Nhìn lại năm 2013

Vào những ngày cuối cùng của năm 2013 này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những bạn đọc xa gần, dù cùng hay khác quan điểm.

Cách đây 8 tháng, khi tôi đã quyết định lập blog Xin Lỗi Ông này tôi đã không thế nào tưởng tượng sẽ có một kính nghiêm như đã có trong những tháng qua. Có lúc quá hay. Có lúc quá chán. Có lúc cả vui lẫn buồn đến mức độ muốn khóc.

Trong trên 90 bài tôi đã đang đến nay, nội dung của blog này đã nỗ lực đề cấp một số chủ đề và một số sự kiện quan trọng. Trong những bài đầu tiên tôi đã chia sẻ y kiến là đối với những vấn đề liên quan đến Biển Đông, Việt Nam muốn ửng họ của quốc tế phải đầy mạnh một quá trình cải cách thực sự.

Vài tuần sau đó tôi có viết một số bài đề cập chuyện lá cờ và ngay sau đó bị ném đá từ mọi phía! Xoanh qoanh ngày 2/9 tôi có viết ba bài về Tự do – độc lập – hạnh phúc mà đến bây giờ rất ít người có đọc! Một bài tôi thích mà chẳng có ai đọc là bài Hướng về giải thưởng (Chú trọng đến mục tiêu tối hậu).

Thóng báo ai đọc thêm hơn một bài trong danh mục ở dưới bài này sẽ được tặng…. 500 Việt Nam Đồng!  (Trù DLV!, có quá nhiều tờ 500 rồi!)

Những bài đã được đọc nhiều nhất là vài bài về sự ra đời của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, một phỏng vấn tôi đã thực hiện với ông Bùi Tín tại nhà của Ông ấy ở Paris, và những bài liên quan đến quá trình đâu tranh vì cải cách ở Việt Nam mà đã và đang tiếp diễn qua nhiều lĩnh vực và bằng nhiều phương diện.

Trong năm tới, tôi sẽ tiếp tục phản đấu để đống góp một cách tích cực và có giá trị vào sự phát triển của đất nước Việt Nam qua hai phương diện.

Một là qua những bài y kiến và bình luận trên trang web này. Hai là những bài nghiên cứu khoa học viết cho các tổ chức quốc tế, nhà nước Việt Nam, và xuất bản trên các tập chí quốc tế.

Tôi  cũng sẽ cố gắng để nghe, đọc, và suy ngẫm những quan điểm, thông tin mới từ mọi phía để năng cao sự hiểu biết của tôi và chất lượng của các bài viết trong tương lai.

Trên thực tế, tôi biết sự hiểu biết của tôi về Việt Nam còn rất hạn chế. Thực vậy, sự hiểu biết của bất kỳ ai đều có những hạn chế của mình. Bạn không nên tin ai mà tự giả định họ biết hết dù là người viết blog hay là loa phường. Chúng ta phải phản đấu để hiểu và nắm chắc thời đại của chúng ta và tạo ra một tương lai hứa hẹn chung.

Chúc tất cả mọi người một năm mới an khang thịnh vượng.

Chân thành, JL
Hồng Kông

Danh mục các bài trên trang Xin Lỗi Ông 2013

  1. Chuyến thăm của Kerry và tương lai của Việt Nam
  2. Bọn mất dân chủ ở Thái Lan
  3. Bắc Kinh đang làm gì đấy?
  4. Suy ngẫm về Hiến Pháp
  5. Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!
  6. Chưa hoàn thiện
  7. Chắc chắn và không tránh được
  8. Một bạn đọc đề cập lũ lụt
  9. Hỏi đáp ‘Bình Dân’
  10. Những hạn chế của quyền lực tuyệt đối
  11. Biết đùa để sống
  12. Dũng cảm Chính trị
  13. Quá khứ và tương lai – phần nốt phỏng vấn
  14. Du luận chính trị: Phỏng vấn Phần III/IV
  15. Phỏng vấn với Hồn Việt (Úc), Phần II/IV
  16. Phỏng vấn với Rađiô Hồn Việt (Úc), Phần I/IV
  17. Mâu thuẫn và đồng thuận
  18. Cập nhật Việt Nam 2013
  19. Hiến pháp mới là chuyện buồn?
  20. “Bảo đảm an sinh xã hội:” Những hạn chế của mô hình báo chí đảng
  21. Fin de siècle
  22. Những ý nghĩa của việc tướng Giáp qua đời
  23. Suy ngẫm về Tướng Giáp
  24. Đề cập chính trị ở Việt Nam
  25. Phỏng vấn Ông Bùi Tín, 22/9/2013
  26. Vaclev Havel của Việt Nam?
  27. Diễn đàn 2000 năm 2013
  28. Hòa giải và cải cách
  29. Biến cố ở Thái Bình
  30. Thiển cận và hung bạo thế!
  31. Hương tới một tương lai tươi sáng hơn
  32. Hạnh Phúc
  33. Xa rời chuyên môn?
  34. Tự do
  35. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
  36. Gửi bạn đọc
  37. Hỏi đáp: Trả lời nghiêm túc “phản hồi của thanh niên nghiêm túc”
  38. Phản hồi của Thanh niên nghiêm túc
  39. Cả thế giới đang dõi theo
  40. Càng sớm càng tốt…
  41. Bây giờ thì sao?
  42. Toàn diện về cái gì?
  43. Đánh cược vào Việt Nam
  44. Có cơ hội là được, nhưng các ông có làm gì không?
  45. Mô hình… Hồng Kông?
  46. Hướng về giải thưởng (Chú trọng đến mục tiêu tối hậu)
  47. Phê bình va tự phê bình
  48. Vài suy nghĩ ban đầu về việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm
  49. Sợ cái gì? Những câu hỏi về Internet và dân chủ hóa
  50. Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6
  51. Lần đầu tiên sang Việt Nam
  52. Những Đóng góp và Hạn chế của ‘Xã hội hóa’: Khía cạnh Kinh tế Chính trị
  53. Những lá cờ lên tiếng – Nghi Tưởng
  54. Miến Điện và Việt Nam
  55. Xã hội học công cộng
  56. Hàng mới về…
  57. Có điều gì đó xảy ra ở đây
  58. Phỏng vấn với Thanh Niên (trích dẫn)….
  59. Vì sao nền Văn Hóa Chính Trị của Viêt Nam đang thay đổi? (Nhờ ai soạn, giúp)
  60. Một thoả thuận xã hội mới cho Việt Nam?
  61. Cải cách ở Việt Nam trong tình hình mới
  62. Về lại đất Quảng
  63. Tính Độc Lập
  64. Lời chúc mừng nhân dịp thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam
  65. Thư gửi nhân dịp ngày nhân quyền
  66. Giỏi toán chưa đủ
  67. Trả lời bài: “Phản biện với Jonathan London”
  68. Tại sao các quốc gia thất bại?
  69. Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó
  70. SEARC
  71. Cơn ớn lạnh trong một ngày 40 độ
  72. Vì sao có blog này
  73. Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?
  74. Tâm sự
  75. Bài “Đừng giữ môt giấc mơ” 2.0
  76. Việt Nam, Trung Quốc và Xung đột trên Biển Đông Nam Á
  77. Chống Đảng?
  78. Mất trong dịch thuật
  79. Phỏng vấn BBC, 30/4, có âm thành
  80. Vì sao nền Văn Hóa Chính Trị của Viêt Nam đang thay đổi? (Nhờ ai soạn, giúp)
  81. Hỏi Đắp…
  82. Phỏng vấn, 30 tháng 4
  83. Một số ý thưởng và bài viết về Biển Đông Nam Á
  84. Phỏng vấn thực hiện với RFI ngày 28 tháng 4 2013 và bài Viết
  85. Ngày giải phóng đến chưa?
  86. Người Tầu đã về…
  87. Boston
  88. Interview with VOA 28 April on Southeast Asian Sea dispute
  89. Letter to the editor, Published in the SCMP, April 10 2013
  90. Phỏng vấn với RFI Tiếng Việt
  91. Phỏng vấn về Hiến Pháp với Đài Phát Hành Úc
  92. Xin lỗi Ông…

