Suy ngẫm về Hiến Pháp

Xin cảm ơn nhiều bạn đã đọc và góp ý về bài viết của tôi, mang tên “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng”, bài mà tôi đã viết trong ngày Quốc Hội Việt Nam lần thứ 13 đã bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp 2013 sửa đổi, với một tỷ lệ sắp xỉ 98%.

Trước hết, xin chia sẻ với các bạn khi tôi đặt tên bài “Việt Nam ơi, Đừng tuyệt vọng”, chủ yếu là vì khi tôi đã trao đổi với một người bạn về kết quả đáng tiếc này, chúng tôi có nhớ đến bài hát “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trong lúc mới thong qua, thì tôi thấy giới lãnh đạo VN đã lại làm mất một cơ hội lớn để đề cập những vấn đề bức xúc nhất của đất nước hiện nay. Đặc biệt, những câu mở đầu của bài hát đó tôi đã thấy quá phù hợp với tâm trạng của không ít người dân trước và sau ngày Quốc Hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. Tôi không rõ tỷ lệ những người đã đọc bài tôi có nhận thấy điều đó hay không.

Cũng đã có một người bạn đọc đã ra giả thuyết chính tôi (Jonathan London) là người tuyệt vọng, vì đã thấy rõ ĐCSVN không thể thay đổi được. Vì tôi là một người ít khi chấp nhận hai chữ “không thể ”, tôi không thể (!) và chưa muốn hoàn toàn đồng ý với sự chẩn đoán này, dù rõ rằng hơi khó để hoàn toàn bác bỏ giả thuyết này vào lúc này.

Trả lời những bình luận của hai bạn đọc

Xong, sau vài ngày suy ngẫm về vấn đề Hiến Pháp, tôi xin chia sẻ một số ý kiến ngắn gọn của tôi qua việc trả lời bài phê bình của bạn đọc Trần An Lộc đã đăng trên báo Dân làm báo và một số nhận xét của “Mạnh Thắng,” một bạn đọc khác như sau:

Trả lời một số nhận xét của bạn đọc Trần An Lộc

Xin cảm ơn bạn Trần An Lộc đã dành thời gian để trao đổi với tôi. Tôi luôn luôn sẵn sàng và nhiệt tình để trao đổi với các bạn từ mọi phía. Tôi cho rằng diễn luận chính trị Việt Nam rất cần có một “văn hóa trao đổi”, thay vì “văn hóa đấu đá”. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn bạn Trần An Lộc và các bạn khác đã “chịu khó” trao đổi với một người nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế trong sự hiểu biết về Việt Nam xưa và nay như tôi.

Bài viết “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!” tôi đã viết ngay sau khi Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Hiến Pháp sửa đổi năm 2013. Đó là việc mà, theo ý kiến riêng cá nhân tôi, thêm một lần nữa chứng minh giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những tư tưởng sai lệch và lỗi thời, mà điều này lại làm chậm đi quá trình phát triển của đất nước.

Tôi cũng xin tất cả bạn đọc ‘lượng tình tha thứ’ cho những bài viết của tôi về Việt Nam (xưa và nay) mà tôi vẫn chưa nắm bắt được. Tôi luôn luôn coi mình chỉ là ‘sinh viên’ về Việt Nam. Càng tìm hiểu tôi càng thấy những cái mới, cái chưa biết, và tôi cần tìm hiểu thêm.

 Về quan điểm đối với Quốc Hội: Dù là người lạc quan (tức là muốn có tiến bộ thì phải lạc quan), tôi vẫn cố gắng giữ một quan điểm thực tế. Như vậy, tôi vẫn biết Quốc Hội Việt Nam có những hạn chế cơ bản từ đầu, Quốc Hội Việt Nam là một tổ chức quan trọng và đóng một vai trò duy nhất trong nền chính trị của Việt Nam.

Nhưng, từ trước đến nay, tổ chức này nhiều khi (nếu không muốn nói là ‘luôn luôn’) chỉ là một con rối trong bộ máy chính trị của Việt Nam. Cho nên, khi bạn Trần An Lộc khẳng định: “Người Việt Nam chẳng ai tuyệt vọng về những chuyện rơm rác như thế này” thì tôi nghĩ là tôi hiểu ý đó.

Về quan điểm lịch sử: Đúng vậy, trung thực trong suy nghĩ là hết sức cần thiết. Chúng ta (từ mọi góc nhìn) phải luôn luôn có dũng cảm để phân tích những giả định của mình, từ quá khứ đến hiện tại. Về cơ bản, tôi thấy cách hiểu về lịch sử của bạn là không sai.

Về Hiến Pháp 1946: Khi tôi khẳng định với bạn Hiến pháp (HP) 1946 đã không bớt đi một phần nào những vụ như cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, và tôi tin chắc rằng HP 1946 cũng không bảo đảm được tự do, hạnh phúc cho người dân. Khi tôi đề cập đến HP 1946 tôi đã biết văn bản đó, tôi thực sự không có ý định để ‘lãng mạn hóa’ văn bản đó vì tôi đã biết những gì xãy ra trong những năm đó, trong chính thời gian mà nó đang là luật hiện hành. Ý của tôi chỉ là nêu rõ những nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp sửa đổi 2013 còn thua xa HP 1946.

Về vấn đề một số người trong thế giới tự do” hiểu sai về Việt Nam: Vâng, đó là một vấn đề lớn, đặc biệt ngày xưa. Hiện tượng này không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các nước khác và qua những cuộc “cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày xưa” như: Nga Xô, Trung Quốc. Đã có rất nhiều người thông minh, có ý định tốt và họ đã vô cùng ngây thơ về Trung Quốc thời “cách mạng văn hóa”. Đến bây giờ, phần lớn nhiều người trên thế giới không hiểu nhiều về Việt Nam, kể cả những người đã sang Việt Nam du lịch.

Về tư tưởng của Đảng:  ĐCSVN đã được thành lập năm 1930 (không phải là năm 1932 như bạn đã nêu), ở Cửu Long, Hồng Kông, từ chỗ tôi đang ngồi viết bài này đi đến đó chưa tới 5 cây số. Nhưng tôi cũng như nhiều người đã xác định, hai trong những giả định cơ bản nhất của chủ nghĩa Lê-nin là đảng cộng sản có đóng một vài trò cần thiết, là đảng duy nhất có thể mang lại phát triển, công lý.. v.v. Về cơ bản, điều này có hàm ý những công dân ngoài đảng chỉ là “trẻ con”, là những đối tượng phải được giảng dạy, quản lý. Ý kiến cá nhân tôi là chủ nghĩa Lê-nin cũng giống như “một viên thuốc độc hại” đã và đang làm suy yếu đất nước Việt Nam.

