Vài suy nghĩ về Biển Đông

Không quốc gia nào có kinh nghiệm nhiều với Trung Quốc như Việt Nam. Thể giới có thể học được gì từ kinh nghiêm của Việt Nam? Ngược lại, Việt Nam có thể học được gì từ thế giới và các nước trong khu vực về cách đề cập tình trạng của ngày nay?  Đối với Việt Nam, việc duy trì một quan hệ ổn định và thân thiện tối thiểu với Bắc Kinh đã và đang đặt ra những thách thức khó khăn và không ngừng nghỉ.

Từ trước đến nay, dù nghĩ gì về Trung Quốc và dù bị Trung Quốc cái đó cái kia, hai nước Việt-Hán đã và sẽ tồn tại cạnh nhau. Các lãnh đạo của Việt Nam đã biết từ đầu rằng trở thành kẻ thù của một quốc gia có nguồn lực khổng lồ là không khôn khéo. Song, từ trước đến nay, dân Việt Nam không bao giờ hy sinh quyền lợi chính đáng của đất nước. Nếu có thì mất nước ngay.

Chúng ta cần xác định rõ, Việt Nam và toàn khu vực cần và hưởng lợi từ một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Bắc Kinh. Dù vậy, toàn khu vực và toàn công đồng Thái Bình Dương đang đối mặt với một hoàn cảnh báo động xuất phát từ việc Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông.

Vấn đề đặt ra là Hà Nội và toàn công đồng quốc tế có thể làm gì khi những đòi hỏi từ Bắc Kinh ngày càng trở nên không thể đáp ứng nổi? Khi chiều hướng và cách hành xử của các ngài ở Bắc Kinh là chà đạp luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền và quyền lợi của các quốc gia láng giểng một cách trắng trợn như vậy? Đây chính là vị trí không thoải mái mà Hà Nội đang phải đối mặt ngày hôm nay; một vị trí mà, bất chấp nguồn gốc xác thực của nó, và bất chấp phương châm “bốn tốt, 16 chữ vàng” vẫn phải đối mặt và đề cập. Đúng chuyện này không chỉ là riêng của lãnh đạo Việt Nam mà của cả Châu Á Thái Bình Dưong.

   Chuyện không thế nào chấp nhận được

Xin nhắc lại, trong những thập kỷ 70, 80, 90 Bắc Kinh đã lấy những biển đảo thuộc chủ quyền chính đáng của Việt Nam từ lâu một cách bạo động và hoàn toàn bất hợp pháp. Và xin nhắc lại, trong những năm găn đây, Bắc Kinh đã tuyến bố một cách hoàn toàn bất chính đáng là hầu hết lãnh thổ trong Biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền của họ. Gần đây nhất, trong mấy tuần vừa rồi, chính quyền Trung Quốc ở Hải Nam và ở Bắc Kinh đã công bố ý định của họ là thực thi những tuyên bố chủ quyền không hợp lệ trên gần như toàn bộ khu vực biển Đông. Khu vực được đề cập đến trong những tuyên bố không có thật này bao gồm những hòn đảo và mỏm đá đang tranh chấp, một phần đặc khu kinh tế 200 hải lý của các quốc gia lân bang, và vùng biển quốc tế. Tuyên bố rằng tất cả những tàu đánh cá không phải của Trung Quốc đều phải xin phép chính quyền Trung Quốc để được hoạt động tại vùng biển quốc tế là hoàn toàn bất hợp pháp.  Như nhiều nhà phan tích đã nêu rõ, nếu tuyên bố này được thực thi, điều này tương đương với cướp biển nhà nước.

Đối với Việt Nam, Philippine, và các nước khác, sự từ chối ngầm của Bắc Kinh đối với những tranh chấp về đảo, mỏm đá, và biển là hết sức đáng tiếc cũng như là bất hợp pháp. Song, khẳng định thế không thể nào giúp Việt Nam tìm được một giải pháp. Vậy giải pháp ở đâu?

Trong một kịch bản tốt nhất có thể thì Bắc Kinh sẽ dần rút lại những tuyên bố ngoại cỡ của mình và làm việc hướng tới một thỏa thuận đa phương trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và vì thịnh vượng của khu vực.

