Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.

Thứ nhất, về mặt thời sự, việc thông qua hiến pháp chẳng phải là tin tức mới mẻ và chắc chắn đã không được nhiều người chú ý nếu không có cuộc tranh luận toàn quốc về hiến pháp này. Quốc hội – từ thuở ban đầu đến nay – là một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đảng lập nên, và phục vụ cho Đảng. Nói như vậy chẳng có ai cãi, và chí ít cũng giúp lý giải kết quả 486 đại biểu tán thành và 0 đại biểu không tán thành trong một cơ quan tự cho mình là đại diện của toàn dân. Thật tình chẳng có gì đáng ngạc nhiên về bản thân kết quả này ngoại trừ chuyện nó gợi ý ít nhiều về tuồng kịch diễn ra xung quanh cuộc họp này; tuồng kịch mà bản thân nó do những tác động nhìn chung không liên quan đến chính Quốc hội.

Thứ hai, tuy có lẽ phản ánh các quan điểm của “đại đa số đại biểu” của Quốc hội, việc thông qua hiến pháp cung cấp rất ít thông tin về thực trạng chính trị ở Việt Nam. Tuy kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy có kỷ cương Đảng trong số 488 người được chọn lựa kỹ càng có quyền bỏ phiếu, còn có hàng trăm đảng viên ngang tầm hay có vị thế cao hơn đã và sẽ tiếp tục cổ xúy những cải cách căn bản. Hiện nay, bất cứ ai có chút ít hiểu biết về chính trị ở Việt Nam đều biết rằng ở dưới cái vỏ ngoài đoàn kết và đồng thuận, sự cạnh tranh, sự bất hòa và sự mất đoàn kết bên trong Đảng (nếu không nói là trong Quốc hội) đang ở mức độ vô tiền khoáng hậu. Tỉ lệ 98% tán thành hiến pháp sửa đổi sắp bằng với mức độ “đồng thuận” của Bắc Hàn.

Thứ ba, tuy ý nghĩa lịch sử của quá trình sửa đổi hiến pháp Việt Nam vẫn còn chưa rõ, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng những hiệu ứng quan trọng nhất của quá trình này sẽ không được thể hiện ở các thể chế chính thức của Việt Nam, mà suy cho cùng các thể chế này chỉ có những thay đổi hầu như không đáng kể; mà là sẽ được thể hiện ở các thay đổi khá lớn mà chúng ta đã quan sát được trong văn hóa chính trị của Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp. Với nguồn sinh lực từ một bản kiến nghị ban đầu có chữ ký của 72 vị trí thức và nhân sĩ có những mối quan hệ lâu đời với đảng và nhà nước, Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc, và cho đến nay đã chống chọi được sự đàn áp của nhà nước.

Đối với người Việt và nhiều người bạn của Việt Nam, còn đôi chút thất vọng. Ngay cả những người, như tác giả bài này, thông cảm với các lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng không thể không thấy thất vọng ít nhiều về điều dường như là một cơ hội mang tính lịch sử để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm Việt Nam. Riêng phần tôi, tôi sẽ tiếp tục dành tâm huyết và sức lực để hiểu và lý giải rõ hơn các bước phát triển đương đại ở Việt Nam với tư cách là một nhà phê bình thân thiện bên cạnh những người bạn trong và ngoài nhà nước hiện đang phấn đấu vì một tương lai tươi sáng.

Việt Nam còn đầy hứa hẹn. Nhưng kết quả hôm nay khiến ta có lý do để tạm ngừng lại trước khi tiếp tục. Quan điểm riêng của tôi là thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt xuất phát từ sự thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống chính trị của mình; các đặc điểm thể chế mà đã trở thành gánh nặng nặng nề, phá hoại các nền tảng của sự tăng trưởng nhanh bền vững và công bằng xã hội.

Hôm trước khi diễn ra buổi bỏ phiếu về hiến pháp, nhà nước Việt Nam lại ban hành thêm một nghị định nữa hứa phạt những người nói xấu nhà nước hay đảng trên các mạng xã hội; điều này diễn ra ở một nước mà chỉ mới cách đây hai tuần lấy được ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Khi được bầu vào hội đồng đó, Việt Nam đã cam kết cổ xúy nhân quyền trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Đây quả thực là những giá trị mang lại nguồn cảm hứng tạo nên hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Thế rồi có đôi chút oái ăm. Hiến pháp do chính Hồ Chí Minh thẩm định và phê chuẩn vào năm 1946 có thể nói tiến bộ hơn và ủng hộ nhân quyền hơn hiến pháp được thông qua nhân danh ông 67 năm sau. Than ôi, quyết định của ông Hồ sau đó tước mất của Quốc hội bản chất dân chủ của cơ quan này vẫn còn ám ảnh Việt Nam hiện nay và rất có thể đe dọa các triển vọng tăng trưởng của nước này.

Ở Việt Nam, và thậm chí trong bộ máy nhà nước của nước này, không thiếu những người thông minh, có năng lực và tận tụy. Cái mà nước này thiếu là các thể chế cần thiết cho một nền kinh tế có hiệu năng cao. Với vị trí địa lý và vai trò đang trỗi dậy của Việt Nam trong thương mại thế giới, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhưng tốc độ, những cách phân phối, và chất lượng của sự tăng trưởng đó sẽ còn đáng ngờ chừng nào nước này vẫn còn được cai trị theo cách không minh bạch. Có nhiều điều có thể học hỏi từ việc lắng nghe những nhà phê bình thân thiện ở cả trong lẫn ngoài nước, và trong lẫn ngoài nhà nước.

Đối với những người cố giữ hiện trạng, và những người có thiên hướng bắt chước thái độ đắc thắng kiểu Trung Quốc cho rằng mô hình độc đảng là khôn ngoan, việc thông qua hiến pháp và vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc là những dịp để dè bỉu những nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi ủng hộ chủ nghĩa tự do và dân chủ (được xem là) ‘của phương Tây’. Thực ra, chủ nghĩa tự do và (nhất là) chủ nghĩa tân tự do và dân chủ phương Tây đang gặp khủng hoảng ở nhiều nơi; mà Mỹ là ví dụ điển hình. Nhưng có lẽ có thể rút được bài học từ cả phe Leninist [định hướng] thị trường lẫn phe tân tự do. Trong cả hai bối cảnh, giới quyền thế chính trị và kinh tế đã nắm quyền kiểm soát cỗ máy nhà nước để phục vụ cho các mục tiêu ích kỷ của họ. Điều cần thiết ở cả hai bối cảnh này là các thể chế và tinh thần hoạt động [chính trị và xã hội] mà có thể buộc chính trị phải phục vụ nhân dân.

Các hiến pháp có ý nghĩa hay vô nghĩa nhờ vào nội dung thì ít, mà nhờ nhiều vào mức độ ủng hộ và chấp nhận dành cho hiến pháp đó. Hôm nay ở Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ các sở nguyện của họ. Người ta tự hỏi quá trình cải tổ hiến pháp đã có kết quả ra sao nếu như Việt Nam đã có một hiến pháp khác, một hiến pháp bảo đảm cho người Việt được quyền có các quyền mà cả hiến pháp 1946 lẫn Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đều hứa hẹn. Nếu có một hiến pháp như vậy, người Việt với mọi thiên hướng chính trị từ tả sang hữu, trong đó có Đảng Cộng sản, có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên một sân chơi công bằng hơn và minh bạch hơn. Cuộc bỏ phiếu hôm nay có thể được nhiều giới đón nhận với cảm giác thất vọng. Nhưng về mặt chính trị, Việt Nam hiện nay khá hơn nhiều so với cách đây chỉ một năm. Việt Nam ngày nay có một môi trường bàn luận chính trị sống động, nhìn chung không bị can thiệp, và rõ ràng là đa nguyên.

