‘Pro’ hay ‘No’ Nukes cho Việt Nam?

Khi tôi còn là 1 đứa trẻ, cha mẹ đưa cả nhà lên xe bus do một trung tâm cộng đồng ỏ Cambridge đã thuê; đi cùng nhiều người hàng xóm trên xe hơn 4 tiếng từ Boston vào New York để tham gia một cuộc biểu tình lớn chống lại hạt nhân.

Tôi nhớ ngày đó – ngày 12 tháng 6 năm 1982 – rất rõ. Vì dù chỉ khoảng 13 tuổi tôi đã quan tâm nhiều đến chính trị rồi, đặc biệt những chính sách đáng lo của Ông R. Reagan; người mà đến nay tôi vẫn cho rằng là một trong những tổng thống nguy hiểm nhất của Mỹ, đặc biệt đối với những chính sách kinh tế và không ít chủ trương đối ngoại (là một quan điểm sẽ giải tích dịp khác.)

Ở New York vào ngày đó đã có tới một triệu dân biểu tình, và trong đó có tôi. Ngaỳ đó cũng đã không có chuyện giả làm thợ cưa đá dưới chân tượng Nữ thần Tự hay Công Viên Trung Tâm của New York.

1982nycprotest

Hai hôm khác tôi cũng nhớ là ngày có tai hoạ hay tai nạn Chernoybl và tất nhiên ngày 11 tháng 3 năm 2011, ngày mà sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật đã xảy ra. Cả ba vấn đề (những rủi ro thời Reagan, và hai tai nạn Chernoybl và Fukushima) đều nhắc lại chúng ta nhớ những rủi ro và sự nguy hiểm của công nghệ hạt nhân.

Mới hôm qua tôi có đọc một bài trên mạng về một báo cáo của tổ chức Chatham House (Anh Quốc) mà đã nêu 13 lần kể từ năm 1962 mà những vũ khí hạt nhân đã  rất gần được phóng nhầm lẫn, Kể cả một lần ở Mỹ một tên lửa hạt nhân đã phóng sau khi cái cờ lê của một nhân viên kỹ thuật rơi vào silo chứa tên lửa, đánh thủng bình nhiên liệu tầng 1 của tên lửa gây rò rỉ nhiên liệu. Toàn bộ silo sau đó đã phát nổ, đẩy đầu đạn hạt nhân bay ra khỏi ống phóng. Đầu đạn đã rơi xuống đất gần đó; rất may là nó không nổ. Trên thể giới còn 17,000 đầu đạn và những rủi ro của bao nhiêu hành động thử hạt nhân trong ngành hạt nhân ở các nước.

                              Ái chà chà!

Cách đây không lâu tôi cũng đã được cơ hội gặp một người Việt là chuyên gia về ngành hạt nhân và chúng tôi đã có dịp thảo luận một về chủ đề năng lượng hạt nhân ở Việt Nam. Ông đó đánh giá thấp những loại công nghệ mà Nga dự định sử dụng tại Ninh Thuận và như nhiều người khác, cũng lo về khả năng của Việt Nam để quản lý một loại công nghệ không an toàn trong một bối cảnh thể chế mà những yếu tố như minh bạch, trách nghiệm giải trình còn hết sức thiếu. Riêng tôi, dù cũng thừa nhận toàn thể giới phải tìm những giải pháp mới về năng lượng nhưng rất lo ngại về công nghệ hạt nhân vì nó rất nguy hiểm.

Lý do đang suy nghĩ về chủ đề mà có tác động đến mọi người trên thế giới này là mới sáng nay tôi có đọc một bài của Trung Tâm Quốc tế và Chiến Lược Học (Hoa Kỳ) do Murray Hiebert viết nêu những ý kiến vì sao tổng thống Barack Obama nên ký một hiệp định song phương về hợp tác năng lượng hạt nhân được gọi là hiệp định 123 mà sẽ được sự chuyển các loại thiết bị, nguyên liệu, và kiên thức chuyên môn(Về hạt nhân) giữa hai  nước Việt Nam và Mỹ.

