Định hướng và định kiến

Sáng nay đọc một bài trên tờ báo Lao Động mang tên “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.” Tên của bài thực ra là một câu trích dẫn của chính Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, và là một trong số những người có thể trở thành Thủ tướng vào năm 2016.

Tuyên bố của ông Phúc đã được nghe ở “một hội thảo khoa học” về “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong bài báo đã nêu rõ, “Tham dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Vương Đình Huệ – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” — Tức là những nhân vật “cỡ bự” trong giới lý luận chính trị của Việt Nam. Mục đích của hội thảo là để thực hiện Kết luận số 66 của Bộ Chính trị về tổng kết một số vấn đề về lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016).

Theo phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:

“Sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện. Những thành tựu đổi mới về kinh tế cùng với đổi mới về chính trị đã tạo nên bầu không khí dân chủ mới trong xã hội;…tạo nên động lực mới, đưa đất nước không chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội mà còn vươn lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế – xã hội của đất nước. Chúng ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về xoá đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới”.

Cũng theo bài:

“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những hạn chế, thiếu sót, bất cập và những vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ trí tuệ để làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với nguyên tắc chung của kinh tế thị trường trên thế giới ngày nay”. Và “Phương hướng cơ bản là phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học và bắt kịp những xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày nay để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định ra đường hướng phát triển kinh tế dài hạn cho đất nước.”

Và cuối cùng:

“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung chính như: Mô hình tổng quát phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay củaViệt Nam cần phải làm sâu sắc và mới ở những luận điểm nào, dựa trên cơ sở luận cứ và luận chứng nào, nhất là khi chúng ta sẽ hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thị trường toàn cầu vào năm 2018?; Thế giới hiện nay có nhiều mô hình kinh tế thị trường với nhiều đặc điểm đa dạng khác nhau, Việt Nam đã có thể học được gì ở những mô hình này và sẽ vận dụng được gì cho tương lai phát triển của đất nước?”

Vâng, xin cảm ơn Ông Nguyễn Xuân Phúc và tờ báo Lao Động đã chia sẻ những nhận xét v/v “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” cũng như lời nói “phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học”

Tôi e ngại những điều kiện xã hội ở Việt Nam hiện nay thực sự chưa cho phép chúng ta đề cập bất cứ vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị nào từ một góc nhìn khoa học theo định nghĩa quốc tế của nó. Để phân tích bất cứ vấn đề nào từ một góc nhìn khoa học chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận khả năng những giả định của chúng ta cũng có thể sai. Trong khi đó, chúng ta phải sẵn sàng nghe những quan điểm khoa học khác nhau và đánh giá mọi sản phẩm khoa học một cách khách quan, ngoài mọi khuôn khổ chính trị nào.

Xin cho biết, năm ngoái tôi đã mất rất nhiều công sức để nghiên cứu và viết một bài có tên: “Mang lại ý nghĩa thực sự cho khoa học xã hội ở Việt Nam.” (“Making Social Science Matter in Vietnam”). Bài này dài 30 trang, có nhiều số liệu hay mà tôi đã thu tập qua nhiều phương diện khác nhau. Trong bài tôi lý luận rằng muốn có nghiên cứu khoa học xã hội có giá trị phải mở rộng sự độc lập và sự tự chủ của những nhà nghiên cứu. Nếu mất sự độc lập và sự tự chủ thì mất tính khoa học chứ.

Rất tiếc, khi tôi từ Hà Nội lên ĐH Thái Nguyên để trình bày bài này, BTC của ĐH cho biết, “Xin lỗi, vì vấn đề kỹ thuật Ông không đươc tham gia hội thảo, không được trình bày”. Sáng sớm hôm sau, tại nhà hàng của khách sạn, tôi thấy hơn 40 người dự hội thảo có cũng mặt, vì vậy, tôi đã nhờ một nhân viên trẻ cho tôi cái mic và tôi đã trình bày bài phát biểu của tôi ngay lúc đó, một cách du kích! Chưa nhận thấy “bầu không khí dân chủ mới” tại đó.

Trên trang này, có nhiều người luôn luôn khuyên tôi phải có một tinh thần xây dựng, phải khách quan..v.v… Vâng. Được thôi. Mời cách bạn, đồng chí thâm khảo một bài nghiên cứu tôi và một cộng sự đã cùng viết về kinh tế chính trị của sự phát triển tại Trung Quốc và Việt Nam.

Xin trân trọng đề nghị: Thay vì tuyên bố “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” thì thực tế, hãy lấy nó làm một giả tuyết và mời nhiều người cùng phân tích những vấn đề cụ thể một cách thực sự khoa học. Tôi sẵn sàng nghe mọi quan điểm, mọi phân tích. Hy vọng các bạn đồng chí cũng thế!