Sáng hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trước cuộc bỏ phiếu rằng sẽ có việc phải làm “sau khi chúng ta thông qua hiến pháp”, cho thấy trước cuộc kiểm phiếu cuối cùng rằng “gạo đã nấu thành cơm”. Ông cũng tuyên bố, với vẻ hơi tình cảm ủy mị, rằng giới lãnh đạo ủy ban hiến pháp của Quốc hội rất trân trọng thậm chí cả nhiều quan điểm bất đồng đã được trình bày trong và xung quanh quá trình sửa đổi hiến pháp. Chúng ta hãy hy vọng rằng ông và những người Việt khác thực sự chia sẻ tình cảm này.

Thay vì trấn áp ý kiến bất đồng bằng các chỉ thị, Việt Nam nên khuyến khích môi trường bàn luận chính trị công khai mới chớm nở và sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với chính trị. Những người cổ xúy cải cách, trong đó có tác giả bài này, tin rằng con đường đi đến thịnh vượng đòi hỏi phải có một hiến pháp thích hợp với những đòi hỏi bắt buộc về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch hơn hiến pháp được thông qua hôm nay. Có ai bảo chính trị là chuyện dễ đâu. Nhưng, Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

Chào đoàn kết,

JL

40 thoughts on “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

  1. Chúng tao không cần lời an ủi ” đừng tuyệt vọng” của mày, Jon. ạ, vì chúng tao có rất nhiều việc làm để cho đất nước VN của chúng tao ngày càng giàu đẹp và nhân dân ngày càng ấm no , hạnh phúc. Tao thấy mày toàn là khóc than vô ích vì những gì không biết. Khổ thân mày!

      • Jon đừng tốn thời giờ với những bình luận vớ vẩn như thế. Cảm ơn anh về những nhận định rất sắc sảo về tình hình VN. Tiếng Việt của anh ngày càng tiến bộ đáng ngạc nhiên, ví dụ từ ‘vô tiền khoáng hậu’ rất chi là tuyệt cú mèo 😉 Chúc anh vui khỏe.

      • Trước cuộc bỏ phiếu, tôi, một người Việt ở ngoài này cũng đã không dám đặt nhiều kỳ vọng về một sự thay đổi “thần kỳ” đến bất ngờ sẽ xảy đến cho người dân trong nước…nhưng quả tình là sau màn kịch…vẫn ê chề nỗi thất vọng cùng dân tộc tôi…lại một lần nữa bị tước đoạt mất cơ hội

        Rất trân trọng sự chia sẻ, sự thông cảm cùng khích lệ “đừng tuyệt vọng” của ông bạn Jonathan London

        • Ông Jonathan London không nên để ý những thành phần như thế này. Chúng là được gọi là dư luận viên, được chính quyền tạo ra với mục đích bảo vệ chế độ bằng những lời nói vô văn hóa và công kích cá nhân.

    • “chúng tao” là những người muốn làm đối tác chiến lược với Mỹ. Nghe “chửa”, đồng chí JL.
      Nói chung, hiện nay rất sợ đụng chạm với người Mỹ. Gay lắm!
      Chúc khoẻ!

    • ôi Việt nam, còn những người đầu óc bị nhồi nhét đến như thế này… Đau và thương cho dân tộc tôi

    • Đóng góp ý kiến , dự thảo hiến pháp , cũng chỉ là những trò bịp bợm , mị dân , cảm ơn Ông London quan tâm , người Việt không còn mong chờ nhiều nơi đám đảng viên “nghị gật” , chỉ vì quyền lợi bản thân và gia đình .

    • Ô hô. Sao lại có người mất dạy đến như thế này! Thiệt là xấu hổ cho cái thằng “trăm năm trồng người” mà ra thứ người mất dạy như thằng này.
      Xin lỗi ông Jonathan nhé. Người ta bảo”làm ơn mắc oán” là thế đó!

    • Người có giáo dục không dùng từ ” tao” trong đối thoại hay tranh luận. Bạn đã xác nhận tư cách và trình độ của bạn. Mong lần tới có tiến bộ hơn .

    • Hinh nhu it ra ngoai nen lam anh hung ban phiem ha luu nen khg du lich nhieu nen khg bao gio thay su that dau long cua dan toc Viet song duoi che do hu lau, bat chuoc duong loi cua CS. Tau cua thap nien 1937. Bay gio.con dan ap dan chung, dan toc thieu so, tich thu ruong dat, nha cua giong nhu bon CS tau khua thi som muon gi CSVN va CS Trung quoc se cung nhau tan ra trong nam 2018.
      Xin loi ong. Khong con gi hy vong cho nen chu nghia Cong San
      Chao chien thang

  2. “Chúng tao” là dúm thằng bỏ phiếu, dúm thằng ăn hại phá tan hoang xứ sở này.

  3. Tôi cho là người CS đang cầm quyền ở VN mới chính là những con người đang đi đến tuyệt vọng. Tự họ đưa họ vào thế đối đầu với đồng bào với rất nhiều chiến hữu của họ mà họ khăng khăng là kẻ thù đang chống đối họ. Họ cần tiêu diệt bằng mọi cách. Họ phải giữ quyền lực bằng mọi cách để tồn tại.

    Ngày xưa họ còn có chổ dựa là TC và LX, ngày nay có thể họ vẫn còn dựa được vào TC. Ngày xưa họ lấy Mỹ làm chiêu bài chống xâm lược thực dân mới, ngày nay họ biến chiêu bài này thành bọn phản động.

    Dân VN chán ngán lắm rồi mấy thứ chính trị sáo rỗng đó. CSVN đang đối đầu với dân VN trong một cuộc chiến tranh bất bạo động không quy ước và chưa có tiền lệ trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa về mọi mặt. Nói nôm na, một cuộc chiến tự nhiên có tính na ná như du kích chiến mà CSVN có vô số đối thủ lúc ẩn lúc hiện.

    Cuộc chiến tranh tư tưởng có âm hưởng du kích trường kỳ đã đang sẽ đánh sập hệ thống lý luận chính trị của họ đến tận gốc, như hậu quả trông thấy của chủ nghĩa Mác Lê tại nơi xuất xứ của chúng.

  4. Kinh nghiệm về người cộng sản là họ nhìn những người không giống họ đều là thù địch cả !! Bây giờ họ muốn hòa đồng với thế giới chỉ để dễ dàng làm ăn kiếm tiền thôi , bản chất cộng sản là như vậy .

  5. Dear. Mr. London
    I. Thought this day you get the heck out of out of town (Hongkong )!!?
    Loi viet cua you cung nhu xua, cham biem va to ra “khon lien”… Duong loi CSVN giong nhu Trung cong hoi 1937. Thiet tuong china dang ngoi trong hoi dong. UNHRC cung nhu CSVN trong hoi ay. That ra. 2 dang cong San ay se bi tieu diet nay mai,co le khg con bao lau nua dau ( 2018)
    ISON comet da vuot qua buc tuong lua cua mat troi(sun). Do la dau hieu su lui tan cua nen Cong San tham lam , gian manh, lua dao, tan ac voi luong dan vo toi cua dat nuoc ho….
    Truly yours

  6. Hầu hết người Việt đều cảm tình với người Mỹ, trong đó không ít những người có người thân chết trước năm 1973 do “chống Mỹ.”

