Những hạn chế của quyền lực tuyệt đối

Vũ Quốc Hao đã bị còng tay sau khi nhận án tử hình, 15/11/13 Nguồn: Tuổi trẻ

Việc nhà nước Việt Nam đã kết án tử hình hai nhân vật đã bị cáo buộc với những tội danh tham nhũng không phải là bất ngờ. Chúng ta có thể chờ đợi một kết quả như thế ở Việt Nam hay bất cứ chế độ chính trị độc tài nào. Trong những chế độ như thế, trước mặt của những đe dọa nghiêm trọng, giới lãnh đạo thường nỗ lực để chứng minh quyền lực tuyệt đối của họ. Nhưng, phải hỏi, hành quyết có phải là một cách xử lý vấn đề tham nhũng ở Việt Nam?

Chắc là không. Thậm chí ta có thế khẳng định thay vì chứng minh quyền lực của nhà nước, những kết án tử hình này chứng minh sự bất lực tương đối, cho thấy đến bây giờ nhà nước Việt Nam còn thiếu chính những loại quyền lực cần có để đề cập bệnh chung tham nhũng một cách hữu hiệu.

Để hiểu tại sao chúng ta phải thấy rõ một số đặc điểm của nền chính trị kinh tế đương đại của Việt Nam ít khi được hiểu đối với những người không biết nhiều về đất nước này, thậm chí nhiều người Việt Nam cả ngoài lẫn trong bộ máy. Lưu ý, tôi đề cập vấn đề và nêu rõ một số vấn đề cấp bách trong quá trình cải cách của Việt Nam, là giữ chắc một tâm tính xây dựng.

 I

Thứ nhất trong những đặc điểm này là quyền lực ở Việt Nam, dù đại đa số được hiểu là tập trung, (đặc biệt vì có sự có mặt của một nhà nước và đảng theo mô hình chủ nghĩa Lê) trong thực tế là phân tán một cách đáng kể và đã có xu hướng càng phân tán hơn nữa trong hai thập kỷ qua. Vâng, những thể chế chính trị của Việt Nam về mặt hình thức là tập trung hóa. Và vâng, về một số khía cạnh nhà nước có giữ quyền tuyệt đối như bà hoàng trong truyện “Allison ở Đất nước thần kỳ,” tức là quyền để yêu cầu và thực hành những chữ “lật đầu cô ta đi!” Gặp mặt thì loại quyền lực này dễ bị sợ vì có nghĩa là ai cũng có thể bị loại bất cứ lúc nào.

Đã không phải là phút chót của cháu ấy

Nhưng, ở Việt Nam hiện nay, ngoài những trường hợp tiêu biểu từ Điếu Cầy đến Minh Phụng, quyền lực chính trị và kinh tế chủ yếu được thực hành một cách khác hẳn. Và những đặc trưng của quyền lực kinh tế chính trị mà Việt Nam và đại đa số nước có thì hoàn toàn không thể quản lý được nhiều kiểu quyền lực tuyệt đối.

Hãy nhìn vào các mối quan hệ quyền lực và uy quyền ở Việt Nam xưa và nay. Ai biết gì về Việt Nam biết rằng chính quyền địa phương đã từ lâu có đề kháng trước quyền lực trung ương. Theo phân tích xuất sác của Alexander Woodside (trên cuốn sách Lost Modernities), những triều đại (NTĐ) Ở Trung Quốc [NTĐ Đường (618-907)], Hàn Quốc [NTĐ nhà Cao Ly (918-1392) và Triều Tiên (1392-19100)], và Việt Nam [Lý (10-10), Trần (1225-1400), Lê (1428-1788), và Nguyễn (1820-1945)] đã có những ‘bộ máy quan liêu’ dù phong kiến cho đến hiện đại đã cho phép những nhà cầm quyền để khắc phục những hạn chế của quyền lực tuyệt đối cũng như đã cho phép ba nước này (trong những thời điểm nêu trên) có một số (không phải là tất cả) thể chế quan liêu tiên tiến hơn châu âu về nhiều mặt, như hệ thống thi vào bộ máy.. v.v.

Cuốn sách của nhà sử học A. Woodside (2006 NXB Harvard)

Quan trọng hơn cả là những triều đại này đã hành động theo những luật lệ rõ ràng mà về nhiều khía cạnh không phụ thuộc vào những di truyền (COCC) mà vì tài năng của họ. Chúng ta không cần phóng đại để khẳng định rằng, trước khi những thể chế này đã thoái hoá dưới áp lực của những vấn đề nội bộ cũng như sự phát triển của đế quốc chủ nghĩa, những NTĐ đã có một yếu tố mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang thiếu hiện nay. Cái này Ông Woodside gọi là “phi phong kiến hóa chưa hoàn thành” (incomplete de-feudalization) và đã cho phép những triều đại này để thống trị những lãnh thổ khổng lổ hàng trăm năm trước khi có điện.

Ở đây tôi không đề cập sự suy tàn của quá trình này ở cả ba nước mà chỉ nhấn mạnh ở Việt Nam và Trung Quốc, phong trào cách mạng từ đâu đã được hiểu là một cách để phá hoại một trật tự xã hội đã tái-phong kiến hóa, tham nhũng, và chủ yếu phục vụ cho những nhóm lợi ích và xoay quanh trong những triều đại này. Cái mà những nhà cách mạng đã không thấy rõ là, vì những lý do thể chế, chính bộ máy của họ không thể tránh được quá trình mà chúng ta có thể gọi là ‘tái phong kiến hóa.’ Tức là luật lệ (trên thực tế) không rõ. Và COCC là quan trọng hơn tài năng thực sự. Ai đã ở Việt Nam trong những năm 1980 thì biết rất rõ về vấn đề này. Nhưng, từ khoảng 1989 trở lại đây, tức là trong thời kỳ tôi gọi là thị trường “Lê-nin”, vấn đề này còn kinh khủng hơn nữa. Vì cả vị trí chính trị lẫn dòng họ đã thành yếu tố quan trọng hơn cả.

