Mâu thuẫn và đồng thuận

Như đã cho biết, hôm kia và hôm qua tôi đã tham dự một hội thảo thường niên với tên gọi “Cập nhật về Việt Nam”. Năm nay, chủ đề hội thảo là “Mâu thuẫn và đồng thuận” do BTC nhất trí với nhà tài trợ. Tôi đã trình bầy về tình hình chính trị ở Việt Nam. Ngày mai tôi sẽ trình bày tiếp bằng tiếng Việt cho một số người bạn Việt Nam ở Melbourne, trong đó có nhiều người Việt hải ngoại và học sinh Việt Nam đang du học tại đây.

Tại hội thảo, tôi đã lắng nghe nhiều bài thuyết trình. Trong đó những bài hay nhất đã đề cập đến những vấn đề nổi bật đối với các thể chế mất hữu hiệu của Việt Nam như hiến pháp, sơ hữu đất đai. Sau hai ngày hội thảo, người tham gia đã thảo luận về kết quả của hội thảo. Tôi cũng như một người khác có quan điểm là chủ đề “Mâu thuẫn và đồng thuận” không phù hợp.

Sao vậy? Xã hội nào cũng có mâu thuẫn, cũng như cạnh tranh xã hội. Cả hai yếu tố đó là cơ bản. Vậng, cũng có thể và nên phấn đấu có những đồng thuận xã hội. Nhưng, quan trọng hơn cả là những ‘đồng thuận’ không thể thực hiện qua một phương diện áp đạt. Nếu mong muốn có một xã hội hoàn toàn hài hòa thì bạn phải suy nghĩ lại. Suy nghĩ như thế là nguy hiểm lắm (ví dụ như Đức Quốc Xã, Bắc Triều Tiên hiện nay, Khmer Đỏ, TQ… v.v).

Vấn đề của bất cứ xã hội nào là tìm cách để cân bằng những mâu thuẫn xã hội với sự hợp tác xã hội. Ở đây sự hợp tác cũng phải thực chất, không thể giả dối được. Vấn đề ở Việt Nam hiện nay là những thể chế chính trị hình thức của đất nước không thể đáp ứng được như cầu của xã hội mà chỉ có thể phục vụ lợi ích của một số nhóm xã hội. Chính trị bị coi như một vấn đề hành chính.

Đúng ra, Việt Nam có mâu thuẫn và có đồng thuận. Vấn đề là những mâu thuẫn không được bàn luận một cách dân chủ. Trong khi đó, đồng thuận mà Việt Nam có hiện nay là chỉ trong vòng một nhóm 16 người mà thôi. Tôi thấy chưa được.

JL
Melbourne, Úc

12 thoughts on “Mâu thuẫn và đồng thuận

  1. “Trong khi đó, đồng thuận mà Việt Nam có hiện nay là chỉ trong vòng một nhóm 16 người mà thôi.”

    Nhóm 16 người này có đồng thuận thật sự không, chưa chắc vài người trong đó đã dám khẳng định. Ngôn ngữ Việt Nam có một câu thành ngữ “bằng mặt chứ chửa bằng lòng”, không biết Giáo sư đã nghe qua chưa…

    • Đồng thuận của họ nhiều khi có vẻ là không đồng thuận thì đồng thuận không làm gì..

      • Thưa Giáo sư.

        Tôi không tin trong giai đoạn này, 16 ông đó dám không-làm-gì. Đơn giản là, nếu 16 ông đó chấp nhận không làm gì hết, cái chế độ của các ông đó sẽ tiêu vong gần như lập tức.

        Chứng minh suy luận của tôi:
        – Lật đật chỉnh sửa Hiến pháp
        – Tung ra những luật lệ quy định phản động nhất thế giới
        – Lấp liếm che giấu (được chừng nào hay chừng đó) hoặc giải quyết kiểu trút những món nợ khổng lồ của “nhóm lợi ích” lên đầu con cháu. Nhấn mạnh, con cháu chúng tôi, không phải con cháu bọn nó…
        – Hợp tác toàn diện với kẻ thù quốc gia để củng cố “ngai vàng”.
        Sơ sơ nhón ra vài thứ lẻ tẻ…sực nhớ ra.

