Giỏi toán chưa đủ

Các thông tin vừa qua cho thấy, trong một điều tra quốc tế, Việt Nam có chỉ số cao về toán học là đáng mừng. Nó phản ánh rõ ràng khi người Việt Nam có cơ hội, có quyết tâm, và nếu không có các vấn đề về tư tưởng thì “thành tích” của đất nước này chẳng thua ai cả, kể cả những nước tiến tiến.

Theo một mức độ nhất định, thì thông tin này cũng có vẻ như là một sự ủng hộ về mặt bằng chứng cho một “đường lối” của các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam, như Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), vốn cho rằng nền giáo dục của Việt Nam là một “câu chuyện thành công” lớn.

Là một nhà nghiên cứu đã từng tìm hiểu về nền giáo dục của Việt Nam trong 15 năm qua và rất quen thuộc với những số liệu chi tiết, tôi không bao giờ có ý phủ nhận những thành thích đáng kể trong ngành giáo dục của Việt Nam.

Và đứng ở khía cạnh nào đó, tôi cũng phải công nhận một số chính sách của nhà nước Việt Nam đã có tác động rất tốt cho ngành giáo dục. Việc mở rộng mạng lưới giáo dục trong phạm vi cả nước để nâng cao sự tiếp cận của những dịch vụ giáo dục cơ bản, đặc biệt đối với những nhóm xã hội có thu nhập thấp, là một kết quả đáng mừng. Sự nỗ lực để thực hiện những chính sách đảm bảo tỉ lệ học tập cho trẻ em nữ cao đã là một khác biệt rất lớn so với Trung Quốc (dù phân biệt giới tính vẫn còn là vấn đề ở Việt Nam).

Xong, tôi sẽ rất ngại để coi nền giáo dục của Việt Nam như một “câu chuyện thành công” lớn. Khẳng định như vậy không có nghĩa là tôi là một người bi quan hay nói xấu chế độ gì cả. Đại đa số người ngoài và trong bộ máy (và ngay trong ngành giáo dục) cũng thừa nhận một thực tế đáng lo ngại của ngành giáo dục đang diễn ra trước mắt. Vấn đề là phải xác định và hiểu rõ những vấn đề sẵn có, phải nắm rõ ngành giáo dục muốn gì, và sau đó hãy quyết định làm gì và làm như thế nào?

Dù mừng, tôi thấy thông tin chỉ số cao về toán ở Việt Nam đã đặt ra nhiều câu hỏi đáng lưu ý. Chẳng hạn, nếu giỏi toán, sao không giỏi các môn khác và trong những lĩnh vực khác? Nếu tham gia tích cực trong những điều tra quốc tế về toán, sao mà không tham gia vào những điều tra về các kỹ năng nhận thức khác, như tư duy phê bình, tư duy sáng tạo? Và nếu sinh viên Việt Nam giỏi thế, và hệ thống đào tạo có vẻ là chuẩn, thì tại sao chất lượng đào tạo và nội dung chương trình đào tạo nhiều khi được đánh giá là quá yếu?

Trước hết, xin loại trừ một “giải thích” vô hiệu, không có căn cứ, mà lại là phổ biến, như có khẳng định rằng người góc Đông Á rất giỏi toán vì những lý do ‘chủng tộc” hay là vì họ có truyền thống trồng lúa mà trồng lúa lại khó, hay là cách phát âm con số trong ngôn ngữ đông Á ít phức tạp hơn ngôn ngữ phương tây, thay vì nói “bảy” sẽ dễ hơn nói “seven.” (Truyện lúa mỳ là của M. Gladwell, một nhà văn Mỹ làm giàu bằng cách ăn cướp những ý tưởng (cả dở lẫn hay) của ngành xã hội học và làm cho nó hấp dẫn đối với một khán giả, công chúng…. )

Vấn đề chẳng phải là “chủng tộc” và chẳng phải là lúa mì. Quan trọng nhất là có nỗ lực hay không, có quyết tâm hay không? Và rõ ràng sinh viên Việt Nam không thua ai đối với hai yếu tố này. Trẻ em Việt Nam giỏi toán, đánh cờ, còn các lĩnh vực khác thì chưa rõ.

Trong một bình luận trả lời một post Facebook của Tuân A Phung, chính Osin Huy Đức, người mà có một sự hiểu biết nhất định về cả Việt Nam và Mỹ đã chia sẻ:Với tư cách là phụ huynh có con học ở hai hệ thống thì theo tôi, nếu có khả năng lựa chọn, tôi sẽ không bao giờ để con cái học ở trường Việt Nam, đơn giản vì vấn đề không chỉ là khối lượng kiến thức được nhồi nhét mà là khả năng đánh giá, sử dụng những kiến thức đó.”

