Nhân quyền: bóng bẩy và thực chất

Tuần qua, chính trường Việt Nam đã hướng về Geneve, nơi mà những hành động chính trị diễn ra sôi nổi xoay quanh cuộc gặp gỡ Phiên Điều trần Kiểm điểm Định kỳ phổ quát (UPR: Universal Periodic Review) của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Đến nay, đã có khá nhiều thảo luận, tranh luận, và trận “ném đá” về UPR, một cụm từ mà trước đây vài tuần đại đa số người quan tâm đến chính trị ở Việt Nam chẳng bao giờ biết đến.

Nếu chúng ta đã biết từ trước các phiên UPR gần như không thể mang lại một kết quả cụ thể nào chính vì những hạn chế của LHQ, thì những sự kiện ở Geneve có ý nghĩa gì? Theo tôi, “tuần UPR”của Việt Nam tại Geneve sẽ được ghi nhận như một sự kiện quan trọng, trong sự phát triển chính trị đương đại của đất nước. Ít nhất có hai lý do.

1. Một cơ hội để nhìn rõ và suy ngẫm về tình hình trong nước

Trong những năm qua, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ theo quan điểm chính thức của nhà nước Việt Nam. Tôi rất hoan nghênh lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, khi khẳng định rằng: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, coi đó là nguyên tắc cơ bản của các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. Nhưng, nếu những lời này thực sự phản ánh chính sách của nhà nước Việt Nam thì chúng ta chỉ có thể có hai kết luận: hoặc là có một số vấn đề trong quá trình thực hiện các chính sách đó; hoặc là có sự nhầm lẫn giữa ý tưởng với thực tế.

Tôi khá thông cảm với cách tiếp cận khái niệm về nhân quyền, nó bao gồm những yếu tố cả về chính trị, xã hội, kinh tế, và dân sự. Và đại đa số những người lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam không hề phủ nhận thực tế rằng, dù còn quá nhiều bất cập, Việt Nam đã có được nhiều tiến bộ quan trọng trong các vấn đề về kinh tế xã hội có liên quan đến nhân quyền và chất lượng đời sống của nhân dân. Song, các vấn đề về mức sống, dù rất quan trọng, không phải là những vấn đề trung tâm đối với tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nói cách khác, việc chúng ta nhìn thấy những tiến bộ hứa hẹn trong một số lĩnh vực không có nghĩa là chúng ta nên “tha thứ” hay phủ nhận những vi phạm về nhân quyền từ trước đến nay ở Việt Nam.

Thay vì nói nhiều đến những thành tích tưởng tượng, những luật lệ theo hình thức này, hình thức kia, và những con số thống kê nghe thì hay ho nhưng vô nghĩa, nhà nước nên nỗ lực để làm những gì mà họ nói. Nếu muốn bước vào một tương lai mới, thái độ chân thật là bước đầu.  Số người bị đánh đập, đe dọa, bỏ tù tại Việt Nam đã và đang ở một mức độ kinh tởm.  Mặc dù số người bị bỏ tù theo điều 88 đã giảm, xu hướng con số đó không nói lên điều gì, nhất là khi có nhiều biện pháp áp chế khác, cả chính thức, như những điều 58, 72, 79, lẫn không chính thức, như hiện tượng sử dụng côn đồ và dùng luật rừng.

Những nhận xét trên có lẽ không có gì mới lắm đối với người Việt Nam. Song, qua báo cáo của nhà nước Việt Nam, sự quan tâm của công đồng quốc tế, và nhất mọi sự quan tâm và những nỗ lực của các nhóm xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế, cả thế giới đang thấy rõ hơn tình hình về nhân quyền ở Việt Nam. Đó là một kết quả tốt dù chỉ là một sự bắt đầu. Ngay trong tuần sau UPR đã có những người bị đàn áp rồi, làm cho mọi người nghi ngờ  về câu “Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người.”