Luận điểm của bài là sẽ giúp Obama thúc đẩy những nỗ lực để phát triển ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á và đồng thời kích thích những nỗ lực để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa  Mỹ và Việt Nam. Cuối cùng sẽ cho những công ty Mỹ thị trường hạt nhân đang tăng trưởng ở Đông Nam Á. Chính Bộ Trưởng ngoại giao Hòa Kỳ John Kerry  nói  nếu thị trường hạt nhân ở Việt Nam hôm nay có giá trị khoảng 10 tỷ đô la thì  đến 2030 giá trị của nó sẽ tới 50 tỷ đô la. Theo Viện Năng lượng Hạt Nhân của Mỹ (một tổ chức do các công ty ngành hạt nhân), thì Việt Nam có khả năng mang lại một 10-20 tỷ đô la kinh doanh cho những công ty hạt nhân của Mỹ.

Rõ rằng Việt Nam cần những nguồn năng lượng mới. Nhưng tôi cũng như nhiều người chưa chắc năng lượng hạt nhân là một con đường hứa hẹn cho Việt Nam, nói cách khác hiệp định 123 có phù hợp cho một bối cảnh mà nhiều khi hoàn toàn thiếu minh bạch và, nói chung, những nặng lực điều chỉnh còn yếu?

Sự kiến thức của tôi cũng như đại đa số người dân về năng lượng hạt nhân cũng có những hạn chế. Song chúng ta đều biết đủ để theo dõi và chất  vấn những quyết định về năng lượng hạt nhân. Ở các nước khác, không  chấp nhận những quyết định về hạt nhân mà chỉ được thông qua chỉ ở cấp cao. Phải có sự ửng thuận rộng rãi.

Trong bài về quan hệ song phương Mỹ – Viêt về năng lượng hạt nhân cũng nói một trở ngại trong việc thông qua 123 chính là hồ sơ nhân quyền mà đến nay đã và đang làm cho những người ở cả hai nước Việt Nam và Mỹ bất bình. (Việc cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Việt Nam có rủi ro vũ khi hạt nhân được sử dụng trong đồn công an!?) Mặt khác, hoãn lại 123 cũng có những rủi ro nhất định cho Mỹ trong  lúc mà các nước khác như Canada đến Trung Quốc, Pháp, Nga, và Hàn Quốc đều đang cố gắng tiếp cận thị trường hạt nhân của Việt Nam.

Đầu những năm thập kỷ 1990, khi mới bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam, tôi đã được phép của tổ chức Asia Society làm quan sát viên của cuộc hội thảo đầu tiền về cơ hội đầu tư tại Việt Nam được do Asia Society tổ chức tại New York.

Tôi rất nhớ một lúc ở trong thang máy. Trong đó chỉ có vài người gồm những lãnh đạo của SCCI Viêt Nam (State Committee for Cooperation and Investment, cựu), một ông Phó giám đốc của tập đoàn Westinghouse của Mỹ (một công ty lớn trong ngành năng lượng hạt nhân) và tôi, là nghiên cứu sinh. Tôi rất nhớ vì những cán bộ cấp cao của Việt Nam đó gần như là không giao tiếp được bằng tiếng Anh được. Vì thế những đồng chí này chỉ cười một cách lịch sử với  ‘Ông Westhinghouse.’ 20 năm sau có vẻ cả hai bên đều sẵn sàng ôm nhau. Chúng ta nên nghĩ sao?

JL

12 thoughts on “‘Pro’ hay ‘No’ Nukes cho Việt Nam?

  1. Việc Việt Nm có nhà máy điện hạt nhân cũng chính là một bước đi quan trọng trong việc kết nối Việt Nam với thế giới , với Mỹ , Nhật . Hành động ủng hộ VN xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng như những cam kết của Việt Nam về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân đều là cần thiết vì một Việt Nam không có vũ khí hạt nhân !

  2. Nhiều người Việt lo sợ nếu các nhà máy điện hạt nhân được/bị xây dựng ở đây. Tại sao? Như thường lệ, độ tin cây của những thứ tuơng tự ở Việt Nam là rất thấp. Và khi Chernobyl 2 “Bùm!!!” một cái, Việt Nam sẽ bị cắt đôi tại Ninh Thuận!
    Chia lìa lứa đôi!

