Một bạn đọc đề cập lũ lụt

Mùa hè năm 1997 tôi đã ngủ trên một ban bi-a ở một làng, vùng miền núi của tỉnh Quang Ngãi. ‘Bị vậy’ khi một buổi tối xe máy tôi bị hỏng trên đường xuống duyên hải miền Trung từ Tây Nguyên. (Ban bi-a là giải pháp sáng tạo của CA địa phương tìm một cách ‘quản lý’ một đối tượng Tây.’)

Xe máy này….

Dịp đó, tôi đã làm quên với nhiều người bạn mới. Người Kinh có, Ê đê có. Chúng tôi đã nói chuyện vui đến khuya. Nhớ quá.

Vào một ngày ba năm sau, trong thời điểm tôi đang sống ở Tam Kỳ, Quảng Nam, tôi quyết định trở về chính làng đó. Mới lên nơi, tôi thấy làng váng người. Ngay sau đó tôi đã gặp được chính một ông mà tôi đã gặp trước. Tôi thấy ông ây không vui. Và chỉ có phút sau ông có giải tích chỉ chách đó một tuần cả lằng đã bị lũ lụt, cả khu đã bị thiệt hại rất nặng.

Trong hai tuần trước, tôi lại nhớ đến làng đó. Không biệt lũ lụt lần này đã có hậu quả gì đối với những bạn tôi đã găp trước. Vâng, những nguy cơ về lũ lút ở miền trung Việt Nam đã chưa giảm. Một phần là vì thời tiết. Và một phần là hậu quả của cách ‘phát triển’ và ‘quản lý’ những vừng đó.

Vậy, hôm nay, khi nhận được một email của một bạn đọc, tôi muốn chia sẻ. Tôi biết, trong thời gian qua, có nhiều người thảo luận về vấn đề lũ lụt. Hôm nay xin chia sẻ thêm ‘một tiếng nói’ đề cập vấn đề này. Mời các bạn đọc, góp ý:

“Vừa qua đã có quá nhiều bài viết về lũ lụt, thủy điện ở miền trung. hầu hết đều tỏ ra bức xúc với tình trạng xả lũ gây chết người, mất mát tài sản… với nhiều góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên tôi muốn đóng góp một tiếng nói về cách làm giảm thiểu tác hại của thủy điện. dù sao thì các công trình thủy điện đó cũng đã và đang tồn tại rồi, không có cách gì phá bỏ nó được. các công ty thủy điện đó luôn muốn thu được lợi nhuận tối đa, do vậy không thể kêu gọi lòng từ thiện của họ sẽ xả nước chống hạn hay dừng xả lũ chống lụt được… Và đây là giải pháp để giảm thiểu tác hại của thủy điện:

  • Ban hành ngay nghị định hoặc pháp lệnh về việc đầu tư xây dựng và vận hành thủy điện. Trong đó quy định trách nhiệm của việc chống hạn và chống lũ lụt ở lưu vực các con sông thuộc trách nhiệm của các công ty thủy điện trên dòng sông đó.
  • Nếu công ty thủy điện không hoàn thành nhiệm vụ trên, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại (giống như công ty vedan phải bồi thường thiệt hại khi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông đồng nai vậy.
  • Người dân vùng hạ lưu có quyền kiện các công ty thủy điện phía trên đầu nguồn khi không làm tròn trách nhiệm chống hạn hay chống lũ lụt để đòi bồi thường.
  • Khi các công ty thủy điện đã làm hết cách mà vẫn bị hạn hán hay lũ lụt thì được miễn truy cứu trách nhiệm, vì đó là lỗi của thiên tai. Tiêu chuẩn để đánh giá trách nhiệm là khi hạn hán, công ty đã xả hết nước trong hồ đến mức không thể phát điện được mà phía hạ lưu vẫn bị hạn.
  • Trước khi mưa bão (theo dự báo thời tiết của VTV) đã xả hết nước đến mức không thể phát điện để dành dung tích hồ chứa nước mưa và nước lũ đầu nguồn đổ về, đồng thời để nước chảy qua bờ tràn tự nhiên khi hồ đầy, mà hạ lưu vẫn bị lũ lụt.
  • Làm như vậy có thể gây khó khăn chút ít cho các công ty thủy điện, buộc họ phải quan tâm đến việc dự trữ nước cho phát điện và chống hạn. Đồng thời xả nước trước khi mưa bão đến. Nói khác đi là chia sẻ bớt lợi ích để cả 2 bên cùng có lợi mà thôi. Nhưng chắc chắn 1 điều là họ sẽ làm được, làm tốt.
  • Người dân sống ở vùng hạ lưu có trách nhiệm tự cử đại diện của mình để túc trực, giám sát quá trình vận hành xả nước của các công ty, tự thu thập bằng chứng để làm thủ tục khởi kiện đòi bồi thường. Nếu các công ty không tạo điều kiện cho phép đại diện của người dân thực hiện quyền giám sát thì tòa án coi đó chính là bằng chức kết tội khi xét xử bồi thường thiệt hại cho người dân.

