Văn hóa vụ án

Là mọt nước đang phát triển còn nhiều cái Việt Nam đang thiếu. Nhưng một cái chắc chắn Việt Nam không thiếu là số lượng vụ án. Từ vụ án Trần Văn Sang và anh Trần Văn Miên cho đến những vụ án Dương Chí Dũng và Trần Xuân Giá.. ngày nào cũng có những vụ án mới.

Vậy, số “vụ án” bình quân một năm ở Việt Nam đang tăng? Hay chỉ có vẻ như thế vì thông tin về những gì đang xãy ra ở Việt Nam của hôm nay là dễ tiếp cận hơn gấp mấy lần so với những năm trước? Thậm chí số lượng vụ án ở Việt Nam có xu hướng giảm dần? Tôi dám đoán đại đa số người ở Việt Nam sẽ giả định cả số lượng lẫn quy mô và mức độ nghiêm trọng của những vụ án là tăng mạnh trong những năm qua. Nhưng chưa chắc đặt vấn đề như thế này là có nghĩa gì.

Trong bài nay, xin giải thích (1) tại sao hỏi như trên gần như là vô nghĩa; nhưng (2) tại sao hỏi thế giúp chúng ta chẩn đoán một bệnh chứng của xã hội Việt Nam nói chung và nền chính trị của Việt Nam nói riêng. Cụ thể, trong bài này tôi sẽ đề nghị cái gọi là “vấn đề vụ án” của Việt Nam đã thành một gánh nặng. Ý không phải là nói xấu ai cả mà chỉ là chia sẻ nhận xét của tôi, xem phản ứng của các bạn đọc từ mọi phía là như thế nào.

Hỏi về số vụ án là vô lý…

Trước hết, chúng ta phải đối mặt với những vô lý. Như ai đã đọc trang này đều biết, tôi chẳng phải là một chuyên gia về tiếng việt. Và tôi cũng phải thừa nhận là tôi chẳng biết góc của từ ‘vụ án’ là cái gì. Ở Việt Nam từ “vụ án” mang ít nhất hai nghĩa – một là một ca, một trường hợp của một hành động gì đó mà có khả năng có một yếu tố phạm pháp, vi phạm, xâm phạm, v..v. Và thứ hai, theo nghĩa phổ biến (hay ít nhất theo sự hiểu biết hạn chế của tôi) mang ý nghĩa tương tự với những vụ bê bối (hay ‘scandan’) gì đó.

Tất nhiên ở nước nào cũng có những vụ án. Vậy, xin hỏi, ở Việt Nam số lượng vụ án đang tăng chứ!? Chẳng biết, vì vẫn đang hỏi một cách hết sức mơ hồ. Trước hết tôi xin cố gắng giải thích tôi đang nói về cái gì, muốn đề cập vấn đề nào. Đó không phải là vì muốn tìm hiểu về tỷ lệ hay tốc độ gia tăng tội phạm ở Việt Nam, dù điều đó cũng có thể liên quan đến “vụ án” ở một số khía cạnh nhất định. Và đó cũng không phải là những “vụ án” liên quan đến những “siêu sao” Việt Nam hay quốc tế. Cái tôi đang quan tâm đến là những trường hợp, những “vụ án” mang nội dung tội phạm nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng cao, có gây những phản ứng rộng rãi, và có nội dung bí ẩn hay đáng ngờ hay cả hai?

Những vụ án này có nhiều loại. Có những “vụ” được công nhận là “vụ” chính thức. Nhưng cũng có những “vụ” mà chỉ được một phần nhất định của xã hội công nhận là “vụ”. Hay cũng có những cái có thể gọi là “cụm vụ án” mà trong nó có những yếu tố phức tạp và gây ra những ý kiến khác nhau, như vụ án “vụ án Dương Chí Dũng” chẳng hạn.

Và phía sau đại đa số vụ án “quan trọng” ở Việt Nam có những lý thuyết âm mưu. Có những lý thuyết âm mưu có định hướng, như chúng ta cũng thấy hàng tuần trên tờ báo An Ninh Thế Giới. Cũng có những lý thuyết âm mưu được “hiện hình” một cách phi chính thức trong những xóm, trên những vỉa hè, và những chỗ làm việc trên phạm vi cả nước. Và tất nhiên cũng có một số trang web gần như chuyên viết về vụ án. Ai quyết định những vụ án nào là quan trọng cũng là một vấn đề nữa. Vụ án của một người nông dân có thể là chuyện rất bình thường hơn vụ án của những “cá lớn”. Hơi mất dân chủ ở đấy!