Chuyện của Việt Nam không dừng lại ở đó. Vì trong hai thập kỉ qua Nhà Nước Trung ương (TW) Việt Nam đã “giam cầm” những quyền lợi địa phương và những quan chức địa phương cũng có thể lên để nắm quyền ở TW. Thực vậy, những quan chức địa phương đã lên những đỉnh cao của quyền lực nhà nước và đã đóng vai trò then chốt trong quá trình đẩy mạnh những chương trình nhằm phân cấp quản lý hành chính và chính trị cũng như quá trình cổ phần hóa hay (hiếm hơn) tư nhân hóa những doanh nghiệp nhà nước.

1379222_614086688632632_478551307_n

Một Bác thích tập trung

Xin nhấn mạnh ở đây, chủ nghĩa tập trung hóa chẳng đảm bảo cái gì tốt, như Lê Duẩn (chưa nói Stalin) đã chứng minh trước đây. Vấn đề không phải là hệ thống thống trị có tập trung hóa hay phi tập trung hóa, dù tôi thừa nhận những hạn chế tập trung hóa có một số nguy cơ riêng của họ. Vấn đề là ở chỗ, hệ thống thống trị có minh bạch hay không? Có pháp quyền hay không? Có cho phép những người có tài kể cả có tâm huyết để điều hành hữu hiệu làm cho đất nước tiến lên được hay không?

Đối với Việt Nam, kết quả chính của những quá trình phân cấp quyền đã và đang là sự gia tăng quyền hạn và tự do quyết định của các ‘sếp’ chính trị ở cấp tỉnh và ‘sếp’ (hay bố già) quản lý cao cấp của các doanh nghiệp. Trong khi đó, những biện pháp điều phối để bảo đảm tính minh bạch đã rất yếu hay không có, dù có những cơ chế ‘kỷ luật,’ dù có những quá trình ‘báo cáo’ (tháng, quý, năm). Dù rất hay về nguyên tắc hình thức trên thực tế những quá trình báo cáo, phê bình và tự phê bình có nội dung gần như là vô nghĩa (trừ vài lần một số người bị hành quyết!).

Trong một môi trường có những bất cập như thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình nhân với sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, có tín dụng giá rẻ và ít ràng buộc, có những cơ hội có vẻ là vô cùng đã tạo ra những mức độ tham nhũng và hành vi bất hảo đã không được thấy từ thời kỳ thuộc địa. Thực vậy, nhiều khi, Việt Nam của hôm nay phô bày những đặc trưng của một chế độ gia sản phân tán (decentralized patrimonial regimes) mà cho phép thậm chí khuyến khích những ‘lợi ích đặc biệt’đề kháng với chính quyền cao hơn, nếu không cần nói gì về sự điều hành. Nếu hỏi Việt Nam là đất nước mà có mấy vua, bạn sẽ trả lời sao? Một? Bốn? Không?

II

Đặc điểm thứ hai của nền kinh tế chính trị Việt Nam nên để ý đến vấn đề kỷ luật trong Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chưa mạnh so với sự tưởng tượng của chúng ta kể cả những người trong đảng. Tôi giả định đại đa số thành viên của đảng cầm quyền ở Việt Nam là những người trung thực thôi. Nhưng, chẳng có ai cả – thậm chí những người ngây thơ nhất – có thể phủ nhận rằng phần lớn của những vụ án tham nhũng (kể cả đã được và chưa được công khai) đã xoay quanh một số đảng viên và ‘người của đảng.’ Vấn đề chính không phải là ‘chủ nghĩa xã hội’ mà là những vấn đề về quyền. Như Ông Lord Acton đã nói: “Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối“. Liệu ở Việt Nam hay bất kỳ nước nào, với sự vắng mặt của những cơ chế kiểm tra độc lập cũng như sự vắng mặt của những thể chế pháp quyền (rule of law), những người có vị trí có quyền lực nào, sẽ có chiều hướng sử dụng quyền lực chính trị của họ để làm giàu cá nhân một cách rất trơ trẽn.

III

Cái giá của tham nhũng ở Việt Nam là rất cao. Kết quả đáng buồn của nó là lãng phí hoang tàng. Trong một nước đầy tiềm năng cần có về kỹ năng lao động mà hạ tầng cơ sở thì lại rất thấp, tham nhũng có nghĩa là hàng trăm và có thể hàng tỷ đô la đã bị bòn rút ra khỏi kho bạc nhà nước và ra khỏi khu vực kinh tế sản xuất sang những ‘túi không xứng đáng’ và vào những khu vực phi sản xuất như đầu cơ địa ốc và tiêu dùng xa xỉ.

Một đặc điểm thứ ba của nền kinh tế chính trị Việt Nam hiện này mà dù được hiểu rộng rãi ít khi được thể hiện một cách tự do là người Việt, từ mọi phía, mọi tầng lớp xã hội, trong đó có nhiều người trong bộ máy đảng báo động về bóng ma tham nhũng. Thực vậy, thái độ khinh thị đối với quan chức tham nhũng đã trở nên rất mạnh.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/xuanthanh/2012_03_20/Sieu-xe-Bentley-bien-xanh-80B-gia-5-ty-dong-chay-tren-duong-pho-Saigon-giaoduc.net.vn-giaoduc.net%20(5)_copy.jpg

Làm sao mà có Bentley ‘xanh’?

Sau hai thập kỷ có tiến bộ đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo, những tiến bộ trong mức sống của dân Việt Nam đã chậm đi. Dễ bị tổn thương kinh tế còn cao trong phần lớn dân số. Mặt khác, dân chưa thấy có sự suy giảm trong doanh số bán xe Bentley và những mặt hàng như thế.