Đó chính là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất để giảm thiểu tác hại của thủy điện ở việt nam hiện nay.

Kính chào giáo sư, chúc giáo sư luôn mạnh khỏe.”

Vâng, cảm ơn bạn đã chia sẻ!

JL

9 thoughts on “Một bạn đọc đề cập lũ lụt

  1. Ông Giáo Sư Jonathan ơi, người Việt Nam chúng tôi có câu: “Nắm thằng có tóc, chứ không ai nắm thằng trọc đầu”. Tôi không hiểu sao ông bạn của tôi lại góp cái ý kiến cực kỳ thực tế và khả thi này với ông, mà trách nhiệm của ông với dân nước tôi thì ông vô can, nói cách khác là trọc đầu (xin lỗi ông nhá!) trong khi những thằng có tóc cỡ bự là Trọng Lú, Tư Sang và Ba Dũng thì vị độc giả thân mến này lại coi như người hành tinh nào đấy, chả thèm nắm tóc? Tại sao vậy? Bụt nhà không thiêng chăng? Hay khóc hoài mà mẹ chẳng những đã không cho con bú, còn áp dụng đúng “qui trình xã lũ” với điều 88, 79, 258 bộ luật hình sự cho mày hết khóc luôn… hi hi hi… ông nghĩ sao? Thưa Ông Giáo Sư ít tóc nhưng có lòng với người dân Việt?