Một vụ án chính hiệu là cái gì? Cái gì nên được coi là vụ án và cái gì thì không? Trong đó có đánh giá những ‘vụ án’ mà không được công nhận một cách chính thức là gì? Có phải là “vụ án phi chính thức”? Và chúng ta có thể đánh giá sự nghiêm trọng của mọi vụ án thế nào và theo tiêu chuẩn gì? Và ý nghĩa của những vụ án là gì?

Đủ rồi, Ông muốn nói cái gì!!??

Bàn về vụ án như thế này cũng là có nét vui chơi. Và nói mãi chưa chắc có thể xác định chính xác những ý nghĩa các nhau. Song, chúng ta đều biết những hiện tượng liên quan đến từ ‘vụ án’ cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng – thậm chí sống/chết – đối với đời sống hàng ngày ở Việt Nam. Chính vì một ‘vụ án’ quan trọng dù liên quan đến vấn đề nào đều có liên quan đến những câu hỏi về công lý.

Tôi đang lo vế số lượng của các vụ án ở Việt Nam. Nhưng tôi không rõ những lo lắng là có cơ sở. Như đã nói trên, có khả năng ấn tượng của tôi xuất phát từ một đặc trưng của “xã hội mạng” của Việt Nam. Ít nhất, tôi đã có một ấn tượng mạnh là nền không gian mạng (cybserspace) của Việt Nam đã phát triển một chức năng quan trọng: là phát hiện và phổ biến hóa những ‘vụ án’ các loại. Dạo này khi lên các trang web của VN ngày nào cũng có hàng loạt vụ án mới, từ mọi phía. Xin đừng hiểu sai ý tôi.

Việc có thông tin và có những quan điểm khác nhau trên không gian mạng của Việt Nam là một bước rất tốt. Chủ yếu, tôi lo lắng “văn hóa vụ án” của Việt Nam đang bộc lộ một tình trạng đáng chú ý. Ở các nước khác có những thể chế có hiệu quả cao, những vụ án thường được đề cập qua một quá trình minh bạch, trong một khuôn khổ thể chế mà dân chúng có được thông tin một cách rõ ràng. Còn ở Việt Nam, chưa. Trong một bối cảnh mà bộ máy tư pháp của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và thậm chí còn trong giai đoạn “chống diễn biến hòa bình” thì hiện tượng “văn hóa vụ án” trong xã hội sẽ tiếp tục phát triển, dẫn đến một xã hội thực sự mệt mỏi và căng thẳng.

Vậy, có thuốc gì cho bệnh ‘văn hoá vụ án’? Tôi xin đề xuất một giả thuyết như thế này: Khi Việt Nam phát triển một nền báo chí độc lập hơn, một tư pháp tự chủ hơn, và một thống trị minh bạch hơn, thì cái gọi là ‘văn hóa vụ án’ sẽ giảm bớt và mức độ tín nhiệm của người dân đối với nhà nước sẽ tăng mạnh. Hy vọng trong một tương lai gần chúng ta sẽ có dịp để thử giả thuyết đó.

JL

Xin chào các bạn,

Bài khó hiểu vì những ý tưởng còn mơ hồ….xin các bạn biết tất cả những bài của tôi chỉ viết bằng tiếng Việt mà thôi (nếu viết bằng tiếng anh sẽ ghi rõ)…Ý của bài là ở Việt Nam có quá nhiều ‘vụ án’ (‘incidents’) chủ yếu do những điểm yếu trong những thể chế… từ báo chí cho đến tư pháp v.v. Tình trạng thiếu minh bạch dẫn đến ‘văn hóa vụ án.’

16 thoughts on “Văn hóa vụ án

  1. “Bàn về vụ án như thế này cũng là có nét vui chơi (to have fun).” [chưa hay, I think so. Vì “vui chơi” là động từ (verb). GS nên sử dụng tính từ (adj.)]
    “Bàn về vụ án như thế này cũng là có nét buồn cười/tức cười/ngộ nghĩnh/kỳ lạ/khôi hài (funny).”
    – “Vụ án” – Vụ việc (case) phải đem ra tòa án (lawcourt) để giải quyết.
    Rất muốn GS ngày càng giỏi tiếng Việt, nên mạo muội/mạn phép (take the libety) góp ý. Chúc GS khỏe.
    Ngoài ra, “Kangaroo court – tòa án trò hề” cũng là câu người Việt nên biết.

    • Vâng, cảm ơn về những nỗ lực trên. Rất là có giá trị!

      • “Kangaroo court” (tòa án “đểu”[two-feced]), hình như người Việt gọi là “Án bỏ túi”, theo hình tượng (image) con Căng Ga Ru (Chuột túi)?