Về những gì tôi đã không nói:   Xin cho bạn biết, tôi chưa bao giờ nói, viết, hay hàm ý rằng ở Việt Nam sẽ có một “tự diễn biến hòa bình”. Ngược lại, tôi đã khẳng định muốn có những cải cách cần thiết thì phải có những áp lực từ nhiều phía, cả trong và ngoài bộ máy nhà nước.

Ngoài ra, khi bạn khẳng định “những người cộng sản hiện đang nắm giữ quyền hành tại Việt Nam, lại không phải là những người Việt Nam bình thường thực sự”. Điều này có thể đúng, có thể không. Vâng, theo định nghĩa, họ không phải là “người bình thường” vì họ là thành viên của một tổ chức cầm quyền. Mặt khác, tôi tin rằng những người đảng viên không phải ai cũng như nhau, vì tôi biết có nhiều đảng viên là những người hoàn toàn tốt bụng.

Trả lời một số lời phê bình của bạn đọc Mạnh Thắng

So với bạn Trần An Lộc, bạn Mạnh Thắng, là một người có vẻ không thích lắm những ý tưởng của tôi. Bạn Mạnh Thắng thấy việc tôi so sánh 98% với mức độ “đồng thuận” của Bắc Hàn” là “thiếu căn cứ” và “không khoa học”. Vậy, theo bạn, với một tỉ lệ phiếu thuận cực cao như thế (486/488) thì có cần cơ sở khoa học để chứng minh kết quả đó mới có được với những biện pháp kỷ luật nội bộ hà?

Bạn Mạnh Thắng cũng thấy bài viết của tôi có mâu thuẫn. Một mặt, tôi có khẳng định “Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp”. Mặt khác, tôi đã cho rằng “Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc, và cho đến nay đã chống chọi được sự đàn áp của nhà nước.” Theo bạn Mạnh Thắng, “Hai nhận định trên là mâu thuẫn lớn so với sự mỉa mai ác ý trước đó!”

Tôi có hiểu lý do tại sao bạn Mạnh Thắng cho rằng đó là một mâu thuẫn. Trả lời của tôi ở đây như sau: Trên thế giới này có rất nhiều những mâu thuẫn. Như Mác đã nêu rõ: “Những mâu thuẫn xã hội là những động cơ của thay đổi lịch sử”. Vâng, Việt Nam vẫn còn những đặc trưng của một chế độ như Bắc Hàn.

Mặt khác, dù dân Việt Nam chưa được hưởng những tự do đã được ghi trên Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế, nhưng không khí chính trị ở Việt Nam vẫn tự do hơn Trung Quốc. Vâng, tình trạng về nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tệ. Nhưng, đến bây giờ diễn luận chính trị ở Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ, công khai hơn so với Trung Quốc.

Bạn Mạnh Thắng kết thúc: “Tôi phê bình Mr. London viết bài này trong tâm trạng thất vọng nên đã làm một số người tuyệt vọng quá! Đến mức có người viện đến phép thắng lợi bằng tinh thần như trong chuyện chưởng của Kim Dung để tự an ủi đấy! Mơ tưởng hão huyền, ảo vọng!”

Vâng, bạn Mạnh Thắng đã thắng mạnh, quá mạnh, như tự đá vào lưới nhà. Chỉ có những người đang sống trong mơ tưởng hão huyền, ảo vọng và mê quyền lực trên hết mà chưa thấy rõ những vấn đề gì đang diễn ra tại Việt Nam.

Kết thúc

Tôi sẵn sằng thừa nhận khi viết bài “đừng tuyệt vọng” tôi đang tìm những lời tự an ủi cho chính tôi (nhưng không theo kiểu “tự sướng” của bạn Mạnh Thắng). Là một người, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam và những nước ‘đang phát triển’ tôi không thể không thấy chán về kết quả HP, dù không bất ngờ. Cách đây hai tuần tôi có viết bài vè “dũng cảm chính trị”. Có vẻ hiện nay, trong Quốc hội, tỷ lệ dũng cảm đó chỉ đạt tỷ lệ 2/488. Nói thế quá mạnh không?

Tôi biết những người Việt Nam đang đòi cải cách sẽ không bao giờ tuyệt vọng vì tôi biết họ. Họ là những người trong và ngoài bộ máy mà yêu nước và nhìn rõ vấn đề. Và dù không phải là người Việt Nam tôi cũng không bao giờ tuyệt vọng về Việt Nam hay bất cứ vấn đề nào. Tuyệt vọng là tự sát.  Là vô ích. Sau cùng, tôi vẫn giữ quan điểm là trong những năm tới Việt Nam sẽ xử lý những hạn chế về thể chế, dù chưa ai biết “những” đó sẽ là bao nhiêu.

JL

***

Bạn Trần An Lộc trả lời

Thưa ông Jonathan

Rất cám ơn ông đã dành thì giờ chia sẻ và trả lời chúng tôi qua bài viết “Suy ngẫm về hiến pháp” (http://xinloiong.jonathanlondo….

Riêng tôi (Trần An Lộc) xin cám ơn sự chia sẻ rất chân tình và thẳng thắn của ông về một số luận điểm tôi đưa ra. Tôi vui mừng thấy rằng (qua bài viết trên) hầu như ông đã không bác bỏ những điểm cốt lõi. Đặc biệt là những sự thật của lịch sử. Ông đã viết: “Đúng vậy, trung thực trong suy nghĩ là hết sức cần thiết. Chúng ta (từ mọi góc nhìn) phải luôn luôn có dũng cảm để phân tích những giả định của mình, từ quá khứ đến hiện tại. Về cơ bản, tôi thấy cách hiểu về lịch sử của bạn là không sai.”. Tôi cũng xin cám ơn ông đã nhắc và sửa lỗi viết sai về ngày thành lập đảng CSVN là 1930 (thay vì 1932 như tôi đã viết sai).

Một câu hỏi

Cũng xin thưa với ông rằng, trong thư gửi đến ông, tôi đã không đề cập gì đến câu hỏi: “Nếu không tuyệt vọng, thì các ông sẽ làm gì? – Phải làm gì?”. Một câu hỏi mà tôi chắc rằng, ông hay bất cứ bạn đọc nào, cũng sẽ đặt ra, sau khi đọc bài viết.

Vâng, đó là câu hỏi quan trọng và cần thiết. Và đúng ra, nó đã là phần 2 của lá thư mà tôi đã gửi đến ông (và bạn đọc trên diễn đàn Dân Làm Báo).

Nhưng tôi đã không viết.

Sao vậy? Lý do dễ hiểu là vì ông không phải là người Việt Nam.(Ông không có trách nhiệm cho câu trả lời dù có thể trả lời đúng và trả lời rất hay). Tôi muốn dành câu hỏi đó cho chúng tôi – cho dân tộc tôi. Đặc biệt cho các sĩ phu Việt Nam của đất nước tôi.