2. Một thành tích to lớn

Dù chưa thấy một thay đổi hứa hẹn trong hành vi và cách cư xử từ phía nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong lĩnh vực nhân quyền. Ở đây tôi không nói đến những báo cáo bóng bẩy như:  “bước tiến đáng kể về tư duy nhà nước pháp quyền” hay việc có “997 cơ quan báo chí, in 1.084 ấn phẩm” hay việc số người dùng Internet đang tăng cao hay việc “có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố” hay việc đã “cho phép” bà Trần Thị Ngọc Minh sang Mỹ và chia sẻ thông tin về tình trạng của con gái trong Gulag hay Guantanamo của Việt Nam.

Dù tôi không coi nhẹ những nỗ lực của nhiều quan chức mà thực sự muốn có tiến bộ về nhân quyền, song những thành tích to lớn nhất về nhân quyền ở Việt Nam lại xuất phát từ các nỗ lực của nền xã hội dân sự đang phát triển đầy hứa hẹn.

Nếu trước đây tôi chưa sẵn sàng coi những nỗ lực vì nhân quyền ở Việt Nam là một phong trào xã hội thực sự, theo định nghĩa đúng của nó, thì bây giờ tôi có cái nhìn khác. Những nỗ lực vì nhân quyền ở Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất ấn tượng, bất chấp những điều kiện khó khăn phải đối mặt mỗi ngày. Như chính ĐCSVN cách đây tám mươi mấy năm đã nhận thấy, yêu nước, muốn công lý thì phải có một tổ chức hữu hiệu. Dù bị đe dọa, bỏ tù liên tục, những nhóm, cá nhân, và mạng lưới đang đấu tranh tích cực vì một Việt Nam pháp quyền và văn minh là những người anh hùng của Việt Nam đương đại. Cả nước Việt Nam nên nhiệt liệt hoan nghênh những nỗ lực dũng cảm của những con người này.

Việc chỉ có thể có những thảo luận sâu và tự do về nhân quyền ở Việt Nam tận Geneve, một nơi rất xa Việt Nam, có nhiều ý nghĩa. Câu “[Nhà nước] Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác” là ý rất hay. Song, rất nhiều người muốn chính quyền cũng nỗ lực xây dựng một nước pháp quyền và “mở cửa cho đối thoại” với chính người dân Việt Nam hơn là những tuyến bố chung chung. Tiếc rằng đến bây giờ vẫn chưa có một đối thoại nào (ngoài đồn công an và trên mạng) giữa các bên của Việt Nam, gồm “bên trên” (chính quyền), “bên dưới” (xã hội dân sự), và “bên ngoài” (cộng đồng người Việt hải ngoại). Thay vì coi những nỗ lực về nhân quyền từ xã hội dân sự – trong và ngoài bộ máy – một lực lượng cần “chống”, hãy mở đối thoại với họ. Hãy có đủ thâm nhình, dũng cảm, tự tin, và lương tâm để có một bước tiến cần thiết trên đường phát triển của một đất nước Việt Nam thực sự văn minh.

Dù cần thiết, sự có mặt của một phong trào chưa đảm bảo sẽ có tiến bộ nào. Nói mãi qua mạng chưa chắc có tắc động thực tiễn. Những tiến bộ tương lai sẽ chỉ có thể đạt được với những nỗ lực hai chiều. Sự phát triển của xã hội dân sự, cùng với một sự quyết tâm và dũng cảm mới của một số  (không cần nhiều) nhân vật chủ chốt trong bộ máy sẽ giúp vấn đề nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn. Tất nhiên sự thay đổi thực sự không thể xãy ra tự động từ trên xuống dưới.

