Chưa hoàn thiện

Tuần này là một tuần đầy “bí hiểm” ở Việt Nam, chính vì ngày mai (28/11/2013) Quốc Hội sẽ có một quyết định gì đó đối với hiến pháp, và với tin đồn liệu có ai đó từ chức, đang được “rò rỉ” từ đâu không rõ. Trong khi đó diễn luận chính trị công khai đang sôi nổi một cách gần như là chưa từng thấy.Trong một môi trường như thế này, thì những người quan tâm đến chính trị đang có một tâm lý vô cùng mệt mỏi.

Trong những lúc này, sự bất lợi của những nước theo mô hình Lênin càng rõ hơn. Vì không có tự do trong báo chí, nên người dân gần như sống trong cảnh cả mù lẫn điếc. Và vì nội dung của các chương trình giáo dục phần nhiều chỉ là một chiều nên đại đa số người dân thiếu kinh nghiệm suy nghĩ một cách độc lập, không giỏi về khả năng tự đánh giá thông tin, thậm chí đâu biết tự do tư duy có thể tồn tại.

Thay vì có thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội rõ ràng và cập nhật, từ những nguồn tin minh bạch và tin cậy, thay vì có diễn luận công khai, thì toàn dân chỉ ‘nhận’ được “thông tin chế biến”. Từ tình trạng đó xuất phát những hành vi vô lý, như tin vào tin đồn nhiều hơn, vạch ra và chia sẻ những ‘lý thuyết âm mưu’ hay là hoàn toàn “vô cảm” khi nói đến chính trị xã hội của VN.

Marx đã nói quá đúng khi khẳng định: “Những ý tưởng thống trị của bất cứ thời đại nào cũng đều là những ý tưởng của giai cấp thống trị (trong thời đại đó)”. Ở nước nào cũng thế thôi. Ở Mỹ chẳng hạn, dù có thể tiếp cận thông tin rất tự do, đại đa số dân Mỹ vẫn chưa thấy rõ nước Mỹ đã bị giai cấp cực giàu (gọi là bọn “một phần trăm”) hiếp dâm và ăn cướp toàn dân rồi. Họ chưa thấy rõ chất lượng đời sống ở Mỹ đối với những giai cấp trung lưu đã xuống cấp đáng kể và thua xa mức sống của giai cấp trung lưu ở các nước giàu khác. Thậm chí có Đảng Trà kêu vấn đề chủ yếu là thuế quá cao, và Obama theo xã hội chủ nghĩa, đều phải.

Nhưng rất khó để hiểu ý nghĩa của câu nổi tiếng của Marx này trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, nơi mà giai cấp cầm quyền đang bị chia rẻ. Kể cả những tờ báo luôn định hướng tư tưởng như Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân đã cho thấy tư tưởng của giới lãnh đạo Việt Nam là “thập cẩm” rồi, nếu không muốn nói là “lũ khũ”. Trong khi đó, những tờ báo được dân chúng quan tâm thì phải hành động một cách cực kỳ căng thẳng và dè chừng, vì họ không được phép đăng những thông tin “nhạy cảm” đến mức không được đăng gì cả. Gần đây nhất là với thông tin về sự qua đời của Đại Tướng Giáp, báo chí VN đã phải “im lặng” đến 24 giờ.

Mặt khác, còn rất nhiều người Việt Nam (tỷ lệ bao nhiều không thể biết được) rất, rất tin tưởng vào báo chí và những bài giảng dạy trong lớp và qua loa phường, đến mức là họ cũng đâu biết là báo chí, chương trình học, kể cả loa phường là có định hướng đâu.

Rất, rất nhiều người dân Việt Nam tin báo chí viết là đúng sự thật. Đến mức là vẫn còn nhiều người tin rằng sự thực hiện của Nhà Nước Việt Nam trong hồ sơ Nhân Quyền là xuất sắc và vì thế Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc. Buồn hơn là buồn cười.