  2. “Vấn đề ” của Việt nam đã được nhìn rõ từ mọi phía , đặc biệt các nhà nghiên cứu về VN , Ông London đã nói rất chính xác những như cầu cấp thiết để cải sửa hiến pháp cho thích hợp với quyền lợi của dân , đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước .
    Mâu thuẫn và đồng thuận luôn có trong mọi xã hội , để đạt được nhiều sự đồng thuận , giải quyết mâu thuẫn , đi đến thống nhất trong mọi chính sách, bằng con đường dân chủ , Việt nam chưa thực hiện được .
    Qua hiện pháp mới này , nhưng vẫn đề nóng bỏng như sở hữu đất đai , sinh hoạt chính trị toàn dân ,đã bị áp đặt theo ý của đảng và quyền lợi của nhóm .

  3. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Mâu thuẩn và đồng thuận là hai mặt tất yếu không thể chối bỏ của một vấn đề. Làm lãnh đạo phải biết hợp tác và tìm giải pháp dung hòa. Bằng không sẽ đi đến tình huống sa vào cực đoan, và hậu quả là mất cân bằng.

    Một khi cứ bị mất cân bằng thì quy trình tự nhiên là sẽ có nhiều vấn đề khác xảy ra để làm sao lập cho được trạng thái cân bằng. Quy luật tuần hòan vô hình vì thế cứ tác động làm xảy ra liên tục vấn đề này nối tiếp vấn đề kia không bao giờ dứt, nếu trạng thái cân bằng tương đối chưa lập được.

    Các quan điểm nền tảng của triết học Đông Tây, lẫn khoa học hữu hình đều quy trùng về “tính cân bằng” này. Về chính trị, nó có thể thấy trong hình thức tổ chức chính quyền “check and balance” của tam quyền phân lập nếu hiểu theo nghĩa tương đối. Con đường để đạt được cân bằng không hề dễ dàng vì có biết bao biến số để thoả một phương trình như thế.

    Độc tài hay vô chính phủ là cực đoan. Dân chủ là ở khoảng giữa là một phạm vi rất đa dạng. Vì thế dân chủ dễ bị “định nghĩa” theo cách nào cũng được tuỳ theo kẻ muốn định nghĩa có ý gì. Nhưng dân chủ mới là hình thức khả dĩ gần với thế cân bằng nhất vì thể chế dân chủ có mục tiêu là đạt tính cân bằng qua nguyên tắc Check and Balance.

    Trọng tâm dẫn đến thành công của dân chủ là con người có tư duy độc lập, đặc biệt là khi con người đó đóng vai lãnh đạo. Vì thế bước đầu tiên để xây dựng dân chủ phải là giáo dục trung thực và cởi trói tư duy tư tưởng không thể bị chi phối hoàn toàn về một định kiến tư tưởng nào. Điều tối hậu này lại hoàn toàn không có trong chế độ CS, mà VN là một. Đây là một chế độ mất cân bằng, nó sẽ không thể tồn tại mãi mãi dù nó muốn cãi quy luật tự nhiên, trừ khi nó biết thuận theo quy luật này.

  4. “đồng thuận mà Việt Nam có hiện nay là chỉ trong vòng một nhóm 16 người mà thôi. Tôi thấy chưa được.”

    Dear Prof Jonathan ! Very True !! indeed ! No one can state that better than you !!

    Thanks You for your enlightenment contribution !

  5. Kính chào giáo sư,

    Rất vui lại có dịp bình luận vài dòng về bài viết của ông. Bài này ông bàn về “mâu thuẫn và đồng thuận”, một câu hỏi đặt ra là phải chăng hai khái niệm này đối lập nhau và không thể dung hòa được với nhau để tìm ra giải pháp? Vì mâu thuẫn là đối kháng và dễ dẫn đến xung đột còn đồng thuận là đạt đến một giải pháp làm hài lòng các bên.