  7. Rất cảm ơn ông về bài viết ý nghĩa. Ở xứ sở này, còn rất nhiều người đang trong trạng thái bị nhồi sọ, bị ru ngủ, mà không nhận ra kẻ thù của mình ngay trước mắt.

  8. GS J.L,

    Diễn biến đòi hỏi Xã Hội Dân Sự gần đây và những Nhóm, Cá Nhân đi trước tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ ở VN, bao gồm cả những ngưởi ” Cựu” cảm tình viên, ủng hộ viên cho cộng sản VN và chính cả những đảng viên cộng sản có thẻ đảng và tuổi đảng, đến nay đã lên đến hàng ngàn, ở ngay trong lòng đất nứơc VN . Cộng thêm vào đó là nhiều ngàn , nhiều trăm ngàn, những thành phần Sắc Tộc, Tôn Giáo , Dân Oan, Trí Thức, thân nhân người Chế Độ Cũ ( VNCH) là nạn nhân trực tiếp, gián tiếp của chế độ csvn . Trong số đó nhiều người đã bị thiệt mạng , đã và đang bị cầm tù, đe dọa, đàn áp, cướp đoạt . Chỉ cần nhân lên 3 lần những thân nhân trực hệ , bạn hữu thân thiết của họ và từ đó kéo xuống đời thứ hai, thứ ba và vòng tròn nhân, hệ quả , thì chúng ta đã có con số không hề nhỏ thành phần trong khối 90 triệu người Việt trong nước đang có ân oán với chế độ cộng sản VN . Họ còn có sức mạnh lớn nhất là sự lưu truyền hậu duệ và sự đối đầu trực tiếp một mất một còn như thế ” Bối Thủy “, bị dồn vào cùng đường và không phương thoát khỏi đất nước này .

    Khối sấp sỉ 4 triệu người Việt Hải Ngoại cũng luôn là thế dựa lưng cho đồng bào trong nước , dù họ không bền chặt , gắn bó và có nguy cơ …tuyệt hậu hướng về Tổ Quốc, nếu không tìm ra cách dậy con cháu vẫn là người thành công ở ” Quê Mới “, nhưng vẫn có đủ tình cảm lẫn lý trí hướng về Quê Cha , Đất Mẹ như người Do Thái ngàn năm phục quốc, chứ không bị tuyệt diệt , đồng hóa hoàn toàn . Đây là một tổn thất và nguy cơ có thật . Tôi nhấn mạnh câu ” Lý Trí” vì thế hệ VN Hải Ngoại thứ 3, thứ 4 sẽ không nghe những lời hò hét , mỉa mai , luận án , không có căn cứ nếu không có sự thúc đẩy lý trí về Nghĩa Vụ Hổ Trợ Quê Nhà , họ cũng sẽ thiếu ” Tình Cảm ” khi hát bài Quốc Ca hay Chào Lá Quốc Kỳ mà họ không hề hiểu biết giá trị Lịch Sử lẫn gắn bó tự nhiên bằng thứ tương tự ở đất nước mà họ quen biết từ khi sanh ra. Và rồi thực tế cũng không đưa được được bao nhiêu trong các vị rời bỏ nơi an lành, thịnh vượng, tự do ấy để về sống, chết với quê hương , trong khi lòng thì mang mang hận nước , tình quê nhưng niên tuế thì đã xế bóng như kẻ viết bài này. Xin qúy vị tập trung cho kế thừa và vận động thực tế bằng văn hóa, ngôn ngữ địa phương để hậu duệ thấm nhuần tâm ý phụ huynh hướng về Đất Mẹ .

    Hãy chỉ nêu những cái tên như Phương Uyên, Nguyên Kha, Nhật Uy , Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Người Buôn Gió , Mẹ Nấm, Cù Huy Hà Vũ , Nguyễn Tiến Trung, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Hoàng Vy, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Linh Mục Nguyễn Văn Lý , Thượng Tọa Quảng Độ +++++ , và hàng ngàn người trong nước khác đã bị coi là kẻ thù phải bị chế độ cs VN trừng trị, hãy tính cả Trần Độ , Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính,Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu , Tương Lai, Huệ Chi ++++++ , rồi thêm vào những văn nhân, nghệ sĩ, trí thức miền Bắc , nhà báo, trí thức miền Nam vô Bưng khác như Tô Hải, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Tấn Mẫm, Đỗ Trung Quân, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng +++++ , cộng vào đó các Sắc Tộc, Tôn Giáo , Dân Oan, danh sách đã có thể dài bất tận , hoặc lũy tiến hoặc liên đới đến con số lớn hơn 3 triệu đảng viên cs VN rồi .

    Vì thế Việt Nam sẽ không tuyệt vọng như GS Lodon đã nêu. Vấn đề còn lại là những bài học tranh đấu lịch sứ Á , Âu, Phi, để xô ngã các chế độ độc tài, kể cả cộng sản quốc tế lúc còn nguyên hai lá cờ lớn Xô Trung. Vấn đề còn lại là sự Hòa Giải cần thiết trong lòng Dân Tộc VN , là sự đón nhận khác biệt, gốc gác và truyền thống, để có thể quy hợp thành sức mạnh nhiều phía nhưng cùng một mục đích . Kim Dung đã sáng tạo ra đòn ” Tay Trái Đánh Tay Phải ” của Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông xem ra rất kì thú, tuy nhiên người Việt lại nhuần nhuyễn đòn này để đối phó với nhau cả trăm năm rồi .

    Đã đến lúc khai tử trạng thái ” Tuyệt Vọng ” trên con đường cứu nước, dựng nước mới rồi thưa anh em Việt Nam khắp nơi .

    Lần nữa cám ơn GS J.L luôn không mỏi mệt động não cho Việt Nam.