Thế nhưng, tình hình này đang tiến bộ nhanh. Trong điều kiện hiện nay, với tình hình trong nước và trong bộ máy ngày càng phức tạp và khó ‘lọc’, thì nhiều người Việt Nam đang phát triển tư duy có tính độc lập hơn nhiều so với trước. Điều đó là một tiến bộ rất hứa hẹn, và hàm ý rằng những bài lý luận cũ là đã lỗi thời và không còn tính thuyết phục nữa. Quan trọng hơn cả là những tiến bộ này đã xuất phát từ lòng dân Việt Nam.

Sở dĩ tôi đang đề cập những vấn đề này là vì trong một tuần đầy ý nghĩa cho toàn dân Việt Nam, gần như toàn dân Việt Nam không được “ngồi” trên bàn quyết định và không biết những ‘lãnh đạo’ của nước họ đang suy nghĩ, đang lo lắng, và đang sắp làm điều gì. Điều đó là quá chán vì nó phản ánh sự  bất lực tương đối của dân Việt Nam, và tính chưa hoàn thiện của nền chính trị đất nước. Vậy, dân Việt Nàm sẽ không chờ mãi.

JL

 

 

17 thoughts on “Chưa hoàn thiện

  1. Tôi không là đảng viên của đảng nào. Tôi sống bình thường, kệ xác những chuyện mang tiếng “vĩ mô”, nhưng thật ra rất vô giá trị. Tôi chỉ quan sát sự vận động của vũ trụ, chẳng ý thức hệ nào có thể cản ngăn sự vận động ấy.

    • Sao bạn lại nói điều đó trên Blog này ,nếu bạn thực sự chỉ quan tâm đến vũ trụ?

      • Đã 25 năm xây dựng XHCN miền bắc, thêm 38 năm định hướng XHCN cả nước , cả thảy là 63 năm , nhân dân sống trong hi vọng mỏi mòn , mà rồi cũng chẳng thấy những điều tốt đẹp hơn , đã có đa số những người dân thật hiền lành , chỉ còn mong chờ nơi Chúa , Phật , là Đấng tối cao .
        Thật vậy , đụng đến chính trị ở VN là nói đến tù đầy , cải tạo và dễ dàng chết trong sự đói khát , bệnh tật và kiệt sức , dù đó là quyền chính đáng của mỗi người dân để có một là phiếu bầu cử tự do . Người dân VN đã hiểu rằng sinh hoạt chính trị chỉ dành riêng cho Đảng .
        Những người vào blog nầy bày tỏ ít nhiều tư tưởng là đã có sự quan tâm den tương lai đất nước , dù ở bất kỳ chiều hướng nào , và hi vọng tất cả nhân dân VN hồi sinh để đấu tranh cho những quyền tự do căn bản của họ.

    • Anh JL thấy người VN chúng tôi có vẻ lười suy ngẫm không? Trong khi H. Văn An có ý kiến kiểu thâm thúy, chê bai sự u tối của chính trị, thì nhiều người lại không hiểu.
      Chúng tôi muốn cái gì cũng phải huỵch toẹt thô xù…

  2. Cái này được gọi là “tất yếu để đi lên XHCN” mà Đảng CS luôn tuyên truyền 😀

  3. Qua đoạn viết này:
    “gần như toàn dân Việt Nam không được “ngồi” trên bàn quyết định và không biết những ‘lãnh đạo’ của nước họ đang suy nghĩ, đang lo lắng, và đang sắp làm điều gì. Điều đó là quá chán vì nó phản ánh sự bất lực tương đối của dân Việt Nam, và tính chưa hoàn thiện của nền chính trị đất nước. Vậy, dân Việt Nàm sẽ không chờ mãi.”
    Bác London ơi, ý bác muốn gì vậy?
    Có vẻ như bác đang muốn thấy VN “tiến bộ” như Thái Lan!

    • Hàn Quốc sẽ hay hơn Thái…nhưng muốn VN là Việt Nam thôi, do dân và vì dân…. được không?

