Những nguy cơ và những cơ hội

Hai hôm qua, tình hình trong nước đã rất tồi tệ, nguy hiểm và đáng sợ. Nói thế có quá đáng không? Tôi nghĩ là không. Bạo lực ở Hà Tĩnh đã quá nguy hiểm và nếu cứ có những vụ như thế có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Cái đã làm cho tôi rất lo lắng là hôm qua đã có những thông tin (chưa được kiểm chứng) rằng nhiều người (tới cả 20 người TQ) đã thiệt mạng. Những con số này có vẻ không thật. Nhưng, việc đã có hơn 150 người riêng ở Hà Tĩnh bị thương lá một sự kiện quá xấu rồi, chưa nói gì đến Bình Dương cả. Rất tiếc phải nói, hai, ba hôm nay là thực sự một thảm hoạ trong quan hệ quần chúng va, quan trọng hơn cả, một thảm họa về quan hệ đại chúng toàn cầu cực lớn. Những hình ảnh thế giới đang thấy không ích gì cho Việt Nam về vấn đề chủ quyền đâu.

Nhưng trong câu chuyện này, bạo động phải xếp hàng thứ yếu, chính thức lại là năng lực, hay nói cách khác là thiếu năng lực lãnh đạo. Đã đến lúc phá vỡ sự im lặng từ chính quyền Hà Nội. Xin lỗi các Ông bà, những gì đã được nói, tuyên bố, gửi qua SMS còn chưa đủ đâu và đã quá muộn. Tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất có thể. Trong bài này, tôi sẽ thảo luận những bước cụ thể cần làm.

Nhân tiện xin thông báo với các bạn Việt Nam, hôm kia tôi đã quyết định viết một blog bằng tiếng Anh để giúp cho thế giới hiểu tình trạng của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc. Hôm qua, tôi bắt đầu đăng bài trên blog bằng việc gọi tình hình hiện nay ở Việt Nam là một cuộc khủng hoảng, được hiểu là tình trạng mà toàn bộ quan điểm chiến lược của Việt Nam đang được chất vấn từ nhiều hướng, và rằng, đi cùng với khủng hoảng là cả nguy cơ và cơ hội. Trong vòng 24 giờ qua khủng hoảng đã sâu sắc hơn, trong tất cả ba khía cạnh. Nhưng, vẫn còn những cơ hội.

Ngày hôm nay, thế giới đang xôn xao về bạo động diễn ra tại Bình Dương và còn tiếp tục xôn xao với những diễn biến không kém phần căng thẳng về những cuộc bạo động gây quan ngại ở tỉnh Hà Tĩnh. Những bức ảnh bạo loạn ở Hà Tĩnh lan truyền trên mạng cho thấy những bạo hành thể xác. Chưa biết hôm này sẽ thế nào nhưng riêng hôm qua tôi tấy mọi chuyện đã trở nên đáng sợ, thưa mọi người. Tình trạng náo loạn đã chấm dứt, nhưng hậu quả thì chưa thể thấy ngay được.

Vì lí do này, những cuộc bạo loạn nên đặt vào hàng thứ yếu. Cái chính là năng lực lãnh đạo, hoặc thiếu năng lực lãnh đạo từ các cấp. Thực ra thì chưa đến mức phải gọi là khủng hoảng lãnh đạo. Tôi chỉ hy vọng Việt Nam rằng có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất.

Xin các bạn biết, một số người dung ở dưới đã được viết cho một đọc giả quốc tế mà biết rất ít hai hiểu Việt Nam một cách sai lầm và vì thế những nội dung dưới cũng có thể có những cái tất nhiên rồi. Mặt kách, cũng có nội dung mới, liên quan đến mọi người. Cưới cùng, có mốt số quan điểm có lễ sẽ được thấy là tranh cãi. Vâng, biết. Xin chỉ biết những quan điểm này phản ánh những nỗ lực của tôi để hiểu và giải thích những gì đang tiếp dẫn ở Việt Nam)

Giới lãnh đạo

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào về đường lối nhất trí của mình. Ví dụ như Hồ Chí Minh, thường bị hiểu nhầm là “người lãnh tụ vĩ đại” của Việt Nam, trong khi thực tế ông là một biểu tượng của sự nhất trí. Trong khi đường lối nhất trí của Việt Nam đã tỏ ra hữu ích ở nhiều thời điểm, thì ở những thời điểm khác nó đã đẩy đất nước vào tình trạng bế tắc kéo dài, như đã xảy ra dưới thời Lê Duẩn (từ giữa thập niên 60 cho đến 1986) (nhất trí phục tùng) đã làm nên đặc trưng của giới lãnh đạo Việt Nam trong khoảng một thập kỉ vừa qua (bế tắc bất thường).