    Thân kính

  9. Nửa đêm, chợt tỉnh giấc – ước gì mình đuợc là người Mỹ.
    Nhưng sao JL vẫn phải nhức đầu vì Vietnam nhỉ? Why???

  10. Sau khi đọc kỹ lại, từ bài dài dòng lê thê của Mr. London tôi tóm tắt lại như sau: (và có thêm chút bình luận, nhận định của riêng mình)
    “Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp.” => (điều này quá đúng và bình thường như bất cứ nước nào, ko có gì mới!)
    việc thông qua hiến pháp chẳng phải là tin tức mới mẻ và chắc chắn đã không được nhiều người chú ý nếu không có cuộc tranh luận toàn quốc về hiến pháp này
    kết quả 486 đại biểu tán thành và 0 đại biểu không tán thành, bổ sung: còn có 02 đại biểu không bỏ phiếu
     Sau khi đã có tranh luận, thảo luận công khai từng câu từng chữ, đưa ra các phương án được đa số tán thành nên kết quả bỏ phiếu như vậy là bình thường, chỉ có những người thiếu hiểu biết về sự việc mới thấy lạ!
    “gợi ý ít nhiều về tuồng kịch” => cái này có thể chỉ bất cứ sự bỏ phiếu ở phiên họp chính thức nào sau khi đã có sự thống nhất ở các cuộc họp diễn ra từ trước, nó giống như các cuộc ký kết hợp đồng sau khi các điều khoản đã được thống nhất nên việc nêu ra sự “tuồng kich” là thừa và chỉ có những người thiếu hiểu biết về sự việc mới thấy lạ!
    “dưới cái vỏ ngoài đoàn kết và đồng thuận, sự cạnh tranh, sự bất hòa và sự mất đoàn kết bên trong Đảng (nếu không nói là trong Quốc hội) đang ở mức độ vô tiền khoáng hậu. Tỉ lệ 98% tán thành hiến pháp sửa đổi sắp bằng với mức độ “đồng thuận” của Bắc Hàn” => sự mỉa mai này là thiếu căn cứ, không khoa học so với dữ liệu toàn bài
    • Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp
    • Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc, và cho đến nay đã chống chọi được sự đàn áp của nhà nước.
    • Hai nhận định trên là mâu thuẫn lớn so với sự mỉa mai ác ý trước đó!
    Cuộc bỏ phiếu hôm nay có thể được nhiều giới đón nhận với cảm giác thất vọng. Nhưng về mặt chính trị, Việt Nam hiện nay khá hơn nhiều so với cách đây chỉ một năm. Việt Nam ngày nay có một môi trường bàn luận chính trị sống động, nhìn chung không bị can thiệp, và rõ ràng là đa nguyên => Vì “đa nguyên” trong xã hội nên có thất vọng là chuyện bình thường, 2 vị đại biểu/488 vị không bỏ phiếu thông qua phản ánh sự thất vọng của một số giới trong xã hội đó, đây lại là một dữ liệu nữa phản ánh sự mỉa mai của tác giả là sự thiên kiến ác ý!
    Những người cổ xúy cải cách, trong đó có tác giả bài này, tin rằng con đường đi đến thịnh vượng đòi hỏi phải có một hiến pháp thích hợp với những đòi hỏi bắt buộc về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch hơn hiến pháp được thông qua hôm nay. Có ai bảo chính trị là chuyện dễ đâu. => Đó là chuyện rất, rất bình thường ở các nước trên thế giới. Hàng ngày theo dõi tin thời sự, gần như không ngày nào ko có tin về nước này, nước kia điều chỉnh, cải cách luật, hiến pháp, thể chế… Vậy câu kết luận phải là: Nhưng, Việt Nam ơi, hãy vững tin!
    Kết: Tôi phê bình Mr. London viết bài này trong tâm trạng thất vọng nên đã làm một số người tuyệt vọng quá! Đến mức có người viện đến phép thắng lợi bằng tinh thần như trong chuyện chưởng của Kim Dung để tự an ủi đấy! Mơ tưởng hão huyền, ảo vọng!

