanh nghiệp nhà nước.

1379222_614086688632632_478551307_n

Một Bác thích tập trung

Xin nhấn mạnh ở đây, chủ nghĩa tập trung hóa chẳng đảm bảo cái gì tốt, như Lê Duẩn (chưa nói Stalin) đã chứng minh trước đây. Vấn đề không phải là hệ thống thống trị có tập trung hóa hay phi tập trung hóa, dù tôi thừa nhận những hạn chế tập trung hóa có một số nguy cơ riêng của họ. Vấn đề là ở chỗ, hệ thống thống trị có minh bạch hay không? Có pháp quyền hay không? Có cho phép những người có tài kể cả có tâm huyết để điều hành hữu hiệu làm cho đất nước tiến lên được hay không?

Đối với Việt Nam, kết quả chính của những quá trình phân cấp quyền đã và đang là sự gia tăng quyền hạn và tự do quyết định của các ‘sếp’ chính trị ở cấp tỉnh và ‘sếp’ (hay bố già) quản lý cao cấp của các doanh nghiệp. Trong khi đó, những biện pháp điều phối để bảo đảm tính minh bạch đã rất yếu hay không có, dù có những cơ chế ‘kỷ luật,’ dù có những quá trình ‘báo cáo’ (tháng, quý, năm). Dù rất hay về nguyên tắc hình thức trên thực tế những quá trình báo cáo, phê bình và tự phê bình có nội dung gần như là vô nghĩa (trừ vài lần một số người bị hành quyết!).

Trong một môi trường có những bất cập như thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình nhân với sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, có tín dụng giá rẻ và ít ràng buộc, có những cơ hội có vẻ là vô cùng đã tạo ra những mức độ tham nhũng và hành vi bất hảo đã không được thấy từ thời kỳ thuộc địa. Thực vậy, nhiều khi, Việt Nam của hôm nay phô bày những đặc trưng của một chế độ gia sản phân tán (decentralized patrimonial regimes) mà cho phép thậm chí khuyến khích những ‘lợi ích đặc biệt’đề kháng với chính quyền cao hơn, nếu không cần nói gì về sự điều hành. Nếu hỏi Việt Nam là đất nước mà có mấy vua, bạn sẽ trả lời sao? Một? Bốn? Không?

II

Đặc điểm thứ hai của nền kinh tế chính trị Việt Nam nên để ý đến vấn đề kỷ luật trong Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chưa mạnh so với sự tưởng tượng của chúng ta kể cả những người trong đảng. Tôi giả định đại đa số thành viên của đảng cầm quyền ở Việt Nam là những người trung thực thôi. Nhưng, chẳng có ai cả – thậm chí những người ngây thơ nhất – có thể phủ nhận rằng phần lớn của những vụ án tham nhũng (kể cả đã được và chưa được công khai) đã xoay quanh một số đảng viên và ‘người của đảng.’ Vấn đề chính không phải là ‘chủ nghĩa xã hội’ mà là những vấn đề về quyền. Như Ông Lord Acton đã nói: “Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối“. Liệu ở Việt Nam hay bất kỳ nước nào, với sự vắng mặt của những cơ chế kiểm tra độc lập cũng như sự vắng mặt của những thể chế pháp quyền (rule of law), những người có vị trí có quyền lực nào, sẽ có chiều hướng sử dụng quyền lực chính trị của họ để làm giàu cá nhân một cách rất trơ trẽn.

III

Cái giá của tham nhũng ở Việt Nam là rất cao. Kết quả đáng buồn của nó là lãng phí hoang tàng. Trong một nước đầy tiềm năng cần có về kỹ năng lao động mà hạ tầng cơ sở thì lại rất thấp, tham nhũng có nghĩa là hàng trăm và có thể hàng tỷ đô la đã bị bòn rút ra khỏi kho bạc nhà nước và ra khỏi khu vực kinh tế sản xuất sang những ‘túi không xứng đáng’ và vào những khu vực phi sản xuất như đầu cơ địa ốc và tiêu dùng xa xỉ.

Một đặc điểm thứ ba của nền kinh tế chính trị Việt Nam hiện này mà dù được hiểu rộng rãi ít khi được thể hiện một cách tự do là người Việt, từ mọi phía, mọi tầng lớp xã hội, trong đó có nhiều người trong bộ máy đảng báo động về bóng ma tham nhũng. Thực vậy, thái độ khinh thị đối với quan chức tham nhũng đã trở nên rất mạnh.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/xuanthanh/2012_03_20/Sieu-xe-Bentley-bien-xanh-80B-gia-5-ty-dong-chay-tren-duong-pho-Saigon-giaoduc.net.vn-giaoduc.net%20(5)_copy.jpg

Làm sao mà có Bentley ‘xanh’?

Sau hai thập kỷ có tiến bộ đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo, những tiến bộ trong mức sống của dân Việt Nam đã chậm đi. Dễ bị tổn thương kinh tế còn cao trong phần lớn dân số. Mặt khác, dân chưa thấy có sự suy giảm trong doanh số bán xe Bentley và những mặt hàng như thế.

Vâng, tham nhũng, cả những loại quy mô từ nhỏ đến lớn đã trở thành qui tắc trong thực tế của nền kinh tế chính trị của Việt Nam. Nhưng, việc đó chẳng có ý nghĩa là đại đa số dân Việt trong hay ngoài bộ máy có chấp nhận. Ở Mỹ có tham nhũng, Ở Singapore (vâng ở Singapore!) có tham nhũng, và ở Philippines,Trung Quốc chắc chắn là có. Điều đó không có nghĩa là những nước này là như nhau. Ở Mỹ tham nhũng (ngoài Washington!) là ít. Ở Hàn Quốc chính phủ có nhiều chương trình mà nếu người dân phát hiện và báo cáo về tham nhũng sẽ được bảo vệ và tặng tiền.