Tôi muốn có câu trả lời từ họ.

Một lần nữa xin cám ơn và chúc ông mạnh giỏi.

Trân trọng kính chào

Trần An Lộc.

24 thoughts on “Suy ngẫm về Hiến Pháp

  1. Xin đừng xóa của bộ đội ,ngoại xâm trốn rồi .đang đánh nội xâm.tôi thấy Thu uyên đẹp hơn Bích hằng tôi thích chị nào dẹp thì nhìn ngắm..Thu uyen thua rồi,luật sư cải phải hơn nhà báo,tại sao đài vtv1 mà gia đình thu uyen chiếm 70% cổ phần 14 tỷ tiến tài trợ chia như thế nào,còn gì công bằng để nói đây..LỜI hiệu triệu : hỡi tất cả anh em bộ đội chúng ta, còn một chút tình nghĩa ,tình đồng chí ,thì hãy đứng lên chống bọn tham nhũng đang bành trướng làm suy tàn đất nước .LẤY lại sự công bằng cho những đồng đội đã hy sinh vì độc lập cho tổ quốc..Hãy đoàn kết lại ,bắt cán bộ phải kê khai tài sản .để chống tham nhũng quan liêu hách dịch nhân dân,bộ đội có thấy không Thời bao cấp, cho dân quân du kích bắt bọn nông dân nào bán heo, bò ,gà,, vịt lúa gạo, bắt hết đêm về trạm thu mua,rồi chở về tổng kho thực phẩm tỉnh , bán ra ngoài ăn hết,bột ngọt quân đội hồi đó có mấy hào,thương nghiệp bán mấy chục tấn,có ai dám bắt bỏ tù gì đâu,ngành thương nghiệp hồi đó là ông nội của bộ đội đó các anh có hiểu không,thời tem phiếu không còn nữa,vì thua lỗ sập tiệm…nhưng NGAY như bây giờ hiện tại chủ tịch tỉnh BINH DƯƠNG có mấy trăm hec ta cao su,mấy cái biệt thự ,dân ai cũng biết chỉ có quốc hội không biết thôi,..ai dám bắt bỏ tù,..bộ chính trị đúng là Hỗ giấy.30 năm nay không chống lại bọn tham nhũng rồi ,Thủ tướng Dũng nói : người ta bầu tôi lên chứ có mua bán tranh giành chức vụ thủ tướng đâu ,vậy là không chống được nữa rồi,vậy bộ đội chúng ta Hãy đoàn kết quyết tâm ra tay trừng trị bọn tham nhũng ,ngoại xâm chúng ta đã đánh thắng còn đây là bọn giặc nội xâm thì ăn nhằm gì với chúng ta ,,,.liệt sỹ miền bắc hy sinh tại bình dương,,,mùa hè đỏ lữa 72,, trận An lộc .tấn công 7 lần bị thất bại,,100 xe tăng còn 20 chiếc ,,dân miền bắc bị lừa vì nhà ngoại cảm dõm..dân miền nam có bị lừa đâu, NHà báo THU UYEN làm sao mà chống lại ,ÔNG luật sư TRầN ĐÌNH Triễn,,vì ổng là trưởng đoàn luật sư Hà NỘI ,nắm chắc luật pháp,còn nhà báo thì làm được gì,,,thua đi THU UYEN,,,,,công nhân là chủ,..cán bộ là đầy tớ..bác nói cây kim sợi chỉ của dân không được lấy,,mà kim cương ăn luôn,,..hài cốt liệt sỹ ăn luôn,đem xưng heo ,xương bò vào nghĩa trang mà thờ ,lá cờ tổ quốc bị ngoại cảm ăn luôn. ,,tôi không biết chính trị gì cả nơi nào có thịt cá tôi ăn..còn rau muốn nước tương,bo bo tôi chịu hết nỗi rồi TÔI KHÔNG biết chính trị gì cả..miền nam có thit cá tôi ăn,miền bắc ăn rau muốn nước tương tôi chiệu hết nỗi rồi…Tội nghiệp cho 80% người dân việt nam nghèo đói, thiệt thòi,bão lụt ,thủy điện xã lũ ,nhóm lợi ích rõ ràng đó mà đảng tìm hoài không thấy,đa số là nông dân miền trung và nông dân mien bắc , không có cơm ăn ,áo mặt ,thật quá tội nghiệp.Dân miền bắc bị lừa rồi bạn ạ, học sinh miền nam từ lớp 1 tới lớp 12 miễn phí hoàn toàn,cả đời miền nam không bao giờ đói phải ăn bo bo của cu ba .thầy ra thầy, trò ra trò ,không nhồi nhét chính trị ,nói về mỹ ngụy gì cả,không gây lòng hận thù dân tộc nam bắc,cuộc sống miền nam trước 75 tư do hạnh phuc ,ai cũng có cơm ăn áo mặt ,hôm nay đánh thắng cho ai ,được gì,ai làm chủ ,MỸ chỉ cấm vận kinh tế là việt nam chết rồi chứ đánh đấm gì…..MỸ KHÔNG cướp gì cả,chỉ bảo vệ phía tư bản,không cho cộng sản lan ra thế giới..Toàn dân việt nam 90 triệu trái tim và lương tri loài người trên thế giới hãy cùng nhau đứng lên chống tham nhũng công quyền của việt nam lấy lại sự công bằng cho các liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do hạnh phúc của toàn dân việt nam,,,chúng tôi không muốn bao cấp nữa ..không muốn cải cách đất đai và đấu tố nữa .không..muốn đói như trận 1945 nữa ,2 triệu người chết,,,khôn muốn chiến tranh 5 triệu người chết,, muốn tự do ,,không muốn hy sinh nữa .nước mất là nhục,nước nghèo còn nhục hơn, …4 nghìn năm giặc tàu,thêm 100 nam giặc tây,gia tài của mẹ là đàn con ngu,nghèo ngu,dốt, ..công nhân là chủ,..cán bô là đầy tớ..bác nói cây kim sợi chỉ của dân không được lấy,,mà sao kim cương nuốt luôn,,..hài côt liệt sỹ nuốt luôn,nuốt 7 tỉ rưỡi cho 100 bộ hài cốt,,,,đãng lảnh đạo ,đảng chịu,các anh chịu đâu mà lo xa quá vậy… dân miền nam có bị lừa đâu ,ước mơ cấp tiểu học trung học được miễn học phí ,như hồi miền nam viet nam cộng hòa cách nay 50 năm ,miễn học phí toàn bộ ,xã hội ưu việt gì đóng tiền hoài..thời tem phiếu giám đốc ăn của dân, không ai dám bỏ tù,sao hôm nay bỏ tù nhiều vậy,xe đạp mang biển số,có vậy ko các bạn,sao bây giờ ko mang biển số cho dẹp thành phố hcm,miền bắc đám cưới đãi thịt chó,miền nam ko có vậy,miến bắc ,miền trung lam lũ cực khổ hy sinh mấy đời ,đời ông cố ,ông nội ,cha ,con làm suốt đời mà vẫn nghèo,,miền nam ăn nhậu suốt đời vẩn giàu có lạ quá vậy ,ông trời quá bất công tàn nhẩn,với miền bắc và miền trung những cái đó là thật…cuộc di cư 1 triệu người từ bắc vào nam ,năm 1954,và Năm 1975 đến nay 5 triệu nữa ,miền nam hết đất rồi anh em ơi.,người nam sao không di cư ra bắc chiếm lại cho huề, .đất nước ,nam bắc thống nhất,Còn lòng người nam bắc chưa thống nhất,,hồn chưa nhập vào đất và nước,linh khí đất nước còn ngoài biển khơi,, nhà công sở hoành tráng để dễ phết ,phảy ,chỉ có mấy người làm việc,,xe hơi hoành tráng để chở vợ con đi chơi ,tiền thuế của dân việt nam sao chịu nỗi quan tham,đảng nói tinh vi quá ,tìm tham nhũng hoài không thấy đĩa chỉ gì cả,,,,,,,,trước 75 Gia đình của tôi gồm 13 người. ( Tính luôn cả cha lẫn mẹ ) Cuộc sống đủ ăn
    nhưng không thuộc dạng khá giả, bởi vì ba của tôi là một giáo sư pháp văn
    và toán học. Đồng lương lúc bấy giờ của ba tôi là 21 000 ngàn Việt nam đồng.
    ( 100 usd tương đương 500 đồng Viêt nam ). Tôi còn nhớ lương của một người
    lính binh nhì lúc đó là khoảng 18.500 đồng đấy bạn ạ.
    Tuy số lương chỉ là 21 000 nhưng thực sự cha mẹ tôi vẫn có thể gói ghém nuôi
    tất cả mọi người con trong gia đình ăn học tử tế .
    Suy ra : 21 000 Vnd = 4200 usd.
    Tôi còn nhớ rõ, gần nơi ở của chúng tôi cũng có rất nhiều người Hàn quốc, Đài Loan,
    và người Tàu qua Việt nam làm công, làm mướn.
    Ngày hôm nay chắc có lẽ khác hẳn hơn xưa nhiều lắm ! Tôi đã không còn ở bên nhà
    đã quá lâu, nên không thể xác minh cho hôm nay, mà chỉ xác thực cho hôm qua…
    Còn nữa ! Sau ngày giải phóng, chiếc xe hơi ( ô tô ) của anh tôi đã bị đốt cháy trên
    đường Phan đình Phùng. Ý của tôi muốn nói rằng, lúc thời ấy, xe hơi đã là một phương