      • Xin đừng xóa của bộ đội ,ngoại xâm trốn rồi .đang đánh nội xâm.tôi thấy Thu uyên đẹp hơn Bích hằng tôi thích chị nào dẹp thì nhìn ngắm..Thu uyen thua rồi,luật sư cải phải hơn nhà báo,tại sao đài vtv1 mà gia đình thu uyen chiếm 70% cổ phần 14 tỷ tiến tài trợ chia như thế nào,còn gì công bằng để nói đây..LỜI hiệu triệu : hỡi tất cả anh em bộ đội chúng ta, còn một chút tình nghĩa ,tình đồng chí ,thì hãy đứng lên chống bọn tham nhũng đang bành trướng làm suy tàn đất nước .LẤY lại sự công bằng cho những đồng đội đã hy sinh vì độc lập cho tổ quốc..Hãy đoàn kết lại ,bắt cán bộ phải kê khai tài sản .để chống tham nhũng quan liêu hách dịch nhân dân,bộ đội có thấy không Thời bao cấp, cho dân quân du kích bắt bọn nông dân nào bán heo, bò ,gà,, vịt lúa gạo, bắt hết đêm về trạm thu mua,rồi chở về tổng kho thực phẩm tỉnh , bán ra ngoài ăn hết,bột ngọt quân đội hồi đó có mấy hào,thương nghiệp bán mấy chục tấn,có ai dám bắt bỏ tù gì đâu,ngành thương nghiệp hồi đó là ông nội của bộ đội đó các anh có hiểu không,thời tem phiếu không còn nữa,vì thua lỗ sập tiệm…nhưng NGAY như bây giờ hiện tại chủ tịch tỉnh BINH DƯƠNG có mấy trăm hec ta cao su,mấy cái biệt thự ,dân ai cũng biết chỉ có quốc hội không biết thôi,..ai dám bắt bỏ tù,..bộ chính trị đúng là Hỗ giấy.30 năm nay không chống lại bọn tham nhũng rồi ,Thủ tướng Dũng nói : người ta bầu tôi lên chứ có mua bán tranh giành chức vụ thủ tướng đâu ,vậy là không chống được nữa rồi,vậy bộ đội chúng ta Hãy đoàn kết quyết tâm ra tay trừng trị bọn tham nhũng ,ngoại xâm chúng ta đã đánh thắng còn đây là bọn giặc nội xâm thì ăn nhằm gì với chúng ta ,,,.liệt sỹ miền bắc hy sinh tại bình dương,,,mùa hè đỏ lữa 72,, trận An lộc .tấn công 7 lần bị thất bại,,100 xe tăng còn 20 chiếc ,,dân miền bắc bị lừa vì nhà ngoại cảm dõm..dân miền nam có bị lừa đâu, NHà báo THU UYEN làm sao mà chống lại ,ÔNG luật sư TRầN ĐÌNH Triễn,,vì ổng là trưởng đoàn luật sư Hà NỘI ,nắm chắc luật pháp,còn nhà báo thì làm được gì,,,thua đi THU UYEN,,,,,công nhân là chủ,..cán bộ là đầy tớ..bác nói cây kim sợi chỉ của dân không được lấy,,mà kim cương ăn luôn,,..hài cốt liệt sỹ ăn luôn,đem xưng heo ,xương bò vào nghĩa trang mà thờ ,lá cờ tổ quốc bị ngoại cảm ăn luôn. ,,tôi không biết chính trị gì cả nơi nào có thịt cá tôi ăn..còn rau muốn nước tương,bo bo tôi chịu hết nỗi rồi TÔI KHÔNG biết chính trị gì cả..miền nam có thit cá tôi ăn,miền bắc ăn rau muốn nước tương tôi chiệu hết nỗi rồi…Tội nghiệp cho 80% người dân việt nam nghèo đói, thiệt thòi,bão lụt ,thủy điện xã lũ ,nhóm lợi ích rõ ràng đó mà đảng tìm hoài không thấy,đa số là nông dân miền trung và nông dân mien bắc , không có cơm ăn ,áo mặt ,thật quá tội nghiệp.Dân miền bắc bị lừa rồi bạn ạ, học sinh miền nam từ lớp 1 tới lớp 12 miễn phí hoàn toàn,cả đời miền nam không bao giờ đói phải ăn bo bo của cu ba .thầy ra thầy, trò ra trò ,không nhồi nhét chính trị ,nói về mỹ ngụy gì cả,không gây lòng hận thù dân tộc nam bắc,cuộc sống miền nam trước 75 tư do hạnh phuc ,ai cũng có cơm ăn áo mặt ,hôm nay đánh thắng cho ai ,được gì,ai làm chủ ,MỸ chỉ cấm vận kinh tế là việt nam chết rồi chứ đánh đấm gì…..MỸ KHÔNG cướp gì cả,chỉ bảo vệ phía tư bản,không cho cộng sản lan ra thế giới..Toàn dân việt nam 90 triệu trái tim và lương tri loài người trên thế giới hãy cùng nhau đứng lên chống tham nhũng công quyền của việt nam lấy lại sự công bằng cho các liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do hạnh phúc của toàn dân việt nam,,,chúng tôi không muốn bao cấp nữa ..không muốn cải cách đất đai và đấu tố nữa .không..muốn đói như trận 1945 nữa ,2 triệu người chết,,,khôn muốn chiến tranh 5 triệu người chết,, muốn tự do ,,không muốn hy sinh nữa .nước mất là nhục,nước nghèo còn nhục hơn, …4 nghìn năm giặc tàu,thêm 100 nam giặc tây,gia tài của mẹ là đàn con ngu,nghèo ngu,dốt, ..công nhân là chủ,..cán bô là đầy tớ..bác nói cây kim sợi chỉ của dân không được lấy,,mà sao kim cương nuốt luôn,,..hài côt liệt sỹ nuốt luôn,nuốt 7 tỉ rưỡi cho 100 bộ hài cốt,,,,đãng lảnh đạo ,đảng chịu,các anh chịu đâu mà lo xa quá vậy… dân miền nam có bị lừa đâu ,ước mơ cấp tiểu học trung học được miễn học phí ,như hồi miền nam viet nam cộng hòa cách nay 50 năm ,miễn học phí toàn bộ ,xã hội ưu việt gì đóng tiền hoài..thời tem phiếu giám đốc ăn của dân, không ai dám bỏ tù,sao hôm nay bỏ tù nhiều vậy,xe đạp mang biển số,có vậy ko các bạn,sao bây giờ ko mang biển số cho dẹp thành phố hcm,miền bắc đám cưới đãi thịt chó,miền nam ko có vậy,miến bắc ,miền trung lam lũ cực khổ hy sinh mấy đời ,đời ông cố ,ông nội ,cha ,con làm suốt đời mà vẫn nghèo,,miền nam ăn nhậu suốt đời vẩn giàu có lạ quá vậy ,ông trời quá bất công tàn nhẩn,với miền bắc và miền trung những cái đó là thật…cuộc di cư 1 triệu người từ bắc vào nam ,năm 1954,và Năm 1975 đến nay 5 triệu nữa ,miền nam hết đất rồi anh em ơi.,người nam sao không di cư ra bắc chiếm lại cho huề, .đất nước ,nam bắc thống nhất,Còn lòng người nam bắc chưa thống nhất,,hồn chưa nhập vào đất và nước,linh khí đất nước còn ngoài biển khơi,, nhà công sở hoành tráng để dễ phết ,phảy ,chỉ có mấy người làm việc,,xe hơi hoành tráng để chở vợ con đi chơi ,tiền thuế của dân việt nam sao chịu nỗi quan tham,đảng nói tinh vi quá ,tìm tham nhũng hoài không thấy đĩa chỉ gì cả,,,,,,,,trước 75 Gia đình của tôi gồm 13 người. ( Tính luôn cả cha lẫn mẹ ) Cuộc sống đủ ăn
        nhưng không thuộc dạng khá giả, bởi vì ba của tôi là một giáo sư pháp văn
        và toán học. Đồng lương lúc bấy giờ của ba tôi là 21 000 ngàn Việt nam đồng.
        ( 100 usd tương đương 500 đồng Viêt nam ). Tôi còn nhớ lương của một người
        lính binh nhì lúc đó là khoảng 18.500 đồng đấy bạn ạ.
        Tuy số lương chỉ là 21 000 nhưng thực sự cha mẹ tôi vẫn có thể gói ghém nuôi
        tất cả mọi người con trong gia đình ăn học tử tế .
        Suy ra : 21 000 Vnd = 4200 usd.
        Tôi còn nhớ rõ, gần nơi ở của chúng tôi cũng có rất nhiều người Hàn quốc, Đài Loan,
        và người Tàu qua Việt nam làm công, làm mướn.
        Ngày hôm nay chắc có lẽ khác hẳn hơn xưa nhiều lắm ! Tôi đã không còn ở bên nhà
        đã quá lâu, nên không thể xác minh cho hôm nay, mà chỉ xác thực cho hôm qua…
        Còn nữa ! Sau ngày giải phóng, chiếc xe hơi ( ô tô ) của anh tôi đã bị đốt cháy trên
        đường Phan đình Phùng. Ý của tôi muốn nói rằng, lúc thời ấy, xe hơi đã là một phương
        tiện giao thông bình thường mà thôi. -Ở nông thôn nhờ chính sách Cải Cách Điền Địa, Di Dân Lập Ấp, Khu Dinh Điền, Khu Trù Mật… thời ông Diệm (Ví dụ như đất Quảng Nam khô cằn sỏi đá, thì ông Diệm khuyến khích dân Quảng Nam đi di dân, vào Nam nhận những vùng đất phì nhiêu để canh tác, sinh sống…), chính sách Người Cày Có Ruộng thời ông Thiệu cho nên ngay cả người dân ở vùng xa xôi hẻo lánh phải bị đóng thuế cho Việt Cộng, bị xếp vào vùng oanh kích tự do… vậy mà nhà nào cũng có được bồ lúa, trâu bò, gà vịt…
        -Ở thành thị thì nếu chịu làm việc là có ăn đầy đủ. Người lao động thì đủ mọi thành phần, một giáo viên vừa dạy học vừa bán bánh mì cho học sinh để có được cuộc sống sung túc là chuyện thường. Một bà người Bắc di cư 1954 mỗi ngày gánh một gánh bánh cuốn chả lụa bán từ sáng đến trưa là đủ để nuôi cả 5 đứa con của bà đến ngày cả 5 đều thành bác sĩ. Một bác phu xích lô đạp nuôi vợ và 6 đứa con đầy đủ không thua kém bạn bè khá giả của chúng…. Những cái đó là thật.
        ĐÓ LÀ MỘT MIỀN NAM CHÌM TRONG CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI! Vậy mà cả hơn một thập niên sau khi thống nhất và hoà bình dưới sự cai trị của CS , rừng vàng biển bạc VN vẫn còn nguyên đó, cái vựa lúa của Đông Nam Á vẫn còn nguyên đó, vậy mà người nông dân lại thiếu ăn, phải ăn độn, VN đã tụt xuống hàng 1 trong 5 nước nghèo đói nhất thế giới chỉ vì cái chính sách cai trị, làm kinh tế quái đản, ngu xuẩn của nguưòi cộng sản! Thủa trước 75 dù tôi còn bé, nhưng tôi vẫn mường tượng ra được cuộc sống thủa đó.
        -1 người thợ cắt tóc dạo mỗi đầu được 2,5 đồng. Mỗi ngày trung bình từ 15 đến 30 đầu.
        Như vậy mỗi ngày thu hoạch khoảng 50 đồng mà 1 ký gạo thủa đó (loại trung bình) 2đồng/ký => 1 bao 1tạ là 200đồng.
        Đấy là 1 thí dụ rất thấp cho 1 gia đình gọi là nghèo!
        ————————–
        Riêng cá nhân tôi, lúc đó anh chị em tôi đến khoảng 16-17 tuổi cha mẹ đã sắm cho mỗi đứa 1 xe Honda, con gái thì xe honda dame, con trai thì honda 67…
        ——————————-
        Còn dân quê làm ruộng:
        Ở Cái Sắn (Rạch Giá) lúc mới di cư vào nam chính phủ ông Diệm giúp cho mỗi gia đình 2 mẫu ruộng, 1 căn nhà, 1 con trâu, 1 chiếc xuồng.
        -Với 2 mẫu ruộng mỗi năm gặt lúa 2 lần thì bạn tính ra bao nhiêu tấn gạo?
        Sau có loại thóc 4 mùa…do vậy ông Diệm thủa đó rất hả hê có lần tuyên bố: “gạo thóc miền nam của VN chỉ 1 mùa có thể nuôi toàn dân VN dư dả trong vòng 3 năm mà không hề sợ đói!”,,,ĐẦU tư kiều nầy làm sao mà không hết tiền thuế của dân đóng cho ngân sách nhà nước , Làm việc trực tiếp với các Ban quản lý dự án và cơ quan chức năng ở các tỉnh, chúng tôi ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh về các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí thất thoát, lãng phí. Trong đó, tập trung vào một số nguyên nhân, trước hết là phân cấp quản lý đầu tư chưa mạnh, dẫn đến vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư không rõ ràng. Nhà máy thủy điện Nậm Sì Lường (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) hoàn thiện năm 2002, với tổng mức đầu tư 38 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, công trình này được xếp vào hàng thủy điện nhỏ đắt nhất thế giới (gấp khoảng 4,5 lần so với mức giá trung bình của một nhà máy thủy điện nhỏ công suất 0,5 MW). Nhưng nhà máy này chỉ hoạt động được tám năm, rồi “bỏ hoang” đến nay đã hơn hai năm… Cầu Nậm Khao, được đầu tư 21 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, thuộc dự án ba cây cầu bắc qua sông Ðà, khởi công từ đầu năm 2009, đúng ra giữa năm 2010 phải đưa cầu vào hoạt động, nhưng chậm mất 1,5 năm mới hoàn thành công trình. Ðáng buồn hơn, do thay đổi thiết kế nên đến năm 2015, khi thủy điện Lai Châu bắt đầu dâng nước ngập thành lòng hồ, thì cầu Nậm Khao lại nằm ở dưới… cốt ngập, đành tháo làm sắt vụn. Tuy nhiên, đến nay không thể quy trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân nào gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư các công trình nêu trên.
        Theo thống kê, trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La) từ năm 2005 đến nay được đầu tư 79 công trình nước sinh hoạt, trị giá 61 tỷ đồng. Trớ trêu thay, nhiều công trình khởi công chưa cắt băng khánh thành, đã nhìn thấy những nghịch lý. Có 32 công trình không sử dụng được, khiến 21,3 tỷ đồng coi như bị vứt qua cửa sổ, chín công trình chỉ sử dụng 25-30% công suất, 19 công trình khá hơn sử dụng 50 đến 70% công suất. Dự án cấp nước sinh hoạt cho các điểm tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, đầu tư hàng trăm tỷ đồng, đến nay hầu hết đều xuống cấp, 65 đến 70% không sử dụng được, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của bà con. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, trong hàng trăm dự án thành phần đưa vào sử dụng hiện nay, có 119 dự án xuống cấp, không sử dụng được nữa. Ðiều đó cho thấy yếu kém bộc lộ từ khâu quy hoạch, lập dự án đầu tư, thi công…
        Nhiều dự án, công trình được quyết định đầu tư nhưng rất ít các dự án có ý kiến phản biện của người dân – đối tượng được hưởng lợi và có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản và khai thác dự án, công trình. Vì áp đặt chủ quan cho nên nhiều dự án, công trình không phát huy tác dụng. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương Lào Cai Nguyễn Hùng Mạnh cho biết, ở địa phương hiện có 16 chợ hoạt động kém hiệu quả hoặc đắp chiếu (như đã nêu ở bài 1) đều được xây dựng tự phát, không theo quy hoạch. Ở miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phân tán, sản xuất kém phát triển, tự cung tự cấp, khép kín hoặc chỉ trao đổi nông sản và những vật dụng cần thiết cho đời sống hằng ngày nên xây chợ to, hiện đại là không phù hợp. Bên cạnh đó, có tình trạng xây chợ vội vã để giải ngân vốn, tránh bị cắt, nhất là nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…
        Có những dự án, công trình, việc quản lý, giám sát kém, thậm chí có tiêu cực, tham nhũng, dẫn đến thất thoát vốn đầu tư. Ðơn cử như công trình cầu Bản Phiệt (quốc lộ 70, tỉnh Lào Cai) được Công ty Thăng Long 4 giao khoán lại cho Ðội xây dựng số 2, do kỹ sư Lê Huy Ðạt làm đội trưởng thi công. Lê Huy Ðạt cùng hai cán bộ kỹ thuật là Trần Quốc Huy và Phùng Ðại Dương chỉ đạo công nhân lắp đặt kết cấu lưới thép đúng thiết kế, nhưng trước khi đổ bê-tông, công trường được quây kín, Ðạt yêu cầu hai thợ hàn cứ cách một cây thép theo kết cấu ngang (thép phi 19), lại dùng hàn hơi cắt bớt một thanh. Tổng cộng, các đối tượng đã tham ô hơn 9,2 tấn thép. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác như: đầu tư dàn trải theo kiểu “rải mành mành”, cấp vốn nhỏ giọt… làm chậm thời gian hoàn thành công trình, dẫn đến hiệu quả đầu tư kém.