Cụ thể hơn, đặc điểm của giới cầm quyền Việt Nam là bế tắc giữa các lãnh đạo cấp cao. Một mặt là sự bế tắc đại diện là đầu óc cải cách của Nguyễn Tấn Dũng (người gián tiếp liên quan đến những bê bối tham nhũng quy mô lớn) và tập thể cử tri chính trị gồm giới doanh nghiệp quốc doanh chóp bu địa phương và trung ương.

Mặt khác là tam đầu chế của chính quyền gồm Tổng bí thư (Nguyễn Phú Trọng), Chủ tịch nước (Trương Tấn Sang) và Chủ tịch Quốc hội (Nguyễn Sinh Hùng) – những người nhìn chung bị coi là bảo thủ và thiếu tự tin (tôi không sử dụng từ “trung thành”) đối với Trung Quốc. Trong nước, lòng trung thành của họ hướng về nhau, về Đảng, về hiện trạng với sự tôn trọng những định chế cốt lõi của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, lòng trung thành của họ (làm sao tôi có thể dùng từ này một cách lịch sự đây?) với ảo tưởng vĩnh viễn rằng Bắc Kinh là đối tác. Trong khi việc tranh chấp hiện nay đã làm câm bặt những ý kiến như vậy, những người tham gia cuộc chơi này chưa phát triển tài hùng biện thích hợp và có lẽ điều này giải thích tại sao họ không lên tiếng.

Nhìn chung, sự kết hợp những xu hướng cải cách không đủ mạnh và bị hoen ố bởi tham nhũng cộng với tu duy bảo thủ giáo điều lưỡng lự là cái khiến nền kinh tế chính trị thị trường kiểu Lenin của Việt Nam phát triển chậm hơn khả năng của nó. Trong khi đó, người dân phải đối mặt với những điểm yếu xã hội và kinh tế lớn hơn nhiều.

Vài năm nay, những nhà phân tích Việt Nam có tư tưởng đổi mới biết rằng Việt Nam đã xin chính phủ để có những cải cách mang tính đột phá, nhưng điều này đã không diễn ra. Sao phải dẫn nhập dài dòng thế? Vì cuộc khủng hoảng Việt Nam ngày nay phải đối mặt trên phương diện quốc nội và quốc tế có thể đã không được hiểu rành mạch rằng đó là khủng hoảng chính trị của Việt Nam. Việt Nam gần như không có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng lành lặn nếu sự bế tắc này không được gọi đúng tên của nó. Đáng chú ý là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI đang diễn ra, theo như tôi biết, vụ xung đột với Trung Quốc gần như không được đề cập đến một cách đáng kể.

Sự im lặng đến chối tai

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự bế tắc và do dự kéo dài để đoạn tuyệt với Bắc Kinh là sự im lặng đến chối tai từ Quảng trường Ba Đình, nơi tọa lạc của chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam và là nơi 69 năm về trước Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ – nỗ lực thất bại cuối cùng nhằm nhận được sự công nhận của Washington. Đã đúng một tuần từ khi Trung Quốc thách thức chủ quyền Việt Nam, một tuần mà phương tiện truyền thông đại chúng rất ấn tượng của Việt Nam được bật đèn xanh để công kích Trung Quốc, một tuần mà không gian mạng trở nên gay gắt và hiện tại thì, biểu tình trở nên điên cuồng, còn người dân Việt nam chưa nghe được bất kỳ tuyên bố nào từ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ. Không một lời!

