Ukraine và Việt Nam

Dạo này, toàn thế giới đang theo dõi những sự kiện tại Ukraine và Crimea, nơi những mâu thuẫn chính trị nội bộ đã nhanh chống trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế. Đặc biệt, sau khi có sự can thiệp quân sự và chính trị của nhà nước Nga, dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Putin, một nhân vật vừa kỳ lạ lẫn nguy hiểm.

Cũng như những người khác, tôi rất quan tâm đến tình hình chính trị ở Ukraine. Nhưng, là một người quan sát xã hội chính trị của Việt Nam, tôi cũng thấy thú vị về những phản ứng khác nhau trong cộng đồng người Việt Nam cả bốn miền – bắc, trung, nam, và hải ngoại.

Nếu là một người không hiểu biết gì về Việt Nam thì có lẽ họ sẽ khá bắt ngờ khi biết, những người Việt Nam quan tâm đến chính trị xã hội đang rất quan tâm đến tình hình ở Ukraine, thậm chí hơn dân của nhiều nước khác. Tại sao người Việt Nam, sống ở Đông Á, dưới những thể chế chính trị xã hội rất khác so với Ukraine vẫn quan tâm đến đất nước 45 triệu dân này, lớn hơn cả Ba Lan dù chỉ bằng một nửa dân số của Việt Nam?

Có vẻ có hai lý do. Một là những tranh luận quốc tế chung, gồm có những quan điểm chính trị khác, về sự chính đáng cơ bản hay sự bất chính đáng cơ bản của phong trào dân chủ và phản ứng của phía Nga. Hai là một ấn tuợng cá nhân: Không ít người Việt Nam và đặc biệt những người khát vọng dân chủ, khi nghĩ đến Ukraine — một nước mà dù không nhỏ nằm ngay sát bên cạnh một nước siêu cường quốc — nghĩ đến chính Việt Nam.

Đối với những quan điểm đang được bày tỏ ở Việt Nam, chẳng có gì ngạc nhiên. Có những người không hiểu dân chủ hay ghét dân chủ hay cả hai, họ sẽ cho rằng sự can thiệp của Putin là chính đáng vì, theo quan điểm này, đã có sự can thiệp của phương tây trước đó tại Kiêv (thế hà? và Nga thì sao?), và thay vì xem một lật đỗ dân chủ thấy một  cuộc đảo chính. Theo quan điểm này, Putin là đúng đắn, thậm chí có quan điểm cho rằng Việt Nam cần có một Putin của nó.

(Mới hôm qua Putin và những người ủng hộ có nói nhiều đến “những người faxit” trong phong trao chống Yanukovych và lại luận báo, dù chẳng có cơ sở nào, những người nói tiếng Nga tại Ukraine đang bị vị phạm về nhân quyền. Trên thực tế, những  tố cáo này là bịa đặt, chẳng có cơ sở….chỉ là một cái cớ để xâm lược nước láng giềng. Vâng, những nhân quyền của người góc Nga phải được bảo vệ. Nhưng, như đã được phát hiện rõ, nhiều trong số những người tổ chức và tham gia những cuộc biểu tỉnh ở đông Ukraina mà đang đòi sự can thiệp của Nga chính là người Nga, hộ chiếu Nga, sang Ukraina với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Crưm/Putin, một nhà đọc tài mà chẳng chút nào tôn trọng nhân quyền hay dân chủ.)

Mặt khác, có những quan điểm cho rằng kết quả tại Kiêv đã hoàn toàn chính đáng, vì Yanukovych đã không  tôn trọng luật chơi dân chủ, có hành vi mất dân chủ, và đã thực sự thành một lãnh đạo bất chính đáng. Những quan điểm này giả định, chỉ có dân Ukraine qua những lạnh đạo có trách nhiệm giải trình có quyền chọn định hướng của đất nước.

Cái mà tôi thấy đặc biệt thú vị khi nghĩ đến Việt Nam và Ukraine là những tranh cãi ở Việt Nam về sự can thiệp của Nga. Có vẻ những người Việt Nam nào thấy việc này là chính đáng, chính là những người không muốn dân chủ ở Việt Nam, không muốn người dân Việt Nam được chọn và quyết định định hướng của đất nước, lại chính là những người không tôn trọng nhân quyền. Nói thế có đúng không?

Mới hôm qua khi tôi có trao đổi với một người Việt Nam qua FB mà nói: “Ucraina là phên dậu của nước Nga, Crưm” và ” hiện tại cũng đang rất cần một con người như Putin xuất hiện!” Tôi thấy quan điểm này lạ quá.  Thực ra, Việt Nam đã có một Putin rồi, đang ở Bắc Kinh. Trong trường hợp trong những năm tới, Việt Nam có những cải cách về dân chủ, thì có chấp nhận xâm lược từ phía bắc không?