Kết luận

Là người Mỹ hay Trung Quốc hay Hàn Quốc hay Việt Nam, chúng ta đều cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình, mà trong đó nhân quyền được tôn trọng một cách toàn diện. Vâng, phải có trật tự. Nhưng, trật tự xã hội phải bảo đảm nhân quyền. Vấn đề không phải là xem quyền nào “phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam” vấn đề là làm gì và làm thế nào để nhà nước Việt Nam thực sự (không giả vờ) “tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người và có hành vi hợp pháp.

JL

13 thoughts on “Nhân quyền: bóng bẩy và thực chất

  1. J.L: “các vấn đề về mức sống, dù rất quan trọng, không phải là những vấn đề trung tâm đối với tình hình nhân quyền ở Việt Nam”.
    Rất đồng ý, nhưng cũng cần nói thêm là từ năm 2009 đến nay mức sống của quần chúng Việt Nam giảm xuống chứ không tăng lên.

    • Vì làm phát cao và tăng trưởng kinh tế đã chậm đi cũng có thể… tôi đồng ý có một quan hệ sâu về NQ và những vấn đề về tình hình xã hội kinh tế….

  2. Xin GS cho biết ý kiến về một số người cho rằng:
    – ”Nhân quyền không biên giới”
    – “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”
    Thanks!
    Bình Dân

    • Cảm ơn bạn Bình Dân…. như bạn chắc là biết… vấn đề chủ quyền và nhân quyền là một vấn để hết sức tranh cãi… đơn giản nhất là như này: chủ quyền bao hàm một nhà nước có ủy quyền tối cáo trong một lãnh thổ nhất định… nhưng, nếu sự ủy quyền đó chưa chắc là ủy quyền chính đáng sự thực (chẳng hạn vì đã chưa hỏi dân họ có đồng ý – có consent về ủy quyền đó) và đồng thời có vi phạm trong nước đó thì, thích hay không thích, chủ quyền của nhà nước đó sẽ bị xêm là có vấn đế… như thế, đồng ý hay không, những người ủng hộ NQ thì có lập trường là nhân quyên không tôn trọng biên giới…. bạn có phản ứng gì ko?

      • Cảm ơn Giáo sư đã có giải thích.
        Vậy thì lý giải như thế nào về sự thực sau đây:
        1/ “nhân quyền” của người Việt như thế nào khi: Trung Quốc Bắt Tay Với Mỹ- Đàm Phán Trên Lưng Nhân Dân Việt Nam” ?http://amaritx.wordpress.com/2014/02/17/trung-quoc-bat-tay-voi-my-dam-phan-tren-lung-nhan-dan-viet-nam/
        2/ Edward Joseph Snowden bị truy nã mở Mỹ trong khi được che chở tại Nga? “Nhân quyền” ở đâu, đích thực là gì trong vụ nghe lén toàn thế giới này?
        3/ Khi Mỹ và Châu Âu đánh Hội đồng I-rắc, họ có “hỏi dân hỏi dân họ” và dân I-rắc có đồng ý không?
        4/ Việc áp đặt “nhân quyền” một quốc gia lên một quốc gia khác có vi phạm “nhân quyền” quốc gia bị áp đặt hay không?
        Xin GS giải tích giúp, xin trân trọng cảm ơn!
        Bình Dân

        • 1. Tôi không đồng ý với hành vi của Mỹ ngày xưa đối với bắt tay TQ.
          2. Về Snowden, Người đã đã làm một việc tốt theo nhiều người và tôi cũng có không ít thông cảm về những việc đó.. Là một tranh cãi lơn ở Mỹ được tranh luận công khai.
          3. Tôi đã không hè ủng hộ CT I-rắc, tôi đã thành lập một trong những nhóm phản đối CT của Bush Bố năm 1991 và sau đó quyết liệt phản đối chiến tranh ngu xuẩn và bất hợp pháp của Bush con… Cả Sađđam không hỏi dân Iraq muốn gì…
          4. Tôi thông cảm với quan điẻm nhân quyền không có biên giơi và không có nhà nước nào có quyền vi phạm quyền con người trong mọi hình thưc.