Trong khi đó lãnh đạo trong nước bàn tán sôi nổi về phát biểu mạnh mẽ của Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh tuần trước, thì thực ra, ASEAN không phải là giải pháp cho những vấn đề của Việt Nam, mà chính Việt Nam mới là giải pháp cho vấn đề của mình. (Tôi không nói hội nghị ASEAN là một thất bại bởi ít nhất thì một số ít quốc gia thành viên đã bị mua chuộc trong khi các thành viên khác sợ Trung Quốc hoặc không đủ can đảm). Vấn đề là giới lãnh đạo Việt Nam, tôi rất buồn khi phải nói rằng, đang trong tình trạng tê liệt.

Trong thời điểm mà Bắc Kinh được ghi nhận là đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam và quy tắc ứng xử quốc tế, sự im lặng của giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện rằng họ không có tiếng nói và thậm chí gần đây còn không mở ra được thành những thảo luận mang tính toàn cầu.

Việc thiếu vắng tiếng nói chặt chẽ, rõ ràng từ Hà Nội đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Thay vì liên lạc với thế giới với sự tự tin đáng có, Hà Nội đang trên bờ vực khủng hoảng quan hệ công chúng thậm chí còn khiến các quan chức hãng hàng không Malaysia hổ thẹn. Quả thực, tình hình dường như xác nhận những gì mà đồng nghiệp của tôi Adam Forde đã nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP (trích ở đây), rằng hiện tại Việt Nam thể hiện là một “chế độ không xác lập được trật tự hoặc đường lối lãnh đạo khả thi để đem lại những nỗ lực cần thiết” nhằm đối phó với Trung Quốc. Liệu Hà Nội có thể chứng minh điều ngược lại?

Bạo loạn

Bây giờ hãy chuyển sang các vụ bạo loạn. Như đã ghi chép, ngày hôm qua, bạo loạn phản ánh sự phẫn nộ của nhân dân nhưng cũng cho thấy mức độ nguy hiểm của sự nhiệt tình mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa được tung ra, đặc biệt là ở những môi trường đàn áp như Việt Nam. Đa số (tôi nhấn mạnh) đa số người Việt, gồm những người chỉ trích Đảng-nhà nước kịch liệt, lên án những hành động như vậy, khi họ mạo hiểm đặt Việt Nam vào tình huống xấu trong lúc chủ quyền đất nước đang bị đe dọa trực tiếp từ bên ngoài. Chúng ta có thể mong nhà cầm quyền trấn áp với sự khẩn cấp và lực lượng tối đa. Than ôi, bạo động dường như là hậu quả của một nỗ lực chắp vá để biểu tình có trật tự.

Trong khi bằng chứng còn hiếm, bạo loạn dường như là kết quả của biểu tình quy mô nhỏ được lên kế hoạch bất cẩn và khởi xướng bởi các công ty do nhà nước quản lý hoặc đầu tư đã nổ ra nhanh chóng sau đó. Tình hình cho thấy bản chất sâu sắc của những thách thức mà Hà nội phải đối mặt để giải quyết khủng hoảng.

Trong khi gần như tất cả sự chú ý của truyền thông tập trung vào Bình Dương, những diễn biến ở Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc Huế còn đáng lo hơn, vì có vẻ liên quan đến bạo lực và bốn người không rõ quốc tịch thiệt mạng (chưa kiểm chứng). Khi những bức ảnh của sự kiện này được đưa ra (tôi đã xem) chúng ta có thể chắc chắn rằng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục xấu đi.

Những người ủng hộ xã hội dân sự có tiếng (như Nguyễn Quang A) nhấn mạnh rằng hỗn loạn không phải là câu trả lời, đồng thời, giữ quan điểm đúng đắn rằng một vai trò mang tính xây dựng xã hội dân sự trong cuộc khủng hoảng hiện tại yêu cầu việc bảo vệ nhân quyền mà cho đến giờ Hà Nội chỉ nói đãi bôi. Bạo động là việc không may. Nỗi bực tức của người dân Việt Nam có thể thông cảm được do hành động của Bắc kinh nhưng họ đang gây thiệt hại lớn.

