Nguy hiểm hung hãn của Bắc kinh trên biển

Tác giả Philip Bowring: Nhất báo Hoa nam, ngày 18/5/2014

————————————————————————————

Hành vi mặt-đối-mặt hiện tại của Trung Quốc cùng các quốc gia láng giềng ở Biển Đông là hung hăng, kiêu ngạo có mùi vị chủ nghĩa sô vanh và chủ nghĩa vị chủng. Vượt quá mức biểu hiện của niềm tự hào quốc gia, hành vi này đã khiến cho lòng yêu nước có một cái tên xấu. Những người Hồng Kông yêu nước nên nhận ra mặt thật của nó: một mưu đồ nguy hiểm.

Bắc Kinh không chỉ nhe răng bành trướng của mình đến Việt Nam và Philippines, họ đã thành công trong việc chuyển Indonesia từ một vị trí cố gắng hoạt động như một điều phối viên giữa Trung Quốc và các quốc khác quanh Biển Đông sang thành một đối thủ [của Trung Quốc]. Trong những tháng gần đây, Indonesia đã hai lần cáo buộc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên một phần quần đảo Natuna của họ. Không có gì gọi là “sự trỗi dậy hòa bình” khi Trung Quốc chọc tức một anh hàng xóm mà họ nghĩ là yếu ớt với dân số hơn 400 triệu người.

Tất cả tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc được bao bọc trong đường lưỡi bò chín đoạn kéo dài hơn 1,000 hải lý từ bờ biển Quản Đông và Hải Nam đến gần đảo Borneo, một hải đảo cùng chủ quyền của Mã Lai, Indonesia, và Brunei. Đường lưỡi bò chín đoạn này cũng bao gọn hầu như tất cả vùng biển giữa Việt Nam và Philippines. Tuyên bố này bao trùm hơn 90 phần trăm vùng biển mặc dù Trung Quốc (tính cả Đài Loan) chỉ có khoảng 20 phần trăm bờ biển giáp Biển Đông.

Tất cả tuyên bố chủ quyền này được dựa trên cơ sở lịch sử mà trong đó, sự hiện diện của những dân tộc khác cùng lịch sử di chuyển và kinh doanh trên biển trong 2000 năm của họ – trước khi Trung Quốc bắt đầu thám hiểm xuống vùng biển phía Nam và xa hơn nữa – đã được thuận tiện gạt bỏ. Người Indonesia đã đến châu Philippines và biến Madagascar hơn 500 năm trước Trịnh Hòa [nhà hàng hải và thám hiểm người Trung Quốc]. Các dân tộc Đông Nam Á thời đó đã hấp thụ nhiều thứ từ Ấn Độ và thế giới Hồi Giáo hơn từ Trung Quốc.

Trong trường hợp của các vấn đề hiện tại với Việt Nam, được khởi động bởi hành vi mang giàn khoan và tàu bảo vệ vào vùng biển phía Đông tp Đà Nẵng, Trung Quốc có một cái cớ nhỏ vì họ hiện đang có chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, một vị trí gần địa điểm của giàn khoan hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, các quần đảo này từ lâu nay nằm trong sự tranh chấp giữa hai quốc gia, một vấn đề hiện nay đã được xem là đã giải quyết sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974.

Nhưng khi họ [Trung Quốc] chưa bao giờ thiết lập một khu định cư thực thụ ở Hoàng Sa, lý do đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà họ sử dụng để lấn chiếm chủ quyền đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam trên cơ sở rất yếu kém. Lịch sử cũng cho ta biết bờ biển này là trọng tâm của nền thương mại của vương quốc Chămpa, một đối thủ hàng đầu trong thương mại khu vực kéo dài cả nghìn năm.

Một sự thỏa hiệp hợp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn là có thể có được. Mãi Lai và Thái Lan đã tiến đến một thỏa hiệp như vậy trên khu vực nhiều khí đốt giữa họ và Vịnh Thái Lan. Những quốc gia khác trong vùng như Indonesia, Singapore, và Mã Lai đã đem vấn đề chủ quyền biển đảo ra Tòa án Công Lý Quốc tế và đã chấp nhận kết quả phán xét. Nhưng Trung Quốc vẫn không muốn thỏa hiệp hoặc chấp nhận để một trọng tài phán xét. Trong khi đó, hợp tác phát triển là điều bất khả thi vì Trung Quốc luôn đặt điều kiện là phải chấp nhận chủ quyền của họ.

Trong trường hợp bãi cạn ngoài khơi Philipines, Trung Quốc đã dựa trên một kết hợp của lịch sử họ chế ra và việc họ đã đệ đơn đăng ký chủ quyền đầu tiên, một lý do nghèo nàn khi họ không có sự hiện diện liên tục ở đó và khi Philipines đã thừa hưởng chủ quyền theo hiệp ước giữa hai cường quốc phương Tây. Những bãi cạn này và các nơi khác Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philipines và trong vùng biển đi lại lâu nay của các sắc tộc của quốc gia này. Điều này không có gì để chối cãi.