Rất tiếc là vào lúc này có vẻ rất khó tưởng tượng một thay đổi như thế. Hiện nay, không có quốc gia nào có thể một mình thuyết phục Bắc Kinh ứng xử hợp lý hơn, và tuân thủ luật pháp hơn trong hành vi của mình. Vì thế có nhiều người cho rằng đã đến lúc phải có một nỗ lực có sự phối hợp của nhiều quốc gia, bất chấp sự khăng khăng của Bắc Kinh rằng thương thảo đơn phương là đủ để giải quyết vấn đề. Theo quan điểm này, trong tình trạng hiện này, thương thảo đơn phương không phù hơp khi toàn khu vực đang bị đe dọa.

Hãy quay lại với Hà Nội. Lãnh đạo Việt Nam có thể làm gì, khi họ phải đối mặt với những tuyên bố vô lý từ bên ngoài và những đòi hỏi ngày càng tăng của người dân trong nước đòi lên tiếng? Trong quá khứ, Việt Nam đã phải luôn luôn đối phó với nước hàng xóm hung hăng một mình, qua những cuộc thương thảo bí mật và bắt tay cá nhân, thậm chí không có sự tham gia của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong lúc mà con ruột của Nguyễn Cơ Thạch đang ngồi ghế Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, trong lúc mà những quan hệ quốc tế của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, thời đại của những bí mật và dọa dẫm đã đi vào quá khứ chưa? Câu trả lời, phải nói, là chưa rõ.

Dù muốn tìm hiểu những thách thức chung của Hà Nội và các nước trong khu vực về quan hệ quốc tế với Bắc Kinh, cũngh phải thừa nhận vị trí của Việt Nam, ngay bên cạnh Trung Quốc, tất nhiên có những bảo hàm đặc biệt, cũng như sự phức tạp trong nội bộ Đảng Công Sản Việt Nam đối với Trung Hoa. Từ bên ngoài, những dân thường rất khó nắm bắt những quan điểm, phương án đạng được bàn luận ở Hà Nội hiện nay. Vì thế, đến bây giờ, rất khó cho bất cứ ai cả để hiểu sâu về những vấn đề cụ thể, đặc biệt trong bối cảnh những cuộc thảo luận công khai về hồ sơ Biển Đông gần như bị cấm.

Thông điệp chính thức rõ nhất về chiến lược khư vực của Việt Nam lại chưa rõ lắm. Rất có thể đó là bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-la vào năm ngoái ở Singapore. Trong dịp đó, Thủ tướng đã phát biểu một cách hùng hồn với các nhà lãnh đạo khu vực về sự cần thiết cho một kỷ nguyên của “niềm tin chiến lược”. Mặt khác, đối với những người ngoài khu vực Đông Nam Á, và thậm chí những người trong khu vực có đầu óc hoài nghi, ‘chiến lược’ này nghe có vẻ mơ hồ, không khác gì sự kêu gọi một tình hàng xóm láng giềng hòa thuận. Có chăng là, bốn chữ ‘niềm tin chiến lược’ phản ánh nhận thức của Hà Nội và toàn thế giới cần có một tình thế cả tôn trọng lẫn giữ thể diện mà không biện hộ đối với Bắc Kinh trước mặt những căng thẳng trong khu vực đang leo thang. Ngôn ngữ ngoại giao là như thế.

Dạo này, ta cũng có thể hỏi, ‘niềm tin chiến lược’ của Việt Nam sẽ có nghĩa gì khi nó hoàn toàn đối ngược với chủ trương “sự không rõ ràng chiến lược” (strategic uncertainty) và hành vi đế quốc mà Trung Quốc đang áp dụng ở mọi lĩnh vực và nhất là ở trên biển? Nếu sự tin tưởng đã mất thì chiến lược sẽ ra sao?

Toàn thể giới nhìn rõ ràng rằng những căng thẳng đang bộc lộ xung quanh vấn đề vùng biển Đông Nam Á chủ yếu là do những hành động  đáng lo ngại của Bắc Kinh gây ra. Nếu đây là điều mà Bắc Kinh cho là “sự trổi dậy hòa bình”, chúng ta đều có nhiều lý do để lo lắng nữa.

Làm sao giúp Bắc Kinh nhìn thấy và nhận thức những điều này và thay đổi đường lối?  Không có cách nào dễ dàng cả. Dù Hà Nội có lên án tuyên bố bất chính đáng của Trung Quốc về việc ‘phải xin phép đánh cá,’ một phản ứng như thế rất khó có thể có hiệu quả.