Phải nhớ rằng người Việt Nam gần như không có kinh nghiệm trong việc tham gia bất cứ các hình thức chính trị thực sự nào, ít nhất là các cuộc biểu tình được tổ chức lỏng lẻo. Việt Nam là một quốc gia có năng lực trong nhiều lĩnh vực, như di tản lũ lụt và có một mạng lưới truyền thông quốc gia với những người dân được kết nối. Do vậy, từng bước giải quyết bạo động phải được tiến hành. Tuy nhiên, đe dọa dân chúng kiểu cũ rích sẽ không hữu ích. Người Việt lo lắng về tương lai đất nước mình. Đàn áp sẽ không giải quyết được vấn đề.

Con đường phía trước

Nếu Việt Nam muốn đương đầu với cuộc khủng hoảng hiệu quả, kiểm soát được tình hình và giải quyết được những vấn đề cơ bản về chủ quyền, cần phải triển khai như sau:

1. Sớm nhất có thể, hi vọng là trong 24 giờ tới, Hà Nội phải ra tuyên bố. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TUYÊN BỐ THÔNG THƯỜNG. Tuyên bố này nên được lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ trình bày trực tiếp qua truyền hình. Quan điểm của tôi là, nhà nước nên cân nhắc hai tuyên bố, một bằng tiếng Việt do một nguyên thủ quốc gia, như Nguyễn Tấn Dũng (người có kinh nghiệm quốc tế tốt nhất) và một bằng tiếng Anh, đưa ra bởi một quan chức cấp cao phù hợp trong Đảng, Nhà nước hoặc Chính phủ và thành thạo Anh ngữ. Nguyễn Thiện Nhân, một ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo của một tổ chức quần chúng quan trọng cũng có thể là một ứng viên phù hợp. Những tuyên bố này sẽ nêu ra những mức độ trong nước và quốc tế của tình hình: nhắm đến ổn định tình hình bằng việc tuyên bố những điều khoản rõ ràng nhất có thể Hà Nội dự định để giải quyết khủng hoảng trong quan hệ với Trung Quốc qua các phương tiện ngoại giao, hợp pháp và sáng tạo/hợp tác vốn chưa được thảo luận (chẳng hạn như cùng phát triển, chia sẻ chủ quyền trên vùng đệm, vv)

Để xủ lý vấn đề ở những cơ sở đã bị phá hoại, như đã được đề nghị:

  • Đến thăm 02 chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thiệt hại lớn nhất trong vụ bạo loạn vừa qua: một doanh nghiệp có vốn của Trung Quốc và một doanh nghiệp có vốn của nước ngoài khác (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore). Xin lỗi các nhà đầu tư này vì chính quyền Việt Nam đã không ngăn được bạo lực đối với doanh nghiệp của họ.

 

  • Cam kết  chính quyền Việt Nam sẽ khắc phục hậu quả và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp của họ trở lại hoạt động bình thường, đảm bảo sẽ không có việc tái diễn như vậy đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kiên quyết sẽ tìm ra, trừng trị những kẻ kích động gây bạo lực.

 

  • Gặp một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, tôn trọng pháp luật Việt Nam, đối xử tốt với công nhân Việt Nam. Tôi khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc làm ăn theo pháp luật Việt Nam và nhận trách nhiệm bảo vệ họ trong mọi trường hợp.

 

  • Gặp những công nhân Việt Nam (những công nhân trực tiếp lao động chân tay) để nghe họ trình bày về nguyện vọng và tâm tư, tình cảm của họ. Giải thích quan điểm của Nhà nước Việt Nam về Biển Đông, giàn khoan HD 981 cũng như ghi nhận tinh thần yêu nước của công nhân. Yêu cầu chính quyền địa phương chú ý và cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân và giải thích công nhân tôn trọng và bảo vệ các chủ đầu tư cũng chính là tôn trọng và bảo vệ việc làm của mình.