Kết Luận

Trên thực thế, tham nhũng ở Việt Nam, dù phức tạp bao nhiêu, chỉ là dấu hiệu của những nguyên nhân cơ bản. Vì những đe dọa cơ bản nhất đến sự thịnh vượng của Việt Nam không phải là những quan chức tham ăn mà là sự có mặt của những thể chế cho phép, thậm chí khuyến khích những hành vi tham nhũng thuộc về thể chế.

Cũng có thể đồng tình với những người có nguyên tắc hay than vản tham nhũng trên mọi hình thức. Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận trong một số bối cảnh lịch sử, một số điều kiện cụ thể, kể cả tham nhũng quy mô lớn có thể tồn tại cùng với tăng trưởng kinh tế.  Hãy nghĩ đến những trường hợp như Wen Jibao và Xi Jin Ping hay những “Nam tước ăn cướp” (Robber Barons) ở Hòa Kỳ ngày xưa. Điều đó là khách quan và chẳng hàm ý là chấp nhận tham nhũng đâu.

Bọn “Robber Baron” của Mỹ Ngày Xưa – Có độc hại hơn bọn phố Wall của ngày nay?

                              Quan trọng là biết ai

Nhưng trong nhiều và chắc là đại đa số bối cảnh, tham nhũng có chiều hướng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế cũng như sự liêm chính của nhà nước, như chúng ta đã thấy ở Việt Nam. Việt Nam vẫn còn đầy tiềm năng và cũng có thể tưởng tượng nước này sẽ khắc phục tình trạng bất ổn của hiện tại. Tuy nhiên, đối với nhiều người, cái rõ nhất là đất nước Việt Nam vẫn thiếu những thể chế cần có đề xóa bệnh tham nhũng đã và đang phá hoại những quyền lợi quốc gia.

Người Việt Nam là những người tự hào và nước Việt Nam đã trải qua hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững. Hiện nay, với tăng trưởng kinh tế đang chậm đi trước mặt tham nhũng và sự thiển cận về chính trị, nước Việt Nam rất cần sự lãnh đạo có tầm nhìn xa và có quyền lực quyết định. Hơn những kết án tử hình, Việt Nam hôm nay cần sự lãnh đạo chính trị và sự quyết tâm của toàn dân để giành được một trật tự xã hội mà đảm bảo những luật chơi công bằng cho tất cả mọi người, bất chấp địa vị, cấp bậc, hay đảng phái của họ.

JL

Biết đùa để sống

Nếu sống trong một thể giới mà trong đó phải nghe loa phường đưa thông tin rằng các nhà nước của cả Trung Quốc, Cuba, Việt Nam có được vào ‘Hội Đồng Nhân Quyền” của Liên Hợp Quốc và không muốn thành một người máy hay người điên, ảo tưởng thì phải biết mỉa mai, phải biết đùa.

Xong, dù người Việt Nam hiện nay quá biết mỉa mai, quá biết nói đùa, một yếu tố khó có thể có ở Việt Nam đến bây giờ là châm biếm chính trị. Sở dĩ  tôi có nghĩ đến vấn đề này hôm nay vì tôi thấy dân Việt Nam từ mọi phía đang trong một thời điểm lạ, hơi buồn, và đang tìm đường đi.

Một trong những cái tôi thích nhất về xã hội Việt Nam là tính chơi, tính vui vẻ trong đời sống dân dã hàng ngày ở cả nước. Dù ở nông thôn hay thành thị đại đa số người Việt Nam thích trêu, thích đùa. Thực vậy, hài hước là một yếu tố quan trọng trong cuộc đời. Gần như là một nhu cầu cơ bản của con người (basic human need).

Khẳng định như vậy không có nghĩa là ai nói đùa, thích hài hước không sống một cách thực tế, mà ngược lại: Hài hước là một cách Continue reading

Dũng cảm Chính trị

Nhiều đồng ý rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một tình trạng hết sức lo ngại. Đất nước có đầy đủ các tiềm năng mà không thể lên được vì những hạn chế cơ bản của bộ máy. Những nguyên nhân đã được phân tích rõ rồi trong rất nhiều bài nghiên cứu. Những thể chế xã hội chính trị của đất nước (tức là những ‘luật chơi chính thức và phi chính thức’) đã thành một rằng buộc không cho phép đất nước cất cánh, không cho phép toàn dân đều được tham gia đời sống xã hội chính trị kinh tế của đất nước mình một cách bình dẳng và tự do. Khẳng định như vậy chẳng có liên quan đến âm mưu của ai cả mà là tình trạng khách quan của đất nước.

Nói “dũng cảm” là một yếu tố xã hội gắn liền với người Việt Nam, là đúng. Nhưng ta nên suy ngẫm về ý nghĩa của từ này. Ở Việt Nam, khi ta nói về khái niệm “dũng cảm” thì người ta rất hay nghĩ về những chuyện lịch sử, trong khi ít đề cập những vấn đề trước mặt của chúng ta hiện nay.

Dũng cảm có nhiều loại. Không cần là nhà tâm lý học hay nhà văn học đề khẳng định: Continue reading

Du luận chính trị: Phỏng vấn Phần III/IV

Phỏng vấn với rađiô Hồn Việt, Melbourne (Úc), thực hiện Ngày 3, Tháng 11, 2013, dài 26 phút, toàn tiếng Việt, Mời các bạn click vào nút “Play” phía dưới để nghe và xem …. phỏng vấn này có hình, có âm thành.

Phần III/IV của phỏng vấn đề cập một số sự kiện liên quan dư luận chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam trong 1-2 năm qua.

JL