  4. KG: GS JL!
    Tôi không đồng tình nhiều luận điểm của GS viết, nhưng không có thời gian để trao đổi; nhiều nhận định có vẻ giống như những “luận điệu” các nhà hô hào nhập khẩu “dân chủ” “nhân quyền” trên mạng! Đơn cử như nhận xét “Gần đây nhất là với thông tin về sự qua đời của Đại Tướng Giáp, báo chí VN đã phải “im lặng” đến 24 giờ.”, Tôi có mấy Link để gửi GS xem xét lại:
    1. Đảng vẫn để Đại Tướng sống thêm http://www.bbc.co.uk/vietnamese/blogs/2013/10/131005_dai_tuong_van_song_theo_bao_dang.shtml
    Có người chửi thẳng Nguyễn Hùng – Tác giả: “Tôi thấy anh chẳng xứng là người Việt, đồ phản quốc”.
    2. PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI ĐỌC VỚI BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN HÙNG TRÊN BBC http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/10/phan-ung-cua-nguoi-oc-voi-bai-viet-cua.html
    2. Nguyễn Biên Cương – BBC đưa tin gây phẫn nộ: http://cuongdaita.blogspot.com/2013/10/bbc-ua-tin-gay-phan-no.html
    Không biết GS JL có am hiểu về nét văn hóa: Tục lệ dân tộc Việt Nam dành cho người vừa khuất? Tôi mong đọc được những tri thức trong bài viết không lẫn lộn với luận điệu của đám đông hô hào nhập khẩu “dân chủ” “nhân quyền” phương Tây, nhưng thực chất họ là ai, chắc GS biết rõ!
    Thanks!
    Bình Dân

    • Tục lệ VN có phải là đợi chết mới bắt đầu lo liệu hậu sự như Đảng lo cho tướng Giáp.
      Tôi đọc báo thấy nào là gấp rút đem xe ủi đến ủi đường vào nơi sẽ làm mộ cho ông ấy, rồi nào là ông đã di ngôn nơi chôn cất từ cả chục năm trước rồi mà sao tục lệ VN không cho chuẩn bị gì hay sao?
      Tôi lấy ông phê bình tác giả về tục lệ VN đối với người chết, vậy quốc tang cho vị danh tướng được ca ngợi là cứu tinh dân tộc mà tục lệ VN cho phép cờ quạt đón quốc khách khi vừa động quan và đang di quan?

  5. “Tuần này là một tuần đầy “bí hiểm” ở Việt Nam, chính vì ngày mai (28/11/2013) Quốc Hội sẽ có một quyết định gì đó đối với hiến pháp, và với tin đồn liệu có ai đó từ chức, đang được “rò rỉ” từ đâu không rõ.”
    “với tin đồn liệu có ai đó từ chức”. Tôi dự đoán có 2 người:
    1.Ông Nguyễn Tấn Dũng với ý kiến cho rằng hiến pháp là của toàn dân nên quốc hội chưa đủ diếu kiện để thông qua hiến pháp. Xin từ chức thành lập một đảng khác, cùng cạnh tranh với đảng CS hiện nay.
    2. Ông Nguyễn Phú Trọng nếu quốc hội thông qua hiến pháp với tỷ lệ <50%.

  6. Bài của bác J L viết. đọc rất lý thú , nhất là đoạn này “ … Vì không có tự do trong báo chí, nên người dân gần như sống trong cảnh cả mù lẫn điếc. Và vì nội dung của các chương trình giáo dục phần nhiều chỉ là một chiều nên đại đa số người dân thiếu kinh nghiệm suy nghĩ một cách độc lập, không giỏi về khả năng tự đánh giá thông tin, thậm chí đâu biết tự do tư duy có thể tồn tại..”
    Tuy những hạn chế trên, không phải là nguyên nhân gốc , nhưng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến nhiều dạng “bất lực tương đối” và “ chưa hoàn thiện” ở VN ! Rất đúng. Muốn có khả năng suy nghĩ độc lập , người ta phải biết biết quý trọng sự tự do cá nhân, không đánh đổi nó bằng bất cứ giá nào…Nhu cầu ấy, phải chăng hơi xa xỉ với một dân tộc luôn phải “ sống vội” như VN ?