 

 

Share Button

Chuyến thăm của Kerry và tương lai của Việt Nam

Các cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Hà Nội vào hôm thứ hai là một sự kiện quan trọng trong tiến trình quan hệ ngoại giao song phương giữa Washington và Hà Nội trong những nỗ lực nhằm phát triển quan hệ này lên tầm “đối tác toàn diện”. Nhưng ý nghĩa lớn hơn của các cuộc gặp ấy, hay là mục đích tiềm tàng của chúng, đòi hỏi phải có một cái nhìn rộng hơn cả vào hiện tại lẫn tương lai.

Chuyến thăm của Kerry diễn ra vào một thời điểm đặc biệt thú vị trong tình hình chính trị Việt Nam. Quả thật, tốc độ thay đổi trong nền chính trị Việt Nam đã gia tăng với nội dung khó đoán biết hơn, và do đó, thú vị hơn so với hồi trước. Gần đây nhất, cuộc cải cách hiến pháp và những mối lo ngại về nhân quyền đã trở thành chủ đề bao trùm trong các thảo luận chính trị. Tôi sẽ tóm tắt những diễn biến mới này trước khi trở lại với câu hỏi lớn hơn được đề cập ở đầu bài.

Cải cách và nhân quyền

Chúng ta hãy bắt đầu với công cuộc cải cách hiến pháp, và cái kết luận chống lại sự thay đổi, cùng với các sự kiện liên quan đến nhân quyền. Sau một cuộc thảo luận mở và công khai chưa từng có tiền lệ về cải cách hiến pháp, trong đó có cả những thảo luận rất đáng chú ý về nhu cầu phải thay đổi thể chế căn bản, Quốc hội Khóa 13 của Việt Nam đã quyết định thông qua một bản hiến pháp sửa đổi mà về cơ bản là phớt lờ mọi thay đổi quan trọng, trước sự thất vọng (dù không ngạc nhiên) của những người cổ súy cho cải cách trong và ngoài nhà nước.

Ngay sau khi Quốc hội bỏ phiếu, một số ít nhưng đều là các nhân vật có tiếng, đảng viên lâu năm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã rời khỏi Đảng. Những người này và các cá nhân cổ súy cho cải cách khác đều khẳng định rằng nếu Việt Nam muốn giải quyết các khó khăn lớn nhất lúc này, thì đất nước cần những định chế có thể tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình, và nhà nước pháp quyền, theo một cách àm bản hiến pháp sửa đổi đã không làm được.

Vài ngày trước cuộc bỏ phiếu về hiến pháp, các nhà nước thành viên Liên Hợp Quốc cũng đã bỏ phiếu dành cho Việt Nam một ghế trong Hội đồng Nhân quyền. Như chúng ta có thể thấy trước, kết quả này bị đón nhận trong sự thất vọng của những người ủng hộ cải cách trong và ngoài nhà nước, và của những người đã phải chịu đựng hậu quả của các thành tích nhân quyền “không khí” của Việt Nam.

Điều mà có lẽ không được trông đợi, từ cả phía chính quyền lẫn nhiều nhà quan sát đang phát nản về chính trị Việt Nam, là phản ứng rất thông minh và mới mẻ của những người ủng hộ cải cách. Thay vì thất vọng giơ tay lên trời hay âm thầm rút lui vào im lặng, họ đã hào hứng đón nhật kết quả Việt Nam vào LHQ như một cơ hội để buộc nhà nước phải giải trình trách nhiệm như một thành viên đầy tích cực của Hội đồng Nhân quyền.

Có thể thấy điều này rõ nhất ở các nỗ lực – dựa vào xã hội dân sự – của những người ủng hộ cải cách nhằm quảng bá việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng, nhằm nhấn mạnh một cách rất đặc biệt những cam kết chính thức của Việt Nam liên quan đến Công ước Quốc tế về Nhân quyền, và nhằm tiến hành một chiến dịch gây xôn xao một cách đáng ngạc nhiên, mặc dù được tổ chức lỏng lẻo, nhằm nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về nhân quyền và quyền thực tế của họ như là những công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Vào các ngày 8 và 10/12, chỉ sáu ngày trước các phiên đàm phán song phương của Kerry ở Hà Nội, và trong bối cảnh đàm phán về TPP đang diễn ra (và khá căng thẳng), những người cổ súy cho cải cách ở Việt Nam đã tổ chức một loạt sự kiện kỷ niệm ngày Nhân quyền Quốc tế, gồm những buổi sinh hoạt, thảo luận với người của cộng đồng quốc tế, và chính thức thành lập tổ chức phi đảng phái – Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Người tham dự tụ tập ôn hòa để phân phát tài liệu về nhân quyền và các cam kết của Việt Nam liên quan đến nhân quyền (một nhiệm vụ mà đúng ra chính nhà nước Việt Nam phải tham gia).  Thật không may, nếu không nói là đáng ngạc nhiên, là các nỗ lực này được đáp lại bằng một loạt biện pháp đàn áp quá quen thuộc, từ việc cho nhân viên an ninh mặc thường phục và côn đồ đánh đập, đến thu giữ trái phép tài sản cá nhân, và đe dọa.

Người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi, những diễn biến thú vị này trong tình hình chính trị Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới các cuộc thảo luận hôm thứ hai ra sao.

Tình hình chính trị ở Hà Nội

Là người Mỹ và là người quan sát lâu năm về chính trị và xã hội ở Việt Nam, nhưng tôi chưa bao giờ đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ Mỹ-Việt. Tuy nhiên, trong tình hình bây giờ, tôi bỗng thấy mối quan hệ này thu hút chú ý và quan trọng. Lập trường của Việt Nam trong các cuộc đối thoại – vào thời điểm đặc biệt hiện nay – đặc biệt thú vị, và khó giải mã.