  2. Ngây thơ, hài ước! Đến việc bầu trưởng thôn còn không tự do lấy ai đại diện dân chúng.

  3. Hội chứng domino vỡ, lún sụt của các đập thủy điện: điểm chiếu vuông góc hội tụ của thể chế chính trị và đạo đức khoa học
    Mấy ý kiến về hiện tượng domino các sự cố xảy ra gần đây ngày càng tăng dần đều về: vỡ, lún sụt, và xả nước vô tôi vạ của các đập thủy điện gây nên nhiều nhân tai cho con người và môi trường ở miền Trung hiện nay:
    1) Sự yếu kém của một hệ thống chính phủ độc tài:
    1.1. bất chấp các phản biện khoa học độc lập, tùy tiện ký duyệt cho các chủ đầu tư các dự án phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh để khai thác tài nguyên, xây dựng thủy điện và kinh doanh trồng cao su và cà phê tràn lan. Mất rừng, mất đất, mất sinh cảnh sống của sinh vật, dẫn đến mất đa dạng sinh học, và tất yếu cân bằng sinh thái bị phá vỡ, giảm sức tải của hệ sinh thái. Tốc độ mất rừng kỷ lục và không kiểm soát [1], trong khi đó địa hình của miền Trung là rất dốc, thì lượng nước khổng lồ của các trận mưa ở xứ nhiệt đới sẽ ngay lập tức ập xuống cuốn trôi nhà cửa hoa màu ở khu trung phần và nhấn chìm các cộng đồng dân cư và cơ sở hạ tầng phía hạ nguồn. Rủi ro và tổn thương đối với an sinh xã hội và thiệt hại về kinh tế của cả nước sẽ tăng theo tỷ lệ phá rừng. Đó là hậu quả của một chính phủ bất tài và độc tài toàn trị, nơi mà các phản biện khoa học của một hình thái xã hội dân sự văn minh bị bóp nghẹt và chà đạp.
    1.2. bất chấp các tôn chỉ cho phép từ kết quả đánh giá môi trường chiến lược (Strategic Environment Assessment = SEA) trong qui hoạch thủy điện. Ví dụ: văn bản 4621/VPCP-KTN năm 2008 của chính phủ cho phép xây dựng hai dự án đập ngăn trên dòng chính ĐN 6 và 6A thay vì một dự án ĐN 6 dạng hồ chứa theo qui hoạch dựa trên kết quả SEA đã được ký duyệt theo văn bản 1483/CP-CN năm 2002 [2]. Hai thủy điện ĐN 6 và 6A nghễu ngện ngoạm vào 150 ha vùng lõi của VQG Cát Tiên, thách thức và chà đạp thiên nhiên và xã hội. Điều này không những cho thấy việc hành xử theo cái kiểu „nhổ ra rồi lại liếm” của các quan chức chính phủ Việt Nam, mà còn là dấu chỉ của việc cố tình đặt mục đích lợi ích nhóm bất chấp các thông tin và số liệu khoa học. Vì lợi ích của chủ đầu tư mà chính phủ „cố gọt chân cho vừa giày” để lại „lời nguyền tài nguyên cho đất nước” [3].
    1.3. cách hành xử cuội với dân và không trung thực với quốc tế. Vi phạm luật ĐDSH và các nguyên tắc về ecosystem services/ benefit sharing đã được ban hành và hiệu lực, nhưng chính phủ vẫn bất chấp để ký duyệt hàng loạt các dự án TĐ và các loại công trình khác xâm hại ĐDSH và quyền lợi của các cộng đồng. Vi phạm các công ước quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: ví dụ trong trường hợp hai dự án TĐ ĐN 6 và 6A, việc ký quyết định cho lập và xây dựng 2 dự án này chính phủ VN đã vi phạm trắng trợn công ước Ramsar mà VN đã cam kết.
    1.4. không minh bạch trong hệ thống và tiến trình lập và đấu thầu xây dựng dự án: việc cho một chủ đầu tư ví dụ tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) độc quyền một mình một sân khấu với hai dự án TĐ ĐN 6 và 6A, tiếp tay cho việc làm ăn gian rối và dễ dàng chiếm đoạt tài sản công. Đó là mục đích của độc tài để độc chiếm tài sản của nhân dân của các quan chức và hệ thống chính phủ chuyên chế.
    1.5. một hệ thống chính phủ rối như canh hẹ và chằng đụp, chức năng và nhiệm vụ của các Bộ ngành chồng chéo, giành giật về chức năng nhưng né tránh trách nhiệm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thay vì trách nhiệm cung cấp thông số khoa học kỹ thuật cho Bộ TNMT thì lại ra nghị định chuyển đổi sử dụng đất từ VQG sang làm thủy điện. Bộ Công thương thì ra quyết định thay đổi qui hoạch bất chấp việc chờ đợi kết luận của Bộ TNMT. Việc ra quyết định bừa bãi để chủ đầu tư đạt mục đích khai thác gỗ từ hàng trăm ha VQG dưới chiêu bài xây thủy điện, là ăn cướp tài sản của nhân dân của xã hội làm lợi cho nhóm lợi ích, đó là hậu quả của một chế độ tập trung dân chủ, không tam quyền phân lập.
    1.6. hệ thống thực thi chính sách ất ơ của VN: chẳng đâu trên thế giới lại có kiểu một báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được gọi là thảm họa như báo cáo của chủ đầu tư ĐLGL đối với hai dự án TĐ ĐN 6 và 6A, nhưng chính phủ và các Bộ ngành liên quan thay vì phế truất do năng lực quá kém lại cho chủ đầu tư tiếp tục làm lại, và một BC ĐTM lại được cho chỉnh sửa đến vài lần.