  3. Thưa GS London, người dân Việt Nam không được quyền chọn lựa, đơn giản là ý kiến của họ không hề được nhà cầm quyền quan tâm.
    Riêng nhận xét về R. Reagan, tôi hoàn toàn không đồng ý với GS. Tôi nghĩ ngược lại.

    • Riêng về mặt kinh tế, Reagan là một tai hoạ cho đát nước Mỹ mà đến nay chính người dân Mỹ đang chịu….. về những mặt đối ngoại thì là một người phức tạp và không nên có mọt quan điểm quá đơn giản (dù ko có muốn hàm ý bạn Thinh có quan điểm đơn giản……cho bạn biết, quan điểm chung của tôi là ông R không phải là bạn của 99 phần trăm dân Mỹ và chắc chắn không giúp gì cho những nhóm trung lưu cho xuống. Tôi biết không ít người coi Ông là một anh hừng của CT lạnh….và chắc là một câu nói của ông đối với VN đã được nhiều người Việt Nam sống ở ngoài nước rất quan tâm. Nhưng, sau cùng, dù phổ biến và nói như một cowboy, nội dung của những chính sách rất là có hại….cũng là một người rất thân với chế độ apartheid của nam phi, bạn của Thatcher v.v. và v.v. Kính trọng JL

  4. Suy theo tình trạng VN hiện nay, ví dụ, tham nhũng rút ruột công trình, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu cơ chế quản lý bảo trì nghiêm túc v.v… thì lợi bất cập hại. Nếu trưng cầu dân ý, tôi bầu NO.

  5. Năng lượng luôn là bài toán khó cho bất kỳ quốc gia nào,nhưng không phải vì thế (hay vì những lý do kinh tế,chính trị nào khác)sẵn sàng đánh đổi nó với bất kỳ giá nào.VN đang sử dụng bài toán năng lượng để xây dựng cho bằng được nhà máy hạt nhân,mà đối tác là Nga (không đáng tin về mức độ an toàn,vận hành và giá cả)chưa nói tới lý do hết sức đen tối đó là việc lại quả khá đậm,nếu Nga trúng thầu (điều đó phần nào chứng minh tại sao nhà nước VN muốn chỉ là Nga mà không phải nước khác);thứ 2 khả năng quản lý ngành công nghệ cao này ở VN gần như zero,ngoại trừ một số nhân viên kỹ thuật (mà VN hay nổ lên thành chuyên gia) nằm phần lớn ở Đà Lạt,nơi chỉ có những thao tác đơn giản mà hầu hết các nước khác làm được (tạo các đồng vị phóng xạ cho y học,các thiết bị đo chính xác…),vận hành 1 quả bom nổ chậm với những người amateur,thì đúng là quá xem thường tính mạng người dân địa phương.
    Là người VN ai không tự hào khi đất nước mình có những thành tựu khoa học,có những công trình mang tầm cỡ…nhưng với nhà máy điện hạt nhân thì xin lỗi ông(mượn tạm của JL),chúng tôi chưa muốn,nếu chưa chứng minh được sự an toàn của nó

    • Bạn Việt nói rất hay. Nhưng chúng ta phải chua xót khi thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, tiền bẩn là thứ quyết định tất cả, chứ không phải sự minh bạch và khôn ngoan.
      Thưa anh J. Đôn: về Reagan chúng tôi không rõ lắm. Nhưng chắc chắn Nixon là tệ hại, khi giở trò bẩn nghe lén; ông này chắc đủ tiêu chuẩn là đảng viên ĐCSVN. Clinton, ngẫm cho kỹ, cũng “phức tạp” khi bắt tay với cộng sản VN và nói dối trong vụ ngoại tình. Hôm nay, tôi không thích ông ta nữa.
      Chúc anh và các bạn khỏe.