    tiện giao thông bình thường mà thôi. -Ở nông thôn nhờ chính sách Cải Cách Điền Địa, Di Dân Lập Ấp, Khu Dinh Điền, Khu Trù Mật… thời ông Diệm (Ví dụ như đất Quảng Nam khô cằn sỏi đá, thì ông Diệm khuyến khích dân Quảng Nam đi di dân, vào Nam nhận những vùng đất phì nhiêu để canh tác, sinh sống…), chính sách Người Cày Có Ruộng thời ông Thiệu cho nên ngay cả người dân ở vùng xa xôi hẻo lánh phải bị đóng thuế cho Việt Cộng, bị xếp vào vùng oanh kích tự do… vậy mà nhà nào cũng có được bồ lúa, trâu bò, gà vịt…
    -Ở thành thị thì nếu chịu làm việc là có ăn đầy đủ. Người lao động thì đủ mọi thành phần, một giáo viên vừa dạy học vừa bán bánh mì cho học sinh để có được cuộc sống sung túc là chuyện thường. Một bà người Bắc di cư 1954 mỗi ngày gánh một gánh bánh cuốn chả lụa bán từ sáng đến trưa là đủ để nuôi cả 5 đứa con của bà đến ngày cả 5 đều thành bác sĩ. Một bác phu xích lô đạp nuôi vợ và 6 đứa con đầy đủ không thua kém bạn bè khá giả của chúng…. Những cái đó là thật.
    ĐÓ LÀ MỘT MIỀN NAM CHÌM TRONG CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI! Vậy mà cả hơn một thập niên sau khi thống nhất và hoà bình dưới sự cai trị của CS , rừng vàng biển bạc VN vẫn còn nguyên đó, cái vựa lúa của Đông Nam Á vẫn còn nguyên đó, vậy mà người nông dân lại thiếu ăn, phải ăn độn, VN đã tụt xuống hàng 1 trong 5 nước nghèo đói nhất thế giới chỉ vì cái chính sách cai trị, làm kinh tế quái đản, ngu xuẩn của nguưòi cộng sản! Thủa trước 75 dù tôi còn bé, nhưng tôi vẫn mường tượng ra được cuộc sống thủa đó.
    -1 người thợ cắt tóc dạo mỗi đầu được 2,5 đồng. Mỗi ngày trung bình từ 15 đến 30 đầu.
    Như vậy mỗi ngày thu hoạch khoảng 50 đồng mà 1 ký gạo thủa đó (loại trung bình) 2đồng/ký => 1 bao 1tạ là 200đồng.
    Đấy là 1 thí dụ rất thấp cho 1 gia đình gọi là nghèo!
    ————————–
    Riêng cá nhân tôi, lúc đó anh chị em tôi đến khoảng 16-17 tuổi cha mẹ đã sắm cho mỗi đứa 1 xe Honda, con gái thì xe honda dame, con trai thì honda 67…
    ——————————-
    Còn dân quê làm ruộng:
    Ở Cái Sắn (Rạch Giá) lúc mới di cư vào nam chính phủ ông Diệm giúp cho mỗi gia đình 2 mẫu ruộng, 1 căn nhà, 1 con trâu, 1 chiếc xuồng.
    -Với 2 mẫu ruộng mỗi năm gặt lúa 2 lần thì bạn tính ra bao nhiêu tấn gạo?
    Sau có loại thóc 4 mùa…do vậy ông Diệm thủa đó rất hả hê có lần tuyên bố: “gạo thóc miền nam của VN chỉ 1 mùa có thể nuôi toàn dân VN dư dả trong vòng 3 năm mà không hề sợ đói!”,,,ĐẦU tư kiều nầy làm sao mà không hết tiền thuế của dân đóng cho ngân sách nhà nước , Làm việc trực tiếp với các Ban quản lý dự án và cơ quan chức năng ở các tỉnh, chúng tôi ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh về các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí thất thoát, lãng phí. Trong đó, tập trung vào một số nguyên nhân, trước hết là phân cấp quản lý đầu tư chưa mạnh, dẫn đến vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư không rõ ràng. Nhà máy thủy điện Nậm Sì Lường (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) hoàn thiện năm 2002, với tổng mức đầu tư 38 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, công trình này được xếp vào hàng thủy điện nhỏ đắt nhất thế giới (gấp khoảng 4,5 lần so với mức giá trung bình của một nhà máy thủy điện nhỏ công suất 0,5 MW). Nhưng nhà máy này chỉ hoạt động được tám năm, rồi “bỏ hoang” đến nay đã hơn hai năm… Cầu Nậm Khao, được đầu tư 21 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, thuộc dự án ba cây cầu bắc qua sông Ðà, khởi công từ đầu năm 2009, đúng ra giữa năm 2010 phải đưa cầu vào hoạt động, nhưng chậm mất 1,5 năm mới hoàn thành công trình. Ðáng buồn hơn, do thay đổi thiết kế nên đến năm 2015, khi thủy điện Lai Châu bắt đầu dâng nước ngập thành lòng hồ, thì cầu Nậm Khao lại nằm ở dưới… cốt ngập, đành tháo làm sắt vụn. Tuy nhiên, đến nay không thể quy trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân nào gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư các công trình nêu trên.
    Theo thống kê, trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La) từ năm 2005 đến nay được đầu tư 79 công trình nước sinh hoạt, trị giá 61 tỷ đồng. Trớ trêu thay, nhiều công trình khởi công chưa cắt băng khánh thành, đã nhìn thấy những nghịch lý. Có 32 công trình không sử dụng được, khiến 21,3 tỷ đồng coi như bị vứt qua cửa sổ, chín công trình chỉ sử dụng 25-30% công suất, 19 công trình khá hơn sử dụng 50 đến 70% công suất. Dự án cấp nước sinh hoạt cho các điểm tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, đầu tư hàng trăm tỷ đồng, đến nay hầu hết đều xuống cấp, 65 đến 70% không sử dụng được, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của bà con. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, trong hàng trăm dự án thành phần đưa vào sử dụng hiện nay, có 119 dự án xuống cấp, không sử dụng được nữa. Ðiều đó cho thấy yếu kém bộc lộ từ khâu quy hoạch, lập dự án đầu tư, thi công…
    Nhiều dự án, công trình được quyết định đầu tư nhưng rất ít các dự án có ý kiến phản biện của người dân – đối tượng được hưởng lợi và có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản và khai thác dự án, công trình. Vì áp đặt chủ quan cho nên nhiều dự án, công trình không phát huy tác dụng. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương Lào Cai Nguyễn Hùng Mạnh cho biết, ở địa phương hiện có 16 chợ hoạt động kém hiệu quả hoặc đắp chiếu (như đã nêu ở bài 1) đều được xây dựng tự phát, không theo quy hoạch. Ở miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phân tán, sản xuất kém phát triển, tự cung tự cấp, khép kín hoặc chỉ trao đổi nông sản và những vật dụng cần thiết cho đời sống hằng ngày nên xây chợ to, hiện đại là không phù hợp. Bên cạnh đó, có tình trạng xây chợ vội vã để giải ngân vốn, tránh bị cắt, nhất là nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…
    Có những dự án, công trình, việc quản lý, giám sát kém, thậm chí có tiêu cực, tham nhũng, dẫn đến thất thoát vốn đầu tư. Ðơn cử như công trình cầu Bản Phiệt (quốc lộ 70, tỉnh Lào Cai) được Công ty Thăng Long 4 giao khoán lại cho Ðội xây dựng số 2, do kỹ sư Lê Huy Ðạt làm đội trưởng thi công. Lê Huy Ðạt cùng hai cán bộ kỹ thuật là Trần Quốc Huy và Phùng Ðại Dương chỉ đạo công nhân lắp đặt kết cấu lưới thép đúng thiết kế, nhưng trước khi đổ bê-tông, công trường được quây kín, Ðạt yêu cầu hai thợ hàn cứ cách một cây thép theo kết cấu ngang (thép phi 19), lại dùng hàn hơi cắt bớt một thanh. Tổng cộng, các đối tượng đã tham ô hơn 9,2 tấn thép. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác như: đầu tư dàn trải theo kiểu “rải mành mành”, cấp vốn nhỏ giọt… làm chậm thời gian hoàn thành công trình, dẫn đến hiệu quả đầu tư kém.

