Dũng cảm Chính trị

Nhiều đồng ý rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một tình trạng hết sức lo ngại. Đất nước có đầy đủ các tiềm năng mà không thể lên được vì những hạn chế cơ bản của bộ máy. Những nguyên nhân đã được phân tích rõ rồi trong rất nhiều bài nghiên cứu. Những thể chế xã hội chính trị của đất nước (tức là những ‘luật chơi chính thức và phi chính thức’) đã thành một rằng buộc không cho phép đất nước cất cánh, không cho phép toàn dân đều được tham gia đời sống xã hội chính trị kinh tế của đất nước mình một cách bình dẳng và tự do. Khẳng định như vậy chẳng có liên quan đến âm mưu của ai cả mà là tình trạng khách quan của đất nước.

Nói “dũng cảm” là một yếu tố xã hội gắn liền với người Việt Nam, là đúng. Nhưng ta nên suy ngẫm về ý nghĩa của từ này. Ở Việt Nam, khi ta nói về khái niệm “dũng cảm” thì người ta rất hay nghĩ về những chuyện lịch sử, trong khi ít đề cập những vấn đề trước mặt của chúng ta hiện nay.

Dũng cảm có nhiều loại. Không cần là nhà tâm lý học hay nhà văn học đề khẳng định: dũng cảm không có nghĩa là không sợ mà là có thể khắc phục sự sợ để làm một cái gì đó cần thiết trong một bối cảnh nhất định, bất chấp những đe dọa và trở ngại trước mặt. Như vậy dũng cảm là một cái chúng ta gặp thường xuyên,  không chỉ liên quan đến chiến tranh hay một tai họa. Chẳng hạn, người nào cũng phải sống trong vòng những thể chế, những bối cảnh tổ chức, những tình trạng vật chất nhất định. Có khi chúng ta phải có đủ dũng cảm để đối phó với những hạn chế thường trực này.

Tôi có một người bạn hai mười mấy tuổi có con 9 tuổi, chồng mất do tai nạn giao thông khi cháu mới 4 tuổi. Trình độ học không cao. Chưa được đào tạo. Không có việc làm ổn định. Vẫn phải phục vụ nhà chồng. Mẹ ruột nghiện cờ bạc. Mất tiền của cả nhà mấy lần. Bố cựu chiến binh, bán hàng trên vỉa hè. Người tốt lành nhưng sức kinh tế không có. Cách đây mấy tháng bạn nữ này mới biết bị ung thư đoạn 3. Không có tiền để điều trị. Vẫn phải lo tiền con ăn học, nuôi con dù không thể chia sẻ với con thông tin về căn bệnh của mình. Cá nhân này có bao nhiêu rằng buộc thể chế mà vẫn cố gắng. Đó được gọi là dũng cảm, cho dù là một câu chuyện rất đỗi bình thường ở Việt Nam. Có thể gọi đó là dũng cảm hàng ngày và chắc chắn Việt Nam không thiếu cái đó!

Hãy nói về chính trị. Và tôi xin bắt đầu qua việc đề cập một tác phẩm quan trọng được viết cách đây hơn 40 năm, đó là cuốn sách ‘Thoát ra, trung thành, và tiếng nói” (‘Exit, Loyalty, and Voice’) do Albert Hirschman viết vào năm 1970.  Theo Hirschman (người đã từng được giải thưởng Nobel về kinh tế họ), ở bất cứ bổi cảnh tổ chức nào (và ở đây ‘tổ chức’ có nghĩa là xã hội), ta luôn luôn có ba phương án cơ bản đối với cách ứng xử của mình. Một là thoát ra, thức là tránh việc. Hai là trung thành, thức là im lặng và theo lệnh dù đồng ý hay không đồng ý với ‘cấp trên’. Và ba, con đường khó nhất, có nguy cơ nhất, và yêu cầu dũng cảm nhất, là lên tiếng.

Là một người Mỹ, đã từng lớn lên và được sống trong một xã hội mà thực sự có tự do về ngôn luận (dù có nhiều vấn đề khác) tôi không dám khuyên bảo cho ai sống ở Việt Nam hay các nước khác (mà có chế độ đọc đoán) rằng là: khi nào thì nên thoát khỏi, khi nào thì nên im lặng và trung thành, và khi nào thì nên lên tiếng. Nhưng, là người quan sát xã hội Việt Nam hiện nay, tôi thấy vấn đề mà Hirschman đã làm sáng tỏ rất liên quan đến chính trị của Việt Nam hiện nay.