Điều gì đang diễn ra ở quảng trường Ba Đình, chúng ta có thể phỏng đoán không? Trước khi trả lời trực tiếp câu hỏi này, cái quan trọng là phải nhấn mạnh rằng bên dưới vẻ bề ngoài thống nhất của một nước độc đảng, nhà nước Việt Nam, ở một vài khía cạnh đáng chú ý, lại là đa nguyên, mặc dù theo một kiểu không hữu hiệu). Hành vi của nó chỉ có thể được hiểu như là sản phẩm kết hợp của một cuộc tranh giành đấu đá, đôi khi có màu sắc phong kiến, giữa các nhân tố cải cách và các nhân tố muốn giữ mọi sự ở nguyên trạng.

Mặc dù cuộc bỏ phiếu thông qua hiến pháp cho thấy những giới hạn trần, hoặc mục đích tới hạn của những động lực cải cách bên trong chính quyền, nhưng thật ra, số phiếu tán thành là một phong vũ biểu  phản ánh sai lạc tình hình trong chính quyền, bởi lẽ, các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải thuận theo cơ chế trung ương quyết định, và hành vi thách thức công khai trước Quốc hội – một cơ quan của Đảng, do Đảng và vì Đảng – chỉ đơn giản là không nằm trong các khả năng có thể xảy ra.

Với mong muốn tăng cường quan hệ với Washington, mở rộng thị trường đầu ra cho thương mại, và thúc đẩy lại nhịp độ đầu tư hiện đang ì ạch, chính phủ Việt Nam giữ lập trường để có thể hưởng lợi thật nhiều từ một cách tiếp cận đa dạng hơn, sáng tỏ hơn và (như một số người Việt Nam có thể nói) văn minh hơn trong việc điều hành đời sống xã hội trong nước, và trong các diễn văn chính trị, trong việc vận động chính trị trong nước nói riêng.

Tôi không phải là nhà phân tích duy nhất có quan điểm cho rằng yếu tố quan trọng nhất mà nền kinh tế chính trị của Việt Nam đang thiếu là minh bạch, trách nhiệm giải trình, và nhà nước pháp quyền. Dứt khoát là các tiến bộ trong cải cách ở Việt Nam – và quả thật là trong cách vận hành của nền kinh tế – phụ thuộc vào những đối sách rõ ràng, hiệu quả đối với các khiếm khuyết về thể chế. Dường như đã rõ ràng là để có được những đối sách này, thì cần phải có một nỗ lực xây dựng không ngừng nghỉ nhằm chấm dứt mô hình điều hành xã hội thiếu tính xây dựng, đầy hoang tưởng, bạo lực và quả thật là bất hợp pháp, mà chúng ta đã chứng kiến trong quá khứ và hiện tại.

Vâng, người Việt Nam ở trong và ngoài bộ máy nhà nước đều có những khác biệt về việc chính trị Việt Nam phải như thế nào. Một số người cho rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn hảo” có lẽ phải cuối thế kỷ mới có. Tuy nhiên, với những người có suy nghĩ nghiêm túc về việc giúp đất nước tiến lên, thì có một nhu cầu to lớn hơn bao giờ hết, là phải vượt qua những động lực đàn áp hoang tưởng trong quá khứ.

Tôi tin rằng người dân Việt Nam không muốn trải qua thêm nhiều năm, thậm chí thập niên, cái mà chúng ta có thể gọi là “hội chứng Việt Nam”: một sự kết hợp đặc biệt giữa đa nguyên không minh bạch và bất hữu hiêu, hành vi phong kiến, và những động lực trấn áp mà từ đâu đã dại dện cho nền chính trị cả nước, và vẫn đang tiếp tục phá hoại cũng như giới hạn các khả năng có được một trật tự xã hội công bằng, năng động về kinh tế, và sôi động hơn.

Cái mà người Việt Nam xứng đáng được hưởng, nhưng cuộc cải cách hiến pháp gần đây dã bác bỏ – là các bước tiến thực sự và có ý nghĩa nhằm giải quyết những hạn chế căn bản về thể chế. Điều này đưa chúng ta trở lại với các cuộc đàm phán song phương trong tuần.

Quá khứ, hiện tại và tương lai

Thật kỳ cục và trùng khớp là tại thời điểm quyết định hiện nay trong lịch sử đương đại Việt Nam, các gương mặt lãnh đạo của đất nước đều gặp khó khăn trong việc đối thoại một cách xây dựng với Mỹ. Có một mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Việt Nam, vì những lý do mà tất cả chúng ta đều đã biết. Bản thân Ngoại trưởng Kerry cũng là một phần trong quá khứ này, và nói chung ông được những phe lớn trong đội ngũ lãnh đạo Việt Nam mến và tôn trọng. Do đó, để Việt Nam tiến lên, có cách nào tốt hơn là chấm dứt kiểu chính trị đàn áp, lạc hậu, và thực thi các khả năng để giúp Việt Nam đi tới.

Những cuộc cải cách thể chế có ý nghĩa sẽ chỉ đến thông qua tiến trình đa phương, mà vào một thời điểm nào đó, có thể vượt qua các trở lực nằm bên trong phe bảo thủ, đầu óc bị ám ảnh vì an ninh quốc gia. Những con người dũng cảm cổ súy cho xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay tiến hành công việc của họ bất chấp nguy hiểm lớn, bởi vì họ yêu nước và họ khao khát những quyền tự do căn bản, mà chính nhà nước của họ đã cam kết, cả theo hiến pháp lẫn theo các quy định quốc tế.

Trên thực tế, chính là nhà nước Việt Nam, chứ không phải công dân Việt Nam, muốn ngồi vào Hội đồng Nhân quyền, và họ nên, họ phải thúc đẩy nhân quyền trong nước mình. Thay vì đánh đập những người ủng hộ cải cách, nhân viên công quyền nên bảo vệ, và tham gia cùng những nhà hoạt động đó trong tinh thần “niềm tin chiến lược” như chính Nguyễn Tân Dũng đã đề cập cách đây không lâu ở Singapore.

Cuối cùng, cải cách thể chế, theo hướng Việt Nam cần, sẽ đòi hỏi những nỗ lực của rất nhiều bên tham gia, cả ở trong và ngoài chính quyền, kể cả những phe phái trong nhà nước mà vốn vẫn phản đối hoặc chỉ đơn giản là chẳng biết gì về nhu cầu cải cách. Việt Nam không phải Trung Quốc và sẽ không bao giờ là Trung Quốc. Và đó là một điều tốt. Việt Nam cũng không phải một đất nước sẽ đi áp dụng chủ nghĩa tân tự do một cách ngu ngốc.

