Phỏng vấn với Hồn Việt (Úc), Phần II/IV

Phỏng vấn với rađiô Hồn Việt, Melbourne (Úc), thực hiện Ngày 3, Tháng 11, 2013, dài 14 phút, toàn tiếng Việt, Mời các bạn click vào nút “Play” phía dưới để nghe và xem (Ghi âm dài 14 phút)…. phỏng vấn này có hình, có âm thành.

Phỏng vấn này đề cập những sự kiện nổi bật trong chính trị cấp cao của VN trong vòng hai năm qua. Một thời điểm bất thường và đầy căng thẳng.

Hai phần còn lại trong cuôc phỏng vấn này sẽ post trong vai ngày tới.

JL

 

Mâu thuẫn và đồng thuận

Như đã cho biết, hôm kia và hôm qua tôi đã tham dự một hội thảo thường niên với tên gọi “Cập nhật về Việt Nam”. Năm nay, chủ đề hội thảo là “Mâu thuẫn và đồng thuận” do BTC nhất trí với nhà tài trợ. Tôi đã trình bầy về tình hình chính trị ở Việt Nam. Ngày mai tôi sẽ trình bày tiếp bằng tiếng Việt cho một số người bạn Việt Nam ở Melbourne, trong đó có nhiều người Việt hải ngoại và học sinh Việt Nam đang du học tại đây.

Tại hội thảo, tôi đã lắng nghe nhiều bài thuyết trình. Trong đó những bài hay nhất đã đề cập đến những vấn đề nổi bật đối với các thể chế mất hữu hiệu của Việt Nam như hiến pháp, sơ hữu đất đai. Sau hai ngày hội thảo, người tham gia đã thảo luận về kết quả của hội thảo. Tôi cũng như một người khác có quan điểm là chủ đề “Mâu thuẫn và đồng thuận” không phù hợp.

Sao vậy? Xã hội nào cũng có mâu thuẫn, cũng như cạnh tranh xã hội. Cả hai yếu tố đó là cơ bản. Vậng, cũng có thể và nên phấn đấu có những đồng thuận xã hội. Nhưng, quan trọng hơn cả là những ‘đồng thuận’ không thể thực hiện qua một phương diện áp đạt. Nếu mong muốn có một xã hội hoàn toàn hài hòa thì bạn phải suy nghĩ lại. Suy nghĩ như thế là nguy hiểm lắm (ví dụ như Đức Quốc Xã, Bắc Triều Tiên hiện nay, Khmer Đỏ, TQ… v.v).

Vấn đề của bất cứ xã hội nào là tìm cách để cân bằng những mâu thuẫn xã hội với sự hợp tác xã hội. Ở đây sự hợp tác cũng phải thực chất, không thể giả dối được. Vấn đề ở Việt Nam hiện nay là những thể chế chính trị hình thức của đất nước không thể đáp ứng được như cầu của xã hội mà chỉ có thể phục vụ lợi ích của một số nhóm xã hội. Chính trị bị coi như một vấn đề hành chính.

Đúng ra, Việt Nam có mâu thuẫn và có đồng thuận. Vấn đề là những mâu thuẫn không được bàn luận một cách dân chủ. Trong khi đó, đồng thuận mà Việt Nam có hiện nay là chỉ trong vòng một nhóm 16 người mà thôi. Tôi thấy chưa được.

JL
Melbourne, Úc