Rõ ràng, chúng ta đã và đang bước vào một thời đại mới trong quan hệ giữa các nước Tây và Nga…. một phát triển đáng tiếc nếu không muốn nói bắt ngờ. Về Crimea thì rất khó tưởng tượng Putin sẽ rút hẳn. Nhưng, nếu những sự kiện này kết thúc bởi một cuộc bầu cử thực sự dân chủ tại Ukraine và tăng cường những cơ chế để đảm bảo nhân quyền của nhân dân Ukraine thì sẽ tốt. Nếu không ủng hộ một kết quả như thế thì đúng là người hâm mộ của Crưm, Bắc Kinh và mô hình thống trị, đọc tài, và đế quốc của Thế Kỳ 19.

JL

37 thoughts on “Ukraine và Việt Nam

  1. Nhiều người còn VN nói “Crimea trước là của Nga, nay phải trở về với Nga!” (?!) Họ có nghĩ rằng mình “nói sùi bọt mép” nhưng “nói văng mạng”?!

  2. Bài này anh JL cũng nói đúng tâm lý của tôi và các bạn của tôi về việc Putin “mượn cớ”.

    Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi thì cục diện của Việt Nam và Tàu không giống để có cớ mà mượn. Bạn tôi hiểu lịch sử Nga và Ukraina nói rằng do chủ quyền Crimea được tách-nhập mới, sau thời kỳ Liên bang xô viết nên một số cho rằng người Nga vẫn nghĩ Crimea là lấn cấn.

    Chúng tôi lo lắng VN là một nước nhỏ, nhưng chúng tôi ý thức rằng chúng tôi ở bên cạnh một nước lớn nguy hiểm hơn nhiều và họ không cần mượn cớ mà thường xuyên đánh phá VN trên nhiều phương diện cả quốc phòng và kinh tế. Từ sau 1975 họ đã nhiều lần xâm lược và giết người dân biên giới phía Bắc Việt Nam và bộ đội hải quân ngoài biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa chiếm đảo.

    Chúng tôi chỉ lo chính phủ mình với rất nhiều phức tạp về quốc phòng, tham nhũng, và đạo lý xã hội xuống đến mức quá nhiều tệ nạn bi thảm. Đất nước yếu thế thì không thể có sức mạnh tinh thần của toàn dân tộc và dễ bị đô hộ.

    Thật là mù mịt anh JL ạ.

    • Một khi đã thích thì thiếu gì cớ. Nga nói rằng cựu tổng thống Ucraina xin Nga đưa quân sang cứu và họ đáp ứng điều đó. Lịch xử VN cho thấy điều này đã được TQ áp dụng nhiều lần
      – Nhà Thanh đưa quân sang theo đề nghị của Lê Chiêu Thống
      – Nhà minh đưa quân sang nhằm giúp khôi phục nhà Trần trừng trị Hồ Quý Ly
      Một ngày đẹp trời nào đó nếu nhân dân chịu hết nổi, đứng lên dẹp chính quyền hiện nay thì TQ chắc sẽ lặp lại bài đó, đưa quân sang để cứu những người “anh em” cùng “ý thức hệ”.

    • Bộ đội ngoài Hoàng Sa ha ha hay thật . Lên mạng tìm đọc cuốn Hồi Ký của Dương Danh Dy , cựu đại sứ VNDCCH tại Tung Của mà đọc rồi sẽ té ghế về Hoàng Sa . Tung Của CHIẾM HOÀNG SA LÀ CHIẾM CHO TA . Là ‘Ta” nào vậy ?

  3. Thế gian thường chuyển động như giòng máu luân lưu trong cơ thể người ta .
    Những biến cố xẩy ra ở Ukaine lý đương phải xẩy ra và việc cả Nga và Mỹ cùng can thiệp vào cũng là Lý đương nhiên trong cõi ” Thế gian không thể hiểu ‘ này , bí mật chỉ có Đức Phật Tổ Hoa Kỳ George Washington tức Thần Đô La Xanh mới hiểu . Vậy đầu hói Putin và đầu không tóc Obama chỉ đứng xa húc đầu vào nhau qua đại tây dương , không ai chảy máu đầu , bá tánh chỉ nghe tiếng hai Ông Putin và Obama , một Ông nói tiếng Nga , một ông nói Tiếng Mỹ giảng đạo nghĩa Nhân Quyền , Nhân Tâm , Nhân Chủ cho Tây Âu nghe … Hậu duệ chính thống chân truyền của Đức Phật Tổ Hoa Kỳ Washington là Ngài Bồ
    tát Jonathan LonDon giảng dạy như sau ;
    Thế gian chỉ thích Nhận Tiền
    Nhân Tiền mới quí Nhần quyền là chi
    Nhân Tiền mới quý nhân tiền làm chi
    Nhân Tiền nhưng phải là ” Tiền ”
    Và Đồng Tiền ây là Tiền Đô La .
    Tạm kết … Kính chúc Nhị vị Giáo sư đạo cao đức trọng Jonathan london và Nguyễn Thanh Giang lho^`n thiêng của Đức Quốc Tổ Washington và hùng vương , liên minh thần thánh Mỹ Việt cứu nhân độ thế cứu người Vn va Ukaine luôn … nam mô a di đà phật cầu xin Thần Đô La vào nhà Giáo sư Thanh Giang và Jonatha thật nhiều … http://www.quocto.com Đạo Tôn