Việt Nam cần vạch ra con đường của chính mình. Và hy vọng của công dân Mỹ này là những cuộc đàm phán song phương hôm thứ hai, cùng với các nỗ lực cải cách trong và ngoài nhà nước, sẽ giúp đất nước Việt Nam tuyệt vời này bước vào một con đường hứa hẹn hơn. Một con đường có thể thật sự mang lại cho đất nước Tự do, Độc lập, Hạnh phúc, những điều mọi người dân vốn vẫn khao khát, bất kể giai cấp, đảng phái, tầng lớp

JL, Hà Nội

Share Button

Lời chúc mừng nhân dịp thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam

IMG_0129Các bạn thân mến,

Tôi vô cùng vinh hạnh được tham gia với các bạn nhân dịp thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam. Dĩ nhiên không phải là trùng hợp khi chúng ta chào mừng sự ra đời của Mạng lưới Blogger Việt Nam nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội và hội họp nằm trong  số những quyền căn bản nhất của tất cả các nhân quyền. Thế nhưng người Việt Nam vẫn chưa được hưởng những quyền tự do này.

Là những công dân của một quốc gia không chỉ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền mà còn có nhà nước giữ một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhân dân Việt Nam đương nhiên được bảo đảm trọn vẹn các quyền này.

Vì lý do này, việc thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam là một bước tiến quan trọng cho Việt Nam và trong chiến dịch đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội không phải là các giá trị chống nhà nước hay chống đảng. Mà chúng cũng không chống chủ nghĩa xã hội. Chúng là các giá trị của nhân loại cổ xúy bình đẳng xã hội và trách nhiệm giải trình, và là những giá trị mà tất cả chúng ta đều nên ủng hộ.

Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều từ một nền báo chí tự do thực sự. Một bước quan trọng theo hướng đó là người Việt phải áp dụng nhân quyền này vào thực tế. Dĩ nhiên đây chính là điều mà Mạng lưới Blogger Việt Nam quyết tâm thực hiện.

Tự do ngôn luận, và tự do lập hội là những nhân quyền bất khả xâm phạm. Tôi hy vọng và kỳ vọng rằng việc thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ đánh dấu bước đầu tiên trong một loạt những bước để tiến đến một nước Việt Nam tự do. Vì chỉ với tự do thực sự thì sự độc lập của đất nước mới thực sự có ý nghĩa.

Jonathan Đ. London

 

Share Button

Thư gửi nhân dịp ngày nhân quyền

Các bạn thân mến,

Tôi tham dự cùng với các bạn hôm nay để bày tỏ sự ủng hộ của tôi đối với nhân quyền và đối với nhân dân Việt Nam nhân dịp Ngày Nhân quyền Quốc tế 2013.

Trong những thập niên vừa qua, Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, đến mức sống, đến việc mở rộng các quan hệ quốc tế.

Với tư cách là một người bạn và một học giả, từ trước đến nay tôi đã rất vinh hạnh được quan sát và nghiên cứu những thay đổi này và, khi có dịp, nỗ lực để hiểu và giúp giải quyết những thách thức quan trọng.

Với tư cách là nước tham gia ký Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, nhà nước Việt Nam từ lâu đã cam kết tôn trọng và cổ xúy các nguyên tắc nhân quyền.

Thế nhưng nhân quyền vẫn là một lĩnh vực trong đó nhân dân Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Bây giờ là thời điểm để thay đổi tình hình này.

Rõ ràng, nhân quyền rất hệ trọng đối với hạnh phúc của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Và quan điểm của tôi và nhiều người khác là nếu không có những cải thiện lớn lao về nhân quyền, nhân dân và nhà nước Việt Nam không thế nào giải quyết những thách thức cấp bách nhất mà đất nước đang đương đầu hiện nay.

Với vị thế mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trách nhiệm của nhà nước Việt Nam phải tôn trọng và cổ xúy nhân quyền lại càng rõ rệt hơn bao giờ hết.

Là một người bạn, tôi chúc toàn dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam thành công mỹ mãn trong những nỗ lực này.

Con người ai cũng có quyền được hưởng một số quyền tự do cơ bản và quyền được bảo vệ. Những quyền này bao gồm tự do ngôn luận và hội họp, tự do báo chí, và được bảo vệ tránh khỏi bạo lực và sự ngược đãi tùy tiện

Vào ngày này chúng ta hãy cam kết tiến tới với lòng tự tin và tinh thần đoàn kết hướng đến một tương lai trong đó toàn thể người dân Việt Nam được hưởng trọn vẹn nhân quyền.

Jonathan D. London
Hà Nội, Ngày 10, Tháng 12, 2013

 

 

 

Share Button

Giỏi toán chưa đủ

Các thông tin vừa qua cho thấy, trong một điều tra quốc tế, Việt Nam có chỉ số cao về toán học là đáng mừng. Nó phản ánh rõ ràng khi người Việt Nam có cơ hội, có quyết tâm, và nếu không có các vấn đề về tư tưởng thì “thành tích” của đất nước này chẳng thua ai cả, kể cả những nước tiến tiến.

Theo một mức độ nhất định, thì thông tin này cũng có vẻ như là một sự ủng hộ về mặt bằng chứng cho một “đường lối” của các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam, như Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), vốn cho rằng nền giáo dục của Việt Nam là một “câu chuyện thành công” lớn.

Là một nhà nghiên cứu đã từng tìm hiểu về nền giáo dục của Việt Nam trong 15 năm qua và rất quen thuộc với những số liệu chi tiết, tôi không bao giờ có ý phủ nhận những thành thích đáng kể trong ngành giáo dục của Việt Nam.

Và đứng ở khía cạnh nào đó, tôi cũng phải công nhận một số chính sách của nhà nước Việt Nam đã có tác động rất tốt cho ngành giáo dục. Việc mở rộng mạng lưới giáo dục trong phạm vi cả nước để nâng cao sự tiếp cận của những dịch vụ giáo dục cơ bản, đặc biệt đối với những nhóm xã hội có thu nhập thấp, là một kết quả đáng mừng. Sự nỗ lực để thực hiện những chính sách đảm bảo tỉ lệ học tập cho trẻ em nữ cao đã là một khác biệt rất lớn so với Trung Quốc (dù phân biệt giới tính vẫn còn là vấn đề ở Việt Nam).

Xong, tôi sẽ rất ngại để coi nền giáo dục của Việt Nam như một “câu chuyện thành công” lớn. Khẳng định như vậy không có nghĩa là tôi là một người bi quan hay nói xấu chế độ gì cả. Đại đa số người ngoài và trong bộ máy (và ngay trong ngành giáo dục) cũng thừa nhận một thực tế đáng lo ngại của ngành giáo dục đang diễn ra trước mắt. Vấn đề là phải xác định và hiểu rõ những vấn đề sẵn có, phải nắm rõ ngành giáo dục muốn gì, và sau đó hãy quyết định làm gì và làm như thế nào?