  6. Viet-Nam chua the xay-dung nha may dien hat-nhan boi vi su quan-ly rat kem, trinh-do khoa-hoc ve van-de nay la zero, tru truong-hop thue hoan-toan chuyen-gia gioi ve lanh-vuc nay cua ngoai-quoc. Nhung nhu vay thi khong chiu noi ve tien bac.
    Lam gi cung di kem su hu-hong, pha-hoai, dao-duc khong co, do la dieu hien-nhien hien nay ai ai cung kinh-hoang…!

  7. Tôi thấy bài viết sau đây ở bên blog Soi.com.vn.
    http://soi.com.vn/?p=148003.
    Xin copy lại trong trường hợp đường link có thể bị hỏng.
    Tôi không đọc facebook, cũng không chắc những thông tin này là chính xác hay không. Tôi chỉ thấy buồn, vì như thế Biển Đông và các đảo cuà Việt Nam sẽ hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Nguy cơ cuả hạt nhân không biết đâu mà lường, làm sao để hoá giải?

    Prof. London, tư tưởng tự do, tinh thần bác ái, và nghệ sĩ tính cuả con người có thể làm cho con người quên đi ý thức bảo vệ tổ quốc hay không? Việt Nam phải làm gì và Hoa Kỳ sẽ nghĩ gì trong vấn đề này? Xin nhà nghiên cứu Đông Nam Á hãy lên tiếng.
    ———————————————————————–
    Bình luận: Căn cứ Du Lâm và biển Đông trong chiến lược hạt nhân của Trung Quốc 31. 05. 14 – 7:42 am
    Phạm Ngọc Hưng

    Tàu ngầm Type 094 (lớp Tấn) tại căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc. Đằng sau là cửa thông vào cảng ngầm trong núi

    Cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ở biển Đông ngày càng như không phải chỉ là chuyện dầu khí, mà càng mang dáng vẻ “Pháo đài biển Okhotsk” của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và Nga ngày nay.

    Trong thế cài Liên Xô-Mỹ hồi đó, tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân là lá bài tối quan trọng, bảo đảm răn đe hạt nhân bằng đòn trả đũa. Để quân bài này phát huy hiệu quả thì phải giấu không cho đối thủ biết.

    Trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm Liên Xô còn chạy lòng vòng sang tận Cuba mà không bị phát hiện. Nhưng khi Hải quân Mỹ và NATO triển khai các hệ thống theo dõi, thì tàu ngầm Liên Xô hễ xuất bến là bị đeo bám. Không thể đưa tàu ngầm tuần tiễu đại dương được, nên Hải quân Liên Xô đành quay về chiến lược pháo đài: ở Thái Bình Dương thì quây lấy biển Okhotsk: tập trung mọi nguồn lực giữ cho vùng biển này “sạch”, rồi thả cho tàu ngầm hạt nhân chạy lòng vòng trong đó.

    Tàu ngầm hạt nhân dĩ nhiên cũng quan trọng với Trung Quốc. Chuyện quan trọng nữa là phải tính chuyện đặt căn cứ và đường đi đảm bảo cho lực lượng này hoạt động bí mật.

    Vì biển Hoa Đông cạn, mà Nhật có nhiều phương tiện chống ngầm án ngữ nên Trung Quốc mới đưa căn cứ tàu ngầm chiến lược xuống căn cứ Du Lâm, nằm trong vịnh Á Long, cực Nam của đảo Hải Nam (có thể search được trên Google Earth bằng từ khóa Yalong, Sanya Hainan).

    Vị trí của căn cứ Du Lâm trên đảo Hải Nam

    Căn cứ này gồm 2 cầu cảng dài và 4 cầu cảng ngắn (ảnh 2008 chỉ mới có 3 cái), có đủ chỗ cho cả một cụm tàu sân bay và một lữ đoàn tàu đổ bộ. Phía góc dưới ảnh có một cửa mở cho tàu ngầm đi vào cầu cảng ngầm bên trong núi; phía sau núi có cửa mở cho xe vận tải vào ra cảng ngầm. Kích thước cửa mở khiến các chuyên gia ước tính bên trong có tới 20 chỗ đậu cho tàu ngầm.

    Căn cứ Du Lâm. Các bạn nhớ bấm vào ảnh để xem bản to hơn.

