Vạn Lý Trường Chinh cũng phải tránh sân Tennis

Trong câu chuyện đầy tranh cãi về đường Trường Chinh ở Hà Nội, chưa thấy ai đề cập những mỉa mai tôi thấy. Hay là quá hiển nhiên rồi? Đường Trường Chinh được mang tên của một nhà cách mạng Việt Nam (Ông Đặng Xuân Khu).  “Lên đường cách mạng” ông lấy cái tên Trường Chinh để tưởng nhớ đến cuộc Vạn lý Trường chinh của Trung Quốc; một chiến dịch nổi tiếng với mục tiêu là dành thắng lợi và công bằng cho nhân dân TQ.

Ai đều biết về lịch sử chính trị đếu biết đến Vạn lý Trường chinh vì nó đã trở thành một khuôn mẫu cho những phong trào XHCN ở khắp nơi, cũng như một thắng lợi lớn của phong trào XHCN mà những sinh viên như chính tôi đã tìm hiểu đến khi học về Đông Á.

Thật đáng mỉa mai, con đường có cái tên thật nhiều ý nghĩa cách mạng này cuối cùng lại phải đi cong theo yêu cầu của một công đồng biệt thự với nhiều khuôn mặt đã ngày xưa phục vụ trong quân đội nhân đân Việt Nam; nơi mà ngày xưa cũng đã đấu tranh cho một Việt Nam xã hội chủ nghĩa, công bằng v.v. Chuyển sang cơ chế thị trường những người vĩ đại trong phòng không đã tự tổ chức một “cải cách ruộng đất” riêng biệt (hay biệt thự) để dành một thắng lợi cuối cùng. Như thế, cuối cùng có những người công bằng hơn những người khác….vậy, có lễ cần một vạn lý mới và thẳng tới một Việt Nam minh bạch hơn.

Ông Trường Chinh được nhiều người biết đến như một nhân vật cấp cao đầy mâu thuẫn. Song, trong những năm gần đây chúng ta cũng mới biết vào cuối sự nghiệp chính trị của mình, chính là ông chứ không phải là ông Nguyễn Văn Linh đã nhận thấy được sự cần thiết phải chuyển sang Kinh tế thị trường, dù điều đó là hơi muộn màng.

Trường Chinh cũng không còn sống để chứng kiến cái mà chúng ta có thể tạm gọi là “cải cách ruộng đất lần thứ 2” mà đã tiếp diễn trong những năm sau ông mất.  Điều này cũng làm tôi băn khoăn không hiểu ông sẽ nghĩ gì khi được biết con đường mang tên mình bị uốn cong chỉ để tránh một khu biệt thự của các quan chức thời nay.

Liệu ông có đứng lên kêu gọi một cuộc vạn lý trường chính mới để đấu tranh cho minh bạch và một trật tự xã hội công bằng hay không? Thực ra, một xã hội minh bạch và công bằng sẽ không thể có từ trên xuống; phải có sự tham gia của mọi thành phần xã hội, một ý không xa những ý tưởng XHCN mà Trường Chinh đã ủng hộ.  Để đạt được minh bạch và công bằng xã hội, mọi thành phần phải có quyền tham gia và đóng góp ý kiến một cách bình đẳng. Đó là cái đồng chí Trường Chinh và những người sống kiểu biệt thự xưa và nay dường như chưa được thấy.

JL

11 thoughts on “Vạn Lý Trường Chinh cũng phải tránh sân Tennis

  1. Dear Prof. JD,
    Thật ra có rất nhiều thứ trên đất nước Việt Nam này được biệt đãi cho ai đó vì “yêu dấu” còn khủng khiếp hơn nhiều anh JD ạ. Tại cái con đường này không thể dấu yêu được nên buộc phải yêu công khai nên nó mới bẽ bàng như vậy.

  2. Nếu còn sống chắc ông ấy cũng vậy, miệng vẫn hô khẩu hiệu và tay vẫn nắn đường như thường. C.Mác có nói nếu lợi nhuận 300% thì treo cổ bố nó lên nó cũng làm, huống chi vụ nắn đường có lợi nhuận vô hạn (đầu tư hầu như bằng không vì được đảng cấp và lãi thì cả triệu USD=>tỷ lệ lợi nhuận là vô hạn: infinity=$triệu/0).

  3. “C.Mác có nói nếu lợi nhuận 300% thì treo cổ bố nó lên nó cũng làm”..
    Đúng thế , trong Cải cách ruộng đất , Trường Chinh đã làm như thế với bố nó rồi !

    • Thời chống Pháp, một anh nông dân (peasant), trong lễ kết nạp Đảng Lao động (CS) VN, nhìn hình 3 ông Marx, Engels, Lenin (treo kế hình Ho Chi Minh) và nói:
      – Thưa ba ông giặc Tây theo phe ta (!)
      (Đối với anh này, kẻ nào mũi lõ mắt xanh đều là giặc hết!)

  4. Có đi tới hết chân Trời, nguyên lý CS vẫn là quyền lợi giai cấp. HCM, Lê Duẩn, Trường Chinh cũng cùng một suất xứ. Khi “khu đen biết suy nghĩ theo kiểu XHCN” súi những anh “khu đen thật khu đen” tranh đấu cho lợi ích XHCN, thì kẻ hưởng phải là kẻ chủ xướng. Bẻ cong con đường đâu khó bằng bẻ gập con người mà đảng còn làm nổi thì xá chi mấy cái lẻ tẻ!

  5. Trung lưu ở VN đa số là CCCC đang tiến nhanh tiến mạnh tiếp theo sau nhóm lợi ích của Đảng , không mong manh đâu ?

    • Vâng, vấn đề CCCC thì biết… nhưng đọc kỹ hơn và thế ‘trung lưu mong manh’ gồm có những người có thu nhập từ 2-10 đô/ngày…

      • Anh Jonathan thân mến , đọc bài viết của anh làm tôi có cái nhìn đầy ám ảnh vào sự phân chia quyền lợi của Vn theo tính giai cấp Mafia của Đảng thôi ạ . Một người dân thường làm việc với thu nhập dưới 5 đô một ngày thì thuộc diện nghèo rồi, và hơn 5-10 đô ngày thì thật là mong manh quá !

Comments are closed.