JL

23 thoughts on “Định hướng và định kiến

  1. Không ai tin đâu. Vấn đề là BCT hay CCCC phải có ngân hàng riêng.

      • Vụ “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã bị vạch trần rồi mà họ vẫn “nhai lại” như một con bò ngu ngốc?
        “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, giống như:
        – Xe rẽ trái nhưng signal rẽ phải!
        – Ngoại tình mà vẫn “chung thủy” với vợ!
        – Đi ăn trộm nhưng “Lạy Phật phù hộ cho con ăn cắp an toàn”!
        – v.v… và v.v…
        Tóm lại, là nói chuyện “không thể xảy ra trong cuộc sống” để che giấu các âm mưu nào đó, chẳng hạn “tham nhũng”, “tham quyền, cố vị”,…

      • CCCC?
        – Careerist: Người ham danh.
        – Cabal: Âm mưu; Phe đảng chính trị.
        – Caries: Mục xương. (Và)
        – Cadaver: Xác chết.

  2. Đã gọi là giả định rồi thì còn sai với đúng gì nữa. Tác giả cần học thêm môn tiếng Việt.

    • Giả định nghĩa là đưa ra một ý kiến như thế nhưng không kèm theo sự đoan chắc là ý kiến đó chắc chắn phải đúng. Vì thế giả định có thể là đúng hoặc là sai. Tác giả dùng chữ “giả định” như thế là chính xác. Bạn Tuan Tran nói rằng “đã là giả định rồi thì còn sai với đúng gì nữa” thì có lẽ bạn hiểu chữ giả định có nghĩa là không có thực và không đúng sự thật. Có lẽ bạn cần học thêm tiếng Việt chứ không phải là ông Jonathan.

      • Tôi không muốn tranh luận về việc bạn hay tôi hiểu thế nào mà chỉ quan tâm đến nghĩa của từ này được người Việt chúng ta thống nhất hiểu thế nào. Lần sau bạn nên kiểm tra Từ điển trước khi có ý kiến nhé. Có nhiều nguồn tham khảo, như TĐ Đào Duy Anh chẳng hạn.
        Giả định: Sắp đặt trước coi như đã có thật rồi.

        • Coi như có thật tức là chưa có thật mà chỉ giả vờ đưa ra điều đó mà thôi. Mặc dù chưa có thật nhưng vẫn có thể bàn luận xem điều đó đúng sai thế nào, hay dở ra sao. Không nhất thiết điều đó phải là có thật.

        • Bây giờ là thời nào rồi mà Ông Minh Đức còn dùng lối giải thích loanh quanh để bao biện cho cái “sai” của mình. Tôi chỉ cho ông cái link này để ông soi lại mình nên làm gì với bài viết về CN Phát Xít trên Blog của ông: http://www.rense.com/general37/fascism.htm

  3. Xin lỗi ông, vì đây là lần đầu tiên tôi đọc bài của ông nên không biết ông không phải người Việt. Chắc ông muốn dùng từ “hypothesis” trong ngữ cảnh này. Trong tiếng Việt có thể dùng từ “giả thuyết”.

    • Tôi cũng có ý viết giả thuyết NHƯNG tôi thấy giả định là đúng hơn vì đại đa số người có quan điểm ‘đúng đán’ chẳng lo gì cả về khái niệm “giả thuyết…”

  4. Đồng ý với tác giả là nếu xét vấn đề một cách khoa học thì trước hết không được có định kiến là điều đó nhất định là đúng mà phải xem xét các khía cạnh để đi đến kết luận điều đó là đúng hay sai. Nhưng Lê Nin thì lại không có thái độ như vậy. Chữ khoa học của Lê Nin dùng là “CNXH là khoa học nên nó nhất định là đúng. Ai nói nó sai thì tao giết”.

    Nhân nói đến chuyện bàn luận để xem đúng hay sai thì xin kể câu chuyện rằng:

    “Sau 1975, trí thức miền Nam bắt buộc phải học chính trị Mác Lê Nin. Sau phần nghe giảng thì có phần thảo luận. Cán bộ hướng dẫn thảo luận nói với học viên rằng: “Mọi người cứ tự do thảo luận cho đến khi nào nhất trí thì thôi”. Đó là cách thảo luận lạ lùng vì trước 75, người miền Nam chỉ biết rằng khi thảo luận về vấn đề gì thì có thể đi đến kết luận là đồng ý với lập luận hoặc không đồng ý, hoặc kết luận là lập luận đó sai hay đúng chứ không có kiểu thảo luận để rồi phải đi đến chỗ tất cả đều đồng ý lập luận đó là đúng. Thảo luận như thế thì không khoa học mà chỉ là nhồi sọ.