Vâng, tham nhũng, cả những loại quy mô từ nhỏ đến lớn đã trở thành qui tắc trong thực tế của nền kinh tế chính trị của Việt Nam. Nhưng, việc đó chẳng có ý nghĩa là đại đa số dân Việt trong hay ngoài bộ máy có chấp nhận. Ở Mỹ có tham nhũng, Ở Singapore (vâng ở Singapore!) có tham nhũng, và ở Philippines,Trung Quốc chắc chắn là có. Điều đó không có nghĩa là những nước này là như nhau. Ở Mỹ tham nhũng (ngoài Washington!) là ít. Ở Hàn Quốc chính phủ có nhiều chương trình mà nếu người dân phát hiện và báo cáo về tham nhũng sẽ được bảo vệ và tặng tiền.

Kết Luận

Trên thực thế, tham nhũng ở Việt Nam, dù phức tạp bao nhiêu, chỉ là dấu hiệu của những nguyên nhân cơ bản. Vì những đe dọa cơ bản nhất đến sự thịnh vượng của Việt Nam không phải là những quan chức tham ăn mà là sự có mặt của những thể chế cho phép, thậm chí khuyến khích những hành vi tham nhũng thuộc về thể chế.

Cũng có thể đồng tình với những người có nguyên tắc hay than vản tham nhũng trên mọi hình thức. Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận trong một số bối cảnh lịch sử, một số điều kiện cụ thể, kể cả tham nhũng quy mô lớn có thể tồn tại cùng với tăng trưởng kinh tế.  Hãy nghĩ đến những trường hợp như Wen Jibao và Xi Jin Ping hay những “Nam tước ăn cướp” (Robber Barons) ở Hòa Kỳ ngày xưa. Điều đó là khách quan và chẳng hàm ý là chấp nhận tham nhũng đâu.

Bọn “Robber Baron” của Mỹ Ngày Xưa – Có độc hại hơn bọn phố Wall của ngày nay?

                              Quan trọng là biết ai

Nhưng trong nhiều và chắc là đại đa số bối cảnh, tham nhũng có chiều hướng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế cũng như sự liêm chính của nhà nước, như chúng ta đã thấy ở Việt Nam. Việt Nam vẫn còn đầy tiềm năng và cũng có thể tưởng tượng nước này sẽ khắc phục tình trạng bất ổn của hiện tại. Tuy nhiên, đối với nhiều người, cái rõ nhất là đất nước Việt Nam vẫn thiếu những thể chế cần có đề xóa bệnh tham nhũng đã và đang phá hoại những quyền lợi quốc gia.

Người Việt Nam là những người tự hào và nước Việt Nam đã trải qua hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững. Hiện nay, với tăng trưởng kinh tế đang chậm đi trước mặt tham nhũng và sự thiển cận về chính trị, nước Việt Nam rất cần sự lãnh đạo có tầm nhìn xa và có quyền lực quyết định. Hơn những kết án tử hình, Việt Nam hôm nay cần sự lãnh đạo chính trị và sự quyết tâm của toàn dân để giành được một trật tự xã hội mà đảm bảo những luật chơi công bằng cho tất cả mọi người, bất chấp địa vị, cấp bậc, hay đảng phái của họ.

JL

24 thoughts on “Những hạn chế của quyền lực tuyệt đối

  1. Kính gởi Giáo Sư Jonathan LONDON,

    Xin được nghiêng mình kính phục ông! Một trí thức Hoa Kỳ, nghiên cứu về xã hội dân sự và chính trị Việt Nam mà đạt được những hiểu biết sâu rộng đến kinh ngạc, và rất là cập nhật – Up – to – date! Trong khi nhiều người Việt chúng tôi thì vẫn đang còn u mê ám chướng, đàng còm mò mẫm bước đi tìm kiếm cái thiên đường mù –
    Chán như con gián, Giáo Sư ơi!
    Tất cả mọi bài viết của Giáo Sư bằng Tiếng Việt đều Ok như trái dưa lê

    Cảm ơn Giáo Sư nhiều

    HOÀNG VĂN HÒA
    Hòa Bình – Việt Nam

  2. Kính thưa Giáo sư!

    Bài viết của giáo sư rất hay! Tại sao?

    Không ai không vấp ngã (nếu chưa vấp ngã thì cũng đừng vì đó mà vội mừng), nhưng đã ngã mà không chịu đứng dậy thì quá tệ! Cộng sản hay tham nhũng cũng vậy, đã biết sai thì phải thành thực hối lỗi và quyết tâm sửa chữa. Buông đao sẽ thành Phật! Quay đầu sẽ là bờ!

    Sự thành tâm sẽ thấu cảm đất trời và sự bình an sẽ đến. Cố nằm lỳ hay cố bơi tiếp chỉ nhanh chóng đạt được sự tuyệt vọng.

    Sắc tức thị không! Không tức thị sắc! Sắc sắc không không, không không sắc sắc! Thiện tai, thiện tai!

  3. Kính chào giáo sư, tôi do dự không biết có nên viết bình luận về bài báo của ông không. Vì mỗi lần viết, thường có những lời bình luận khác gây khó chịu cho ông. Nhưng bài viết này, ông bàn về những vấn đề quan trọng, rất hợp với suy nghĩ của tôi, nên tôi lại viết vài dòng.

    Thưa giáo sư, văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật là những chủ đề mà rất nhiều người Việt nam chúng tôi phải học, khi đã hiểu hơn chính trị và pháp luật, chúng ta sẽ hiểu hơn dân chủ và khi hiểu kĩ rồi. Chúng ta sẽ biết trân trọng và giữ gìn các giá trị dân chủ và bảo vệ quyền con người. Tự do ngôn luận để biểu đạt các quan điểm của mình là một trong những biểu hiện đầu tiên của dân chủ. Trong các nền dân chủ lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… Những ý kiến trái chiều, những xung đột nảy lửa về quan điểm sẽ xảy ra khi chúng ta cùng bàn về một vấn đề quan trọng. Nhưng tất cả những quan điểm trái ngược đó phải được thảo luận dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Các ý kiến đưa ra phải có cơ sở, chứ không được phép quy chụp. Đáng tiếc là những tranh luận chân thành, thẳng thắn chưa có được ở Việt Nam vì các quyền tự do, đặc biệt là tự do ngôn luận rất bị hạn chế ở Việt Nam, điều này làm giảm rất nhiều năng lực sáng tạo của người Việt Nam. Tôi xin bàn về hai điểm chính mà giáo sư nêu ra trong bài viết của mình:

    Chuyện tử hình hai cán bộ tham nhũng ở Việt Nam:

    Những cán bộ tham nhũng phải bị xử lí nghiêm khắc, nhưng việc Nhà nước kết án tử hình họ liệu đã đúng chưa và liệu có giải quyết được vấn đề chống tham nhũng hiện nay? Tôi cho rằng điều này không giải quyết được vấn đề. Việt Nam kết án tử hình đối với những người này là quá nghiêm khắc và không thỏa đáng. Có lẽ Việt Nam học theo cách của người Trung Quốc xét xử thật nặng để răn đe các quan tham và hi vọng sẽ giảm bớt được nạn tham nhũng đang gặm nhấm đất nước. Từ rất lâu rồi cái bóng khổng lồ của người Trung Quốc luôn phủ lên Việt Nam. Người Việt Nam hay học và làm theo họ theo kiểu độc tài. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn có suy nghĩ theo kiểu độc tài, (lối suy nghĩ này đã tồn tại từ ngàn đời ở đất nước này) và họ sẽ có những hành động độc tài để quản trị đất nước rộng lớn của họ. Điều này không hợp với Việt Nam vì dưới thời phong kiến, các vị vua hướng đến đức trị, hiện nay đất nước cần hướng tới pháp trị, chứ không phải quản lí đất nước theo cảm tính và răn đe. Những người phạm tội vì tham nhũng, nhưng việc kết án tử hình là quá nặng. Tôi cho rằng điều này sẽ là bất công với họ và gia đình họ. Chúng ta đều hiểu họ là những công dân sinh ra ở đất nước theo một chế độ thiếu dân chủ, thể chế chính trị không hoàn thiện và có rất nhiều sơ hở, khiến con người dễ vi phạm các nguyên tắc luật pháp, vì thể chế bộc lộ nhiều điểm yếu và không có cơ chế giám sát, nên con người sinh ra hư hỏng. Lỗi lớn đầu tiên thuộc về thể chế đã đào tạo ra những con người như thế và tạo điều kiện cho họ phạm tội. Như vậy Nhà nước cũng có lỗi trong những sai phạm của họ. Môi trường xung quanh tác động đến hành vi của họ, vì có đưa tham nhũng, gợi ý tham nhũng sẽ dẫn đến tham nhũng. Như vậy không phải chỉ mình họ có tội mà những người đưa hối lộ, móc ngoặc tạo điều kiện cho tham nhũng cũng có tội. Thiếu cơ chế giám sát, ngăn ngừa tham nhũng khiến Nhà nước cũng có lỗi, bởi vì nếu có cơ chế phòng chống tham nhũng ngay từ đầu, nếu họ có mức lương hợp lí, có thể họ sẽ không phạm tội. Lỗi đầu tiên thuộc về khâu điều hành quản lí không phù hợp và hiệu quả, vấn đề này thuộc về thể chế.

    Tôi xin lấy ví dụ, để ngăn ngừa tham nhũng đối với các nghị sĩ, luật quy định các đại biểu nhân dân khi được bầu vào Quốc hội và Thượng viện đều phải kê khai tài sản, khi họ không còn là nghị sĩ nữa, họ sẽ phải kê khai tài sản lần thứ hai. Nhà nước sẽ có cơ sở để đối chiếu khoản tài sản chênh lệch là bao nhiêu, liệu có tương ứng với thu nhập khi họ là nghị sĩ không? Ví dụ ở Pháp, các ứng cử viên tổng thống của các đảng đều phải kê khai tài sản khi họ tranh cử, lương bổng đều công khai minh bạch, ở Việt Nam, rất khó đến biết thu nhập chính xác của mỗi cán bộ là bao nhiêu.

    Tự do ngôn luận, báo chí tư nhân có quyền được nói, được phát hiện tham nhũng, đa đảng để chống lại sự độc quyền và tìm ra những yếu kém của đối phương, quản lí tài sản qua ngân hàng… cũng là những cách hiệu quả để phòng chống tham nhũng. Thật đáng tiếc là những biện pháp trên đều không có, hoặc thực hiện kém hiệu quả ở Việt Nam. Chống tham nhũng ở Việt Nam theo kiểu “Mất bò mới lo làm chuồng”.

    Cũng cần nói thêm ở đây là các nước dân chủ văn minh đang có xu hưởng bãi bỏ hoàn toàn án tử hình, toàn bộ 28 nước thuộc Liên minh Châu Âu đã loại bỏ án tử hình. 47 nước thuộc Hội đồng Châu Âu cũng khuyến khích bãi bỏ hoàn toàn án tử hình. Án tử hình chỉ còn áp dụng cho các tội phạm hình sự nguy hiểm như tội giết người. Tôi cho rằng tử hình người phạm tội tham nhũng là quá nặng, chỉ nên áp dụng bản án từ 10 đến 20 năm, hoặc cao nhất là chung thân. Vì phòng chống tham nhũng trước hết thuộc về vấn đề vấn đề giám sát và ngăn ngừa tham nhũng, điều này lại đòi hỏi phải cải cánh thể chế. Việc Việt Nam mới được bầu vào Hội đồng nhân quyền và việc áp dụng án tử hình theo kiểu răn đe theo kiểu của Trung Quốc, sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt giới quan sát quốc tế.