Ngay trong ĐCSVN có rất nhiều người đang đối phó với cụm phương án này. Từ nhóm 72 đến Lê Hiếu Đằng , từ Dương Trung Quốc đến Lê Trấn Gia vừa qua. Tôi chẳng có ý gây chia rẽ mà chỉ quan sát tình hình mà thôi. Và ngoài bộ máy cũng thế thôi. Nhiều người Việt, từ mọi phía, mọi quan điểm, mọi hoàn cảnh xã hội (mà có quan tâm đến chính trị và tình trạng của đất nước) đều đang đối phó với ba phương án này. Vâng, cũng có nhiều người vẫn chưa có tư duy đọc lập. Đó là chuyện bình thường ở các nước mà từ lâu đã có những trở ngại. Như Miến Điện, chẳng hạn, vào ngày 23 tháng 10 trong một bài phát biều Bà Aung San Suu Kyi đã chia sẻ:

Dân của chúng tôi đang mới bắt đầu biết tự do tư duy có thể tồn tại. Nhưng chúng tôi muốn đảm bảo chắc chắn quyền của họ để suy nghĩ một cách tự do và sống theo lương tri của họ được bảo toàn. Quyền này chưa được đảm bảo 100 phần trăm. Chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn nữa trước khi luật cơ bản của lãnh thổ, là Hiến pháp, sẽ bảo đảm quyền để sống theo lương tri của chúng tôi.

Có lẽ, ở Việt Nam cũng vậy.

JL

 

 

9 thoughts on “Dũng cảm Chính trị

  1. Qua bối cảnh lịch sử VN , thời gian trốn thoát “exit” của những người dân hiền lành trải qua biến cố 1954 và sau 1975 , tiếp đến là thời gian “im lặng ”  ….và bây giờ thì không thể chịu đựng được nữa rồi phải là thời gian để “lên tiếng”  .  
    Thật đúng như Ông London diễn giải tư tưởng của Hirschman trong một xã hội bị áp bức và phản ứng của những người dân hiền lành không bạo động .
    Việt nam cần phải có sự thay đổi hiến pháp thích hợp để Con Rồng Việt nam cất cánh …mà tư duy phát triển không bị trói buộc bởi những giáo điều hạn hẹp của DCSVN.

  2. Kính chào giáo sư,

    Trong bài viết này ông bàn về “Dũng cảm chính trị”, khiến tôi nhớ đến nhiều câu chuyện trong lịch sử Việt Nam nói về lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm với đất nước mà chúng tôi đã được học ở trường. Việt Nam có lịch sử khoảng 3000 năm, nên có rất nhiều tấm gương về lòng dũng cảm. Ở đây tôi xin bàn về lòng dũng cảm chính trị, thể hiện nghĩa khí của người quân tử trong xã hội phong kiến. Có nhiều người có quan điểm phê phán xã hội phong kiến Việt Nam, họ nhận định xã hội Việt Nam trước đây theo mô hình chế độ quân chủ chuyên chế, áp bức bóc lột. Tôi nghĩ rằng đây là quan điểm chủ quan và thiếu cơ sở. Nếu so sánh giữa xã hội phong kiến Việt Nam và xã hội thời Trung Cổ (kéo dài khoảng 1000 năm) và dưới Chế độ cũ (từ 1453 đến 1789) ở Châu Âu. Xã hội phong kiến ở Châu Âu khốc liệt và đau thương hơn rất nhiều. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là xã hội phong kiến Việt Nam đã đào tạo được những con người xuất sắc, có tài cao đức trọng. Xã hội Việt Nam hiện nay, với đầy đủ các phương tiện, vẫn chưa đào tạo được những con người như thế. Tôi xin đưa ra một số ví dụ về lòng dũng cảm về chính trị của người xưa, những bài học đạo đức mà rất nhiều người Việt Nam đều thuộc lòng:

    -Chu Văn An là tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, đại học đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng từ năm 1076, ông sống vào, thế kỉ XIII, thời kỳ nhà Trần. Bức xúc về tình trang tham nhũng tràn lan, ông dâng thất trảm sớ lên nhà vua, yêu cầu vua chém bảy kẻ nịnh thần tham nhũng tàn phá đất nước. Nhà vua không nghe, ông treo ấn từ quan về quê tại làng Huỳnh Cung, ngoại thành Thăng Long dạy học. Ông không hợp tác với những kẻ bất tài.