Rõ ràng có một sự liên quan nào đó giữa chất lượng giáo dục và tư tưởng. Nói đến toán thì chuyện tư tưởng không có gì hết. Nhưng trong các lĩnh vực khác, từ những vấn đề trong ngành giáo dục đến vấn đề thiết kế và thực hiện chính sách thì lại có.

Tôi thừa nhận lý luận như vậy chỉ là một giả thuyết mà thôi. Nhưng cũng một lý thuyết có lý! Và sự đánh giá của những tổ chức quốc tế? Ta nên nhớ là nhiều khi các tổ chức này là những tổ chức chính trị, như các tổ chức khác họ cũng cần những ‘câu chuyện thành công’ của họ để phục vụ những quyền lợi của chính họ cùng với sự chủ quan chính đáng của họ, đặc biệt, sau khi họ đã đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam.

Như thế mới có thể hiểu được tại sao cách đây chỉ vài tháng đã có lãnh đạo của một tổ chức nổi tiếng ở Hà Nội đứng lên và khẳng định rằng về giáo dục, Việt Nam đã ‘rất thành công’ và có so sánh với những nước như… Ethiopia! Cuối cùng, những người làm cho các tổ chức quốc tế họ không cần phải lo gì ngoài những chỉ số sơ bộ, và họ cũng không cần lo về những chuyện như học thêm, nhồi sọ, quan liêu, mua chức, mua quyền, hộ khẩu, v.v và v.v. Bởi vì đó không phải là chuyện của họ.

Gần đây lại có nhiều người đang đòi cải cách giáo dục. Điều đó là đương nhiên rồi. Vấn đề như thường lệ là làm gì và làm thế nào? Nếu được thể hiện bằng toán, thì có lẽ thì có lẽ (Giáo dục VN – Tư tưởng lỗi thời) = Mới thành công.

JL

P.s. Vấn đề với Mỹ không phải là học dốt mà là chúng không chịu học và vì chất lượng giáo dục ở bên đó phủ thuộc quá nhiều vào một mô hình tài chính mất công bằng! Chuyện 50% khác so với VN.

4 thoughts on “Giỏi toán chưa đủ

  1. Nghe nói học sinh Mỹ dốt Bản Cửa Chương lắm (thay vì phải học mấy tháng để thuộc, chúng chỉ đơn giản là bấm calculator)? Vậy mà chúng vẫn phóng được phi thuyền, bay đầy vũ trụ, là sao?

  2. Tôi quan niệm là giỏi về bất cứ phương diện nào đều phụ thuộc vào sự nỗ lực phát xuất từ sở thích cộng tham vọng cầu tiến của mõi cá nhân. Dĩ nhiên khả năng thiên phú và môi trường là một phần quan trọng, nếu đã có nó nhưng thiếu sự nỗ lực thì không thể có kết quả khả quan. Ngược lại, thiếu khả năng và môi trường nhưng có sự nỗ lực thì vẫn có thể có kết quả tốt. Tóm lại sự nỗ lực là động cơ quan trọng nhất.

    Thế nên tôi đánh giá “Việt Nam có chỉ số cao về toán học” là do nỗ lực của các em học sinh, sinh viên, thầy cô dẫn dắt, nhà nước cũng có công nhưng rất nhỏ. Nhỏ là vì tạo môi trường là trách nhiệm của nhà nước, nhận tiền trợ cấp quốc tế, tiền thuế của nhân dân nên phải làm thôi. Nếu đánh giá nhà nước thì không thể chỉ dựa vào kết quả thi toán này.

    Theo tôi khi UNICEF đánh giá “nền giáo dục của Việt Nam là một “câu chuyện thành công” lớn” có phần đúng, nhưng cần nói rõ là đúng ở điểm nào. Gần đây trên mạng có đăng về “Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975”, bình luận của độc giả, cán bộ qua phần còm, blogs v.v… cho thấy nền giáo dục hiện nay không bằng 40 năm về trước.

    Nếu so sánh với thời trước 1975 thì nó là “câu chuyện bi than”, bi than là vì “đảng ta” đã phát tan nền kinh tế giáo dục đến độ phải “đổi mới” (mỗi khi dùng chử “đổi mới” tôi cứ phải buồn cười, vì thật sự chẳng có gì mới cả chỉ là đừng làm theo đảng chỉ đạo cả chục năm qua!). Ý tôi là nêu so sánh nền giáo dục hiên nay với thời kỳ “đổi mới” thì nó là “câu chuyện thành công” như UNICEF đánh giá. Buồn là không dám so sánh với nước khác.

  3. Đã gần 100 năm dưới sự lãnh đạo của DCSVN , khoa học , kĩ thuật vẫn chưa thúc đẩy kinh tế VN đi lên so sánh với các nước Á châu , xã hội suy đồi với đầy dẫy thất nghiệp  , như thế phải đánh giá lại nền giáo dục  , nên không thể nói là giỏi được , đúng hơn là ” khôn vặt”.

Comments are closed.