  4. Cảm ơn ông đã nhìn thấy Việt Nam qua lăng kính (microscope) của Ukraine. Cái ngày…thê thảm đó sẽ tới, nếu người VN không có ý chí và cả sự hy sinh như người Ukraine, để đổi lấy 2 chữ tự do. Trong bài, ông đã nói dùm người Việt một câu rất thấm thía, ông có biết là câu gì không?

    Lâu quá, không có dịp… tâm sự với ông, qua email.

  5. Cảm ơn ông, đã… nói dùm người Việt 1 câu rất thấm thía, ông có biết là câu gì không? Và nhìn thấy VN qua lăng kính (microscope) của Ukraine.

    Đã lâu không có dịp liên lạc với ông, qua email. Chúc sức khỏe nhé.

  6. Tình hình này – mù mịt (dim) – cứ xảy ra mãi, thì VN sẽ xuất hiện nhiều triết gia chán đời, đứng đầu thế giới về số lượng.

    • Vâng, cảm ơn bạn nhiều… Tôi sẽ trả lời sớm. Luôn luôn thích có những bình luận chất lượng, dù đồng ý hay không.
      JL

  7. Thân gửi anh JL,
    Tôi là người thường xuyên theo dõi Blog của anh và đồng quan điểm với anh trong nhiều bài viết. Tuy nhiên với bài này thì tôi thấy không đồng quan điểm về 1 số vấn đề sau:
    1. Cuộc khủng hoảng lật đổ chính phủ hiện này ở Ucraina là 1 cuộc cách mạng dân chủ
    2. Putin đưa quân vào Crime sẽ tạo tiền đề cho 1 số nước khác (ví dụ như Trung Quốc) có hành đông can thiệp tương tự
    3. Những người Việt Nam ủng hộ hành động của Putin là người không muốn dân chủ
    4. Putin của Việt Nam ở Bắc Kinh

    Thứ 1: Theo tôi cuộc khủng hoảng lật đổ chính phủ hiện này ở Ucraina là 1 cuộc đảo chính vi hiến, dùng bạo lực giành chính quyền của 1 nhóm nhỏ người được hỗ trợ từ bên ngoài và có đại diện cho lợi ích của số đông dân chúng không thì còn phải bàn -> thế thì không thể gọi là cách mạng dân chủ được

    Thứ 2: Nếu 1 nước cần tiền lệ để đánh nước khác thì Mỹ và Phương tây sẽ cho những tiền lệ tuyệt vời hơn nhiều:
    – Cuộc chiến tranh Nam tư 1999 Mỹ và Nato đánh Nam tư lấy lý do Nam tư đàn áp người thiểu số ở Kosovo (thật ra là người Anbani ở Kosovo đàn áp người thiểu số thì đúng hơn)
    – Cuộc chiến 2003 ở Irac do cáo buộc Irac có vũ khí hủy diệt hành loạt (thực ra là không có)
    – Cuộc chiến Libi
    Nếu Trung Quốc muốn đánh việt nam thì họ có thể tạo ra nhiều có chứ việc gì phải cần đến tiền lệ của Nga (như năm 1979 là thích thì dậy cho 1 bài học).
    Hơn nữa quan hệ của Nga và Ucraina là khác xa so với quan hệ của Việt nam và Trung quốc.
    – Nga và Ucraina gắn bó với nhau chặt chẽ trong lịch sử và mới chỉ tách ra có hơn 20 năm. Lịch sử Nga, Ucraina là lịch sử gắn bó anh em
    – Còn Việt Nam và Trung Quốc là 2 kẻ thù ngàn đời. Trung Quốc luôn tìm cách xâm chiếm, đô hộ Việt Nam. Lịch sử Việt Nam và Trung Quốc là lịch sử của những đánh nhau
    Thứ 3: Những người Việt Nam ủng hộ hành động của Putin là người không muốn dân chủ: Theo tôi Việt Nam ủng hộ hành động của Putin và không muốn dân chủ là 2 việc hoàn toàn tách biệt. Đa số người Việt Nam có cảm tình với Liên xô ngày xưa và Nga ngày nay. Rất nhiều người Việt Nam thần tượng Putin và mong có 1 nhà lãnh đạo như ông cho nên họ ủng hộ ông là bình thường. Tôi không hiểu vì lí do gì mà anh lại gắn 2 cái đó với nhau
    Thứ 4: Tôi không rõ tại sao anh lại cho rằng Putin của Việt nam đang ở Bắc Kinh: Đó là 1 câu nói khiến tôi cảm thấy phẫn nộ và đau xót. Tôi phải khẳng định rằng đối với đa số người Việt Nam Trung Quốc luôn là 1 mối e ngại, nghi ngờ. Có thể trong thời điểm hiện tại họ chi phối được 1 số (thậm chí là đa số) lãnh đạo bạc nhược của đất nước chúng tôi nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ chi phối được người dân VIệt Nam. Putin của Việt Nam (nếu có) sẽ ở Việt Nam chứ không phải ở Bắc Kinh hay Mỹ