Đúng vậy, dạo này càng nghe những người hỏi, làm sao để Bắc Kinh phải đối mặt với một diễn đàn đa phương? Hoặc các quốc gia Thái Bình Duơng hợp lực thúc ép Trung Quốc chịu quyết định của toà án quốc tế. Xin nhấn mạnh, mục tiêu chẳng phải là ngăn chận lại Trung Quốc, mà là sống trên một thể giới với tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định, hợp pháp. Thế thôi.

Để đề cập vấn đề một cách thực tiễn đã có một số người cho rằng  Hà Nội nên hoán đổi những nhận định khó có thể phòng vệ như  “chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể bàn cãi” và “tất cả những hoạt động nước ngoài trên những khu vực này nếu không có sự chấp thuận của Việt Nam là trái phép và vô căn cứ” sang một chính sách rõ ràng hơn để thu thập sự ủng hộ rộng lớn hơn từ những nhà họ giả trong khu vực Động Nam Á hoặc bên ngoài, tạo nền tảng cho một chính sách chung cho các nước Đông Nam Á và khu vực.

Liên quan đến nó, có quan điểm là trước khi đề cập đến những đòi hỏi bất chính đáng của Bắc Kinh, Việt Nam phải sớm giải quyết những tranh chấp với Philippine, Malaysia, v.v. trước đã. Cũng có nhiều người khuyên nên đem vấn đề này đến UNCLOS, một hiệp định mà Bắc Kinh đang loan báo sẽ rút khỏi nếu bị tiếp tục lên án. Và có rất nhiều dân thường ở Việt Nam đã và đang muốn đống một vài trò tích cực để bảo vệ đất nước. Dù tôi không ửng hộ việc không cho dân bày tỏ vọng  sự quan tâm của họ, tôi hy vọng dân thường Việt Nam hiểu phải tránh những hành vi chủ nghĩa quốc gia cực đoan như ta thấy ở một số nước.

Nếu những phương nêu trên chưa hấp dẫn, còn có những bước đi khác nữa. Có người cho rằng Hà Nội nên tỏ rõ với Bắc Kinh rằng họ sẽ không bắt tay hợp tác quân sự với bất kì quốc gia nào gây bất lợi cho những mối bận tâm chính đáng của Bắc Kinh (như đòi chủ quyền trên gần hết Biển Đông Nam Á), nhưng Hà Nội sẽ sẵn sàng hỗ trợ hay tham gia các liên minh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bao gồm sử dụng hoà bình lãnh thổ hàng hải quốc tế trong khu vực. Để đầy mạnh mục tiêu đó, Hà Nôi nên phát triển mạnh hơn nữa những mối quan hệ trọng yếu, với Mỹ, Nam Hàn, Nhật, v.v. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực nữa để tìm được với Bắc Kinh một giải pháp cả hai bên và các bên khác có thể chấp nhận được; và sẽ giữa hữu nghị và hợp tác toàn diện với điều kiện là không có hậu quả bán nước hay hy sinh những quyền lợi quốc gia.

Chúng ta đang sống trong một thế giới càng ngày càng nhỏ bé hơn. Và toàn khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương đang ở một ngã ba đường. Tuyên bố chủ quyền bất chính đáng về những lãnh thổ biển quốc tế không thể chỉ được xem như là một vấn đề song phương cũng như việc coi quá nhẹ luật quốc tế trong việc tiếp cận tranh chấp khu vực. Toàn công đồng đang bị đê dọa.

Việt Nam là một quốc gia biển. Và dân Việt Nam, cũng như dân ở bán đảo Triều Tiên sẽ sống bên cạnh Trung Quốc mãi. Hỏi tôi, muốn có một vị trí mạnh hơn, Việt Nam nên nỗ lực để theo con đường của Hàn Quốc càng sớm càng tốt. Một nước văn minh, pháp quyền, dân chủ, và có ửng hộ của quốc tế sẽ luôn luôn sống an toàn hơn, tự tin hơn. Khiêu khích, ảo tưởng, mất tính xây dựng? Hy vọng là không.