    Mâu thuẫn là hình ảnh cái mâu và cái thuẫn, hai thứ vũ khí để tấn công và phòng bị (một thầy giáo ở trường Đại học quốc gia ở Việt Nam giải thích với sinh viên chúng tôi như thế). Hình ảnh này để chỉ sự trái ngược và đối lập nhau. Ở phương Tây có hình ảnh khác, đề chỉ cùng một vấn đề, đó là thanh gươm (l’épée) và lá chắn (le bouclier). Thanh gươm thể hiện vũ khí tấn công và lá chắn thể hiện vũ khí phòng vệ. Hai vũ khí đối lập này được hoàn thiện và phát triển trong hàng nghìn cuộc chiến tranh lớn nhỏ thời Trung Cổ. Thanh gươm càng sắc nhọn và được đúc bằng sắt tốt, tấm lá chắn càng phải dày để có khả năng chống đỡ cao. Những người lính La Mã và những người lính của Hoàng đế Charlemagne được trang bị gươm và lá chắn rất tốt, kết quả là họ luôn giành được chiến thắng. Nhưng mâu thuẫn không chỉ dừng ở đó, vũ khí tấn công và phòng bị được hoàn thiện với thời gian.

    Marco Polo sau khi đi thăm Trung Quốc đã phát hiện ra cách làm thuốc súng, ông mang bí mật này về Châu Âu, vũ khí tấn công trở nên lợi hại hơn, buộc con người phải xây dựng các pháo đài theo kiểu Vauban với thành cao hào sâu để chống lại các cuộc tiến công. Napoléon là người đã dùng chiến thuật vô hiệu hóa vũ khí phòng bị, bằng cách đánh bất ngờ và biết cách phá tan các vũ khí phòng bị nhờ tài năng về sử dụng và bố trí súng đại bác. Vũ khí phòng bị tiếp theo là các chiến hào của quân Pháp trong trận chiến Verdun trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918. Người Đức chế tạo các xe tăng tấn công để đối lại các đường hào của người Pháp. Trong thời kì chiến tranh lạnh (1946-1991) giữa Mỹ và Liên bang Xô viết, vũ khí tấn công và đe dọa đối phương là các đầu đạn hạt nhân và bom nguyên tử. Tuy nhiên đây vừa là vũ khí tấn công vừa là vũ khí phòng bị. Nhưng mâu thuẫn đối kháng giữa hai bên bị kiềm chế và dừng lại ở mức độ đe dọa và tiến đến hợp tác vì nếu có chiến tranh hạt nhân, các bên sẽ không còn sức mạnh, không còn luật pháp, không còn văn hóa, không còn thành phố, không còn quê hương và không còn nơi chôn cất (theo đánh giá của De Gaulle). Do vậy các bên buộc phải tiến đến hợp tác và ký kết hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

    Qua ví dụ về vũ khí tiến công và phòng bị, chúng ta có thể đưa ra kết luận cho dù đối lập rất lớn, đến một mức độ nào đó con người buộc phải ngồi lại bàn bạc với nhau để tìm giải pháp, nếu không cả hai bên đều thua. Do vậy từ mâu thuẫn đến đồng thuận là hoàn toàn có thể có được, nếu các bên đều có lòng và đều mong muốn hợp tác thì đồng thuận đến càng nhanh.

    Một câu hỏi nữa được đặt ra, liệu sẽ có đồng thuận 100 % của các bên. Theo tôi điều đó khó có thể có được, đồng thuận chỉ đạt được ở mức độ tương đối, không có tuyệt đối, vì nếu đồng thuận tuyệt đối, hay đồng thuận trên 90 % là đồng thuận giả, bị sức ép buộc phải đồng thuận, hoặc không hiểu nhưng vẫn đồng thuận. Như trường hợp 100 % các đại biểu thống nhất bầu Kim Jong Un làm lãnh đạo tối cao ở Bắc Triều Tiên năm 2011, hay 97,7 % nhân dân Cuba đồng ý với bản Hiến pháp được đưa ra trưng cầu dân ý ở Cuba năm 1976. Vì 5 người 10 ý, không thể có đồng thuận cao một khi đất nước có dân chủ và người dân có quyền tự do biểu đạt ý kiến. Nhưng ở trong Nhà nước pháp quyền, các nguyên tắc được định ra bởi đa số buộc thiểu số phải phục tùng, tuy nhiên các nguyên tắc đó phải có cơ sở và được thảo luận công khai minh bạch từ trước.