    1.7. căn bệnh mù màu trong việc đưa ra các qui chế và qui định các chỉ số sử dụng trong ĐTM của chính phủ và các nhà khoa học có chức quyền. Một báo cáo ĐTM mà các thông số về số điểm lấy mẫu nghiên cứu rất ít, không đủ đại diện về mặt không gian và thời gian, và chỉ số của các thông số về sinh thái và ĐDSH mới hoàn toàn chỉ thể hiện được một phần số liệu về định tính, và hoàn toàn không đưa ra được bất kỳ chỉ số (indicators) nào cả về định tính và định lượng về ĐDSH để quan trắc và đánh giá kể cũng như không đưa ra được bất cứ phương án nào khả thi về các giải pháp giảm thiếu ảnh hưởng của dự án đến ĐDSH từ cấp độ loài đến cấp độ hệ sinh thái như báo cáo ĐTM lần thứ 3 về TĐ ĐN 6 và 6A [3] của ĐLGL vẫn được cho là báo cáo ĐTM „ưu việt” từ trước đến giờ [3]. Thử hỏi mấy thập niên vừa qua chính sách của chính phủ cho phép ồ ạt xây thủy điện đã xóa sổ hàng bao nhiêu diện tích rừng và các loài sinh vật?
    1.8. não trạng sơ cứng trong công tác trồng và tái tái tạo rừng của VN: Chính phủ và một số nhà khoa học VN luôn tự hào đưa ra các con số về tốc độ tăng độ phủ của rừng ở VN do các chương trình trồng và tái trồng rừng 147, 327 và 661…. Mà xanh thể hiện trên google earth hay màu đỏ tổng hợp trên các ảnh viễn thám cho chúng ta ước tính về độ phủ rừng ở VN. Nhưng đó mới chỉ thể hiện được phần lượng (diện tích rừng), nếu đi khảo sát chúng ta sẽ thấy đa số các rừng mới trồng hoặc tái tạo này đều là rừng trồng một loài và đa số áp dụng mật độ và khoảng cách trồng là 2 m theo hàng (mỗi cây được trồng cách nhau 2 m). Việc thiếu vắng trồng đa dạng loài đã tạo nên những khu rừng một tầng, không đa dạng sinh học loài, và tạo nên một khu rừng không đảm bảo chức năng sinh thái. Việc trồng khoảng cách 2 m, đã tạo mên những khu rừng mà ở đó thân cây nhỏ thó, cành cây mọc thẳng thay vì tỏa tán. Hàng loạt các loại rừng này đã bị các trận gió to bẻ ngang cây và cuốn phăng phần ngọn đi, đặc biệt các khu rừng ngập mặn. Chính vì thế thông qua Dự án quản lý tài nguyên ven bờ Sóc Trăng tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) của Đức đã phải triển khai một dự án nghiên cứu mật độ trồng rừng theo hướng học hỏi và bắt chước tự nhiên ở để đảm bảo khu rừng trồng đạt chức năng sinh thái.
    2) chất lượng và sự băng hoại đạo đức nghề nghiệp của các nhà khoa học và chuyên viên:
    2.1. việc cắt dán thông tin của các đơn vị kỹ thuật tư vấn và thực hiện ĐTM và của chủ đầu tư là một điều xỉ nhục của giới khoa học VN [3, 5, 6, 7].
    2.2. từ việc cố tình sử dụng số liệu và phương pháp phân tích số liệu và xây dựng kịch bản không phù hợp, sự gượng ép đưa ra các thông số khoa học mơ hồ đến việc đưa ra các kết luận phản khoa học trong báo cáo ĐTM các nhà khoa học là thành viên trong nhóm tư vấn cho mục đích làm mờ đi những tác hại môi trường sinh thái của các dự án TĐ [8].
    2.3. bất chấp các nguyên tắc và bản chất của dự án TĐ, đó là sử dụng nguồn nước tự nhiên để làm thủy điện, tư vấn thiết kế xây dựng một dự án thủy điện mà nguồn nước hoàn toàn ký sinh vào nguồn nước xả của một thủy điện khác. Cụ thể: dự án thủy điện ĐN 6 theo thiết kế của ĐLGL hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nước xả của TĐ ĐN 5 [3,5,6, 8]. Đó là việc bắt tay nhau để khai thác gỗ vùng lõi của VGQ.
    2.4. rất nhiều quan chức phụ trách của khối chính phủ và các thành viên trong hội đồng thẩm định các báo cáo ĐTM yếu về chuyên môn hoặc đã bắt tay với chủ đầu tư để cố tình nhắm mắt với những khuất tất và phản khoa học của các thông tin và số liệu sai một cách lồ lộ trong các bản báo cáo ĐTM. Đây là hậu quả của việc bóp nghẹt các ý kiến phản biện khoa học độc lập, nổi bật là sự sai phạm của Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg [9].
    Từ hai vấn đề 1 và 2 dẫn đến vấn đề 3 dưới đây.
    3) chất lượng các công trình thủy điện xây dựng gần đây rất kém, do hai nguyên nhân:
    3.1) Tại sao rất ít các sự cố xảy ra đối với các công trình TĐ lâu năm và các công trình hạ tầng khác (kể cả các công trình được xây dựng trong thời kỳ còn chiến tranh). Chuyện rút ruột công trình thay vì đổ bê tông xi măng, thì trộn xi măng lẫn đất (bà đương nhiệm PCT nước đã nói là “người ta ăn mọi thứ, cái gì cũng ăn, ăn ở mọi nơi”). Một công trình thủy điện vừa mới xây xong chưa sử dụng đã nứt, sụt lún, và đổ bể hoàn toàn khi chỉ cần 1 cái ô tô tải húc nhẹ [10]. Đó là hậu quả của một bầy sâu tham nhũng (cách diễn đạt của ông đương nhiệm CTN) từ thượng tần đến hạ tầng mà nguyên nhân chính là thiếu sự minh bạch trong quản lý của khối chinh phủ.