    -Nguyễn Trãi (1388-1442), là thi hào và là nhà chính trị quân sự tài năng. Ông có công giúp Lê Lợi thống nhất đất nước. Khi quốc gia thái bình, nhà vua muốn sai người viết một bản nhạc thái thường, để mỗi lần, vua thiết triều, bản nhạc được hòa tấu để ca ngợi công đức nhà vua. Nguyễn Trãi đã can ngăn và khuyên vua, hãy quan tâm đến đời sống của nhân dân, để thiên hạ được no ấm, thanh bình, khắp nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận, oán sầu, đó sẽ là bản nhạc hay nhất. Nhà vua nghe theo nhưng phật ý. Nguyễn Trãi cũng là người mắng những kẻ nịnh thần tham lam thuộc gia đình hoàng tộc ngay giữa triều đình, khiến chúng mất mặt. Cũng vì thẳng thắn và trung thực nên ông và gia đình bị hại. Nhưng Nguyễn Trãi “sáng tựa sao khuê”, như nhận xét của vua Lê Thánh Tông.

    -Cao Bá Quát là người làng Phú Thị, thuộc vùng Kinh Bắc, vùng quê địa linh nhân kiệt, ông là người nổi tiếng thơ hay, nhưng cũng là người ngang tàng thẳng tính. Ông quan niệm cả đời chỉ cúi lạy hoa mai, nghĩa là chỉ phục cái đẹp. Ông được chọn làm giám khảo chấm thi, có một bài thi xuất sắc của thí sinh, nhưng có câu từ phạm húy, biết chắc chắn bài thi sẽ bị loại. Ông đã phá lệ để chữa lỗi phạm húy đó, với mong muốn tìm được người tài đích thực. Vụ việc bị phát hiện, ông bị phạt và bị đánh bằng roi mây, ông liền viết bài thơ “Bài ca cái roi song”. Ông cũng chính là người làm cho vua Tự Đức mất mặt vì tính đam mê thơ phú của nhà vua nên ít chú tâm đến việc nước.

    -Nguyễn Khuyến, quê huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đỗ đầu cả ba kì thi, thi hương, thi hội, thi đình. Ông được bổ nhiệm làm quan tổng đốc. Con đường học hành, đỗ đạt làm quan là sự nghiệp mơ ước của các trí thức thời phong kiến. Nhưng đó là thời kì nhiễu nhương, đất nước mất chủ quyền. Ông quyết định từ quan về quê sống ẩn dật và làm thơ. Ông quyết không phục vụ những kẻ bất tài vô dụng. Khi tết đến ông dặn các con: “Các con nối chí cha nên nhớ, nghiên bút đừng quên lúa đậu cà”. Đến khi về già, ông viết di chúc và dặn các con rất cẩn thận: “Đề vào mấy chữ trong bia, rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.” Ông không muốn dính dáng gì đến chốn quan trường, và không muốn bị người đời chê cười. Đúng là cách sống đói cho sạch, rách cho thơm.

    Thưa giáo sư, đây chỉ là một vài câu chuyện trong số hàng nghìn câu chuyện từ những tấm gương của người xưa. Chúng ta hãy bàn đến dũng cảm chính trị ngày hôm nay. Liệu có những quan chức cao cấp, từ bỏ chức vụ về quê ở ẩn? Liệu có những người thấy mình tài hèn, nhường vị trí lãnh đạo cho những người giỏi hơn? Liệu có những tiếng nói phê phán thẳng thắn trong bộ máy chính quyền, để đất nước sớm thay đổi? Trước hết cả một bộ máy cồng kềnh quan liêu tập trung khiến người ta không dám nói thật. Hơn nữa nền giáo dục hôm nay cũng không đào tạo được những người tài giỏi có tư duy độc lập và tinh thần phản biện. Dũng cảm chính trị trong thời điểm hiện tại là một cái gì đó khá xa vời.