    Kiến trúc ngầm trong núi của cảng vừa che mắt được vệ tinh quân sự của Mỹ, vừa bảo đảm cung ứng và phòng vệ cho lực lượng tàu ngầm chiến lược trước đe doạ các loại tên lửa tầm xa.

    Không những xây ngầm, mà vị trí của cảng cũng được tính toán để tàu ngầm tốn ít thời gian nhất để ra tới vùng nước sâu của biển Đông.

    Từ biển Đông, điều dễ thấy là đường ra Thái Bình Dương không dễ dàng, vì hoặc phải qua nút cổ chai ở hai đoạn Bắc và Nam đảo Đài Loan, hoặc phải đi qua biển Sulu-Celebes thông qua các luồng hẹp giữa các đảo Philippines-Malaysia-Indonesia, là những vị trí xung yếu mà Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ kiểm soát và dễ dàng bố trí đeo bám.

    Tuy nhiên, nếu độc chiếm được biển Đông, triển khai rào chắn giữ cho biển Đông “sạch” như pháo đài Okhotsk, thì biển Đông cũng đủ rộng và sâu cho tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc hoạt động an toàn, nhắc nhở Mỹ rằng ngón trả đòn hạt nhân của Trung Quốc là không thể coi thường.

    Về phía Việt Nam, nếu nhìn nhận Biển Đông với bằng góc nhìn của Trung Quốc, thì việc mua tàu ngầm Kilo về không chắc là ngón phản đòn sắc bén, vì chúng khó có thể đe doạ được những chiếc tàu ngầm chiến lược ở vùng nước sâu.

    Ngón phản đòn hiệu quả nhất là các hệ thống giám sát thường xuyên, đâc biệt là hàng rào sonar mảng cố định dưới đáy biển. Công nghệ giám sát này tuy đắt và phụ thuộc Mỹ – Nhật, nhưng chỉ cần tung tin “muốn làm” ra thôi thì Trung Quốc chắc cũng đã giãy lên như đỉa phải vôi.
    *
    Nguồn: Từ FB của Phạm Ngọc Hưng
    *
    Cùng một tác giả:

    – Bình luận ngắn: Sự từ chức cảnh sát quốc tế của Mỹ
    – Bình luận: Căn cứ Du Lâm và biển Đông trong chiến lược hạt nhân của Trung Quốc
    – Bình luận ngắn: Năng lực răn đe của Việt Nam
    – Bình luận: Philippines và lựa chọn thái độ ở Biển Đông

  8. Nghi vấn:

    1. “Để quân bài này phát huy hiệu quả thì phải giấu không cho đối thủ biết.”
    Nếu đã phải “giấu không cho đối thủ biết”, thì làm sao Trung Quốc lại để cho ông này biết được họ đã làm những gì ở đảo Hải Nam nhỉ?

    2. Quân đội cuả Việt Nam không đủ sức đối chọi lại hải quân, không quân, tàu hạt nhân cuả Trung Cộng nếu không có sự giúp đỡ cuả một nước lớn khác. Họ lại luôn kiên quyết không muốn bất cứ nước nào liên minh với họ chống lại Trung Hoa, vậy thì, với một mình họ, “các hệ thống giám sát thường xuyên, đâc biệt là hàng rào sonar mảng cố định dưới đáy biển.” có thể nào lại “ngón phản đòn hiệu quả nhất” ?

    Việt Nam thân yêu cuả tôi, nếu “số phận đã an bài”, thì hãy “ngủ” trong tỉnh thức. Hãy canh tân, tự cường và tìm kiếm con đường cho mình. Đảng CSVN và quân đội, hãy đừng làm cánh tay nối dài cho kẻ đã và sẽ xâm lược tổ quốc mình.

  9. Câu này là đáng suy gẫm nhất cuả Phạm Ngọc Hưng:
    “… nhắc nhở Mỹ rằng ngón trả đòn hạt nhân của Trung Quốc là không thể coi thường.”

    Ngoài ra, tôi cũng phản đối điện hạt nhân trên bất cứ miền đất nào cuả Việt Nam.

Comments are closed.