    3.2) yếu kém trong công việc tính toán thiết kế công trình thủy điện. Do thiếu đánh giá sức tải của hệ sinh thái, chính vì thế chỉ cần một trận mưa lớn kéo dài là ngay tức khác tình thế vượt quá ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái, và đương nhiên những công trình nửa vời đó sẽ bị lật bài, và tiền thuế của dân bị cuốn đi. Đây là hậu quả của việc ngu rốt trong việc sử dụng và quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cao của chủ nghĩa cộng sản với nền chuyên chính vô sản mà chính quyền Hà Nội đang sống chết theo đuổi. Nhưng xin được trích dẫn nhận định của GS toán học Nguyễn Tiến Dũng “chuyên chính vô sản về bản chất là chuyên chính vô học” [11].

    • Từ hồi nào tới giờ , Nhà cầm quyền chủ trương ” Hồng hơn chuyên” làm căn bản đào tạo cán bộ, bây giờ đi vào lãnh vực chuyên môn thì lại tham nhũng …E rằng đại hoạ hơn , nền giáo dục XHCN đã làm hư hỏng đi một thế hệ , hay tệ hơn nữa đào tạo nên những thế hệ hư hỏng kế tiếp để xây dựng tổ quốc với ” Hồng hơn chuyên “..
      sau cùng xin nói thêm nữa là : chuyên chính vô sản về bản chất là chuyện chính vô học và giỏi nói phét .

  4. Cái bộ máy cầm quyền , nó không phục vụ dân mà lại phục vụ cho nhóm lợi ích thì cái bài viet than phiền này lại phải nhờ Ông Jo giải quyết , không biết làm sao đây ? rõ chán .