    Chúng ta sẽ mong muốn điều gì với những nhà lãnh đạo, để có thể gọi họ là những người có dũng cảm chính trị. Trước hết, họ cần thả hết những tù nhân lương tâm, đầy đọa những người bất đồng chứng kiến như tù nhân Nguyễn Hữu Cầu suốt 37 năm là hoàn toàn trái với đạo lí của người Việt. Sau đó các nhà lãnh đạo cần đối thoại với các trí thức trong và ngoài nước để cùng tìm giải pháp cho đất nước. Nếu làm được như vậy, họ sẽ là những người dũng cảm, vì dám từ bỏ những cái cũ kĩ lạc hậu để xây dựng đất nước bằng cách thay đổi thể chế. Họ sẽ là những người anh hùng và rất có thể Việt Nam sẽ được nhận giải Nobel hòa bình như Gorbachev đã được nhận năm 1991.

    Phan Thành Đạt

    • Cảm ơn vì một bài học lịch sử. Tôi dặc biệt thích hai đoạn cuối cùng.

  3. Chế ngự và vượt qua lòng trung thành của mình đối với một tổ chức tội phạm thì cần cái gì, JL ui ?

  4. JL: “Là một người Mỹ, đã từng lớn lên và được sống trong một xã hội mà thực sự có tự do về ngôn luận (dù có nhiều vấn đề khác) tôi không dám khuyên bảo cho ai sống ở Việt Nam hay các nước khác (mà có chế độ đọc đoán) rằng là: khi nào thì nên thoát khỏi, khi nào thì nên im lặng và trung thành, và khi nào thì nên lên tiếng. Nhưng, là người quan sát xã hội Việt Nam hiện nay, tôi thấy vấn đề mà Hirschman đã làm sáng tỏ rất liên quan đến chính trị của Việt Nam hiện nay.”
    JL – hãy dũng cảm đưa ra quan điểm chính trị của giáo sư là gì? vòng vo mãi!, rõ chán. Giáo sư muốn làm cuộc “cách mạng màu” gì đây?

  5. Kính chào Giáo sư!
    (Bài viết gợi lên một vấn đề rất hay, xin cảm ơn Giáo sư!)

    Thế nào là dũng cảm?
    Dám đối mặt với hiểm nguy chỉ là dũng khí.
    Dám làm những việc người khác không dám làm chỉ là sự can đảm.
    Làm được những việc người khác cũng muốn làm nhưng không làm được mới là sự dũng cảm.

    Có dũng khí, có can đảm nhưng không có sự tính toán chu đáo, không tiên liệu được kết quả thì đó chỉ là sự liều mạng (nói nho là: hữu dũng vô mưu!)

    Người Việt có thừa dũng khí và sự can đảm, nhưng sự dũng cảm, đặc biệt là dũng cảm chính trị chưa xuất đầu lộ diện, bởi vì: Tránh voi chẳng xấu mặt nào!

    Tuy nhiên, thời thời thế thế, thế đã thế thế thời phải thế! Thời cơ đã đến, đường đi đã lộ rõ, sẽ có nhiều anh tài đất Việt ra giúp dân giúp nước.

    Giáo sư và tôi cũng là những người dũng cảm! Nhưng vì Giáo sư là người ngoại quốc còn tôi là người Tàu lai nên chúng ta khó lòng trở thành thủ lĩnh. Thôi thì cứ xem sự nhiều chuyện cũng là một đóng góp!

    Kính chúc giáo sư luôn dồi dào sức khỏe!

  6. Nhân sự kiện Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền – Liên Hợp quốc với số phiếu bầu cao nhất (184/192), những ai hay chỉ trích Nhà nước Việt nam về Nhân quyền cũng nên có những cử chỉ “dũng cảm chính trị” rút ra những nhận xét về hành vi của mình chứ nhỉ?

    Lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, VN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Kết quả: Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu tín nhiệm cao nhất (184/192, 96%), cao hơn các nước lớn ứng cử khác như Pháp (174/192), Anh (171), Nga (176), Trung Quốc (176).
    Mexico và Ả Rập Saudi, 2 quốc gia chư hầu thân cận của Mỹ và có nhiều tai tiếng về nhân quyền, nhờ có sự hậu thuẫn và vận động của Mỹ nên được số phiếu không quá thấp như dự kiến, tuy nhiên họ vẫn là hai trong những nước được số phiếu thấp nhất trong số các quốc gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
    Sự kiện này nói lên điều gì?