    • Môi trường chính trị VN “khá” hơn là do có phản ứng gay gắt, dữ dội và kịp thời của người dân trên internet. Hiện nay họ tập trung đòi phải DIỆT tham nhũng, chứ không phải là CHỐNG tham nhũng nữa! Tham nhũng là giặc nội xâm, phải lo chống đỡ à? Sao không dám diệt? Câu hỏi này làm nhiều người ấp a ấp úng…

    • JL hãy trả lời Mạnh Thắng thật hay! Đừng “hẹn trả lời bằng văn bản” làm người dân thất vọng, nhé.

      • Vâng, phải lo công việc đã…. nếu chỉ blog cả ngày sẽ mất công việc rồi… phải đống vai trò GS trước khi thay áo chứ…

    • “Mơ tưởng hão huyền, ảo vọng!”
      Ai cũng có quyền đó; kể cả Mạnh Thắng. Nhưng một chế độ mà để đông đảo các “đồng chí” cũ phải lên án, khó “có tương lai” lắm!

  11. Hãy vững tin vào ai , vững tin vào Đảng ? xin thưa rằng dân đã không còn tín nhiệm vào đảng nữa , không tin à ? hãy cho trưng cầu dân ý về điều 4 hiến pháp đi , nhân dân VN sẽ cho Đảng vào thùng rác ngay .
    Vậy thì còn gì phải nói từng câu từng chữ nữa, hãy đi vào ý nguyện của nhân dân mà thực hiện , còn ba cái “tuồng kịch” thì mọi người đã biết từ mấy chục năm nay rồi ,có gì phải bàn cãi .

  12. Mấy chục năm nữa, chắc chắn con cháu chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Tình trạng xấu không thể kéo dài mãi. Quy luật của cuộc sống đấy.

  13. Trước khi Quốc hội Việt nam bấm nút thông qua Hiến pháp 3013 ít hôm thì Trung quốc kết thúc hội nghị TW3 với một lựa chọn rõ ràng “để thị trường quyết định”. Thật tự hào vì ta không theo đuôi Trung quốc. Nhưng thật hổ thẹn vị ta vẫn tụt hậu.

  14. “Để thị trường quyết định “dưới sự cai trị của DCS trung Quốc , cũng là bịp bợm với thế giới thôi , còn DCSVN thì vừa bịp với thế giới vừa bóp cổ dân .

  15. Tôi không dám thay GS J.London để trả lời ông Manh Thắng, nhưng vì ông có nêu ở phần cuối comment về việc tôi trích dẫn Kim Dung như đi tìm một thứ “Thắng lợi bằng tinh thần” và là “Ảo vọng”.