2. Giới lãnh đạo chính trị Việt Nam và các lãnh đạo của xã hội dân sự đang phát triển, các thành phần ở cả trong và ngoài nước, cần đi vào thảo luận. Những người này nên bao gồm đại diện của giới lãnh đạo tối cao của nhà nước, đại diễn Nhóm kiến nghị 72 (để cải cách hiến pháp, sự tập hợp lỏng lẻo các trí thức và những người người có liên hệ lâu dài với Đảng); các thành viên cấp cao của các tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Đây quả là chiến lược hứa hẹn nhất và có thể hiểu được duy nhất cho Hà Nội để kiểm soát tường thuật trong nước và đạt được kiểu đoàn kết “lều lớn” cần thiết để tham gia vào trường quốc tế một cách hiệu quả đồng thời loại bỏ hỗn loạn nội tại. Tôi không tự tin nhiều vào biểu tình phi chiến lược hiện tại, vốn mô phỏng nhiều cuộc họp của tầng lớp chính trị gia địa phương trong nhiều thành phố trên cả nước; những cuộc biểu tình được tổ chức kém và việc đưa tin báo chí rộng rãi về cuộc đối đầu trên biển; Các lãnh đạo xã hội dân sự phải lần lượt thực hành quyền lãnh đạo của họ, bằng việc lặp lại và phát sóng rộng rãi nhất có thể qua tất cả các phương tiện hiện có để thể hiện nhu cầu cần phải kiềm chế bạo lực và hỗn loạn; niềm tin của xã hội dân sự và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế có thể được tăng cường bởi sự phóng thích những người bất đồng chính kiến dưới một bộ quy tắc để được đàm phán. (Xin các bạn từ phía nhà nước Việt Nam thông cảm, tôi rất ủng hộ Việt Nam và như vậy xin phép nói thẳng thắn như vậy với nỗ lực để có một cách tiếp cận xây dựng nhất!)

3. Việt Nam cần bước vào một cuộc thảo luận quốc gia và tranh luận dựa trên tất cả các ý kiến của thảo luận đó. Đất nước và khu vực không đủ sức đương đầu với một xung đột quân sự và phải tránh xung đột bằng mọi giá. Hiển nhiên là, các cuộc thảo luận đang diễn ra trong giới lãnh đạo Việt Nam, và tôi công nhận là các cuộc thảo luận mức độ cao hiếm khi công khai. Như đã nói, đất nước sẽ có lợi từ thảo luận công khai và tranh luận để có thể đóng góp vào các cuộc thảo thuận đó và thảo luận rộng hơn, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ cuối cùng:

Hôm qua, tôi trao đổi với học giả và trí thức Mỹ danh tiếng Amitai Etzioni, người ủng hộ chiến lược “Kiềm chế lẫn nhau” trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tôi hỏi về quan điểm của ông đối với trường hợp của Việt Nam, mà ông đã đưa ra những ý kiến sau, tôi xin chia sẻ tại đây:

Không quốc gia nào nên sử dụng ngoại giao cưỡng ép, bằng việc thiết lập những sự đã rồi như một cách để thay đổi hiện trạng. Mọi thứ nên được thay đổi thông qua đàm phán, phân xử hay tòa án IR. Đây là những gì tôi phát biểu trong Kiềm chế lẫn nhau và những gì đồng nghiệp của tôi phát biểu trong position paper on MAR. (Những thay đổi hiện trạng nên thực hiện qua đàm phán giữa các bên liên quan; qua phân xử, hòa giải, hoặc các cơ quan quốc tế và tòa án; hoặc tìm các giải pháp mới mang tính sáng tạo như chia sẻ chủ quyền.)

Những quốc gia leo thang tình trạng sẵn sàng chiến đấu nên chú ý là leo thang dễ hơn xuống thang rất nhiều và phải tự hỏi là hành động đó sẽ dẫn đến đâu. Tất cả các quốc gia liên quan đều có nhu cầu quốc nội, dịch vụ cho những nhu cầu đó sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nếu họ đầu tư nhiều hơn vào khí tài. Điều đó cũng sẽ đe dọa ổn định chế độ của họ.

Tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến này và tin rằng Việt Nam nên theo đuổi những con đường này một cách sát sao. Etizioni đã đề cập đến những vấn đề khác về chính sách hiện tại của Việt Nam mà tôi sẽ trình bày trong những ngày tới. Trong khi đó, Hà Nội cần khôi phục trật tự bằng việc:

Vượt qua sự bế tắc của chính mình (người dân Việt Nam cần và đáng được hưởng sự lãnh đạo, địa phương cần sự lãnh đạo, ngay bây giờ);

1. Chấm dứt sự im lặng của giới lãnh đạo cấp cao qua trao đổi rõ ràng với khán giả Việt Nam và quốc tế (đến T6 còn quá ít, và quá mượn),

2. Bước vào các cuộc thảo luận với thành viên xã hội dân sự ở cả trong lẫn ngoài nhà nước (kể cả cộng đồng hải ngoại) để đạt được trật tự và tính hợp pháp cần thiết hòng dẫn đất nước từ vị thế nguy hiểm hiện nay đến một tương lai hứa hẹn hơn

3. Cách hứa hẹn nhất để giải quyết khủng hoảng hiện tại là kết hợp những điều trên cùng với cam kết nghiêm túc với cộng đồng quốc tế và các cuộc thảo luận đang diễn ra về các giải pháp tối ưu để đạt được và duy trì trật tự khu vực trong ổn định và thịnh vượng.

JL

Ghi chú: Xin lỗi vì bất cứ sơ suất, cường điệu hay xúc phạm nào trong quá trình biểu đạt. Tôi không có nhiều thời gian và muốn kết thúc bài viết này.

19 thoughts on “Những nguy cơ và những cơ hội

  1. @JL

    What do you think of the theory that the riots had been instigated by the Hanoi regime itself in order to convey to Beijing the message that it, the regime, runs the real risk of being overthrown by its own angry population… Hanoi, according to this theory, is betting the farm on the assumption that the Chinese do not want it to collapse… Is it too outlandish a theory?

  2. An alternative theory is that the riots had been deliberately incited in order to precipitate a radical rupture in Vietnam’s foreign policy… Fatal casualties among Chinese in Vietnam would force Beijing to adopt an even harder line, forestalling any compromise and thus effectively sidelining conservatives who want to make concessions to China to preserve the political status quo in Vietnam…

  3. Both assumptions may be correct. As the triumvirate, supposely heading the Vietnamese communist party as well as the administration, haven’t said a word,
    leaving the local authorities a free hand to do whatever they see fit, henceforth the violence?
    It may have another theory, the fear of an undisclosed understanding between the two communist parties (China & Vietnam) in which some excessive concessions have been granted to China. Their disclosure may signal the end of the VCP, therefore they keep it quiet or rather mute awaiting the hurricane to pass???

  4. Có phải GS đang cố khuyên những người đang hoảng loạn? Nhiều người cũng đang tin Luật Nhân-Quả (Causal Principle), Luật Gieo Gió Gặt Bão “ra tay”!

  5. Bài này quá hay bác JL ạ. Cháu thấy các giải pháp bác đưa ra rất tốt cho VN bây giờ.

  6. Traị súc vật đang bị loạn và những con heo ngu đần không biết phải làm gì. Một thằng Lú, một thằng hèn, một thằng tham, một thằng ác. Khổ cho dân Việt bị cai trị 40 năm nay (Miền Nam thôi) bởi những tên nầy. Dân Việt đáng lý ra phải nổi dậy lâu rồi. Cám ơn Ông J London đã chia sẽ những suy nghĩ của mình. Cái đám sang, trọng, dũng nầy học lớp 3 chưa xong lấy tư cách gì mà lảnh đạo ai. Bao nhiêu người tài giỏi dám nói dám làm thì bị tù hoặc đày khỏi xứ rồi.

    • Anh ơi, anh có phân biệt vùng miền ở đây không hả anh ??? Bạo loạn và hôi của là ở vùng nào ạ??? Bác Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là người vùng nào ạ??? Vậy ai cai trị ai ạ??? Anh nên cẩn thận phát ngôn đó anh, đừng gây chia rẽ vùng miền.

  7. Đồng ý với JL
    Thái độ ỡm ờ của ĐCS và giới lãnh đạo chóp bu khiến VN ít được thế giới ủng hộ. Cứ tiếp tục như vậy thì chắc chắn sẽ mất hết biển về TQ. Có cái gì đó rất khuất tất đằng sau sự im lặng này. Ngoài ra, để người TQ tác oai tác quái tại VN (mua gian bán lận, đưa lao động vào làm việc bất hợp pháp và “kinh doanh” tại những địa điểm nhạy cảm chiến lược như Cam Ranh và Tây Nguyên). Có cảm giác như giới chóp bu chẳng quan tâm gì đến an ninh quốc gia với TQ dường như có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa ĐCS hai nước?
    Có nhiều giả thuyết cho bạo loạn của công nhân. Có khi đơn giản là vì đây là dịp để công nhân giải tỏa những uất ức bị giới chủ chèn ép lâu nay.