  2. Xin lỗi Ông JL.
    Tôi mắt kém, đâm ra đọc “… tổ chức này nhiều khi…” thành “…tổ chức này nhiều khỉ (monkeys)…”

  3. Thưa ông Jonathan
    Rất cám ơn ông đã dành thì giờ chia sẻ và trả lời chúng tôi qua bài viết “Suy ngẫm về hiến pháp”.

    Riêng tôi (Trần An Lộc) xin cám ơn sự chia sẻ rất chân tình và thẳng thắn của ông về một số luận điểm tôi đưa ra. Tôi vui mừng thấy rằng (qua bài viết trên) hầu như ông đã không bác bỏ những điểm cốt lõi. Đặc biệt là những sự thật của lịch sử. Ông đã viết: “Đúng vậy, trung thực trong suy nghĩ là hết sức cần thiết. Chúng ta (từ mọi góc nhìn) phải luôn luôn có dũng cảm để phân tích những giả định của mình, từ quá khứ đến hiện tại. Về cơ bản, tôi thấy cách hiểu về lịch sử của bạn là không sai.”.
    Tôi cũng xin cám ơn ông đã nhắc và sửa lỗi viết sai về ngày thành lập đảng CSVN là 1930 (thay vì 1932 như tôi đã viết sai).

    Cũng xin thưa với ông rằng, trong thư gửi đến ông, tôi đã không đề cập gì đến câu hỏi: “Nếu không tuyệt vọng, thì các ông sẽ làm gì? – Phải làm gì?”. Một câu hỏi mà tôi chắc rằng, ông hay bất cứ bạn đọc nào, cũng sẽ đặt ra, sau khi đọc bài viết.

    Vâng, đó là câu hỏi quan trọng và cần thiết. Và đúng ra, nó đã là phần 2 của lá thư mà tôi đã gửi đến ông (và bạn đọc trên diễn đàn Dân Làm Báo).

    Nhưng tôi đã không viết.

    Sao vậy?

    Lý do dễ hiểu là vì ông không phải là người Việt Nam. (Ông không có trách nhiệm cho câu trả lời dù có thể trả lời đúng và trả lời rất hay).

    Tôi muốn dành câu hỏi đó cho chúng tôi – cho dân tộc tôi.

    Đặc biệt cho các sĩ phu Việt Nam của đất nước tôi.