    • Quá hay, tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận chính xác của tientn.

    • Xin lỗi bạn vì tôi phải nói rằng bạn nên coi thời sự thế giới và bình luận với nhiều người nũa để có cái nhìn rộng hớn. Tôi lười viết nhiều nhưng chỉ một điều #4 mà anh không đồng ý với JB thì tôi nghỉ rằng anh chưa thấy rõ… “..lãnh đạo bạc nhược của đất nước chúng tôi nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ chi phối được người dân VIệt Nam. …” đây tôi gọi là “in denial” = “dang chối bỏ sự thật” . Năm 2007 tôi về VN thăm Cậu tôi lúc đó Ông đã 78 tuổi, khi tôi chào từ giả để về lại Mỹ Ông còn nói với theo khi tôi vào sân bay:”.. tụi con đừng về VN nữa, đất nước nầy là của thắng tàu rồi không còn của mình nữa đâu…” Tôi thấy Cậu tôi rất đúng và sáng suốt. Những sự việc hôm nay đã chứng minh điều đó quá rõ ràng.

      • Thân gửi bạn Jenny,
        Tôi chia sẻ với bạn câu nói của ông cậu bạn. Có nhiều người Việt Nam chán nản và phải thốt nên câu đó. Bố tôi (cũng gần 70 tuổi như ông cậu bạn, cũng sống cả đời trong chế độ này) cũng thỉnh thoảng thốt nên những câu chán nản như vậy. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là phản ứng đau xót, bất lực trước thế cục hiện nay thôi. Tôi không cho rằng tôi đang trong “trạng thái chối bỏ sự thật” như bạn nói. Qua comment tôi có thể thấy là bạn là người gốc Việt Nam và bạn đang sống ở nước ngoài. Bạn đã đọc lịch sử Việt Nam chưa? Lịch sử của chúng ta là 1 chuỗi các sự kiện lặp đi lặp lại suốt hơn 2000 năm “Trung Quốc xâm lược và Việt Nam đánh bại họ”. Tinh thần độc lập dân tộc là tinh thần chủ đạo trong suốt lịch sử và bây giờ vẫn thế. Tôi mong rằng bạn hãy mở quyển lịch sử Việt Nam ra và đọc nó. Tôi tin là bạn sẽ không có và không thể có những kết luận vội vã như vậy