  8. Nhiều người cho rằng, mấy cái tầu VN và TQ ở gần giàn khoan Haiyang đang chơi trò đuổi bắt vui vẻ? Giống như một trận đá bóng “có dàn xếp tỉ số”. Có điều phút 90 (game over) không biết bao giờ mới đến?…

  9. Theo cách nào đó, chúng ta nên mặc niệm (to commemorate) cho những người VN và TQ chết trong cuộc bạo động. Họ là những chiến sĩ của hai bên đã hy sinh cho nhân dân mình.
    (Quan điểm riêng của tôi.)

  10. Bài viết làm chúng tôi rất xúc động. Vô cùng cảm ơn GS Jonathan London!
    Tiếc thay, bè lũ Trọng Lú là một bầy ngu xuẩn, chỉ biết dựa vào họng súng và nhà tù để đè đầu cưỡi cổ nhân dân, vơ vét đầy túi tham, mà không có chút đầu óc thực tế và tầm nhìn nào, nên mới để đến cơ sự này. Điều này thì ai cũng đoán biết và thấy được, thế mà bọn chúng vẫn cứ tự đưa cổ vào thòng lọng Tàu, một cách hết sức u mê như bả độc đã ngấm. Khi con nghiện tiền hối lộ Tàu cộng đã bị bùa mê thuốc lú thì chúng chả bao giờ biết nghe lời nói phải của nhân dân.
    Cho nên, những điều tâm huyết của GS kể trên về một giải pháp rất hay và rất khả thi thì e rằng cũng chả thấu nổi với những cái tai trâu ở Ba Đình Hà Nội!
    Thực sự dân chúng VN bây giờ căm ghét chế độ độc đảng toàn trị – công an trị và BCH TW ĐCSVN, Bộ CT, TBT gần ngang với căm ghét bọn Tàu cộng vậy. Tôi nghĩ, ngay một bản tuyên bố dõng dạc mà chúng cũng không dám trương ra (ỉ vào “đã có bài phát biểu của ông Thủ tướng ở Hội nghị ASEAN rồi” mới thực là trò ấu trĩ trẻ con!), thì mong sao họ nghĩ nổi những giải pháp tốt đẹp? Họ đang cho sứ thần lén lút sang Tàu để điều đình… chứ kiện gì?
    Tôi nghĩ, nếu Ban lãnh đạo Đảng CS VN không kịp thời tổ chức nói chuyện với các tổ chức xã hội dân sự để tìm giải pháp cứu vãn tình hình thì rất có thể ngày tàn của chế động CS đã đến. Nhân dân không chấp nhận ĐCS từ lâu rồi. Đảng CSVN nên khẩn cấp áp dụng lời khuyên của GS Jonathan London!

  11. This is just like a discussion, please correct if I am wrong:

    1. Giới lãnh đạo?

    VietNam has a very weird political system. The Octopus has arms. Arms sometimes bite/cut/destroy the others but always take order from Head. Where is the HEAD?
    VietNam needs a Vietnamese Head, think of VietNam, think for VietNam, was from and for VietNam.

    2. Sự im lặng đến chối tai?

    Being QUIET, acting quietly is tradition. China quietly has invaded of VietNam and Octopus has been quiet…

    http://kichbu.blogspot.com/2012/05/gian-khoan-nuoc-sau-au-tien-cua-tq-bat.html?showComment=1400230777099#c6316180478694029630

    Sometimes, Octopus speaks up and warns China weakly because
    – VietNam can’t fight, too weak (sad, love and understanding here) so agree to share.
    – the deal is not fair, fail negotiation

    3. Bạo loạn?

    Previously, it’s a plot with plan. Please read Biểu tình ở Bình Dương: Đi giữa dòng bạo động by Tuan Khanh

    http://anhbasam.wordpress.com/2014/05/16/2232-bieu-tinh-o-binh-duong-di-giua-dong-bao-dong/

    – It’s a chance for Arms to destroy each other?
    – It’s a chance to remind China about the deal (from Octopus)?
    – It’s a chance to trap factories’ workers and riots. to use them and to arrest them?
    – It’s a chance for China’s agents in Arms to make Vietnamese workers and riots looking poor, wild and violent.