    Tôi muốn có câu trả lời từ họ.

    Một lần nữa xin cám ơn và chúc ông mạnh giỏi.

    Trân trọng kính chào

    Trần An Lộc.

  4. Xin được góp ý với bạn T.A. Lộc

    Tôi hoàn tòan đồng ý với bạn trong câu nói :” Cũng xin thưa với ông rằng, trong thư gửi đến ông, tôi đã không đề cập gì đến câu hỏi: “Nếu không tuyệt vọng, thì các ông sẽ làm gì? – Phải làm gì?”. Một câu hỏi mà tôi chắc rằng, ông hay bất cứ bạn đọc nào, cũng sẽ đặt ra, sau khi đọc bài viết.

    Thưa bạn An Lộc,

    Trong bài “Việt Nam ơi đừng tuyệt vọng ” với tinh thần trên tôi đã góp 1 vài ý cho việc phải ” làm gì” của chúng ta. Tôi chân thành nghĩ ý của mình chỉ là 1 viên đá nhỏ trong con đường dài tranh đấu cho tương lai xứng đáng của dân tộc, nó cần rất nhiều những góp ý , sửa sai chân thành khác chứ không hề là chân lý duy nhất.

    Tuy nhiên tôi cảm thấy khó đồng ý với bạn trong câu kế tiếp dưới đây của bạn về Gs J. London :

    Lý do dễ hiểu là vì ông không phải là người Việt Nam. (Ông không có trách nhiệm cho câu trả lời dù có thể trả lời đúng và trả lời rất hay).
    Tôi muốn dành câu hỏi đó cho chúng tôi – cho dân tộc tôi.
    Đặc biệt cho các sĩ phu Việt Nam của đất nước tôi.
    Tôi muốn có câu trả lời từ họ.

    Tôi đã cố “giải mã ” câu nói trên của bạn để tìm ra “chiến thuật ngôn ngữ”, tich cực dùng lời từ khước vị trí người đồng hành “ngoại nhân” của GS. London để mạnh mẽ ” thách thức lương tri sĩ phu Việt Nam” trước vận nước hồi đen tối . Tuy nhiên tôi đành chịu thua khi chỉ thấy chủ ý ” khước từ, loại bỏ” tâm tình đồng hành với dân tộc VN của người bạn ” ngoại cuộc” này của bạn . Bài viết trước của bạn ở DLB cũng chỉ cùng nội dung.

    Cũng trong bài trước tôi đã bị ông Loa Phường Mạnh Thắng mắng vốn chung với Gs London, nay lại thấy bạn cũng có ý “mắng” Gs London là hóng hớt chuyện người khác y như ông Mạnh sẽ Thắng này .

    Thế ” Song Thủ Hổ Bác” của Châu Lão Ngoan Đồng thực ra hoàn toàn có thể hai tay ra hai Chiêu khác nhau , mà vẫn hổ trợ nhau. Châu Lão Tiền Bối vì ham vui và cô độc nên lấy hai tay ” chọi” nhau làm trò chơi, ” phe ta” trước và sau khi làm ” Bên Thua Trận” thì vẫn tích cực sử dụng đòn này với nhau, cho nên có hỏi nhau đến …cuối Thế Kỷ này sẽ làm gì, được gì , mà vẫn Tay Trái Đánh Te Tua Tay Phải , phân chia Chính / Tà theo kiểu …Vi Xi lẫn Quốc Gia nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, thì bạn nên chờ Nguyễn Phú Trọng and Co…trả lời vào Cuối Thế Kỷ này .

    Thân kính

    • À, tôi nghĩ An Lộc và NT cùng chung chiến hào. Vậy nên cùng ôm nhau cười cho vui. Như những người lính đồng minh chống bọn Nazi vậy.

    • Bạn còn nợ Giáo sư Jonathan London một lời xin lỗi.

      Thân gửi bạn NT
      Trước hết xin cám ơn bạn đã phản hồi bài viết của tôi nói chung và cách riêng với những gì tôi đã bày tỏ với Gs Jonathan London liên quan đến phần trả lời mà Giáo sư đã dành cho tôi.

      Thưa bạn
      Thực ra, với một bài viết trên diễn đàn, thì dĩ nhiên mỗi người đọc sẽ có cảm nhận khác nhau, những nhận định khác nhau, và do đó sẽ có phản ứng khác nhau. Dù tương đồng hay đối chọi thì những đóng góp đó cũng đáng trân trọng. Và tôi cám ơn bạn về điều đó.
      Có một điều kỳ thú là trên diễn đàn này, ông Jonathan dù là người nước ngoài dùng Tiếng Việt để bày tỏ tâm tình và quan điểm của ông, thế mà tôi (và nhiều bạn đọc khác) lại có thể hiểu được ông (cũng như ông hiểu được chúng tôi) khá rõ ràng và khá trung thực – Trong khi giữa bạn và tôi là hai người Việt thuần túy và cùng dùng tiếng mẹ đẻ đối thoại với nhau, thì xem ra lại có nhiều điều thiếu cảm thông và vấn đề cứ hư hư ảo ảo (?!).

      Thì ra vấn đề không phải ở ngôn ngữ, mà là do cái tâm bạn ạ. Khi tâm ta thiện thì ta có cái nhìn trong sáng. Khi tâm không thiện thì cái nhìn của ta nó cứ rối như canh hẹ, và nguy hiểm hơn, đôi khi lại xúc phạm đến người khác.
      Tôi rất lấy làm tâm đắc khi ông Jonathan dẫn bài hát của Trịnh Công Sơn:

      “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
      Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
      Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
      Em là tôi và tôi cũng là em.

      Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
      Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm”

      Từ bài hát này, tôi cảm nhận được nhịp tim của ông Jonathan, và tôi nhận ra nỗi niềm của ông cũng y chang niềm đau của tôi khi thấy “Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm”.

      Còn với bạn, bạn NT ơi, khi bạn dùng hình ảnh Châu Bá Thông và cái gọi là “Song thủ hổ bác” gì đó của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung ra làm ẩn dụ, thì nó chẳng gợi cho tôi một xúc cảm nào, ngoài cảm giác buồn cười, thế thôi.
      Vì vậy tôi đã định không hồi đáp nếu trong ý kiến của bạn không có những đoạn “đụng chạm” tới ông Jonathan. Bạn viết: “… thấy bạn cũng có ý “mắng” Gs London là hóng hớt chuyện người khác…”. Mệnh đề tôi vừa trích trên là nguyên văn những gì bạn đã viết. Nó hoàn toàn không trung thực nếu không nói là đầy ác ý. Chí ít thì nó cũng vô cùng khiếm nhã đối với một người mà bạn coi như bạn (hay hơn nữa là người đồng hành) là ông Jonathan.