    • Sai rồi về nhà mở sách sử ra đọc lại nhé .Trung Quốc dạy cho việt nam bài học cũng bắt đầu bằng việc bảo vệ hoa kiều nhá.
      Theo tình huống thật sự đang diễn ra ở Crimea là dân thân Nga đang đàn áp dân Ukraina chứ kho6ngphai3 như máy cái Mõ tía lia .
      Sự thật là ở crimea trước đây và bây giờ đầy lính Nga thì chú Ukraina nào dám thịt dân Nga .
      Dù cho crimea trước kia là Nga , sau đó bị ông TBT Liên Xô cắt cho Ukraina thì nước Nga vẫn còn có cơ hội sửa sai là năm 1990 vẫn có thể xác nhập vào Nga .
      Ukraina chỉ mới tách ra 20 năm thì pó tay với kiến thức của ngài luôn cho nó vuông nhé. Trước kia là 2 quốc gia Ukraina riêng biệt nhé , sau khi anh 6 Lê Nin nắm nước Nga thì nhập mẹ cái Ukraina vào Liêng bang Xô Viết . Nếu nói về phên dậu thì Tàu cũng bảo Việt nam là phên dậu của nó. Ukraina và Nga là 2 quốc gia riêng biệt nhé , đó là lý do vì sao năm 1990 nó tách ra khỏi nước Nga.
      Đọc sử của thằng độc tài Nga bị mắc lừa nhiều lần mà chưa mở mắt . Hồi nó giết 20 ngàn người Balan và xăm lược balan trong chiến tranh thế giới lần 2 , thế nhưng nó cứ dạy dân Xử Hộc Việt Nam chế sử rằng Liên Xô giúp đỡ Balanva2 Hitle giết dân Balan. Nay thì thằng Mevedev cũng thừa nhận là cái ông tiên Stalin giết chết 20 ngàn dân Balan trí thức vì dàm chống lại bọn máu Hồng Quần Liên Xô .Chưa kể mà o6gn tiên thích tắm máu Stalin giết chết hoặc đầy đi Siberi gần 1 nữa dân tộc cư ngụ tại Ukraina ngày nay.
      Thôi tạm vài thông tin rõ ràng như ban ngày mà dân Việt mình thích bị thằng Nga túm đầu vào cái hủ , hay nó từng cho dân Việt ăn Bo Bo , Lúa Mì là thứ nó cho gia súc ăn nên đâm nghiện ?
      Thằng putin là đọc tài , dân nó phản đối can thiệp vào crimea thì nó bắt truy tố, hãy coi dân Mỹ phản đối xăm lược Irac thì có thằng nào bị từ không ? Thậm chí báo chí VN chụp hình ông già ngồi trước Nhà Trắng với hàng chữ Bush là Satan mà chẳng ai hỏi thăm.
      Bên vực Putin cho lắm vào , hôm nào bạn Tập làm phát hối không kịp . Bạn Tập cũng ra dáng Putin của Tung Của khi mà thâu tóm quyền lực vào tay bạn Tập. bạn này cũng hung hăng không kém bạn Putin nhé , Chiếm đảo của Phi , gây căng thẳng với Nhật về đảo , lập vùng phòng không trên toàn bộ biển đông , cấm dân Việt Nam đánh cá , lập thành phố trên HS và TS .
      Mong ước Việt Nam có bạn Putin hả thì đó ,bạn tập là phiên bản 1.0 của bạn Putin, nhưng nguy hiêm hơn Putin của Nga đó.
      Lo cái nhà Việt Nam không lo , đi lo chuyện thằng Putin đúng là cái tư duy tệ hại , DÂN TỘC ,QUỐC GIA ,LÃNH THỔ không bằng ý thức hệ

      • Thân gửi bạn Tung Của,
        Tôi đã đọc rely của bạn cùng các comment bên dưới. Ý kiến của bạn cũng tương đồng với 1 số những ý kiến tôi đọc trên mạng nào là Putin xâm lược Ucraina, Putin độc tài, Trung Quốc lấy cớ xâm chiếm Việt Nam,…Không sao cả, trước 1 vấn đề có nhiều cách nhìn theo các chiều hướng khác nhau là bình thường tùy thuộc vào trình độ văn hóa, nhân sinh quan, thế giới quan của từng người và tôi tôn trọng điều đó. Hy vọng bạn cũng sẽ tôn trọng những ý kiến khác với ý kiến của mình

  8. Đã từ lâu rồi, nước Việt Nam chạy theo tiếng hát, dàn hợp xướng ca rồi giờ đây là các bản nhạc sao chép, lối mòn đã khiến nước tôi có lẽ giờ đang thiu thiu ngủ như điệu nhảy van tại tượng thờ vua Lý thái tổ còn đâu…

  9. Ngộ nhận: người phương Tây sống lạnh lùng hơn người phương Đông – người phương Đông sống tình cảm hơn người phương Tây.
    Đúng ra, người phương Tây sống rạch ròi, rõ ràng hơn người phương Đông. Và không bị che mờ bởi những lý luận chủ quan.
    Thực chất, người VN (cả 2 miền Nam, Bắc) hiện nay thích Mỹ hơn Nga. Hãy coi người Hà Nội hoan hỉ chào đón Clinton và Bush Con; chứ không phải Putin.

  10. KG: GS !
    – Tôi đồng ý với nhận xét của quý bạn @tientn và @Mạnh Thắng.
    – GS có những nhận xét, đánh giá quá vội vàng không khi chưa có đủ nhiều nguồn thông tin? Nhất là thông tin về những kẻ bắn tỉa, họ được thuê để bắn vào người biểu tình, bắn vào cảnh sát và cả nhân viên y tế. Đây là ngòi nổ được kích hoạt bởi bàn tay kẻ giấu mặt với nhiều tham vọng. Những kẻ này có vì dân chủ, nhân quyền không thưa GS?
    Bình Dân!

    • Nhlững những kẻ thuê bắn tỉa lại từ Nga sang đấy, đầy thông tin. Mà chuyện có bắn tỉa cũng là do nhiều thành phần trong cuộc biểu tình ở Maidan nhé . Bọn cực Hữu này chỉ là 1 thành phần không đại diện cho dân Ukraina nhé nhé .
      Cái kiểu nhập nhằng sao giống quá. các lãnh đạo cộng sản Liên Xô cũng từng cung cấp tiền bạc cho bọn … bên Thái , và cái nước Anh ,Pháp….. để……….
      Việt nam chuyên đi dịch báo Nga 1 chiều, còn báo bọn giãy chết thì khác nhé , bọn nó cứ viết bài phản đối ,ủng hộ không sợ ai. Cái cô MC Nga mới phản đối Nga xăm lược Ukraina là bị hăm dọa đến nỗi phải nghỉ việc .
      Đọc báo ‘quen’ riết rồi nhiễm nặng tư dy 1 chiều.