    Cải cách thể chế chính trị

    Tôi xin trích dẫn điều 16, Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789: “Ở mỗi xã hội mà quyền con người không được đảm bảo, nguyên tắc tam quyền phân lập không được tôn trọng, Hiến pháp được ban ra hay không, cũng không có ý nghĩa gì”. Quyền lực tập trung và không có cơ chế giám sát là nguồn gốc của mọi khổ đau vì con người luôn say mê quyền lực và luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực để làm lợi cho mình. Montesquieu cho rằng, cách tốt nhất là quyền lực cần phải ngăn chặn quyền lực. Do đó nền tư pháp phải giữ vị thế độc lập để xét xử đúng người đúng tội, để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật. Tòa án hiến pháp cũng phải được thành lập để đảm bảo các giá trị của Hiến pháp và tránh việc lạm quyền của các cơ quan. Xây dựng Nhà nước pháp quyền để các cơ quan nhà nước luôn phải tuân theo pháp luật…

    Tôi muốn bàn thêm về vấn đề quyền lực. Nếu quyền lực tập trung trong tay một người mà không có cơ chế giám sát nào, sẽ dẫn đến độc tài cá nhân. Nếu quyền lực tập trung trong tay một nhóm người, họ có thể quyết định toàn bộ mọi việc lớn nhỏ mà không có cơ chế giám sát nào, sẽ dẫn đến độc tài tập thể. Vậy độc tài cá nhân và độc tài tập thể, thể chế chính trị nào lợi hơn?

    Tôi tin rằng độc tài cá nhân trong một số hoàn cảnh vẫn có lợi hơn. Vì khi một người thâu tóm toàn bộ quyền lực, nếu người đó có hiểu biết và có ý thức trách nhiệm, nhà lãnh đạo đó vẫn có thể có các chính sách khuyến khích kinh tế xã hội phát triển, và khi ý thức được nhu cầu cần thay đổi chính trị do sức ép từ các tầng lớp nhân dân. Đổi mới chính trị sẽ dễ dàng hơn vì chỉ có một người quyết định. Độc tài cá nhân luôn đặt ra trách nhiệm thuộc về một người, buộc người đó phải suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động vì luôn lo sợ bị hậu thế đánh giá.

    Độc tài tập thể sẽ khó thay đổi vì khi muốn bàn đến những việc quan trọng, cần có sự nhất trí của cả một tập thể, điều này rất khó, nên họ vẫn quyết định theo cách cũ. Vấn đề quy trách nhiệm cũng rất khó, vì không biết ai là người trực tiếp điều hành, vì mọi người đều có quyền lực, và khi cần rũ bỏ trách nhiệm đối với họ cũng dễ hơn.

    Thưa giáo sư, trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về một số vấn đề chính mà giáo sư đề cập trong bài viết. Trong thời gian tới, tôi sẽ ít có thời gian ghé thăm blog của ông vì công việc.

    Xin chúc ông mạnh khỏe và luôn yêu quý Việt Nam, mảnh đất có nền văn hóa lâu đời và có nhiều truyền thống tốt đẹp.

    Phan Thành Đạt

  4. Đọc bài ông viết thường xuyên, và cũng nhiều lần định comment nhưng nghĩ đi nghĩ lại xoay quanh chữ “chính trị” thì quả thực là tôi lựa chọn phương án “đà điểu”, vì chính mình cũng tin, chứ không phải chỉ là nhận thức hay còn chút nghi ngờ: không thủ đoạn/bẩn hay sạch thì có ý nghĩa gì nhỉ ?! thì đâu phải là làm chính trị. Sự khác nhau trong sử dụng thủ đoạn, chỉ là vấn đề “văn hóa”: nghĩa là anh theo cách Quân Vương(Tây) hay theo cách của Hàn Phi Tử(Tàu),v.v. Còn lại, là sự thắng hay thua, tức là nắm được hay không quyền lực thật sự để lái cuộc chơi đi đến đích thỏa mãn mục tiêu/hoặc mục đích của mình…
    Vậy nên, kể cả sự tồn tại của ông, một tai nạn hy hữu về giao thông hay một biến cố dùng nhầm thuốc khi điều trị bệnh tại bệnh viện nào đó để ông thôi viết lăng nhăng có khó quá không với một chính thể ?! Có lẽ là không, đúng thế chứ! Từ đây, mở rộng ra trong các việc khác: thật ra khi làm chính trị, người ta không hẳn không biết hành vi nào đó sẽ đưa đến 2 mục tiêu cùng lúc: thắng, thua và cái giá của mỗi kết quả nào đó là những gì, song sự cân nhắc không nằm ở chỗ tính cho người khác, đặc biệt là đối phương mà là cho mình. Khi người ta không làm thế này hay thế khác, chẳng vì sự nhân đạo nào cả, bên ngoài sự tồn tại của họ. Tôi không rõ ông đã cầm súng ra trận chưa ? Nếu đã qua rồi, ông có tin vào sự chiến thắng nhờ đàm phán hay không, khi bên nào cũng cho rằng mình sẽ tiêu diệt được bên kia, và thắng lợi hoàn toàn trong tay mình, kẻ thù sẽ trở thành tù binh ?! Thứ nữa, khi đã nổ súng, ông chỉ bắn đối phương bị thương nhẹ, vẫn tiếp tục chiến đấu được, để kêu gọi nó đầu hàng chăng ?…
    Tôi nghĩ thiển cận là ông nghiên cứu về Việt nam, Trung Quốc nhưng lại quá ít hiểu về lịch sử quyền mưu/ông để ý hộ nhé “Quyền Mưu” chứ không phải đường lối, chính sách quái gì cả. Khi ông biết được, để tạo nên quyền lực và duy trì nó, mỗi chủ thể sẽ có cách “ăn thua” nhau thế nào. Do đó, Đức Không tử đã lưu ý rằng: không thể nói chuyện/bàn bạc quái gì với Đàn bà và Tiểu nhân, hai hạng này có thiên hướng duy tình và nhìn vào cái lợi trước mắt.
    Tóm lại, hy vọng ông rảnh rỗi đọc thật nhiều và thật kỹ sử, đặc biệt là Bí sử trong thâm cung của Tàu cũng như Việt, rồi “trích đoạn” cho mọi người hiểu: A, làm chính trị Tàu , Việt phải như Lã Bất Vi, biết “buôn Vua”, phải như Hán Cao Tổ đái trước mặt bọn Nho sỹ nhưng không vì thể mà không dùng chúng để giáo hóa dân chúng, hay như Bác Mao coi trí thức là phân nhưng không phải Bác ấy không cần biết đến sức mạnh của vũ khí nguyên tử, hạt nhân…Cho nên, ai được sống, sống thế nào, đâu ở họ kia chứ. Cũng như quân cờ thôi mà, người chơi quyết hay con tốt, con mã, con xe “chết ra sao” trên bàn cờ, hay mấy con cờ này tự động quyết về số phận của mình ? Ong thấy tôi suy diễn có chấp nhận được không ? Nếu được, lần nữa xin ông ngồi đọc sách, ngẫm nghĩ nhiều hơn, hơn là viết mà chẳng ăn nhập gì với hiện thực của các nền văn hóa này. Nơi mà quyền mưu chứ không phải mớ Pháp luật rẻ rách quyết ai ngồi ở đâu, thu nhập ra sao, quyền hành thế nào,v.v.Vậy, bàn về Pháp quyền, hay Quyền gì đó xem ra ngớ ngẩn, phải không nào ? Nói cách khác, có thể hợp và đúng ở Tây, khi con 18 tuổi nó không làm phiền gì chúng ta nữa, nói gì là họ hàng, là hàng xóm hay đồng hương…Còn Tàu, Việt: chẳng ai biết trước được kẻ chui háng- Hàn Tín lúc nào là Vương, thôi cẩn tắc vô áy náy, đầu tư mọi quan hệ, kiểu đơm đó, biết đâu sau này lại…Thôi, chào ông nhé.