    1) Cộng đồng quốc tế đã nhận xét, đánh giá rằng Việt Nam có đủ tư cách và năng lực của một thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
    2) Đây là một cú tát chính trị có thể nói là đau điếng cho phe diều hâu chính trị của Mỹ, đặc biệt là Đảng Cộng hòa, và các tay sai bản xứ nội tuyến của họ ở các nước, trong đó có Việt Nam, tổ chức khủng bố Việt Tân, và các loại loa như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á châu Tự do (RFA), và các truyền thông, phe nhóm, bloggers tay sai. Bởi không chỉ có Việt Nam được tín nhiệm cao nhất, mà các nước khác thường xuyên bị Mỹ và phương Tây “kêu ca” về “tình trạng nhân quyền” lại được số phiếu tín nhiệm cao nhất.
    Ngay trong lúc này, có một bộ phận người gốc Việt trẻ tuổi (nhất là thế hệ sinh ra hoặc trưởng thành ở Mỹ) ở ngay Texas, ở ngay bên Mỹ này, đang rất shock, kinh ngạc, không dám tin, không muốn tin, không thể tin nổi, bởi vì họ đã bị tẩy não, nhồi sọ quá nặng nề và lâu ngày (từ nhỏ tới lớn) về tình hình quốc nội Việt Nam.
    Họ toàn nghe kể về những cái xấu (có cái thật, có cái bịa, có cái thổi phồng nửa thật nửa bịa) ở VN. Họ đọc báo chí Việt ngữ thấy toàn là những hình ảnh biếm họa bậy bạ về VN, những hình ảnh chọn lọc không hay. Trong đầu óc họ, trong thế giới cõi riêng của họ thì VN là một xứ sở, một nơi mà người dân đang lầm than, rên xiết, quằn quại và kiệt quệ chết dần chết mòn dưới chế độ cộng sản phi nhân. Một chế độ “độc tài” chỉ vì có một đảng lãnh đạo và đang bị thế giới cô lập. Những người trẻ này họ không hiểu họ ngu dốt và bị tẩy não, nhồi sọ nặng đến mức nào.
    Thế giới này, qua đại diện là Liên Hiệp Quốc, đã không có thành kiến với cộng sản, với CNXH, hay với mô hình một đảng lãnh đạo như một số người bất mãn, chống cộng đã thành kiến và tưởng rằng thế giới này cũng nghĩ giống quan điểm của họ, cũng như quan điểm của chính phủ Mỹ. Dư luận thế giới chỉ xem thực tiễn nội tại xã hội chứ không xem mô hình thiết kế chính trị bề ngoài. Những người này không hiểu lâu nay họ hoang tưởng và “ếch ngồi đáy giếng” đến mức độ nào. Lâu nay họ hoang tưởng rằng cả nước nghe theo họ, hay cả thế giới suy nghĩ giống họ, nhưng các sự kiện gần đây tại VN và LHQ đã cho thấy ngược lại. Chẳng những người VN không hùa theo họ, mà còn phản đối họ, và dư luận quốc tế cũng không như họ tưởng tượng.
    ) Các nước trong Liên Hiệp Quốc cũng không xem những người bị bắt hoặc bị điều tra, quản chế ở Việt Nam là những “nhà hoạt động, đấu tranh nhân quyền”. Họ không tin vào các nhãn hiệu ngụy tạo chính nghĩa đó của các thế lực, phe phái, phe cánh chống chính quyền vẽ lên.
    Kết quả này sẽ làm một số kẻ nếu còn biết xấu hổ sẽ phải xấu hổ, và làm cho những cái tít giật gân “Nhà hoạt động nhân quyền abcd bị nhà cầm quyền VN đàn áp”, “Nhà đấu tranh nhân quyền abcd bị CSVN trù dập” của VOA, RFA, Việt Tân và các blogs chống cộng…. sẽ phải “ngượng nghịu” hơn, tính chính danh của các nhãn hiệu đó đang bị thách thức.
    Các loại nhãn hiệu này cũng đáng cười như nhãn hiệu “sinh viên yêu nước chống Trung Quốc”, trong khi những cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam từng cầm súng bắn nhau với TQ suốt 1 tháng vào năm 1979 và suốt thời gian hai bên quan hệ không được tốt đến năm 1991 mà còn không bao giờ tự nhận là “yêu nước, chống Trung Quốc”, thế nhưng VOA, RFA, Việt Tân và các blogs phản động lại “truy phong” cho những đứa con nít ranh chưa ra đời, chưa một ngày lao động, chưa đóng góp một đồng xu cho đất nước, tên thì thất nghiệp, tên thì thất học (như Đinh Nguyên Kha bỏ học), trở thành những “sinh viên yêu nước chống Trung Quốc”. Không còn sự trơ trẽn nào bằng.
    Thì ra các lãnh đạo và chính giới các nước trên thế giới không nhận xét xã hội Việt Nam từ các blog “lề trái”, mà họ nhìn nhận xã hội VN một cách thực tế, họ đến thẳng các đường phố VN để hòa nhập, sinh hoạt, quan sát. Và những gì họ chứng kiến là một cuộc sống nhộn nhịp, những tiếng cười nói khắp chung quanh họ, một không khí rôm rả vui vẻ hơn cả ở nước họ. Họ nói chuyện với người dân xung quan thì họ thấy rõ và cảm nhận được sự vui vẻ toát ra từ tâm hồn, đáy lòng của mỗi người.
    Các lãnh đạo quốc tế đều khá giả nên đa số người thân, người nhà của họ thường hay đi du lịch, và VN là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Gia đình, thân nhân, con em, con cháu của họ đi du lịch VN, có những thời gian tuyệt vời ở đây, tha hồ dùng Internet miễn phí ở bất kỳ nơi đâu trong Đà Nẵng, Đà Lạt, Hội An, vào Internet còn thoải mái và ít tốn thời gian, tiền bạc hơn cả ở nước họ. Từ đó đưa đến một thiện cảm vô thức trong thâm tâm của họ, từ đó họ tin vào những gì mắt thấy tai nghe, tin vào thực tế xã hội hơn là các truyền thông tay sai Mỹ hay các hồ sơ của Mỹ, còn những nội tuyến bản xứ, những “con vẹt” của Mỹ thì càng không đáng cho ai phải quan tâm.
    Cái tâm lý chấp nhận xã hội VN một cách vô thức này cũng thấy ở một bộ phận tàn dư ngụy (nhất là những người đã có tuổi, đã từng về nước thấy sự khác nhau không ngờ của VN trong thời gian mà họ rời khỏi nước và thời gian họ về thăm nhà), ngày thường ở các quán cafe Mỹ thì chửi bới, chê bai con người và xã hội VN thế này thế kia. Nhưng hàng năm cứ đem hết tiền lương về VN đi chơi. Cho thấy sâu thẳm thâm tâm của họ thật ra đang mâu thuẫn với những gì xuất phát ra từ lời nói hay câu chữ của họ (vì đô la, thành kiến, thù hận….) Nếu quả thật xã hội VN tệ hại như vậy thì sao anh thường xuyên đi tới một nơi “tệ hại” như vậy, một xã hội “tệ hại” như vậy làm gì. Mà lại còn có những trải nghiệm vui vẻ tốt đẹp nữa, thậm chí vui hơn cả khi anh ở Mỹ hay ở nước nào khác….
    (trích từ Blog Bần…)