  11. XIN LỖI CHỦ NHÀ VỀ VIỆC COPE VÀ PASTE CẢ BÀI BÁO VÀO NHÀ , Nhưng để làm tỉnh táo những bạn ấm đầu.
    Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc
    Tuấn Nam
    Theo Soha.vn

    LTS: Là một vị tướng quân đội nhưng ông đã có “cú tạt ngang” sang ngành ngoại giao cực kỳ ấn tượng khi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung Quốc trong những khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng giữa hai nước (giai đoạn 1974 – 1987). Đã có lần, khi gặp người tiền nhiệm của mình là ông Ngô Thuyền, ông đã nói rằng: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, tôi thì sang cãi nhau!”.

    Quả thật với những gì đã thể hiện tại Trung Quốc trong thời kỳ mối quan hệ giữa hai nước có những trục trặc thì lời nói đùa đó quả không ngoa. Chính phần thắng của những lần cãi nhau đó luôn thuộc về phía Đại sứ Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc giữ trọn Quốc thể của Việt Nam tại Trung Quốc. Ông chính là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc – nhân vật chính trong câu đối: Làm cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “chủ quyền của Bạn”/ Đi đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.

    Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (SN 1916) vào một ngày giữa tháng 2 rét buốt. Năm nay đã 99 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự minh mẫn. Khi biết về ý định của chúng tôi muốn khai thác những câu chuyện về cách ứng xử của Đại sứ Việt Nam trước cách ứng xử của phía Trung Quốc trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không còn được nồng ấm như dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1974 – 1987), ông cười và nói ông rất sẵn lòng.

    “Số là, đầu năm 1974, tôi kết thúc nhiệm kỳ làm trưởng đoàn cố vấn giúp nước bạn Lào, tôi trở về nước. Trong khi thấy tôi chưa nhận nhiệm vụ nào mới, trong khi đồng chí Ngô Thuyền vốn là Đại sứ của Việt Nam bên Trung Quốc đau ốm xin về nên Trung ương Đảng quyết định cử tôi sang làm Đại sứ bên Trung Quốc”, ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một sự giải thích như thế.

    Trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, việc cử một ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng sang làm Đại sứ ở một nước khác là một điều khá đặc biệt. Vị “lão” Đại sứ giải thích về sự đặc biệt đó: Hồi đó, Việt Nam coi trọng Liên Xô là anh cả và Trung Quốc là anh hai nên Trung ương Đảng cử một Ủy viên Trung ương Đảng sang Liên Xô và cử một ủy viên dự khuyết (cấp thấp hơn) sang “anh hai”.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)
    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)

    “Ông có biết tiếng Trung khi bắt đầu sang làm Đại sứ bên Trung Quốc không ,thưa Thiếu tướng?”. “Không, tôi không biết”. “Vậy, hẳn là ông sẽ có cảm thấy bối rối, lo lắng khi nhận nhiệm vụ như thế?”. “Không, tôi chẳng có gì phải bối rối cả. Sang bên đó, thời gian đầu có nhờ phiên dịch. Sau đó, tôi tự học và bây giờ cũng chỉ nói được chứ chưa thành thạo lắm”. Trước khi kể lại quãng thời gian là Đại sứ bên Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sang làm Đại sứ bên Trung Quốc được một thời gian, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc có những dấu hiệu “lạnh đi”. Và những người ở Đại sứ quán Việt Nam cũng có thể cảm nhận được những thay đổi đó qua cách đối xử của nước bạn đối với mình. Và chính trong hoàn cảnh đó, qua câu chuyện với vị “lão” Đại sứ ở tuổi 99, chúng tôi có thể cảm nhận được niềm vui của ông sau các cuộc đấu lý với phía nước bạn.

    Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nhớ lại: “Khi tôi cho trưng bày hình ảnh Pol – Pot đánh phá biên giới Tây Nam nước ta ở bảng thông tin của Sứ quán (đặt ngoài hàng rào) thì phía Trung Quốc đã mời tôi lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc để gặp Thứ trưởng Hàn Niệm Long. Tại đây, ông ta lên tiếng phản đối, đòi ta phải dỡ bỏ những hình ảnh và những lời tố cáo đó.

    Khi đó, tôi đã đáp lại rằng: “Những việc mà tôi trưng bày ra, đó đều là sự thật. Chẳng lẽ Trung Quốc lại sợ sự thật? Hơn nữa, cái bảng thông tin mà chúng tôi treo ảnh trên hàng rào Sứ quán đó là nằm trong phạm vi chủ quyền của nước tôi, tôi không dỡ bỏ”. Ông ta nói: “Trung Quốc không cho phép nước nào nói xấu nước thứ 3 trong lãnh thổ nước Công hòa nhân dân Trung Hoa”.