  5. Oh, GS JL đã từng “trong thời điểm tôi đang sống ở Tam Kỳ, Quảng Nam”! Đó là quê hương của tôi! Xin chia xẻ trải nghiệm mùa lụt:
    Hôm thứ 7, 16/10, trên QL1, khi đi thì nước mấp mé lề đường; khi về nước băng qua đường hàng 2-3 km. Đoạn ngập sâu nhất là Vĩnh Điện. Hàng chục xe máy phải tăng bo bằng xe bò/thuyền. Nhiều đoạn ngập sâu, nước xiếc có công an đứng hướng dẫn bằng loa cho ô tô đi qua (cái vụ này không biết có là “loa phường” không nhỉ?, hi hi).
    Ngồi trên xe, mẹ tôi, vợ tôi chấp miệng thở dài vì nhìn thấy nước lũ trắng đồng. Nhà cửa ngập đến tận cửa, nóc nhà mà con người bất lực! Còn con gái tôi lấy Iphone thích thú ghi lại hình ảnh nước lụt, nó còn nhỏ chứ biết nỗi khổ của nhà nông mùa lũ. Mùa Lũ, trời lấy hết của cải cả năm làm lụng, nhiều khi cả đời người! Thương cho dân mình quá!
    Ba tôi kể: nước lụt năm Thìn (hình như năm 1964) là lớn nhất. Nhà ông nội tôi nước ngập đến tận cửa, cả nhà trèo lên đục mái ngói chui ra. Gia đình có đàn bò là quý nhất đem nhốt trong nhà. Nước lên, bò hỏng chân bơi ầm ầm, suýt nừa làm ngã nhà! Sau lụt, bò heo của dân chết la liệt, dân lấy thị ăn không hết trong nước mắt…
    Thanks
    Bình Dân

  6. Bạn này phê phán đúng và lúc nào cũng có đề suất hướng và giải pháp khả thi hợp lý.
    Chĩ mỗi một điều thế này bạn ạ. VN cũng còn một số giỏi giang như bạn, tử tế như bạn, giàu lòng trắc ẩn như bạn nhưng ít thôi. Và tiếng nói của họ cùng lắm là cơn gió lạ – chả làm nên chuyện gì, còn thi chỉ là tiếng vo ve của con muỗi, khó chịu đôi chút nhưng vẫn ngủ ngon.

    • Xin chào Bạn Hồng Nhung!

      Xin cảm ơn bạn! (vì đã có những lời tốt đẹp về tôi). Nhưng mà Bạn ơi, nếu thực sự tôi là người có tài thì cái tài của tôi so với các bạn khác chỉ như viên sỏi nhỏ nằm bên cạnh non cao. Dân tộc Việt của chúng ta không thiếu những người tài. Thực sự đã, đang có những người Việt là những người tài không chỉ của nước Việt mà là của cả thế giới.

      Người Việt của chúng ta rất giàu lòng trắc ẩn nên công cuộc đấu tranh của chúng ta đang giằng co giữa xu hướng thuyết phục và xu hướng bắt buộc.

      Vì tôi không tự tin mình là người tốt hoàn toàn nên tôi không dám dùng tên thật và địa chỉ thật (nên bạn đừng vội nghe tôi ba hoa chích chòe mà kết luận về hình dong của tôi sớm nghe, kẻo sau này thất vọng).

      Vì chúng ta là cái mới, là cách mạng nên đương nhiên được xem là cơn gió lạ, nhưng đừng cho rằng sẽ không làm nên chuyện gì, thực sự chúng ta đã làm được rất nhiều. Đất nước và dân tộc sẽ mãi trường tồn nhưng mỗi chúng ta thì chỉ trăm năm nên chỉ cần chúng ta cố gắng, kiên trì thì cái mà chúng ta muốn tất yếu sẽ đến. Chúng ta không tham vọng quyền lực cho cá nhân nên cái chúng thực sự cần không phải là ngay hôm nay phải được chứng kiến sự thắng lợi, mà cái chúng ta cần chính là tạo lập được nền móng vững chắc cho một nước Việt hùng cường và một dân tộc Việt văn minh, muốn vậy phải làm cho cuộc cách mạng này thực sự là của cách mạng của dân tộc và vì dân tộc.

      Đừng thấy khó khăn mà vội nản, trong cái khó sẽ ló cái khôn. Đừng thấy dễ mà vội mừng, tự kiêu là mẹ của thất bại.

      Vạn thế luôn luân hồi, nghìn ảnh luôn hợp tan, chỉ có tấm lòng là còn mãi với nhân gian! Như Giáo sư, Bạn và tôi đang là những người có lòng, mong rằng tấm lòng của chúng ta sẽ thấu cảm được đất trời và xoay vần được thế sự cho Việt Nam!

Comments are closed.