      Vì thế tôi nghĩ rằng bạn còn nợ GS Jonathan London một lời xin lỗi.

      Tôi cũng phải đau khổ (vì nó hơi bị thừa) để giải thích thêm tại sao tôi lại viết những câu không làm bạn hài lòng:
      “Tôi muốn dành câu hỏi đó cho chúng tôi – cho dân tộc tôi.
      Đặc biệt cho các sĩ phu Việt Nam của đất nước tôi.
      Tôi muốn có câu trả lời từ họ.”

      Vâng, vì tôi là người Việt Nam, tổ quốc tôi là nước Việt Nam nên câu hỏi đó phải dành cho chúng tôi, những người Việt Nam.
      Vì những lẽ sau:
      1) Ông Jonathan là người Mỹ, Tổ quốc của ông là Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, ông không có trách nhiệm gì với Tổ quốc Việt Nam của chúng ta. Dù ông là người thiện chí, là người bạn, là người đồng hành và sẵn lòng giúp đỡ chúng ta, nhưng với cương vị của ông, ông cũng chỉ giúp được ở một giới hạn nào đó.

      2) Thực ra ông Jonathan đã trả lời rồi, đã giúp ý và gợi ý cho chúng ta rất nhiều lần bằng tất cả tấm lòng của ông rồi, nhưng tiếng vọng đối với những gì ông đã nói, đã viết ra, đã có được là bao? Và hơn nữa, góp ý là một chuyện, làm là một chuyện khác. Ông Jonathan đã chẳng khuyên chúng ta “tôi đã khẳng định muốn có những cải cách cần thiết thì phải có những áp lực từ nhiều phía, cả trong và ngoài bộ máy nhà nước.” là gì?

      3) Nếu việc của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta, mà chúng ta không chịu đứng trên đôi chân của mình, cứ ù lỳ ra đấy, để cho người khác làm giúp, rồi ngồi tọa hưởng thì hỡi ôi, chẳng còn gì để cần bàn luận trên diễn đàn này nữa.

      4) Vấn đề Việt Nam hôm nay, thật ra đúng như Gs Jonathan nhận định, là cái vẫn được gọi là lỗi hệ thống. Nếu hệ thống cai trị lạc hậu, thiển cận và giáo điều này được dẹp bỏ, thì mọi việc sẽ tốt đẹp ngay. Và cũng đúng như Gs Jonathan viết:
      “Tôi biết những người Việt Nam đang đòi cải cách sẽ không bao giờ tuyệt vọng vì tôi biết họ. Họ là những người trong và ngoài bộ máy mà yêu nước và nhìn rõ vấn đề”.
      Chính vì thế mà tôi đã đòi hỏi câu trả lời từ “các sĩ phu Việt Nam của đất nước tôi.”. Vì với tôi, “những người Việt Nam đang đòi cải cách” chính là một thành phần dân tộc mà tôi gọi là “sĩ phu”.

      Cuối cùng tôi nghĩ những gì cần bản thảo như vậy là đủ.
      Xin chúc bạn NT an mạnh.

  5. Về HIẾN PHÁP, người dân chúng tôi còn điên đầu hơn ông JL – qua việc, cách đây mấy tháng phải đọc trên Báo Tiền Phong rằng, “HIẾP PHÁP là tâm mguyện của toàn đảng [CSVN], toàn dân” (?!)
    Chữ “p” và chữ “n” trên keyboard cách xa nhau, đủ để không đánh máy nhầm. Nếu nhầm, khâu biên tập có vấn đề?
    Vậy, phải giải thích làm sao về vụ “HIẾP PHÁP” này?

  6. Xin chuyển tặng tất cả chúng ta bài viết của ông Hiệu Minh, một người có thể gọi theo từ ngữ Hậu 75 là ” Bắc Kì 75″ , người đang sống và làm việc ở Washington DC .

    Càng đi xa, càng thấy mình nhỏ bé .
    Đồng hồ “NOT NOW” Made in Vietnam

    Ảnh minh họa nguồn internet.

    “NOT NOW” dịch sang tiếng Việt là “Chưa phải lúc”.

    Trả lời phỏng vấn của BBC VN, giáo sư Đỗ Quang Hưng, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn về đường lối, sách lược chính trị cho Ban chấp hành Trung ương và BCT, cho rằng, VN có thể sẽ thay đổi về thể chế, chính trị, nhưng chưa phải hiện nay.

    “NOT NOW – Chưa phải lúc”, một câu thường trực trên cửa miệng của các chính khách VN.

    Cách đây gần nửa thế kỷ, Bí thư Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc, khởi xướng “khoán hộ” trong nông nghiệp bởi ông nhìn thấy mô hình Liên Xô, Trung Quốc, không thể áp dụng tại Việt Nam. Có vài vị nhận ra thực tế phũ phàng đó, nhưng bởi cái nhìn hạn hẹp, sợ chế độ lung lay, họ bảo, ý tưởng khá đấy, nhưng NOT NOW. Đất nước bị trả giá, hai chục năm sau mới sửa sai thì quốc gia tụt hậu thảm thương, đói kém lầm than.

    Cách đây 20 năm, dân ta ồn ào đa nguyên, đa đảng, dân chủ, các vị gật gù, hay đấy, nhưng bây giờ thì chưa. – NOT NOW. Cái giá là thế giới nhìn ta từ một vị thế anh hùng trong chiến tranh thành người “khác biệt” trong hội nhập.

    Đưa internet vào Việt Nam mất cả thập kỷ thụt thò, bởi sợ “hòa nhập bị hòa tan”. Hỏi cấp trên, họ khen hay, nhưng NOT NOW. Mãi năm 1997 mới mở cửa, các nước khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… đã bỏ xa VN ta.

    Kể ra còn biết bao kiểu NOT NOW đã ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, đụng đến miếng cơm manh áo của hàng chục triệu người. Chẳng ai tính được cái giá của NOT NOW trên cửa miệng của những nhà cầm cân nẩy mực chẳng hiểu gì về thế giới bên ngoài.

    Nói “NOT NOW” trơn tuột nhưng không nghĩ vế tiếp theo “WHEN – Khi nào?” là câu mà người nghe thường hỏi lại. “Không phải bây giờ” thì cũng phải đưa ra lộ trình. Nếu không có ý tưởng gì trong đầu mà các vị ngồi trên dân thêm một trăm năm nữa, quả đáng lo ngại.