    Nghe thấy vậy, tôi liền đáp lại: “Đồng chí nói sai rồi, cách đây 3 hôm, tôi thấy đồng chí còn giúp cho Đại sứ của Pol – Pot họp báo nói xấu Việt Nam chúng tôi và cuộc họp báo đó có nhiều cán bộ Trung Quốc làm phiên dịch cho họ”.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho hay: “Nói xong tôi ra về mà phía Trung Quốc không nói thêm được một lời nào”.

    Một trong những vấn đề được Trung Quốc đưa ra để làm cái cớ khiêu khích ta là vấn đề về Hoa kiều. Họ luôn cho rằng chúng ta “bức hại Hoa Kiều” nhưng sự thực thì không có chuyện đó.

    Ông Vĩnh nhớ lại: “Trong năm 1976, Trung Quốc mời tôi lên rồi tranh cãi về vấn đề Hoa kiều và người Hoa. Hai bên đều nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình, không bên nào chịu bên nào. Sau khi đấu khẩu như vậy, Trọng Hi Đông – thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (nguyên là tướng trong quân đội) nói: “Sống hòa bình với nhau thì tốt hơn, chiến tranh thì phức tạp đấy” với hàm ý đe dọa. Nhưng tôi cũng nói lại rằng: “Tôi cũng đã là tướng, tôi cũng biết thế nào là chiến tranh. Và chúng tôi đã thắng Pháp và thắng Mỹ”. Vậy là ông ta im lặng, không nói được gì nữa”.

    Có lẽ, bởi ông xuất thân là một vị tướng nên những đối đáp của ông vừa có sự mềm mỏng của một nhà ngoại giao nhưng cũng rất quyết liệt của một vị tướng. Điều đó cũng được thể hiện trong cách ứng xử của ông khi ở vào một tình thế khác.

    “Một lần khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại mời tôi lên gặp một Thứ trưởng Ngoại giao. Ông ta nhờ tôi gửi công hàm về cho Chính phủ ta, đồng thời thông báo: “Do Chính phủ Việt Nam bức hại Hoa kiều nên Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quyết định đưa hai tàu Trường Lực và Minh Hoa vào cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn để đón nạn kiều của chúng tôi”. Tôi nói: “Tôi sẽ chuyển công hàm về cho Chính phủ. Nhưng trước hết tôi nói ở Việt Nam không có nạn kiều. Và Chính phủ chúng tôi còn xem xét, tàu Trường Lực và Minh Hoa có được phép vào Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh hay không đã, vì hai cảng đó thuộc chủ quyền của Việt Nam, không ai được tự tiện vào”.

    Khi tôi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra về, các phóng viên báo chí quốc tế xúm lại hỏi tôi, tôi nói lại sự việc vừa rồi và nói thêm: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”. Sau đó các phóng viên đã đưa tin ra thế giới và tỏ ý thú vị với cách ông Đại sứ nói “cảng Việt Nam không phải là cái ao nhà của Trung Quốc””, ông Vĩnh kể .
    Sao Tướng Vĩnh có nói về Nạn Kiều như Putin bố la bố láo không ? giống không ?

  12. Trích: “Video clip của Kênh truyền hình Đức KlagemauerTV dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ sự thật ở Kiep. Hy vọng một số hết đường xuyên tạc, bịa đặt rằng tác giả video clip là những “dư luận viên” của Nga hay “dư luận viên” của Cộng sản VN, nhỉ? Cũng qua video clip này, chúng ta có điều kiện nhận rõ bàn tay lông lá của chính quyền Mỹ luôn muốn gây bạo loạn ở khắp nơi trên thế giới, mà VN cũng không ngoại lệ. Những kẻ luôn hô to những khẩu hiệu yêu nước ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm kia có được trả lương từ chính quyền Mỹ như những kẻ gây bạo loạn ở Kiep không nhỉ?”
    Mời xem video clip:
    Terroristische Aktionen friedlicher Demonstranten Bildung Medien Klagemauer TV
    Hành vi khủng bố của người biểu tình hòa bình: http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/kenh-tv-uc-nhung-su-that-nen-biet-ve.html#more

  13. CHẲNG CÓ AI phủ nhận việc đã cố một yêu tố cực doan trong các biểu tỉnh tại Kiep. Việc đó không thế nào có ý nghĩa là Yanukovich có hành vi chính đáng.