Dù mừng, tôi thấy thông tin chỉ số cao về toán ở Việt Nam đã đặt ra nhiều câu hỏi đáng lưu ý. Chẳng hạn, nếu giỏi toán, sao không giỏi các môn khác và trong những lĩnh vực khác? Nếu tham gia tích cực trong những điều tra quốc tế về toán, sao mà không tham gia vào những điều tra về các kỹ năng nhận thức khác, như tư duy phê bình, tư duy sáng tạo? Và nếu sinh viên Việt Nam giỏi thế, và hệ thống đào tạo có vẻ là chuẩn, thì tại sao chất lượng đào tạo và nội dung chương trình đào tạo nhiều khi được đánh giá là quá yếu?

Trước hết, xin loại trừ một “giải thích” vô hiệu, không có căn cứ, mà lại là phổ biến, như có khẳng định rằng người góc Đông Á rất giỏi toán vì những lý do ‘chủng tộc” hay là vì họ có truyền thống trồng lúa mà trồng lúa lại khó, hay là cách phát âm con số trong ngôn ngữ đông Á ít phức tạp hơn ngôn ngữ phương tây, thay vì nói “bảy” sẽ dễ hơn nói “seven.” (Truyện lúa mỳ là của M. Gladwell, một nhà văn Mỹ làm giàu bằng cách ăn cướp những ý tưởng (cả dở lẫn hay) của ngành xã hội học và làm cho nó hấp dẫn đối với một khán giả, công chúng…. )

Vấn đề chẳng phải là “chủng tộc” và chẳng phải là lúa mì. Quan trọng nhất là có nỗ lực hay không, có quyết tâm hay không? Và rõ ràng sinh viên Việt Nam không thua ai đối với hai yếu tố này. Trẻ em Việt Nam giỏi toán, đánh cờ, còn các lĩnh vực khác thì chưa rõ.

Trong một bình luận trả lời một post Facebook của Tuân A Phung, chính Osin Huy Đức, người mà có một sự hiểu biết nhất định về cả Việt Nam và Mỹ đã chia sẻ:Với tư cách là phụ huynh có con học ở hai hệ thống thì theo tôi, nếu có khả năng lựa chọn, tôi sẽ không bao giờ để con cái học ở trường Việt Nam, đơn giản vì vấn đề không chỉ là khối lượng kiến thức được nhồi nhét mà là khả năng đánh giá, sử dụng những kiến thức đó.”

Rõ ràng có một sự liên quan nào đó giữa chất lượng giáo dục và tư tưởng. Nói đến toán thì chuyện tư tưởng không có gì hết. Nhưng trong các lĩnh vực khác, từ những vấn đề trong ngành giáo dục đến vấn đề thiết kế và thực hiện chính sách thì lại có.

Tôi thừa nhận lý luận như vậy chỉ là một giả thuyết mà thôi. Nhưng cũng một lý thuyết có lý! Và sự đánh giá của những tổ chức quốc tế? Ta nên nhớ là nhiều khi các tổ chức này là những tổ chức chính trị, như các tổ chức khác họ cũng cần những ‘câu chuyện thành công’ của họ để phục vụ những quyền lợi của chính họ cùng với sự chủ quan chính đáng của họ, đặc biệt, sau khi họ đã đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam.

Như thế mới có thể hiểu được tại sao cách đây chỉ vài tháng đã có lãnh đạo của một tổ chức nổi tiếng ở Hà Nội đứng lên và khẳng định rằng về giáo dục, Việt Nam đã ‘rất thành công’ và có so sánh với những nước như… Ethiopia! Cuối cùng, những người làm cho các tổ chức quốc tế họ không cần phải lo gì ngoài những chỉ số sơ bộ, và họ cũng không cần lo về những chuyện như học thêm, nhồi sọ, quan liêu, mua chức, mua quyền, hộ khẩu, v.v và v.v. Bởi vì đó không phải là chuyện của họ.

Gần đây lại có nhiều người đang đòi cải cách giáo dục. Điều đó là đương nhiên rồi. Vấn đề như thường lệ là làm gì và làm thế nào? Nếu được thể hiện bằng toán, thì có lẽ thì có lẽ (Giáo dục VN – Tư tưởng lỗi thời) = Mới thành công.

JL

P.s. Vấn đề với Mỹ không phải là học dốt mà là chúng không chịu học và vì chất lượng giáo dục ở bên đó phủ thuộc quá nhiều vào một mô hình tài chính mất công bằng! Chuyện 50% khác so với VN.

Share Button

Bọn mất dân chủ ở Thái Lan

Trong những tuần qua và cho đến hôm nay đã có hàng nghìn người Thái Lan xuống đường ở thủ đô Bang Kok, kêu gọi Thủ tướng Shinaluk từ chức. Những người này rất quyết tâm để lật đổ chính quyền của đất nước mình.

Trên thực tế, những người này là một lực lượng hoàn toàn không chính đáng, thậm chí yếu tố của nó còn có vẻ phát xít. Những người biểu tình không có cách nào để giành thắng lợi trong chính trường bằng cách dân chủ vì họ là nhóm thiểu số.

Họ chủ yếu đại diện cho một số người giàu có, những người có nhiều quyền lợi của một nhóm bảo thủ ở Bangkok, ở ngoài Bang Kok rất ít người ủng họ họ.

Ở nhiều nước, quá trình chuyển đổi từ một chế độ chính trị độc tài sang một chế độ dân chủ bị thất bại, khi có những đảng phái mà – dù cầm quyền hay đối lập – không theo những luật chơi dân chủ chung. Chính vì thể cả ba nước Ai Cập, Ukraine, và Thái Lan đã gặp khó khăn trên đường tới dân chủ.

Muốn có một trật tự xã hội dân chủ, tất cả các bên đều phải chịu luật chơi dân chủ chung. Nếu không, rất khó tránh khỏi bạo lực hay trở thành độc tài. Ở Thái Lan, rất khó đoán những việc như thế này sẽ đi đến đâu.

Đến thời điểm này, quân đội không muốn can thiệp, nhưng phe đối lập không chính đáng đang cố gắng ép buộc họ phải can thiệp vào việc lật đổ chính quyền. Những bọn đang đòi lật đổ chính quyền ở Thái Lan là bạo lực, là nguy hiểm. Để đề phòng dân Thái và nguyện vọng dân chủ tương lai của cả nước, chính quyền Thái bằng mọi cách, phải tìm cách nào đó đủ mạnh để bảo vệ một trật tự xã hội và xử lý bọn mafia này.

JL

Share Button

Bắc Kinh đang làm gì đấy?

Trong bối cảnh sự căng thẳng trong vùng đang nổi lên, xin trân trọng chia sẻ một bài đáng đọc của GSTS Mark Beeson do tôi đã dịch (dù thừa nhận chưa chuẩn 100%).