    Một đảng lãnh đạo liệu sẽ có sự đồng thuận của tất cả các đảng viên và sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân. Điều này không thuyết phục vì xã hội vốn đã đa dạng vì là nơi tập trung của nhiều nhóm người có quan điểm chính trị khác nhau, nếu tập hợp nhiều người vào một đảng và cho là họ cùng chung một lí tưởng và một mục đích là không có thực tế, cho nên ngay cả trong đảng cũng không có sự đồng thuận hoàn toàn, vì vậy những người có quan điểm và lợi ích khác nhau dễ tập hợp lại và sinh ra bè phái. Nếu đất nước có dân chủ, các đảng chính trị sẽ cạnh tranh công khai, minh bạch, nhưng vì đất nước có một đảng, nên họ phải cạnh tranh ngấm ngầm và đôi khi buộc phải đồng thuận gượng ép.

    Mâu thuẫn và đồng thuận tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng đến một thời điểm nhất định, hai nguyên tắc này có thể hòa hợp với nhau và mâu thuẫn có thể chuyển thành đông thuận, theo một tỉ lệ trên 50%, nếu đạt được tỉ lệ 70 đến 80 % đó sẽ là thắng lợi.

    Phan Thành Đạt

  6. Kính thưa Giáo sư!

    Vấn đề giáo sư đặt ra rất lý thú!

    Mâu thuẫn và đồng thuận, đó là bài toán đang đặt ra cho dân tộc Việt, đất nước Việt. Ai sẽ giải được bài toán này? Cộng sản hay dân chủ?

    Biết quên đi cái lợi ích nhỏ, cái lợi ích trước mắt, cái lợi ích cá nhân sẽ tạo được sự đồng thuận. Điều này là cẩm nang với những vị thủ lĩnh.

    Biết quan tâm đến lợi ích của người khác, của người đối tác, của lực lượng ủng hộ thì sẽ có được sức mạnh vô địch.

    Đừng thấy mâu thuẫn mà run sợ, đừng thấy đồng thuận mà vội mừng. Phải nắm bắt đúng bản chất của sự việc thì công việc sẽ thành.

    Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng đẻ bát quái, bát quái biến hóa vô cùng!

  7. Đồng thuận(nhóm 16 người) độc đảng để cai trị người dân Việt và họ chỉ có điểm chung duy nhất vậy thôi!

  8. MAU THUAN VI DAI DONG THUAN CUC TIEU,MOT CUOC DO SUC VO CUNG CHENH LECH .TROI KHONG DUNG DAT KHONG THA CHO NHUNG KE QUA THAM LAM ,AC DOC, GIAN XAO, TAN BAO, GIAN HUNG, GIA DOI NHUNG LAI HEN HA LUON C.

  9. VI QUA THAM NEN MU QUANG DAY DAT NUOC VAO VONG NO LE ,DAY DAN TOC VAO CANH KHON CUNG.HEN HA CONG RAN CAN GA NHA.KINH TE ,XA HOI ,DAT NUOC NAT BET VI LU NGUOI VO LUONG TAM VO DAO DUC DO .TROI KHONG DUNG DAT KHONG THA HO DAU ,CU CAU NGUYEN NHIEU DE DCS SOM BI TRUNG PHAT TIEU DIET TAN GOC RE

  10. Giáo sư Jonathan London chưa đọc bài báo VnEconomy đăng với lời tựa “Đẻ ra nhiều ghế quá, ngân sách nào chịu nổi?” à. Tôi khuyên ông nếu mà muốn sang Việt Nam nghiên cứu văn hóa cũng như chính trị hay kinh tế thì tốt nhất giáo sư cũng mua được “cái ghế “, ít ra không chen chân đươc 1 trong 16 cái ghế nóng kia để dựa vào đó mà tha hồ tung hoành nghiên cứu. Nếu không muốn là mình là kẻ thiệt thòi. Đường dẫn đây giáo sư: http://vneconomy.vn/2013110311184136P0C9920/de-ra-nhieu-ghe-qua-ngan-sach-nao-chiu-noi.htm#184884

Comments are closed.