    • Trích : “Vậy nên, kể cả sự tồn tại của ông, một tai nạn hy hữu về giao thông hay một biến cố dùng nhầm thuốc khi điều trị bệnh tại bệnh viện nào đó để ông thôi viết lăng nhăng có khó quá không với một chính thể ?!”

      Đây có thể gọi là “Quyền Mưu” mà các thể chế độc tài cường bạo thường dùng để đe dọa, bịt miệng người và đặt biệt là phương thức để tồn tại của những băng đảng côn đồ như Mafia – Âu Châu, Yakuza – Nhật, Cartel – Mexico v.v… Cả nước VN (miền Bắc gần 70 năm, miền Nam gần 40 năm) không dám lên tiếng là thế đấy, kể cả anh hùng như tướng Giáp cũng phải im. Nhưng nó sẽ còn giữ hiệu quả bao lâu nữa tại VN? nó đang dần sụp đổ trên toàn cầu ví dụ gần đây là Miến Điện.

      Về “Quyền Mưu” thì không phải chỉ có ở Tàu và VN mà lịch sử cả năm Châu đều có và đã được nghị thành sử rất phổ thông, chẳng có gì là thâm cung bí sử. Mỹ cũng không ngoại lệ, bao nhiêu tổng thống, đại biểu, lãnh tụ đã bị ám sát trong lịch sử. Kể cả Đức Giáo Hoàng cũng bị (không thành). Ở Mỹ về mặt xã hội hình sự mổi năm có chục nghìn người bị giết vì tiền, tình, thù oán và kết quả là số phạm nhân hình sự bị kết án tù đày, tử hình cũng không kém. Chẳng những người làm chính trị biết lường “hành vi nào đó sẽ đưa đến 2 mục tiêu” mà cả đối phương cũng phải biết cân nhắc.

      Vấn đề là phương Tây đã làm gì để vô hiệu hóa “Quyền Mưu”, độ tài toàn trị.

    • Hình như ở Hà nội có tượng Ganhdi thì phải , làm chính trị như thế mới đáng phục chứ , không cần phải xảo trá và phản trắc . Tôi cũng thấy lòng thành của ông London ở điểm này .
      Moi @BD đọc thêm về Ông Ganhdi đi nhé , đọc truyện Tàu hoài cũng chán !

  5. Khi đọc bình luận này và thế những chữ nhu :”Vậy nên, kể cả sự tồn tại của ông, một tai nạn hy hữu về giao thông hay một biến cố dùng nhầm thuốc khi điều trị bệnh tại bệnh viện nào đó để ông thôi viết lăng nhăng có khó quá không với một chính thể ?! Có lẽ là không, đúng thế chứ!” thì tôi coi nó là cách trao đổi mà tôi. Vì chính bạn cũng có thể bị tại nạn, đúng thế chứ?

    Tôi “đã cầm súng ra trận chưa”… thì chưa… kinh nhiệm của tôi có hạn chế đó và cũng có ưu điểm của nó…hạn chế có nghĩa là tôi rất khó để hiểu những người đã có kinh nghiệm nhu thế và đên nay vẫn nghĩ đến bạo lực liên tục. Tôi cũng có nhiều bạn từ mới phía mà đã ‘cầm súng’ mà đã tránh được cách suy nghĩ đó….giả định tôi “không hiểu” VN hay TQ là quyền của bạn, nhưng việc tôi giả định bạn chưa đúng thì là quyền của tôi.

    Nhiều người thực sự chẳng biết gì cả hết hãy láy những gì Không tử nói để phực vự cho những quan điểm vớ vẩn của họ….. cũng nhu lời “bạn chưa hiểu gì về VN” …Điều anh không đồng ý với tôi là ok rồi, nhưng, xin hỏi sao trong bình luận của bạn đã không đề cập một ý tưởng nào trong bài ….mà chủ yếu chửi?

    Hy vọng bạn là người có thể trao đổi một cách cởi mở… bạn đề nghị tôi đọc gì, tôi sẽ cố gắng!

    • Kính thưa Giáo sư!

      Khổng tử là ai? Mao Trạch Đông là ai? Là những thằng Tàu đã chết!

      Đúng ra, @ Nguyễn Bách Dương nên hỏi, Tập Cận Bình là ai thì mới thực tế (và mới chứng tỏ là người am hiểu về quốc gia của người Tàu)!
      Tôi là một tên Tàu lai và đã đọc qua Đông chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Mặt dày tâm đen mà còn chưa hiểu thế nào là quyền mưu thì thằng @ Nguyễn Bách Dương là ai mà bày đặt ăn nói vớ vẩn!
      Đã, đang được sống ở thế kỉ 21 mà thằng khùng này cứ nói chuyện đâu đâu!