Trung Quốc đang làm gì? Đối với những người làm và quan sát chính trị chẳng có một câu hỏi nào quan trọng hơn điều này. Sự khủng hoảng trên Biển Hoa Đông làm câu hỏi này càng thêm rõ ràng hơn nữa, đặc biệt trong lúc những căng thẳng đang nổi lên sau ngày 23/11. Khi Trung Quốc (TQ) tuyên bố Thiết lập một vùng phòng không (VPK) bao gồm những khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng và đòi hỏi bất kỳ máy bay bay qua vùng này nộp kế hoạch bay với Bắc Kinh.

Hoa Kỳ đã cho ngay hai máy bay B52 bay qua khu này mà không báo trước (dù có nói đã có kế hoạch cho chuyến đi này từ lâu) cả Nhật và Hàn Quốc cũng đã phản đối vùng phòng không này.

Để làm sáng tỏ những ý định của TQ quả là khó. Chưa rõ cái vùng phòng không (VPK) là một phần của chiến lược đã được vạch ra kỹ và có được sự ủng hộ một cách rộng rãi (trong bộ máy), hay chỉ là một sáng kiến xuất phát từ quân sự ngày càng có ảnh hướng của TQ. Quá trình vạch ra chính sách ngoại giao của TQ đã từ lâu nổi tiếng là không rõ ràng, nhưng nó sẽ có ích để biết liệu những hành động gần đây của TQ có sự ủng hộ nhiệt tình của Chủ tịch Tập Cận Bình, là một ví dụ.

Nhưng, bất chấp chính sách này bắt nguồn từ đâu, tác giả của nó được coi là rất  khiêu khích. Vì thế, có lẽ rủi ro tính trước có thể đặt giả thuyết là được thiết kế để kiểm tra những phản ứng. Trung Quốc chỉ đơn giản là có một đời hỏi như thế? Và nếu không, nó sẽ gây ra một phản ứng như thế nào?

Điều quan trọng là Hoa Kỳ sẽ làm gì? Nhìn vào ngắn hạn, VPK của TQ có vẻ là một sai lầm lớn trong phán đoán. Toàn khu vực đang bất ổn, về phía Hoa Kỳ đang tìm cách để lập lại sự ổn định và chiến lược chắc chắn. Trong những điều kiện như thế này Hoa Kỳ ít có lựa chọn nào ngoài việc gửi một thông điệp sẽ không thể bị đe dọa bởi TQ và sẽ tôn trọng những trách nhiệm đối với liên minh Nhật Bản.

Ở TQ có một số nhà chiến lược rất thông minh và chắc họ đã đoán được phản ứng này của Hoa Kỳ từ trước. Nếu không (tức là nếu TQ có hành vi không được lên kế hoạch kỹ từ trước) thì nó hàm ý một mức độ liều lĩnh táo bạo mà thực sự là đáng sợ, đặc biệt vì môi trường trong khu vực đã quá căng thẳng và vì sự vắng mặt của những cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả. Nhưng, cách hiểu hào phóng này – mà giả sử VPK là một phần của một kế hoạch lâu dài được thiết kế để đẩy mạnh những quyền lực của TQ – có làm cho chúng ta thoải mái một chút nào không?

Nếu đúng, nó bao hàm một số trong những nhà chiến lược và nhà vạch ra chính sách ở TQ có ảnh hưởng nhất đã bắt tay trên một chiến dịch mà nó sẽ không chỉ mở rộng lãnh thổ, mà là một cách cố ý thử nghiệm sự quyết tâm và chung thủy của (Hoa Kỳ), đối thủ cạnh tranh duy nhất.

Đối với một số nhà quan sát, đặc biệt ở Mỹ, khả năng này sẽ chỉ xác nhận sự mong đợi đã có từ lâu và những lo sợ sâu sắc. Sự gia tăng sức mạnh kinh tế (của TQ), nhiều người tin, chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột vì những “thế lực” tăng lên tìm cách thách thức hiện trạng.

Tuy nhiên, cũng có một cách hiểu lịch sử trước đây lạc quan hơn và có vẻ đặc biệt chính đáng. Bất chấp sự căng thẳng hiện nay, rất quan trọng để nhớ đã không có một xung đột nào lớn ở Đông Á từ chiến tranh biên giới ngắn ngủi của TQ và Việt Nam vào những năm 1970s. Chiến tranh giữa các nước ở Đông Á đã không thời trang nữa, cũng như đại đa số trong các khu vực trên thể giới. Sự phát triển kinh tế chưa từng có của vùng Đông Á đã là lý do chính cho niềm vui này. Các nước thực sự có quá nhiều thứ để mất và quá ít cái để đạt được qua xung đột lãnh thổ bành trướng kiểu cũ. (Dù không phải nếu những biên giới là không rõ, tranh chấp, và ở biên đảo)

Câu hỏi lớn nhất đối với TQ là về mức độ của những tác động “thái bình hóa” của sự gia tăng trong mức sống và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có phải là những lợi ích của thương mại toàn cầu sẽ có ảnh hưởng hơn so với sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử?

Đối với quan hệ của TQ với Nhật Bản, chúng tôi có lý do để lo. Dù có những mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thật đáng kể, nhưng quan hệ song phương này đã rõ ràng không hoàn toàn thay đổi. Ngược lại, bất chấp việc cả hai nước có những lý do lớn để làm cho quan hệ kinh tế của họ ổn định, một làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia đang đe dọa nó. Đó là lý do tại sao những chính sách đối ngoại thực nghiệm hóa là rất nguy hiểm.

Không chỉ là những sự kiện gần đây có gây thiệt hại khổng lồ đối với danh tiếng của TQ là một cốt lỗi ngày càng cần thiết của sự phát triển kinh tế vùng, mà có nguy cơ gây ra một xung đột thực tế. Chắc chắn, thậm chí những nhà vạch ra chính sách diều hâu của TQ phải có những dự phòng về điều này. Dù nhỏ, nếu bất kỳ xung đột có xảy ra sẽ có những hậu quả khổng lồ, không thể kiểm soát được, và không thể biết trước được. Thậm chí có một xung đột có thể tình cờ được xử lý nhanh chóng, thì những thiệt hại thứ hai về tài sản sẽ gây ra một nền kinh tế toàn câu đang suy yếu và mờ nhạt sẽ rất lớn. Và TQ cũng sẽ  chịu ảnh hưởng xấu tương đuơng như các nước khác.

Nguy cơ lớn, tất nhiên, là những tình cảm chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tăng thêm sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử sẽ vượt qua tầm kiểm soát. Tất cả chúng ta phải hy vọng nếu những chính sách mới của TQ đã là được thiết kế kỹ do những nhà chiến lược của nó họ đã suy ngẫm về khả năng rằng sự “blowback” (gần như là “tự vã vào mặt mình”) cũng có thể có.

Mark Beeson là một giáo sư về Chính Trị Quốc Tế tại TĐH Murdoch, Úc (và người quen của tôi)

Xin biết ý kiến của các bạn!