    Có đoạn xin phép bác tác giả, nên chăng cần xét lại một chút
    ( Trích ) Marx đã nói quá đúng khi khẳng định: “Những ý tưởng thống trị của bất cứ thời đại nào cũng đều là những ý tưởng của giai cấp thống trị (trong thời đại đó)”. ( hết trích)

    Nếu tôi hiểu đúng ý của bác JL khi dẫn chứng Marx thì điều nói trên, theo tôi chưa hoàn toàn chính xác. Xin nêu vài ý phản biện, rằng “ ý tưởng thống trị của một thời đại chưa hẳn đã luôn xuất phát từ “ý tưởng của giai cấp thống trị” ! Ví dụ , Khổng Tử ở TQ thời xưa là một nhân vật áo vải, xuất thân là người lo việc cúng tế ở xóm làng, nhưng “ý tưởng” của ông ta đã thống trị xã hội TQ thật mạnh mẽ, lâu dài suốt cả chiều dài lịch sử ! Hoặc thời nay, chúng ta có Gandhi , một luật sư Ấn độ vô danh ở châu Á , cũng chẳng thuộc tầng lớp thống trị nhưng ý tưởng BBĐ của ông ta đã thống trị suốt cuộc cách mạng giành độc lập cho một đất nước rộng lớn ( India + Palestin ngày nay), từ trong tay đế quốc Anh. Ông Mandela một người da đen, thì tù tội cả đời bởi “giai cấp thống trị” nhưng ý tưởng của ông ta đã làm thay đổi khuôn mặt kỳ thị chủng tộc đầy hằn học của một nửa thế giới…vv

    Đứng trên những quan điểm có nguồn gốc Thiện, người ta có những phương cách Thiện để cải tạo ( improve ) cái thế giới quanh mình ! Ngược lại, nếu theo quan điểm tranh đấu dữ dội, nếu xuất phát từ ý muốn kích động căm hờn ,oán hận nơi các tầng lớp bị trị thì rất khó có những kết quả như thế . Có lẽ một quan niệm như thế đã làm Marx nhiều lần “hùng biện” nên những câu bậy bạ, tai hại …
    Rất nên nói với Marx câu “ Xin lỗi ông “ ! ( Tôi thấy ông Marx có râu khá rậm, có khi nào sự nóng bức nơi ấy ảnh hưởng đôi chút đến những sự giận dữ vô cớ” trong đời ông ta chăng ? )

    Cám ơn bác JL, đã tạo cơ hội để góp ý

  7. Đúng là: “Trên thế giới này chẳng có gì là chắc chắn cả, chỉ có 1 điều duy nhất chắc chắn là chúng ta luôn biết trước tất cả những gì sẽ xảy ra ở Quốc hội Việt Nam” .
    Chán thật ,cứ ngồi nghe ông JL vẽ voi rồi mơ mộng . 😀

  8. Trời ơi! Ông không phải người VN mà sao ông hiểu quá kỹ về người VN trong khi bao người VN không hiểu chính mình.

  9. Người Việt hiểu quá rõ về đảng CSVN nên chẳng ai quan tâm đến những vở kịch diễu dở kiểu quốc hội thông qua hiến pháp ngày 18/11 vừa qua. Màn kịch diễn dở đến nỗi người ta chỉ cười mỉm chi mỗi khi nghe ai nhắc đến đề tài này. Theo tôi chỉ có anh Tầu khựa là thâm thúy nhất, khi họ đem lăng Hồ Chí Minh ra so sánh với cái hố xí thời cổ đại La Mã. Tại sao lại là hố xí? Mà tại sao lại vào thời cổ đại La Mã? trong khi lãnh đạo CSVN tự nhận họ là đỉnh cao trí tuệ loài người? Ông Jonathan đã thấy người Tầu hóm hơn người Mỹ các ông chưa?!

Comments are closed.