    • Tôi đồng ý – “Thảo luận” kiểu đó giống trong tác phẩm “Trại Súc Vật (Animal Farm) của Geogre Orwell.”

  5. GS JL ơi. GS có tin hay không, nhưng hiện nay tôi chỉ có thể tin vào anh công nhân vệ sinh, họ thực sự cố gắng làm sạch xã hội. Còn những người suốt ngày nói “đao to búa lớn”, tôi coi như “thùng rỗng kêu to”!

  6. KÍnh gửi quý độc giả!
    http://vi.wikipedia.org/ đã viết về “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong đó có đoạn:
    “Cơ sở lý luận và thực tiễn[sửa | sửa mã nguồn]
    Không nên lầm tưởng kinh tế thị trường chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa xã hội thì không. Quan niệm này xuất phát từ mô hình kinh tế bao cấp của Liên Xô và Đông Âu trước kia, song chính Liên Xô trong giai đoạn lãnh đạo của Lenin cũng có nền kinh tế thị trường. Thực ra, theo lý luận của Lenin thì chủ nghĩa xã hội là bước chuyển giữa chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Trong đó mô hình kinh tế là hỗn hợp, đan xen giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó, Lenin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường được tồn tại, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Sau khi Lenin mất, Stalin đã xóa bỏ NEP và xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch, khiến nhiều người lầm tưởng chủ nghĩa xã hội chỉ gắn liền với kinh tế bao cấp.
    Những lý luận đầu tiên về kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội được nhà kinh tế Enrico Barone người Ý nêu ra vào năm 1908 trong tác phẩm “Il Ministro della Produzione nello Stato Collettivista”[3]. Barone đã đưa ra một mô hình toán về một nền kinh tế tập thể, theo đó các quan hệ tiền tệ hàng hóa trong nền kinh tế đều có thể tính toán được và từ đó có thể điều chỉnh để sao cho phúc lợi tập thể đạt mức tối ưu.
    Năm 1929, Fred Manville Taylor người Mỹ trong công trình “The Guidance of Production in a Socialist State,” tạp chí American Economic Review, số 19(1), trang 1-8, đã nêu ra những điều kiện để nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể, về mặt lý thuyết, đạt được hiệu quả trong phân phối nguồn lực.
    Trên cơ sở mô hình của Barone, vào năm 1936 nhà kinh tế Ba Lan Oskar Ryszard Lange đã công bố cuốn sách của mình mang tên Lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa xã hội trong đó ông kết hợp kinh tế học Marxist với kinh tế học tân cổ điển. Lange ủng hộ việc sử dụng các công cụ thị trường (giá cả) và đồng thời ủng hộ việc kế hoạch hóa. Lange cho rằng các nhà làm kế hoạch có thể tính toán và đặt ra các mức giá và chờ đợi phản ứng của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy nền kinh tế sẽ có hiệu quả cao hơn thay vì để cho thị trường quyết định hoàn toàn.
    Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy Chủ nghĩa xã hội kết hợp với yếu tố thị trường còn được gọi là Con đường thứ ba (để phân biệt với hai con đường khác là kinh tế thị trường tự do (hay kinh tế tư bản chủ nghĩa) và kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các nước tư bản phát triển như Mĩ, Anh, Pháp và Nhật trong thế kỉ 20 cũng điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng tăng cường sự can thiệp của bộ máy nhà nước (mô hình kinh tế hỗn hợp) [cần dẫn nguồn].”
    Binh Dan

  7. “Sức mạnh quốc gia [Việt Nam] tăng lên rõ rệt” là câu rất hài hước và rất cay đắng mà tôi nghe được ở ngày hôm nay (today)…

  8. “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”?
    GS có nghe chuyện bộ lạc nọ có kế hoạch chế tạo phi thuyền và phóng nó lên bề mặt của Mặt Trời? Khi được hỏi làm sao phi thuyền có thể chịu đựng vài ngàn độ C (Celsius)?, họ trả lời:
    – Sao ông hỏi ngu thế? Tất nhiên là chúng tôi sẽ cho phi thuyền hạ xuống Mặt Trời vào ban đêm (!!!)

  9. TBT Nguyễn Phú Trong chưa tìm thấy nơi chân trời “xã hội chủ nghĩa “cho đến cuối thế kỷ , mà bây giờ Ông Phúc lại bảo là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang hoàn thiện  ? chỉ là ngôn ngữ vớ vẩn của các quan chức “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” cho vui vậy mà , chứ chẳng có lí luận gì đâu!

Comments are closed.