      Tuy nhiên, phải thông cảm cho hắn thôi vì hắn đã bị cộng sản nhồi vào sọ của hắn những thứ giẻ rách nên hắn mới vớ va vớ vẩn như thế!

      Quyền mưu ư? Đã dốt mà còn thích nói chữ!
      Chữ mới bây giờ người ta gọi là maphia đó biết chưa thằng ông nội! Mà thằng ông nội @ Nguyễn Bách Dương có biết maphia là gì không? Là sự cấu kết giữa tội phạm có tổ chức và những người tham gia trong bộ máy công quyền đó biết chưa!

      Nghe đến maphia thì ai cũng sợ, nhưng nếu maphia mà gặp phải cộng sản cũng cũng phải bái làm sư phụ đó biết chưa? Vì vậy thằng ông nội đừng đem ba cái quyền mưu tầm sàm của thằng Tàu ra hù dọa nữa nhé!

      Nhưng cộng sản sợ ai? Đừng bảo cộng sản không sợ gì cả đấy nhé, vì không có gì là tuyệt đối cả biết chưa! À, mà thằng ông nội có biết chơi cờ thú không? Không biết thì học đi thì sẽ biết cộng sản sợ ai ngay thôi!

  6. [Như Ông Lord Acton đã nói: “Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối“. ]
    Câu này ông London dịch theo mấy trí thức người Việt nên bị sai giống họ rồi. Lord Acton dùng từ “corrupt” với nghĩa tổng quát, lớn hơn nghĩa “tham nhũng” của tiếng Việt. Chữ “corrupt” này chuyển sang tiếng Việt phải là “hư hỏng, “thối nát”, “băng hoại” v.v. , trong đó có thể có tham nhũng (một dạng thối nát- corrupt). Mong ông London chú ý giúp bạn đọc người Việt hiểu tiếng Anh cho chính xác, thay vì học lại cái sai của họ. Cảm ơn ông.
    Xin nói thêm, các ông Stalin, Mao, Pol Pot corrupted tuyệt đối bởi quyền lực tuyệt đối của họ nhưng không bao giờ tham nhũng cả.

    • JL dịch chưa sát. Nói vậy hay hơn. Tôi còn nhớ vào năm 1974, có phiên dịch viên người Nga dịch cho đại sứ Soviet khi họ đến thăm một trường học ở Hà Nội:
      – Chúc các bạn xây lắp thành công CNXH (?!)

      • Corrupt được dịch sang tiếng việt là tham nhũng có độ chính xác cao với nội dung của bài viết này với hình 2 con dê tế thần ở trên .
        Lại một lần nữa khó có ai có thể đoán được những biến cố như thế này trong chế độ độc tài …nhưng 2 còn dê này chắc chắn là đã không có dù che ,tham ăn một mình…tệ hơn nữa là luật pháp dây thung , muốn trói là trói, muốn thả là thả và muốn giết là chết…
        Đấy cũng là một bài học đắt giá cho những đảng viên cóc con, khi các anh nhớn”làm ăn ” thì không sao , đến mình thì bị đem lên chảo”quay ”  …tội nghiệp em làm các anh nhớn ơi!!

        • Tất nhiên hai con dê tế thần đó là tham nhũng nặng. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để ăn cắp của công hay ăn hối lộ, thủ lợi riêng thì là tham nhũng, không có gì phải bàn ở đây. Vấn đề là ông London trích câu nói nổi tiếng của Lord Acton, một nhà sử học người Anh thế kỉ 19. Câu này nguyên văn là : “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely. Great men are almost always bad men.” có thể xem ở đây: http://www.phrases.org.uk/meanings/absolute-power-corrupts-absolutely.html
          Chữ “corrupt” ở đây là một động từ (chú ý cách chia động từ “power corrupts”). Diễn giải theo nghĩa thì là: Quyền lực thường dẫn đến (làm cho) hư hỏng, và quyền lực tuyệt đối dẫn đến hư hỏng tuyệt đối. Như vậy “corrupt” ở đây mà dịch thành “tham nhũng” là đã giới hạn quy luật “power corrupts” của Lord Acton vào một phạm vi cụ thể và nhỏ hơn nhiều.
          Cũng trong article trên có một câu tương tự của một thủ tướng Anh: “Unlimited power is apt to corrupt the minds of those who possess it”
          Thử hỏi cũng là “corrupt” đấy, cứ tra từ điển mà dịch là “tham nhũng” xem có ngô nghê không?

          • Bạn nói rất đúng đấy ! chữ và nghĩa của ngôn ngữ thường có nhiều nghĩa , tiếng Việt , tiếng Anh cũng vậy , nghĩa bóng , nghĩa đen ,ý xa, ý gần…Khi một câu nói của một người có ý nghĩa tổng quát rộng rãi , được trích dẫn để giải thích cho những sự kiện chuyên biệt thì nên dịch thật sát nghĩa của nó vẫn tốt hơn chứ, phải không bạn, trong từ điển tiếng Anh, chữ corrupt cũng có nhiều nghĩa lắm , nghĩa “tổng quát” nhất là đúng như bạn nói (thoái hóa,phân hoá,hư hỏng ), nghĩa “chính xác” với sự kiện thì được dịch đúng như bài viết ở trên .

          • Hay đó Nieman.
            Phân tích của Nieman là cần thiết để làm thoát nghĩa của bài viết này của JL hơn. Từ đó dễ nhận ra rằng chính sách chống tham nhũng của Đảng CS sẽ muôn đời không giúp gì được cho tình trạng yếu kém mọi mặt của VN như bấy lâu nay.
            Tham nhũng không phải là gốc thực sự của vấn đề.