    • Xin mượn lời bà Pham chi Lan trích từ BBC gởi đến các bạn cùng xem :
      Khi đã trở thành thành viên của Hội đồng này, Việt Nam không thể đưa ra những luật riêng của mình quá khác so với chuẩn mực chung LHQ đưa ra, bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói với BBC hôm 13/11/2013.
      Theo nhà quan sát này, tuy chiếc ghế mới là một tin vui, Việt Nam phải làm ngay các bước để cải thiện tình hình nhân quyền:
      “Trước hết, Hiến pháp của Việt Nam phải làm rõ hơn các quyền về con người, cũng như các vấn đề về nhân quyền đã được nêu ở trong Hiến pháp.
      “Sau đó, Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình để làm rõ hơn các quyền của công dân, quyền con người được quy định trong Hiến pháp sẽ thực hiện như thế nào.
      “Và thứ ba, về cơ chế thi hành từ luật đến thực hiện như thế nào, đây cũng là việc Việt Nam cũng phải tập trung nhiều nỗ lực.”
      Một số quyền của công dân Việt Nam mà lâu nay chưa có đủ các cơ sở, điều kiện pháp lý để thực hiện tốt như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, hay quyền biểu tình v.v…, theo bà, phải được luật hóa tốt hơn.

  7. Tôi thấy cá tính người dân việt nam chứa đựng nhiều điểm mâu thuẫn nhưng tôi không đủ sức khái quát.

Comments are closed.