  2. Em doc blog anh hang ngay, tieng viet anh rat tot, hung bai nay doc roi khong hieu anh noi gi.
    I read your blog everyday, but I do not understand this lesson

  3. Đúng là đang có văn hóa “vụ án” anh JL ạ.
    Theo tôi thì các ‘vụ án’ hàng ngày như cướp giết hiếp được các báo khai thác tối đa để bán báo (và quảng cáo)
    Các vụ lớn hơn chỉ được khai thác khi một bên “thổi còi” hay phất cờ cho phép. Báo chí đôi khi bị kẹt ở thế trâu bò đánh nhau ruồi muốn chết. Ý họ là gửi ra một thông điệp về quyết tâm chống tham nhũng này nọ nhưng thiên hạ thì biết tỏng là đấu đá nội bộ.
    Bài khó khiểu có thể là do JL dịch từ tiếng Anh sang một số thuật ngữ không/chưa quen với bạn đọc bình dân? ví dụ thuyết âm mưu (conspiracy theory) có thể nói nôm la là “tin đồn” thì dễ hiểu hơn chăng?

    • Bài khó hiểu vì những ý tưởng còn mơ hồ….viết bằng tiếng Việt mà… ý của bài là ở Việt Nam có quá nhiều ‘vụ án’ (‘incidents’) chủ yếu do những điểm yếu trong những thể chế… từ báo chí cho đến tư pháp v.v. Tình trạng thiếu minh bạch dẫn đến ‘văn hóa vụ án.’

      • “lý thuyết âm mưu”, phải chăng GS muốn nói “đánh lạc hướng” (to go the wrong way)?

  4. Tất nhiên, một người nuớc ngoài viết về 1 vấn đề phức tạp, bằng tiếng Việt, rất khó.
    Nguyễn Ngọc Ngạn qua Nhật Bản, kể trước khán giả một câu chuyện hài VN, khá dài. Phiên dịch người Nhật “dich” rất ngắn. Khán giả vỗ tay cười vang!
    Ngạn hỏi phiên dịch, khi về khách sạn:
    – Chuyện tôi kể dài. Tại sao anh dịch ngắn mà lột tả hết “thần (sắc)” (appearance) của nó?
    – Không. Chính vì khó dịch quá, nên tôi nói “Ông này vừa kể một chuyện cười. Mọi người hãy vỗ tay cho ông ấy vui”(!)
    Riêng về bài này, hình như GS muốn nói “Bội thực (to eat oneself sick) vụ án”?

    • Vâng, cảm ơn bạn! Đúng ra là chỉ thấy ngày nào ở Việt Nam có những vụ án (incident?) mới và tôi thấy nguyên nhân sâu sắc liên quan đến những điểm yếu về mặt thể chế… như đã nói, ở nước nào đều có những vụ án nhưng ở VN thì thấy nhiều qúa và lo nó có ảnh hưởng xấu đến “sức khỏe” của xã hội VN.

      • “incident” là “vụ việc xảy ra/sự cố” GS à. “Vụ án/vụ việc”, GS cứ tạm dịch từ “Case.”
        – A criminal case – Một vụ án hình sự
        – A civil case – Một vụ án dân sự

  5. “nước nào cũng có những vụ án” và VN không ngoại lệ. “vụ án” và “công lý” là hai khái niệm thường đi đôi với nhau. Điều khác biệt là nước người ta dùng “vụ án” để cân bằng công lý cho xã hội trong khi “vụ án” ở VN nếu một trong hai tố viên hoặc nghi can là người của đảng thì mục đích không còn là công lý mà là bao che, răn đe để bảo vệ nhóm lợi ích, thế lực và chế độ. Vì vậy nếu dựa vào công lý thì không ai có thể hiểu được những vụ án ở VN.

  6. “Vô phúc đáo tụng đình” (phải ra tòa là chỉ có “chết”, dù là nguyên đơn [plaintiff]), là câu rất đặc trưng (typical) của CNXHCHVN.

  7. Ý GS là, nền văn hóa (culture) VN hiện nay là nền “văn hóa vụ án”?

  8. Các luận thuyết âm mưu có nhiều sự nghi ngờ cao về các vụ án không có tính minh bạch , như vụ án Dương Chí Dũng đột ngột tắt lịm , không biết việc xét xử đi về đâu ..?
    Chỉ có một thứ thuốc để trị cho các bệnh sai lầm về thể chế , phải dùng ” dĩ độc trị độc” , đó là chỉ có thuốc độc moi trị dứt điểm căn bệnh sai lầm về thể chế hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam .

  9. Nói đến “văn hóa ” là nói đến những tập quán , phong tục , tập tục…. đã diễn ra trong một thời gian dài , được coi như một loại “văn hóa ”  …Đường lối xét xử của một vụ án , có tính thiệu minh bạch , tư pháp không xét xử độc lập , bị ảnh hưởng bởi đảng uỷ …đã trở thành “văn hóa vụ án ”  ….

Comments are closed.