          Chân thành
          JL

  3. Thưa GS JL!
    Vậy qua các giải thích của Giáo sư, cá nhân tôi cho rằng:
    – Nhân quyền không phải là không có biên giới. Bởi nhiều lý do, nhân quyền chịu ảnh hưởng của “đức quyền – mà gốc là nền văn hóa dân tộc”, của “thần quyền – mà gốc là tôn giáo”, của “thế quyền”, “pháp quyền”… và cả “tiền quyền” nữa. Nói “nhân quyền không biên giới” chỉ nói một vài giá trị phổ quát, chứ không phải là tất cả!
    – Nhân quyền không thể cao hơn chủ quyền quốc gia. Một khi không có chủ quyền quốc gia thì nhân quyền là “bóng bẩy”. Một quốc gia không được phép áp đặt “nhân quyền” theo tiêu chuẩn của mình lên quốc gia khác, vì như vậy là vi phạm “nhân quyền”.
    – Phải chăng vì lợi ích quốc gia – dân tộc, thế giới ngày nay có nơi nào có nhân quyền “thực chất”, hay chỉ là chiếc “bánh vẽ” và “bóng bẩy”?
    Trân trọng!
    Bình dân.

    • Có ba câu hỏi về chủ quyền và nhân quyền như sau:

      1) Nếu có trường hợp như Đức quốc xã, chỉ trong nước Đức, thì có vấn đề gì với chủ quyền của chế độ đó không?
      2) Nếu có trường hơp như Khmer Đỏ, chỉ trong Campuchia, mà lại có những nạn nhân Việt thì có vấn đề gì với chủ quyền của chế độ đó không?
      3) Nếu có trường hơp như Bắc Triêu Tiên hôm nay, thì có vấn đề gì với chủ quyền của chế độ đó không?

      Nếu nói không, không, và không, thì tiếc quá….
      Chân thành, JL

  4. Thưa GS JL! Xin phép được post hơi dài:
    1. Về nhân quyền và biên giới: tôi xin phép trích dẫn cố GS Trần Chung Ngọc đã viết trên http://giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/nhanquyen2.htm
    “Thật vậy, Đông và Tây có những quan niệm về nhân quyền khác hẳn nhau. Căn bản quan niệm về nhân quyền của Tây phương xuất phát từ truyền thống tôn giáo Tây phương: quyền của con người là do đấng sáng tạo phú cho (rights are endowed by a Creator). Vì thế trong các xã hội Tây phương, những quyền cá nhân (đều do con người định ra và cho rằng đó là quyền của đấng sáng tạo ban cho) phải được tôn trọng và không được vi phạm, bất kể bối cảnh xã hội mà cá nhân đang sống trong đó là như thế nào. Nhưng đây cũng chỉ là lý thuyết. Các cường quốc Âu Mỹ có thể phần nào, phần nào thôi, tôn trọng nhân quyền trong các nước của họ và theo quan niệm về nhân quyền của họ, nhưng có bao giờ tôn trọng nhân quyền trong các nước nhỏ yếu, đang phát triển đâu. Lịch sử thế giới đã chứng tỏ như vậy. Quan niệm nhân quyền của Á Đông đặt căn bản trên sự kiện là con người không phải là một thực thể riêng biệt, mà có liên hệ tới toàn thể cộng đồng. Do đó, Á Đông đặt quyền lợi của cộng đồng trên quyền của cá nhân. Các xã hội Tây phương đặt nặng chủ nghĩa cá nhân và quyền tự do cá nhân (Western societies emphasize individualism and personal freedom), trong khi các nền văn hóa Á Đông đặt giá trị của sự tự kiểm và trật tự xã hội cao hơn quyền của cá nhân. (Asian cultures place a higher value on self-discipline and order.) Người Tây phương có thể coi tự do ngôn luận là một quyền công dân căn bản, trong khi người Á Đông có thể xét đến ảnh hưởng của sự tự do này, trong một số trường hợp đặc biệt trong bối cảnh xã hội, và coi đó là gây sự hỗn loạn trong xã hội, do đó có phương hại đến sự ổn định xã hội, ngăn cản sự phát triển kinh tế v..v..