    Xin thưa ông MT rằng chỉ có Chí Phèo hay A Q , mới tìm ra cách chửi bới hay suy luận của kẻ thấp cổ bé miệng để nói với kẻ đàn áp, hành hạ mình là ” Mày đánh tao cũng như đánh …bố mày ” và rằng dù đời có bị thế nào thì “Vẫn thắng lợi về mặt tinh thần” . Ông MT cũng quá tự tin vào bản lãnh chính trị cao cấp của mình và chủ quan lãnh đạo xhxn “Tao là luật / Tao là chính nghĩa / Chính phủ” để chẳng thèm đọc kĩ tôi trích Kim Dung về thế ” Song Thủ Hổ Bác” của Châu Bá Thông, chứ chẳng dính dự đến mơ màng, ảo tưởng gì cả . Nói tóm lại ông phớt lờ tự nhiên như người…Hà Nội về nội dung chính các comments của tôi khi ông bị chạm nọc chống cái Đỉnh Cao của ông, mà chỉ nói cho đã miệng, cả vú lấp miệng em như toàn dân VN vẫn phải chịu đựng.

    Tôi xin được lan qua một chút phần ông phát biểu về việc Quốc Hội nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc vừa biểu quyết 486/ 488 thuận cho bản hiến pháp sửa mà không đổi gì hết . Thưa ông, xin cho biết trong 486 đại biểu ấy có bao nhiêu người là đảng viên đảng cs cầm quyền ở VN , hoặc do chính cái đảng ấy “hiệp thương” chỉ định ? Và bao nhiêu người do dân tự chọn và bầu lên, để ông hô hoán là :

    “Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp.” => (điều này quá đúng và bình thường như bất cứ nước nào, ko có gì mới!)

    Nói như trên thì ông MT nên “cãi” với GS London, những người Việt bất đồng và cả thế giới thế này : “Đảng là Tao / Nhà Nước là Tao / Quốc Hội cũng là Tao . Tự Do là con……C… ” Như một đồng chí công an cấp tá của ông đã phán .

    Chúc ông luôn mạnh và thắng .

    • Bạn NT ơi. Tôi chẳng chúc hắn như vậy đâu. Tôi chúc những người yếu càng ngày càng mạnh!

    • Bạn nên chúc gã rằng:
      Chúc luôn Mạnh Thắng luôn Thặng Mánh – Thặng (có nhiều tiền) vì Mánh (tham nhũng).
      Chết chúng sinh rồi!

  16. Cắt dán bài này để thân tặng ông Mạnh Thắng và những cái Loa Phường, Loa Thành Phố, Loa Toàn Quốc .
    NT

    Chủ nhật, ngày 01 tháng mười hai năm 2013
    Những đảng viên đã “sáng mắt, sáng lòng” đang tiến hành một cuộc cách mạng thầm lặng ở Việt Nam
    Martin Petty | Reuters | 28.11.2013
    Người dịch: Lê Anh Hùng

    (Reuters) – Việt Nam ngày nay không phải là những gì mà một Lê Hiếu Đằng trai trẻ từng hy vọng khi ông gia nhập Đảng Cộng sản 40 năm trước với khát khao giải phóng và tái thiết một đất nước bị tàn phá bởi hàng chục năm chiến tranh dưới sự chiếm đóng của người Pháp và người Mỹ.
    Chế độ xã hội chủ nghĩa của nhà cách mạng quá cố Hồ Chí Minh đã bị tha hoá, ông nói, bởi việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở đây lại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính cái đảng đã sinh ra văn hoá tham nhũng và lợi ích nhóm.
    “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến vì một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng cho nhân dân. Nhưng rồi sau chiến tranh, tình hình đất nước lại xấu đi, người công nhân thì nghèo, người nông dân thì mất ruộng đất”, Lê Hiếu Đằng nói với Reuters.

    “Đó là điều không thể chấp nhận được. Sự độc quyền và độc tài chính trị đang hoành hành trên đất nước này.”
    Những ý kiến như thế có thể là bình thường ở nhiều nước. Song ở Việt Nam, nơi chính trị là phạm trù cấm kỵ, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, hình ảnh đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được coi là thiêng liêng, các nhà phân tích cho rằng không thể đánh giá thấp ý nghĩa của hiện tượng các đảng viên lên tiếng công khai như vậy.