    Theo Wiki Deutsch “Klagemauer.TV là một nhà cung cấp truyền hình trực tuyến St.Margrethen ở Thụy Sĩ. Trang web xuất bản video, giải thích các sự kiện hiện trong ánh sáng của lý thuyết âm mưu khác nhau. Cổng thông tin được biết đến với đông đảo công chúng hơn trong cuộc khủng hoảng năm 2014 Crimean youtube video với nội dung mạnh mẽ ủng hộ của Nga và tuyên truyền công bố.”

  14. Ai chả biết Mỹ và phương Tây giật dây cho mọi chính biến ở Ucraina vừa qua. Mỹ thì trước sau gì cũng vẫn là Mỹ. Củ ca-rốt và cái gậy! Quả thật những động thái của Mỹ và phương Tây vừa qua ở đó rất nực cười, chẳng khác mấy so với trò chơi của lũ trẻ chăn trâu ở quê ta hồi xưa

  15. À, cái trò “giật dây” thì bố nào cũng hăng lắm.
    Có điều, đa phần người Việt hiện nay đều có cảm tình với… Mỹ! Gay nhỉ? Có điều kiện là họ qua Mỹ, kẻ luôn mang tiếng “xâm lược”, chứ không phải Nga.

    • Các Bác , ai nói cũng hay cả , bác thường dân nói là tôi nhất trí tất tần tật , không sai chút nào , tôi cũng thích ” bơ thừa sửa cặn” của Mỹ hơn bo bo Liên xô .

  16. Nhiều, rất nhiều người thích nước Mỹ, thích làm trâu ngựa cho nước Mỹ, cần phải làm ăn với Mỹ để phát triển kinh tế Nhưng không phải là tất cả ai cũng vậy!
    Bằng việc can dự vào vấn đề Ukraine, chính Mỹ và EU đã tặng món quà Crimea cho nước Nga:
    “Không thể phủ nhận sự bất mãn của người dân đối với chất lượng sống và tình trạng tham nhũng trong chính quyền là nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng ở Quảng trường Maidan. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, chính các nhóm dân tộc cực hữu vũ trang có tư tưởng bài Nga công khai đã len chân vào phong trào biểu tình và trở thành tâm điểm của các cuộc va chạm bạo lực xảy diễn ra ở trung tâm thủ đô Ukraine. Sau một thời gian nhẫn nhịn, Tổng thống Yanukovych buộc phải đáp trả bằng bạo lực. Thế rồi sau đó, người ta nhanh chóng quên mất rằng ông chính là người đã được bầu một cách dân chủ trong cuộc bầu cử không hề gây tranh cãi năm 2010.
    Chính châu Âu đã khơi mào và tích cực kích động người biểu tình chiếm đóng các trụ sở công quyền, gây xáo trộn trong Quốc hội Ukraine, phế truất Tổng thống Yanukovych. Các nước châu Âu hùa nhau đón mừng cái mà Nga coi là “vụ cướp chính quyền bất hợp pháp”, “vụ đảo chính tại Quốc hội”. Không dừng lại ở đó, Chính quyền mới ở Ukraine đã dấn thêm một bước đi nhạy cảm khi phủ nhận vị trí thứ hai của tiếng Nga trong hệ thống ngôn ngữ chính thức tại Ukraine, đặc biệt là tại những vùng mà ngôn ngữ này giữ vị trí độc tôn như Crimea. Tất cả những gì mà Chính quyền thân châu Âu ở Kiev và bản thân EU làm là tạo ra một bóng ma đe dọa cuộc sống thường nhật của người dân Crimea, đẩy họ vào vòng tay nước Nga. Kết quả là nước Nga không phải làm gì nhiều, chính người dân nơi đây đã chọn trở về với họ.” http://www.viethaingoai.net/mon-qua-chau-au-da-tang-crimea-cho-nga-nhu-the-nao.1.html

  17. Nhiều, rất nhiều người thích nước Chẹt, thích làm trâu ngựa cho nước Nga, cần phải làm ăn với Chẹt, Nga để phát triển kinh tế Nhưng không phải là tất cả ai cũng vậy! Bởi vậy Đảng đã từng nói chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Nga Tàu.

  18. (Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

    Trong quá khứ, vì để giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa.
    Hai nước Trung Hoa – Mỹ không có xung đột vì lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động.
    Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?
    Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
    Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ.
    Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
    Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.”
    Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác:
    – “Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.”
    Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!” Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
    Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa.
    Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo TQ vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

    Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
    – Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ.
    Bi kịch của Trung Quốc chúng ta :phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.
    Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế,
    1 -là họ không mắc sai lầm;
    2 -là họ ít mắc sai lầm;
    3 -là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.
    Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ.
    Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế.
    Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
    Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất.
    Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
    Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc.
    Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
    Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc.
    Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác,không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.
    Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi.
    Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan.
    Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
    Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên.
    Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

    Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý.
    Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố.

    Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
    Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.
    Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.
    Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
    Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.
    Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
    Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi.
    Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này:
    Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác.
    Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc.
    Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
    Đại tướng Lưu Á Châu

Comments are closed.