Chân thành, JL

Share Button

Suy ngẫm về Hiến Pháp

Xin cảm ơn nhiều bạn đã đọc và góp ý về bài viết của tôi, mang tên “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng”, bài mà tôi đã viết trong ngày Quốc Hội Việt Nam lần thứ 13 đã bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp 2013 sửa đổi, với một tỷ lệ sắp xỉ 98%.

Trước hết, xin chia sẻ với các bạn khi tôi đặt tên bài “Việt Nam ơi, Đừng tuyệt vọng”, chủ yếu là vì khi tôi đã trao đổi với một người bạn về kết quả đáng tiếc này, chúng tôi có nhớ đến bài hát “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trong lúc mới thong qua, thì tôi thấy giới lãnh đạo VN đã lại làm mất một cơ hội lớn để đề cập những vấn đề bức xúc nhất của đất nước hiện nay. Đặc biệt, những câu mở đầu của bài hát đó tôi đã thấy quá phù hợp với tâm trạng của không ít người dân trước và sau ngày Quốc Hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. Tôi không rõ tỷ lệ những người đã đọc bài tôi có nhận thấy điều đó hay không.

Cũng đã có một người bạn đọc đã ra giả thuyết chính tôi (Jonathan London) là người tuyệt vọng, vì đã thấy rõ ĐCSVN không thể thay đổi được. Vì tôi là một người ít khi chấp nhận hai chữ “không thể ”, tôi không thể (!) và chưa muốn hoàn toàn đồng ý với sự chẩn đoán này, dù rõ rằng hơi khó để hoàn toàn bác bỏ giả thuyết này vào lúc này.

Trả lời những bình luận của hai bạn đọc

Xong, sau vài ngày suy ngẫm về vấn đề Hiến Pháp, tôi xin chia sẻ một số ý kiến ngắn gọn của tôi qua việc trả lời bài phê bình của bạn đọc Trần An Lộc đã đăng trên báo Dân làm báo và một số nhận xét của “Mạnh Thắng,” một bạn đọc khác như sau:

Trả lời một số nhận xét của bạn đọc Trần An Lộc

Xin cảm ơn bạn Trần An Lộc đã dành thời gian để trao đổi với tôi. Tôi luôn luôn sẵn sàng và nhiệt tình để trao đổi với các bạn từ mọi phía. Tôi cho rằng diễn luận chính trị Việt Nam rất cần có một “văn hóa trao đổi”, thay vì “văn hóa đấu đá”. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn bạn Trần An Lộc và các bạn khác đã “chịu khó” trao đổi với một người nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế trong sự hiểu biết về Việt Nam xưa và nay như tôi.

Bài viết “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!” tôi đã viết ngay sau khi Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Hiến Pháp sửa đổi năm 2013. Đó là việc mà, theo ý kiến riêng cá nhân tôi, thêm một lần nữa chứng minh giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những tư tưởng sai lệch và lỗi thời, mà điều này lại làm chậm đi quá trình phát triển của đất nước.

Tôi cũng xin tất cả bạn đọc ‘lượng tình tha thứ’ cho những bài viết của tôi về Việt Nam (xưa và nay) mà tôi vẫn chưa nắm bắt được. Tôi luôn luôn coi mình chỉ là ‘sinh viên’ về Việt Nam. Càng tìm hiểu tôi càng thấy những cái mới, cái chưa biết, và tôi cần tìm hiểu thêm.

 Về quan điểm đối với Quốc Hội: Dù là người lạc quan (tức là muốn có tiến bộ thì phải lạc quan), tôi vẫn cố gắng giữ một quan điểm thực tế. Như vậy, tôi vẫn biết Quốc Hội Việt Nam có những hạn chế cơ bản từ đầu, Quốc Hội Việt Nam là một tổ chức quan trọng và đóng một vai trò duy nhất trong nền chính trị của Việt Nam.

Nhưng, từ trước đến nay, tổ chức này nhiều khi (nếu không muốn nói là ‘luôn luôn’) chỉ là một con rối trong bộ máy chính trị của Việt Nam. Cho nên, khi bạn Trần An Lộc khẳng định: “Người Việt Nam chẳng ai tuyệt vọng về những chuyện rơm rác như thế này” thì tôi nghĩ là tôi hiểu ý đó.

Về quan điểm lịch sử: Đúng vậy, trung thực trong suy nghĩ là hết sức cần thiết. Chúng ta (từ mọi góc nhìn) phải luôn luôn có dũng cảm để phân tích những giả định của mình, từ quá khứ đến hiện tại. Về cơ bản, tôi thấy cách hiểu về lịch sử của bạn là không sai.

Về Hiến Pháp 1946: Khi tôi khẳng định với bạn Hiến pháp (HP) 1946 đã không bớt đi một phần nào những vụ như cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, và tôi tin chắc rằng HP 1946 cũng không bảo đảm được tự do, hạnh phúc cho người dân. Khi tôi đề cập đến HP 1946 tôi đã biết văn bản đó, tôi thực sự không có ý định để ‘lãng mạn hóa’ văn bản đó vì tôi đã biết những gì xãy ra trong những năm đó, trong chính thời gian mà nó đang là luật hiện hành. Ý của tôi chỉ là nêu rõ những nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp sửa đổi 2013 còn thua xa HP 1946.

Về vấn đề một số người trong thế giới tự do” hiểu sai về Việt Nam: Vâng, đó là một vấn đề lớn, đặc biệt ngày xưa. Hiện tượng này không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các nước khác và qua những cuộc “cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày xưa” như: Nga Xô, Trung Quốc. Đã có rất nhiều người thông minh, có ý định tốt và họ đã vô cùng ngây thơ về Trung Quốc thời “cách mạng văn hóa”. Đến bây giờ, phần lớn nhiều người trên thế giới không hiểu nhiều về Việt Nam, kể cả những người đã sang Việt Nam du lịch.

Về tư tưởng của Đảng:  ĐCSVN đã được thành lập năm 1930 (không phải là năm 1932 như bạn đã nêu), ở Cửu Long, Hồng Kông, từ chỗ tôi đang ngồi viết bài này đi đến đó chưa tới 5 cây số. Nhưng tôi cũng như nhiều người đã xác định, hai trong những giả định cơ bản nhất của chủ nghĩa Lê-nin là đảng cộng sản có đóng một vài trò cần thiết, là đảng duy nhất có thể mang lại phát triển, công lý.. v.v. Về cơ bản, điều này có hàm ý những công dân ngoài đảng chỉ là “trẻ con”, là những đối tượng phải được giảng dạy, quản lý. Ý kiến cá nhân tôi là chủ nghĩa Lê-nin cũng giống như “một viên thuốc độc hại” đã và đang làm suy yếu đất nước Việt Nam.