    Tại sao Á Đông không chấp nhận quan niệm về nhân quyền của Tây phương? Ngoài những bất đồng về văn hóa, xã hội, nhân sinh v..v.. giữa những nền văn minh khác nhau, Á Đông còn coi sách lược lưỡng chuẩn (double standard) về nhân quyền của Tây phương như là một sự áp đặt để đạt những mục đích kinh tế, tôn giáo. Tây phương, với bản chất đế quốc, chưa bao giờ tôn trọng nhân quyền ở các nơi khác trên thế giới. Noam Chomsky, một học giả lừng danh của Mỹ, đã viết: “Thật ra chính sách ngoại giao của Mỹ là đặt căn bản trên nguyên tắc không liên quan gì đến nhân quyền, mà là liên quan nhiều đến sự tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương” (James Speck, Editor, The Chomsky Reader, p. 331: U.S. foreign policy is in fact based on the principle that human rights are irrelevant, but that improving the climate for foreign business operations is highly relevant.)

    Muốn hiểu rõ vấn đề nhân quyền trong cộng đồng thế giới có lẽ chúng ta không thể nào bỏ qua cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order) của Samuel P. Huntington. Huntington là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs. Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ. Những điều tôi viết sau đây là dựa vào tài liệu trong cuốn sách trên của giáo sư Huntington cũng như những tài liệu, tin tức trên báo chí, TV.
    …”
    2. Trong ba câu hỏi đặt ra:
    – Tôi chưa rõ “chủ quyền của chế độ” là nói về vấn đề gì? Nó khác với “chủ quyền quốc gia”. Dù vậy, ý tôi thế này:
    1) Nếu có trường hợp như Đức quốc xã, chỉ trong nước Đức, thì có vấn đề gì với chủ quyền của chế độ đó không? => Chế độ pháp xít không thể có nhân quyền, nhưng chủ quyền quốc gia nước Đức không ai được phép xâm phạm.
    2) Nếu có trường hơp như Khmer Đỏ, chỉ trong Campuchia, mà lại có những nạn nhân Việt thì có vấn đề gì với chủ quyền của chế độ đó không? => Khmer đỏ thì lịch sử đã rõ. Chỉ khi họ xâm phạm chủ quyền VN, tàn sát dân VN và người Campuchia cầu cứu, VN mới có “cuộc chiến tranh bắt buột”. Trong khi các nước lớn (nhân danh Nhân Quyền) ủng hộ Khmer đỏ và “cấm vận, chống phá VN”- Đây là nhân quyền “bỏng bẩy” thực chất là tồi tệ nhất trong LS. Và cuối cùng VN không bao giờ áp đặt nhân quyền cho Campuchia!
    3) Nếu có trường hơp như Bắc Triêu Tiên hôm nay, thì có vấn đề gì với chủ quyền của chế độ đó không? => Quốc gia này có quyền tự quyết, họ có chủ quyền quốc gia, việc thay đổi chế độ hay không do dân tộc họ tự quyết. Nếu quốc gia nào áp đặt chế độ khác thì đó là vi phạm nhân quyền tập thể dân tộc Bắc Triều Tiên. Về bản chất, “nhân quyền” của Bắc Triều Tiên đang kẹt giữa bàn cờ nước lớn. Sự chia cắt dân tộc Nam – Bắc hơn nữa thế kỷ là sự sỹ nhục nhân quyền cho cả dân tộc!
    Giáo sư thấy đó: I-rắc, Lybia bây giờ giá trị “nhân quyền” được định giá bởi bao nhiều thùng dầu hỏa rồi!
    Trân trọng!
    Bình dân!

Comments are closed.