    4. Con đường phía trước?

    Prof. London, please don’t underestimate Octopus. It knows very much its situation and Vietnam’s future but it denies the CHANCE and the hands that help it to free itself from its own system, and then it will lose it soon.

    In its belief, it won the war, established relationship with US and the West. that it can adapt Chinese’s soft power to corrupt the naive and no-mind scholars and media (in and outside of VietNam) to support its way.

    What you suggested is NOT what the Kings want to do since they have never been practiced the progressive politician’s behavior in the modern world. They like to give order, and that’s it.

    If what I guess here are wrong, please discuss. We don’t have much discussion, we always fight ugly, humiliate others by dirty tools, for what? Thank you.

  12. Thưa Ông Jonathanlondon
    chúng tôi là những người Việt nam ở Hoa Kỳ và ở Việt nam … chứng tôi là những người lâm vào thảm cảnh :- Thuyền chìm giữa bể ,lưa cháy quanh nhà , rên siết trong nhà tù cải tạo . Chúng tôi đã được Quốc dân Hoa Kỳ cải tử Hoàn sanh sau đó hàng năm đã gơi được hàng tỷ đô la về Việt nam để nuôi bà con bị đói khô>? bệnh tật … Số Tiền đô la chúng tôi gởi về 40 năm qua lên tơi hàng trăm tỷ đô la … rất dễ kiểm soát … thế mà chúng tôi vẫn đảng Cộng sản khủng bố kỳ thị không cho chúng tôi tự do thờ phương Theo Tinh Thần Tổ Tiên Tiên Thiên Chánh Giáo Đại Đạo Tiên Rồng . Đạo Tổ Tiên là đạo xưa cổ nhất của người Việt nam . Chỉ Thờ Ông Bà cha Mẹ và người ban ơn cho mình tức Là Thần Học mình và Thầy thuốc chữa bên cho mình . Kinh mong O6ng Jopnathanthan London giú i đỡ chúng tôi http://www.quocto.com Đạo Tôn

  13. Chúng tôi, dân VN, thấy một số nhà bình luận quốc tế khá… ngớ ngẩn! Họ khuyên CP CSVN này nọ… Sao họ không thấy như rất nhiều người VN? – CPVN hãy đừng là CS nữa! Vậy mới giải quyết được vấn đề!

    • Họ không ngớ ngẩn như bạn nghĩ ! Họ chỉ khuyên can theo chừng mực có thể được. Quyết định là do người dân trong nước, họ không thể làm gì khi người dân vẫn cam chịu làm thân con lừa. Khi ngọn lửa đã bùng lên thì chẳng gì cản được, lúc ấy là lúc người dân đã quyết định với số mệnh của dân tộc . Ngày ấy rất gần…

  14. De nghi cua GS Jonathan London ve viec nha cam quyen Viet Nam nen gap go va trao doi voi cac nhan si trong khoi 72 va cac xa hoi dan su trong nuoc la rat thuc tien de tim ra giai phap can thiet ra khoi khung hoang hien tai va , xay dung mot tuong lai sang lan hon cho Viet Nam .Tuy nhien ,theo qua trinh lich su ,ban chat cua dang Cong San Vietnam la doi tra , va sat mau , khong gio chap nhan quan diem cua nguoi khong Cong San , cho nen tren thuc te chi con luc luong Quan doi nhan dan , co truyen thong yeu nuoc, hy sinh suong mau cho to quoc , chu khong de bao ve mot dang doc tai toan tri nao, moi co du uy quyen lam trong tai cho su doan ket cua toan dan, buoc phai co thay doi thuc su, va mot lo trinh kha tin dan den thiet lap mot che do tu do dan chu ,dap ung dung nguyen vong cua nhan dan .

Comments are closed.