Về những gì tôi đã không nói:   Xin cho bạn biết, tôi chưa bao giờ nói, viết, hay hàm ý rằng ở Việt Nam sẽ có một “tự diễn biến hòa bình”. Ngược lại, tôi đã khẳng định muốn có những cải cách cần thiết thì phải có những áp lực từ nhiều phía, cả trong và ngoài bộ máy nhà nước.

Ngoài ra, khi bạn khẳng định “những người cộng sản hiện đang nắm giữ quyền hành tại Việt Nam, lại không phải là những người Việt Nam bình thường thực sự”. Điều này có thể đúng, có thể không. Vâng, theo định nghĩa, họ không phải là “người bình thường” vì họ là thành viên của một tổ chức cầm quyền. Mặt khác, tôi tin rằng những người đảng viên không phải ai cũng như nhau, vì tôi biết có nhiều đảng viên là những người hoàn toàn tốt bụng.

Trả lời một số lời phê bình của bạn đọc Mạnh Thắng

So với bạn Trần An Lộc, bạn Mạnh Thắng, là một người có vẻ không thích lắm những ý tưởng của tôi. Bạn Mạnh Thắng thấy việc tôi so sánh 98% với mức độ “đồng thuận” của Bắc Hàn” là “thiếu căn cứ” và “không khoa học”. Vậy, theo bạn, với một tỉ lệ phiếu thuận cực cao như thế (486/488) thì có cần cơ sở khoa học để chứng minh kết quả đó mới có được với những biện pháp kỷ luật nội bộ hà?

Bạn Mạnh Thắng cũng thấy bài viết của tôi có mâu thuẫn. Một mặt, tôi có khẳng định “Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp”. Mặt khác, tôi đã cho rằng “Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc, và cho đến nay đã chống chọi được sự đàn áp của nhà nước.” Theo bạn Mạnh Thắng, “Hai nhận định trên là mâu thuẫn lớn so với sự mỉa mai ác ý trước đó!”

Tôi có hiểu lý do tại sao bạn Mạnh Thắng cho rằng đó là một mâu thuẫn. Trả lời của tôi ở đây như sau: Trên thế giới này có rất nhiều những mâu thuẫn. Như Mác đã nêu rõ: “Những mâu thuẫn xã hội là những động cơ của thay đổi lịch sử”. Vâng, Việt Nam vẫn còn những đặc trưng của một chế độ như Bắc Hàn.

Mặt khác, dù dân Việt Nam chưa được hưởng những tự do đã được ghi trên Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế, nhưng không khí chính trị ở Việt Nam vẫn tự do hơn Trung Quốc. Vâng, tình trạng về nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tệ. Nhưng, đến bây giờ diễn luận chính trị ở Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ, công khai hơn so với Trung Quốc.

Bạn Mạnh Thắng kết thúc: “Tôi phê bình Mr. London viết bài này trong tâm trạng thất vọng nên đã làm một số người tuyệt vọng quá! Đến mức có người viện đến phép thắng lợi bằng tinh thần như trong chuyện chưởng của Kim Dung để tự an ủi đấy! Mơ tưởng hão huyền, ảo vọng!”

Vâng, bạn Mạnh Thắng đã thắng mạnh, quá mạnh, như tự đá vào lưới nhà. Chỉ có những người đang sống trong mơ tưởng hão huyền, ảo vọng và mê quyền lực trên hết mà chưa thấy rõ những vấn đề gì đang diễn ra tại Việt Nam.

Kết thúc

Tôi sẵn sằng thừa nhận khi viết bài “đừng tuyệt vọng” tôi đang tìm những lời tự an ủi cho chính tôi (nhưng không theo kiểu “tự sướng” của bạn Mạnh Thắng). Là một người, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam và những nước ‘đang phát triển’ tôi không thể không thấy chán về kết quả HP, dù không bất ngờ. Cách đây hai tuần tôi có viết bài vè “dũng cảm chính trị”. Có vẻ hiện nay, trong Quốc hội, tỷ lệ dũng cảm đó chỉ đạt tỷ lệ 2/488. Nói thế quá mạnh không?

Tôi biết những người Việt Nam đang đòi cải cách sẽ không bao giờ tuyệt vọng vì tôi biết họ. Họ là những người trong và ngoài bộ máy mà yêu nước và nhìn rõ vấn đề. Và dù không phải là người Việt Nam tôi cũng không bao giờ tuyệt vọng về Việt Nam hay bất cứ vấn đề nào. Tuyệt vọng là tự sát.  Là vô ích. Sau cùng, tôi vẫn giữ quan điểm là trong những năm tới Việt Nam sẽ xử lý những hạn chế về thể chế, dù chưa ai biết “những” đó sẽ là bao nhiêu.

JL

***

Bạn Trần An Lộc trả lời

Thưa ông Jonathan

Rất cám ơn ông đã dành thì giờ chia sẻ và trả lời chúng tôi qua bài viết “Suy ngẫm về hiến pháp” (http://xinloiong.jonathanlondo….

Riêng tôi (Trần An Lộc) xin cám ơn sự chia sẻ rất chân tình và thẳng thắn của ông về một số luận điểm tôi đưa ra. Tôi vui mừng thấy rằng (qua bài viết trên) hầu như ông đã không bác bỏ những điểm cốt lõi. Đặc biệt là những sự thật của lịch sử. Ông đã viết: “Đúng vậy, trung thực trong suy nghĩ là hết sức cần thiết. Chúng ta (từ mọi góc nhìn) phải luôn luôn có dũng cảm để phân tích những giả định của mình, từ quá khứ đến hiện tại. Về cơ bản, tôi thấy cách hiểu về lịch sử của bạn là không sai.”. Tôi cũng xin cám ơn ông đã nhắc và sửa lỗi viết sai về ngày thành lập đảng CSVN là 1930 (thay vì 1932 như tôi đã viết sai).

Một câu hỏi

Cũng xin thưa với ông rằng, trong thư gửi đến ông, tôi đã không đề cập gì đến câu hỏi: “Nếu không tuyệt vọng, thì các ông sẽ làm gì? – Phải làm gì?”. Một câu hỏi mà tôi chắc rằng, ông hay bất cứ bạn đọc nào, cũng sẽ đặt ra, sau khi đọc bài viết.

Vâng, đó là câu hỏi quan trọng và cần thiết. Và đúng ra, nó đã là phần 2 của lá thư mà tôi đã gửi đến ông (và bạn đọc trên diễn đàn Dân Làm Báo).

Nhưng tôi đã không viết.

Sao vậy? Lý do dễ hiểu là vì ông không phải là người Việt Nam.(Ông không có trách nhiệm cho câu trả lời dù có thể trả lời đúng và trả lời rất hay). Tôi muốn dành câu hỏi đó cho chúng tôi – cho dân tộc tôi. Đặc biệt cho các sĩ phu Việt Nam của đất nước tôi.

Tôi muốn có câu trả lời từ họ.

Một lần nữa xin cám ơn và chúc ông mạnh giỏi.

Trân trọng kính chào

Trần An Lộc.

Share Button