    Các ĐBQH ấn nút thông qua Hiến pháp mới trong phiên họp ngày 28.11.2013
    Thứ Sáu vừa qua, Quốc hội do ĐCSVN khuynh loát đã thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi; bất chấp một chiến dịch tham vấn công chúng, bản Hiến pháp mới vẫn củng cố quyền lực của đảng giữa lúc sự bất mãn đang diễn ra âm ỉ trong dân chúng bởi cách thức đảng xử lý tranh chấp đất đai, tham nhũng cũng như điều hành một nền kinh tế chìm ngập trong khối nợ xấu của các DNNN.
    Lê Hiếu Đằng kịch liệt phản bác hiến pháp sửa đổi, và ông không đơn độc với quan điểm của mình. Đó chính là những quan điểm đã đưa hàng chục người vào tù. Nhà cầm quyền đã đẩy mạnh chiến dịch trấn áp vì tình trạng bất đồng chính kiến tăng lên và tỷ lệ sử dụng Internet đã chiếm tới 1/3 trong tổng dân số 90 triệu người.
    Những luật lệ Internet vốn dĩ đã hà khắc lại được thắt chặt thêm hôm thứ Tư, khi chính phủ loan báo mức xử phạt lên tới 100 triệu VNĐ (4.740USD) dành cho bất kỳ ai chỉ trích họ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
    Tuy nhiên, điều khiến đảng phải giật mình là ở chỗ: những tiếng nói mạnh mẽ nhất đòi hỏi một hệ thống đa nguyên hơn lại không phải đang đến từ công chúng nói chung, mà lại là từ trong hàng ngũ của họ, một hành động nổi loạn công khai mà người ta chưa từng được chứng kiến kể từ khi ĐCSVN lãnh đạo nước Việt Nam thống nhất năm 1975, sau chiến thắng của những người cộng sản trước quân đội Hoa Kỳ.
    “Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới. Sự tồn tại của cạnh tranh trong đảng là điều mà người ta đã biết, nhưng giờ thì điều đó đã trở nên rõ ràng hơn theo cách mà người ta chưa từng thấy trước đây”, Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành phố (City University) ở Hồng Kông, bình luận.
    “Sự nổi lên của nhóm này và lời khuyên từ họ sẽ ảnh hưởng đến diễn tiến của cuộc thảo luận trong đảng. Không còn nghi ngờ gì, đây là một giai đoạn đầy bất trắc và cạnh tranh.”
    KHỦNG HOẢNG VÀ BẾ TẮC
    Năm nay, Lê Hiếu Đằng cùng 71 người khác, bao gồm trí thức, blogger và những đảng viên cả đương chức lẫn hưu trí, đã soạn thảo bản hiến pháp riêng nhằm hưởng ứng chiến dịch lấy ý kiến nhân dân sáo mòn mà lý do bên ngoài là xoa dịu nhân dân và tăng cường tính chính danh vốn đang nhạt nhoà của đảng.
    Dự thảo hiến pháp của họ được đăng tải trên mạng và 15.000 người đã ký vào một bản kiến nghị kèm theo, kêu gọi bỏ Điều 4 Hiến pháp, điều khoản quy định độc quyền chính trị của ĐCSVN.
    Tuy nhiên, các nhà lập pháp lại làm ngược lại và sửa đổi theo hướng tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCSVN cũng như nhiệm vụ bảo vệ đảng của quân đội. Trong bản tổng kết 26 triệu ý kiến của nhân dân về dự thảo hiến pháp, một uỷ ban của Quốc hội cho hay đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ chế độ độc đảng.
    “Về mặt lý thuyết, dân chủ không đồng nghĩa với đa đảng”, Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 nói trong một báo cáo hồi tháng Năm. “Không ai có thể khẳng định rằng nhiều đảng chính trị thì tốt hơn một đảng.”
    Hôm thứ Sáu vừa qua, không một vị Đại biểu Quốc hội nào phản đối bản dự thảo mới, vốn mở rộng Điều 4 để quy định đảng là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”.
    Một bản dự thảo hiến pháp sửa đổi công bố mấy tuần trước đã khiến những người phản đối tức giận.
    Các nhà vận động dân chủ khác đã gia nhập nhóm 72 người ban đầu và 165 người trong số họ, kể cả các cựu quan chức chính quyền, đã đăng một bản tuyên bố trên Internet hai tuần trước, với nội dung khuyến cáo các Đại biểu Quốc hội bác bỏ dự thảo hiến pháp sửa đổi.
    Bản tuyên bố nêu rõ, nếu các ĐBQH thông qua hiến pháp sửa đổi thì họ đã nhúng tay vào một “tội ác chống lại Tổ quốc và nhân dân” và sẽ “chỉ càng đẩy đất nước lún sâu hơn và khủng hoảng và bế tắc”.
    “VAI TRÒ CẦU NỐI”
    Nhiều trong số những người chỉ trích đảng công khai từng tham gia vào các cuộc chiến tranh giải phóng Việt Nam khỏi các cường quốc phương Tây trong những năm 1950 cho đến những năm 1970 và nay đã trở thành những nhà cách mới theo hình thức này hay hình thức khác, họ đối mặt với những chủ đề mà phần lớn người Việt Nam tỏ ra e sợ khi bàn tới.
    Nguyễn Quang A từng một thời là thành viên của một viện tư vấn vốn đã tự giải thể sau khi chính phủ ban hành một nghị định hạn chế phạm vi hoạt động của nó 5 năm trước.
    Thành viên của viện bao gồm những người từng là đảng viên, quan chức ngoại giao, doanh nhân và học giả. Họ giữ mối liên hệ với nhau qua các cuộc gặp hàng tháng để thảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội; một số vấn đề được họ xử lý dưới hình thức những bài bình luận đăng trên mạng.
    “Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường để tạo điều kiện cho sự ra đời của các lực lượng chính trị khác và đề xuất một quá trình chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ”, ông nói với Reuters.
    “Chúng tôi hy vọng một số những thành viên của chúng tôi có thể đóng vai trò cầu nối để giúp đảng lắng nghe chúng tôi. Chuyện này sẽ mất thời gian, nhưng chúng tôi phải gây sức ép để họ thay đổi và thuyết phục mọi người không sợ hãi.”
    Lê Hiếu Đằng và các đồng minh trong ĐCSVN của mình đang tiến một bước xa hơn. Họ lập kế hoạch vẫn ở trong đảng để có thể thu hút được sự ủng hộ từ những đảng viên đã “sáng mắt sáng lòng” nhằm thành lập một đảng đối lập với mục đích giám sát các chính sách của ĐCSVN và kiểm soát nó.
    Bất chấp ngôn từ mạnh mẽ, họ nhấn mạnh rằng kế hoạch thành lập Đảng Dân chủ Xã hội không phải là âm mưu lật đổ đảng cầm quyền mà là một nỗ lực nhằm tạo ra sự chung sống tự do hơn giữa những đảng phái đem lại lợi ích cho đất nước.
    Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, một tổ chức bao trùm của ĐCSVN quản lý những tổ chức lớn hoạt động theo các nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin, nhận xét rằng chiến dịch lấy ý kiến nhân dân và bản hiến pháp sửa đổi là một “tấn bi hài kịch”, nó cho thấy đảng không còn liên hệ với nhân dân nữa.
    Theo ông, đây là thời điểm phải sắp xếp lại hệ thống chính trị ở Việt Nam.
    “Chúng tôi phải đối mặt với nhiều vấn đề ở Việt Nam, những cuộc khủng hoảng lớn, vậy thì làm sao chúng tôi có thể giải quyết chúng với một đảng toàn quyền? Chúng tôi phải thu hút sự chú ý của họ, vì thế chúng tôi đang kêu gọi các đồng chí trong đảng tham gia cùng chúng tôi để có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này”, Hồ Ngọc Nhuận nói; ông cũng thừa nhận mọi chuyện đang cho thấy là khó mà thuyết phục được họ.
    “Thế hệ mới không thể giảng giải về chủ nghĩa xã hội cho chúng tôi được nữa. Tuy được gọi là Đảng Cộng sản nhưng bản thân họ cũng không còn tin vào hệ tư tưởng của mình nữa rồi.”
    (Biên tập: Robert Birsel)

    Nguồn: Reuters / Defend the Defenders

    • Xin chào Jonathan London tiên sinh, đọc bài viết “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng” của tiên sinh, tôi có một số điều muốn chia sẻ với tiên sinh thế này:

      1. Tiên sinh có viết ” Thứ nhất, về mặt thời sự, việc thông qua hiến pháp chẳng phải là tin tức mới mẻ và chắc chắn đã không được nhiều người chú ý nếu không có cuộc tranh luận toàn quốc về hiến pháp này. Quốc hội – từ thuở ban đầu đến nay – là một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đảng lập nên, và phục vụ cho Đảng.” Tôi mong tiên sinh có thể chứng minh luận điểm này không? Và tôi có một câu hỏi thế này: trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ 1861 – 1865, quốc hội của Hoa Kỳ có thể hiện vai trò gì không? Tôi hỏi câu này bởi vì tôi muốn tìm hiểu xem trong chiến tranh nói chung và chiến tranh ở Hoa Kỳ nói riêng quốc hội có hoạt động như thế nào.

      2. Tôi cho rằng đất nước tôi còn thiếu đó là đa số người nông dân, công nhân và một phần doanh nhân, một phần trí thức Việt Nam chưa nhận ra “mình là ai, mình có thể làm gì, mình vì điều gì”. Tôi cho rằng hiến pháp, các thể chế phản ánh nhận thức của người dân. Chừng nào người dân còn yếu kém, chính quyền đó còn yếu kém.

      3. Tôi thì không tuyệt vọng vì lần sửa đổi hiến pháp lần này tiên sinh ạ. Tôi lạc quan, vì tôi coi lần sửa đổi hiến pháp này là giai đoạn khó khăn của dân tộc tôi, mà sau khó khăn sẽ đến giai đoạn thuận lợi. Khi nhân dân bị chèn ép, nhân dân sẽ vùng lên. “Nước có thể nâng thuyền, có thể đẩy thuyển nhưng cũng có thể lật thuyền”. Tại sao tiên sinh và nhiều người lại có cảm giác “tuyệt vọng”? (tôi lấy ngay từ tiêu đề bài viết của tiên sinh). Tôi thấy có câu “kì vọng nhiều thì thất vọng càng lớn”.

      4. Tiên sinh có nói về các tác động để dẫn đến sự thay đổi, tiên sinh có đề cập nội lực và ngoại lực, tôi thì nhấn mạnh đến nội lực.

      Đó là 4 vấn đề tôi xin trao đổi lại với tiên sinh. Chúc tiên sinh mạnh khỏe. Giá mà Jonathan London tiên sinh đang ở Hà Nội, tôi sẽ mời tiên sinh đi uống bia, trời Hà Nội mùa đông uống bia là nhất.

Comments are closed.