    Theo TBT Nguyễn Phú Trọng, cho đến cuối thế kỷ này VN chưa chắc đã có CNXH phát triển. Hiến pháp vừa thông qua vẫn đặt đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, nhưng chưa đưa ra một chiến lược, làm thế nào để VN tiến đến CNXH sau 90 năm nữa? Khi nào cho phép đa nguyên đa đảng? Khi nào cho phép báo tư nhân ra đời? Khi nào kinh tế tư nhân và nhà nước có vai trò ngang nhau? Bao giờ nông dân được chủ sở hữu thật sự đất đai? Và hàng trăm câu hỏi “WHEN” khác.
    Đồng hồ NOW

    Đồng hồ NOW

    Có cuốn sách, “If Not Now, When? – Nếu không phải bây giờ, thì khi nào?”, của Primo Levi, nói về cuộc chiến tranh du kích của nhóm Do Thái từ nước Nga chống lại phát xít Đức trong thế chiến 2. Nhóm này đi từ Liên Xô, sang Ý, mục đích cuối cùng là tiến sang Palestine để thành lập nhà nước Do Thái.

    Cuốn sách nói về sự quả cảm của những người du kích chống lại Đức Quốc xã. Trong nhóm có những người nói “NOT NOW” vì sợ hy sinh không cần thiết, nhưng người khác lại hỏi “If Not Now, When?”. Họ hiểu rằng, đây là cơ hội hiếm có, nếu không giành lấy thì khó có thể lặp lại. Chính vì thế mà nhà nước Israel được dựng lên bởi họ trả lời được chữ WHEN phía sau, tận dụng triệt để thời cơ vàng cho một quốc gia.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi khắp thế giới giảng về thiền. Ông thường triết lý, hôm qua là quá khứ, không thể kéo lại được, ngày mai là tương lai, chưa chắc chắn. Vì thế, cuộc sống hiện tại mới quan trọng. Thiền sư sở hữu chiếc đồng hồ không có số 1, 2, .. 12 như thường lệ, mà chỉ có chữ NOW, NOW, NOW (hiện tại), để nhắc nhở về thời ta đang sống.

    Nghe giáo sư Đỗ Quang Hưng trả lời BBC, có lẽ nên thiết kế chiếc đồng hồ Made in Vietnam có các con số là NOT NOW, NOT NOW, NOT NOW – Chưa Phải Lúc. Ai hỏi về thay đổi chính trị dân ta chỉ cần giơ cho họ xem giờ là đủ, đỡ phải trả lời mỏi mồm.

    HM. 2-12-2013

    • NOT NOW đọc kiểu “bồi” là NÁT NHÀU, hay NHÀU NÁT, hay NÁT BÉT, hay BẠI HOẠI.
      Oh, nó cũng chính là CORRUPTION – THAM NHŨNG.
      Giờ, thấy “ý nghĩa thực chất” của đỉnh cao trí tuệ chưa?!

  7. Thưa ông Jonathan London,
    Nói cho cùng, Hiến pháp VN 2013: Không phải là Bình mới, Rượu cũ mà đích thị là gọt Chân cho vừa Giày!

  8. Mớ hổ lốn “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng” đầy mâu thuẫn được sắp xếp lại ở đây: http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/12/viet-nam-oi-hay-tu-tin.html
    Mr. London nếu còn tỉnh táo, ko bị mê hoặc bởi những lời tâng bốc thì nên đọc để biết thêm về cách hành văn bằng tiếng Việt!
    Tôi tâm đắc với lời bình luận này: Cũng chẳng biết như thế nào nữa nhưng mà tôi thấy việc sửa đổi hiến pháp lần này mang lại rất nhiều điều tích cực , đúng là chuyện sửa đổi hiến pháp không phải là chuyện đơn giản vẫn còn đó những hạn chế , nhưng cứ tự tin lên , thấy cái gì hay , nên làm thì cứ làm đi!

  9. Lộ trình xây dựng đất nước trong hiện tại và tương lai của các quan chức VN bây giờ là :  
    Con vua là phải làm vua
    Con của sãi chùa phải quét lá đa ,
    Chẳng có NOT NOW hay WHEN gì cả sất .

  10. Hiến pháp mà cứ đem ra sửa đổi tới lui- cơ bản là một việc “chẳng ra làm sao”.

  11. KG: GS JL!
    Kính nhờ GS bịnh luận và phân tích nội dung trích dưới đây:
    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/152189/bo-giao-duc-bat-ngo-voi-ket-qua-xep-hang-hoc-sinh.html
    “Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD) vừa công bố ngày 3/12, Việt Nam xếp hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.”
    Xin mạn phép hỏi có liên can gì đến “chính trị” không?
    Thanks!
    Bình Dân!

    • Chuyện giáo dục ở Việt Nam thì báo chí trong nước đã than trời rồi. Chúng tôi nhìn vào thực tế này mà đánh giá. Không nên nghe “báo cáo” của ai hết. Có tổ chức quốc tế còn đánh giá Việt Nam hạnh phúc cỡ đứng đầu thế giới? Không biết họ đùa hay chơi xỏ?

  12. Xin Mr. London cho chen ngang một chút.
    @ bác Bình Dân: về bảng xếp hạng chất lượng giáo dục của (OECD), lúc đầu tôi thấy lạc quan về học sinh VN nhưng ngẫm lại thì thấy các cháu học sinh của mình vất vả sớm quá, phải chăng tại người lớn, gồm cả nhân viên ngành giáo dục, cả phụ huynh, cả xã hội quá coi trọng kiến thức trong học hành dẫn đến chất gánh nặng thành tich lên vai các cháu?!!! Trong khi đó ở các nước có thành tích kém hơn, học sinh ở đó được vui chơi nhiều hơn?

    • Kính bác @Mạnh Thắng!
      Tôi đồng ý với bác. Chương trình học của VN mình gò ép ở cấp Tiểu học, THCS, THPT và đào tạo kiểu lớp chuyên trường chọn nên HS mình mới có kết quả đó. KQ này là đúng thực tế. Phản ánh đúng chất lượng GD phổ thống ở mảng văn hóa.
      Còn vấn đề đạo đức, kỹ năng sống, thể – mỹ, ngoại ngữ, thực hành, kiến thức thực tế xã hội… thì còn quá nhiếu vấn đề cần phải làm, và GD cần có cải cách là đương nhiên.
      Tôi chỉ đặt vấn đề để thấy “không có gì là tuyệt vọng” và quan trọng là qua một vài chỉ số chứng tỏ thế giới đánh giá đúng một phần kết quả GD Việt Nam. Suy cho cùng là kết quả của Hiến Pháp Việt Nam qua nhiều phiên bản. Vì ai cũng biết rằng, dân tộc chúng ta đi lên từ đất nước không có tên trên bản đồ thế giới, từ dân tộc có hơn 2 triệu người chết đói, từ dân tộc có hơn 90% người mù chữ.
      Tôi và bác cùng nhận ra điểm yếu của GD Việt Nam. Hành động của chúng ta là góp sức xây dựng chứ không xuyên tạc, bóp méo, chống đối.
      Thanks
      BD

Comments are closed.