JL

12 thoughts on “Vài suy nghĩ về Biển Đông

  1. KG: GS Jonathan London!
    Đây là bài viết tôi cho là hay nhất từ trước đến nay của GS trên Xin Lỗi Ông! Tuy không phải là tôi đồng ý tất cả, nhưng những nhận định của GS là chuẩn xác, có cơ sở lịch sử đúng đắn từ cổ chí kim, có thực tế sống động.
    Nhưng quan trọng là GS có cao kiến gì để giúp VN và cả Đông Á, Đông Nam Á và cả Châu Á trước thực trạng bàn cờ Biển đông và lúc “Toàn cộng đồng đang bị đe dọa”? Nếu ai có giải pháp gì để tháo ngòi nổ đang đặt ở “toàn khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương đang ở một ngã ba đường”, thì tôi đề cử họ xứng đáng đạt giải Nobel Hòa Bình!
    Rất tiếc, không có thời gian để nói thêm nhiều điều với GS!
    Những ngày cuối năm Quý Tỵ sắp qua, đất nước VN đang đón chờ năm mới Giáp Ngọ, với một mùa xuân mới ngập tràn niềm vui trong hòa bình, hạnh phúc. Tôi cầu chúc GS có một cái Tết âm lịch mới lạ, một mùa xuân nhiều ý nghĩa và “Vạn Sự Như Ý”!
    Xin kính tặng GS Link về cuốn “Tam giác Việt Nam – Trung Quốc – Campuchia” của Winfred Burchett (http://vi.wikipedia.org/wiki/Wilfred_Graham_Burchett) một phóng viên nười Úc nổi tiếng với câu nói “Tôi viết để cảnh báo thế giới”. Tôi nghĩ, cuốn sách sẽ giúp GS nhìn thấu đáy Biển đông:
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16651.0/wap2.html
    Kính!
    Bình Dân!

  2. GS nên viết ngắn lại. Bài dài quá, hơi bị nhức đầu. Không biết ý đồ của chính quyền VN hiện nay thế nào, còn nhân dân VN luôn muốn đánh lại China khi chúng xâm phạm bờ cõi. Có điều, các vũ khí mua của Nga, tốn nhiều tiền, “làm kẻ thù khiếp sợ”, không biết đang trốn ở đâu?
    Nhân thể nói thêm, nhiều người VN đã chuyển qua ăn Tết Dương Lịch, không ăn Tết China nữa. Họ đang thoát khỏi sự đồng-hóa của người phương Bắc.

    • Đúng thế…. quá dài… đọc bình luận của bạn tôi cũng hơi bị nhức đầu.. thank you!

      • “bị nhức đầu” là tôi tự nói mình (my-self). Có vô-tình làm GS buồn không? Nếu có thì “xinloiGS”.

  3. “Và toàn khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương đang ở một ngã ba đường. Tuyên bố chủ quyền bất chính đáng về những lãnh thổ biển quốc tế không thể chỉ được xem như là một vấn đề song phương cũng như việc coi quá nhẹ luật quốc tế trong việc tiếp cận tranh chấp khu vực. Toàn công đồng đang bị đe dọa.”

    Prof. London, this is the truth. And US is the only one can help to solve the problem, please do it right. If US allows China invading other small countries including Japan, it is really bad! China can gain some benefit but will become the reason for the next disaster. Stop being bad! It’s better to improve the country than to invade the neighbor.

    I don’t think Japan is trying to do something wrong like they did in the past, Japan just protects itself. Hurting friendship and good relationship with Japan and South Korea, US will lose its image of everything, belief of Freedom, Democracy and Human Rights. The world has been contaminated!

    Thanks to Japan and South Korea for their attitude of harmony and respect for the peaceful and developing Asia.

    Love, Forgiveness, Integrity.

  4. Bai viet that hay, dac biet an tuong voi ket luan”Một nước văn minh, pháp quyền, dân chủ, và có ửng hộ của quốc tế sẽ luôn luôn sống an toàn hơn, tự tin hơn”. Hy vong nhung nguoi cam quyen cung co cung suy nghi. Cam on giao su that nhieu.

  5. “ngập tràn niềm vui”?
    Có tuyên-truyền quá không? 16 tỉnh ở Vn đang kêu đói! Tôi không thấy vui! Don’t fun! Tôi thấy buồn thê-lương…

  6. As long as those corrupted officials are still sitting on their chairs to be leaders, Viet Nam and Vietnamese are still suffering. No matter how those bad guys say or said, Viet Nam still keeps on going down hill not only steadily but faster than ever, unable to avoid a big disaster a head ready to put more burdens on Vietnamese peasants, workers, fisherman and the poor. The distribution of the common properties in the society is totally off balance, most best fatty parts landing on groups of “same interest”, leaving bone and skin to the common people.

    The only phrase that most common people prefer to use first when they want to put a comment to their leaders would be “Đ. M tụi nó”. Sorry for my profanity here in this blog but it’s the truth you can hear everywhere in and out of Viet Nam.

Comments are closed.