Sách mới – Chính trị ở Việt Nam Đương đại

Xin trân trọng chia sẻ với các bạn một cuốn sách mới nhiều tác giả, do chính tôi biên tập: Chính trị ở Việt Nam Đương đại: Đảng, nhà nước, và nhưng mối quan hệ uy quyền.

CTVNĐĐ 20114Cuốn sách này (272 trang, NXB Palgrave/MacMillan, toàn tiếng Anh) sẽ được xuất bản vào giữa tháng 5 và có thể được mua ở đây.

Dù là một sách mang tính học giả, nôi dung cũng liên quan những tranh luận phổ biến về chính trị ở Việt Nam. Mặt khác, dù hy vọng cuốn sách sẽ có giá trị cao nó được viết cho một khán giả học giả.

Do vậy, bắt đầu từ tuần sau tôi sẽ thỉnh thoảng chia sẻ và giới thiệu một cách ngấn gọn (và không lý thuyết) về mỗi một chương của cuốn sách với những mức địch thảo luận, chia sẻ ý tưởng, v.v.

Ở duới này là thông tin về cuốn sách Chính trị ở Việt Nam Đương đại và một chút thông tin về tôi.

Nội dung

Sự phát triển chính trị của Việt Nam đã bước vào một giảiđoạn bất thường, dù mơ hồ. Chính trị ở Việt Nam, trong một thời gian dài dễ đoán định và buồn tẻ, nay đầy sự không chắc chắn và những sự khả năng chưa hề thấy trong lịch sử hậu chiến của đất nước.

Với những đóng góp của những học giả hàng đầu quốc tế, cuốn sách này thăm dò một cách toàn diện những khía cạnh cốt lõi trong nền chính trị của Việt Nam, cung cấp những quan điểm mới về một trong những nước ở Đông Nam Á được ít hiểu nhất. Cuốn sách Chính trị ở Việt Nam Đương Đại tập trung vào những chủ đề khác nhau, như:

  • Sự phát triển của Đảng Công Sản Việt Nam
  • Sự tiến hóa của các mối quan hệ giữa những chính quyền TW;
  • Những chức năng của các thể chế chính trị đại biểu;
  • Những hành động của những người bất đồng chính kiến;
  • Sự phát triển ban đầu của xã hội dân sự; và
  • Hành vi đàn áp và khoan dung từ phía nhà nước.
  • Tương lai của chính trị ở Việt Nam

Khác so với những phân tích về chính trị ở Việt Nam đến nay, những đóng góp trong cuốn sách này đặc biệt nỗ lực để nhìn Việt Nam trong bối cảnh của những tranh luận đương đại về chính trị ở Đông Á.

 Mục lục

Cuốn sách Chính Trị ở Việt Nam Đương Đại có 9 chương, gồm:

  1. Chính trị ở Việt Nam; Jonathan Đ. London
  2. ĐCSVN độ 83 tuổi; Tuong Vu
  3. Nhà nước vs. Nhà nước: Vấn đề ông chủ và (‘người’)đại diện (PrincipalAgent Problem) trong những cải cách phi tập trung hóa của Việt Nam; Thomas Jandl
  4. Chủ nghĩa đọc đoán ‘sắp xếp lại:’ Những mối quan hệ liên quan đến trách nghiêm giải trình trong nền thống trị một đảng của VN; Thaveeporn Vasavakul
  5. Hiểu biết phiếu tin nhiệm của Quốc Hội: Bài cập nhật; Edmund J. Malesky
  6. Sự đàn áp và khoan dung của nhà nươc đối với những người bất đồn chính kiến ở Việt Nam Đương Đại; Benedict J. Tria Kerkvliet
  7. Bộ Máy Thống trị độc đoán ở Việt Nam; Carlyle Thayer
  8. Sự Ảnh hưởng chính trị của xã hội dân sự ở Việt Nam; Andrew Wells-Dang
  9. Một nền chính trị mới? Jonathan Đ. London

  Về tác giả/biên tập

Jonathan Đ. London là một giáo sư trong khoa Quốc Tế và Á Châu Học và là Thanh Viên của Trung Tâm Nghiên cứu Đồng Nam Á tại TĐH Thành Thị Hồng Kông. Những bài đã được xuất bản của J. London gần đây nhất gồm có những bài nghiên cứu khoa học trong những tập chí như The Annual Review of Political Science, The Journal of Contemporary Asia, The Pacific Review, Social Science & Medicine. London cũng đã là tác giả/biên tập của cuốn sách Education in Vietnam (2011, ISEAS) và nhiều báo các kỹ thuật, bài phân tích, và bài bình luận mà đề cập những chủ để xã hội, chính trị, kinh tế.

 

13 thoughts on “Sách mới – Chính trị ở Việt Nam Đương đại

  1. Người Phương Tây rất lịch sự, nhưng luôn quyết tâm làm bằng được những điều mình hứa.

    • Người phương Tây có nhiều loại, giống như người phương đông. Đúng ko bạn Lê Minh?

      • Tôi nói về đa số.
        GS ơi, bao giờ chúng ta có thể gặp nhau để nhờ GS chung tay cho chương trình học tiếng Anh (miễn phí – free) mà chúng tôi đang theo đuổi? Đó là ngày mà sự thanh bình tràn ngập VN.
        Thầy (của) tôi [GS để ý rằng, từ “của” có thể “ẩn” trong câu tiếng Việt] là người sáng lập ra chương trình này gần 20 năm nay. Ông đã chết. Ông nói lúc còn sống:
        – Thêm một người (chịu) học tiếng Anh là bớt đi một kẻ lười biếng, thậm chí tôi phạm.

      • Tính về số loại người thì có thể người phương đông và người phương tây khá giống nhau, nghĩa là cũng có nhóm người tốt, nhóm người xấu, cũng có nhóm người mạnh mẽ, nhóm người đớn hèn, nhóm người cầu thị, quyết tâm thay đổi và nhóm người bảo thủ …
        Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ người thuộc nhóm nào nhiều hơn, nó thể hiện ở trình độ phát triển của xã hội bạn ah!

      • Tôi không coi nước Nga của Putin là Phương Tây đâu. Họ là Phương Đông (Đông Âu).
        Thêm nữa, họ cũng không đủ lịch sự và quý tộc (patrician), ngay khi chỉ so sánh với người Ba Lan.

  2. Xin hỏi GS – Jonathan Đ. London, có chữ “Đ” (rất VN) là sao? Phải chăng đây phản ảnh (depict) mối thâm tình (deep affection) của GS với VN?
    Nói vui, nếu GS nhập tịch (to be naturalized) VN và leo đến chức vụ Chủ tịch nước, chẳng hạn, VN sẽ có được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Ở Peru còn có Tổng thống Fujimori gốc Japan mà.

    • thanks! Vâng, xin báo cáo với mọi người, tôi sáp xin quốc tịch VN rồi. Chỉ đang chờ BTC ra quyết định về việc thực sự đam bảo tự do ngôn luận v.v…. 😉

      • Chào GS,
        Rất vui mừng!
        It’s with great pleasure that we announce this news!

      • “Chỉ đang chờ BTC ra quyết định về việc thực sự đảm bảo tự do ngôn luận”?
        GS đừng làm chúng tôi chết vì cười! GS cũng có khiếu (aptitude) hài hước ghê.

  3. The heart is a brittle thing, and one false vow can break it!
    (Tạm dịch qua thơ Lục Bát – Six-eight meter)
    Trái tim dễ vỡ lắm thay
    Lời thề bị phản, nó tan nát liền!

Comments are closed.