  7. Dear J. London
    Tôi tự cho mình là đệ-tử của Galileo Galilei. Nên khá ung-dung tự-tại trong cuộc-sống này. Vì sao ư? Dù sao, Trái-đất vẫn quay, bất-kể phải “mang” trên mình Ngài ý-thức-hệ nào. Có nghĩa là, mọi ý-thức-hệ đều vô-nghĩa.
    Chúc anh và gia-đình khỏe.

  8. Chào J. London,
    Có một gắn kết sâu thẳm giữa người Mỹ và Việt? Nhiều người Mỹ cho rằng kiếp trước (past life) họ là người Việt.
    Riêng tôi, phục sát đất những người nước ngoài biết giỏi tiếng Việt – Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam!
    Theo cách nào đó, ngữ pháp Việt Nam hiểu sao cũng được. Buồn thay, luật pháp cũng tương tự…

  9. “Quan trọng hơn cả là những triều đại này đã hành động theo những luật lệ rõ ràng mà về nhiều khía cạnh không phụ thuộc vào những di truyền (COCC) mà vì tài năng của họ.”
    Di truyền (COCC)? phải chăng GS định dùng từ “truyền thống” – tradition orginating?

  10. Hoàn toàn đồng ý với nhận định của của giáo sư, chỉ có một chi tiết nhỏ hai án tử hình ngoài việc:”chứng minh quyền lực tuyệt đối của họ”, nó còn nhắm đến đích xì hơi quả bóng bất bình trong dân, hai vị đó không may được chọn làm “con dê tế thần”.

  11. Cá 100 Nhân Dân Tệ – không ai bị tử hình cả. Vòng vo một hồi, được tha về nhà, uống café Trung Nguyên! (Tranh thủ quảng cáo cho sản phẩm Việt Nam.)

  12. Một đất nước nói tiến lên CNXH, nhưng đến giờ chưa qua ý thức hệ phong kiến, quả đúng vậy nên không thoát ra nổi!

  13. Trích: “Quan trọng hơn cả là những triều đại này đã hành động theo những luật lệ rõ ràng mà về nhiều khía cạnh không phụ thuộc vào những di truyền (COCC) mà vì tài năng của họ.”

    Nhận xét của tác giả về các triều đại tại Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam nhờ hệ thống thi cử tuyển người làm quan mà khắc phục được phần cái xấu của quyền lực tuyệt đối là rất đáng khâm phục.

    Điều mà tác giả viết rằng “những triều đại này đã hành động theo những luật lệ rõ ràng” đó là việc các triều đại đã cai trị theo Lễ mà những nhà Nho khi cầm quyền đã đặt ra. Lễ ở đây không phải chỉ bao gồm lễ phép giữa người với nhau mà còn bao gồm cả nghi lễ trong triều đình và qui định cho các ban bộ trong triều đình phải tiêu pha như thế nào, về quyền hạn của các ban bộ, về việc vua và quan lại phải cư xử ra sao trong khi làm việc công.

    Thí dụ, một ông Thượng Thư đứng dầu một bộ thì theo Lễ qui định phải mặc áo ra sao, khi đi ra ngoài được dùng xe ngựa với nghi lễ ra sao, được hưởng mức lương ra sao. Ông Thượng Thư đó ăn ở xa hoa, đi ra ngoài dùng xe ngựa quá với mức qui định thì bị gọi là thất Lễ . Đối với vua cũng vậy . Vua ăn chơi xa xỉ, trang hoàng cung điện quá tốn kém thì cũng bị xem là thất Lễ, nghĩa là không cư xử đúng theo qui định của nhà nước . Còn quan có dám can gián vua khi vua xa xỉ hay không thì lại là chuyện tùy theo thời đó có người có lương tâm và gan dạ hay không.

    Việc tổ chức thi cử tuyển người là lối “tuyển hiền dữ năng” (tuyển người hiền tài theo khả năng), nghĩa là chính sách dùng người theo tài năng mà không do gia thế, giòng họ. Những người đi thi để ra làm quan được học lời Khổng Tử dạy là khi làm việc công phải có công tâm, phải làm làm điều nghĩa, tức là làm điều có ích lợi chung chứ không phải ra làm quan để phục vụ cho cá nhân hay riêng giòng họ nhà vua. Chính nhờ các tuyển người theo tài năng và cách giáo dục người ra làm quan phải làm điều có ích lợi chung đã hạn chế bớt cái xấu của quyền lực tuyệt đối. Những người nhờ thi đỗ mà làm quan họ dễ có thái độ công bằng và vô tư hơn vì họ không lên làm quan nhờ dựa vào thế lực nào để cất nhắc.

    Cái chính trị Quyền Mưu nó nằm ở đâu trong hệ thống chính trị thời xưa? Lối cư xử Quyền Mưu có trong chính trị tại khắp nơi trong xã hội loài người, cả ở các nước Tây Phương chứ không riêng gì tại Trung Hoa. Nhưng ở Trung Hoa thì theo đường lối Đức Trị, nghĩa là cai trị theo đạo đức Nho Giáo. Cái Đức Trị này nó đứng lên trên Quyền Mưu. Nghĩa là người làm chính trị vẫn được quyền dùng Quyền Mưu nhưng phải là để làm việc Nghĩa, tức là phục vụ cho lợi ích chung. Khi mà Quyền Mưu không còn phục vụ cho lợi ích chung mà cho phe nhóm thì xảy ra việc tranh chấp giữa các phe trong triều đình, và Trung Hoa bị tan thành nhiều mảnh. Vụ tranh chấp giữa phe đảng của hoạn quan, của hoàng thân, ngoại thích vào các giai đoạn suy tàn cả các triều đại là dấu hiệu chính trị không còn nhắm vào lợi ích chung mà chỉ còn Quyền Mưu để phục vụ cho phe phái. Các vụ tranh chấp nhố nhăng giữa phe phái trong triều đình ở đầu chuyện Tam Quốc Chí là hiện tượng chỉ còn Quyền Mưu mà không ai quan tâm đến lợi ích của quốc gia.

Comments are closed.