Bãi cạn Scarborough nằm khoảng 200km cách Luzon và 650km cách Trung Quốc. Tuyên bố chủ quyền trên Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal) còn vô lý hơn nữa. Đó là rạn san hô nơi Philipines bắt giữ ngư phủ Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt loài rùa biển không lồ, một loài vật đang được bảo vệ. Các cuộc biểu tình giật gân đã từng bùng nổ tại Bắc Kinh. Rạn san hô này nằm 110km cách đảo Palawan, gần 1,500km cách Trung Quốc.

Thực tế về việc tuyên bố vô lý này đã có từ thời kỳ Quốc Dân Đảng thật ra không có. Chuyện các chính phủ trước đây có thể thỉnh thoảng đã triều cống Trung Quốc cũng không có. Đối với những quốc gia giao thương này, việc triều cống là một dạng thuế, cái giá phải trả để giao dịch với Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền đối với họ. Và nếu Trung Quốc có khi đã đóng vai trò đế quốc trong vùng, đó đúng ra là lý do để quan ngại, không phải cơ sở để cho rằng mình là chúa tể của vùng biển phần nhiều thuộc Mã Lai Đa Đảo [Malaysian Sea]. Nếu không thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể tuyên bố Ai Cập thuộc về họ và Nga có thể tuyên bố chủ quyền trên khắp vùng Trung Á [Central Asia].

Một Trung Quốc hồi sinh hiện nay muốn thể hiện sức mạnh và cho thấy ai là bá chủ trong vùng – cũng như họ đã từng làm với Việt Nam năm 1979 – và nhắc nhở Hoa Kỳ về những khuyết điểm của họ [Hoa Kỳ]. Nhưng bên cạnh đó cũng có một sự miễn cưỡng cơ bản để đối xử bình đẳng với các láng giềng không phải người Hán của mình, những dân tộc – riêng Việt Nam – với lịch sử và văn hóa riêng của họ, chưa từng chịu ảnh hưởng lớn nào của Trung Quốc.

Lịch sử về sự giả định tính ưu việt của Trung Quốc, đặc biệt đối với những người có màu da sậm hơn, thật là dài. Niềm tin vào thuyết ưu sinh và sự cần thiết phải bảo vệ và phát huy đặc tính đại Hán rất mạnh mẽ trong thời kỳ Cộng Hòa. Nó cũng được nhìn thấy vang dội trong quan điểm và chính sách xã hội của Lý Quang Diệu ở Sing. Niềm tin này từ lâu đã bị loại bỏ ở phương Tây và bị lên án dưới thời Mao Trạch Đông. Nhưng, nó đã được trỗi dậy ở lục địa Trung Hoa, nơi mà một số học giả khó thể chấp nhận rằng con người hiện đại phát xuất và lan rộng từ châu Phi và Trung Quốc theo đó, không phải là một chủng tộc có nguồn gốc độc đáo và riêng biệt của nhân loại.

Philip Bowring là một nhà bình luận báo chí làm việc tại Hồng Kông. nguồn: Beijing’s dangerous arrogance in the South China Sea. http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/1514360/beijings-dangerous-arrogance-south-china-sea

Người dịch: Hoàng Triết

Lưu ý: cũng có một bản dịch khác do Bút Lông Kim tại đây.

13 thoughts on “Nguy hiểm hung hãn của Bắc kinh trên biển

  1. Một bài viết thật hay! Cám ơn ông Jonathan London. Hong Kong quả là vẫn có tự do ngôn luận. South China Morning Post có bài này cũng xuất sắc: http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/1496825/beijing-should-reconsider-its-south-china-sea-claims
    Good read for Chinese readers too.

    Có một vài chỗ ông viết không chính xác (do vội vã?) như dưới đây:

    – [Người Indonesia đã đến châu Philippines] – phải là “châu Phi”
    – [Nhưng bên cạnh đó cũng có một sự miễn cưỡng cơ bản để đối xử bình đẳng với các láng giềng không phải người Hán của mình, những dân tộc – riêng Việt Nam – với lịch sử và văn hóa riêng của họ, chưa từng chịu ảnh hưởng lớn nào của Trung Quốc.] – “riêng Việt Nam” phải là “trừ Việt Nam”

      • Không hề. Nếu TQ cố nuốt, chiến tranh sảy ra là tuyến đường biển huyết mạnh bị gián đoạn. Kinh tế Tàu sẽ tắc nghẽn. Chiến tranh càng lâu thì Tàu sẽ càng kiệt quệ và chảy máu dần mà chết. Ngoài ra, đây là tuyến đường biển quan trọng của nhiều nước khác, Việt Nam sẽ không hề đơn độc. Khi Tàu suy yếu nhiều nước ghét Tàu sẽ cùng nhảy vào giải quyết và đề nghị chia Tàu thành nhiều nước nhỏ sau khi kết thúc chiến tranh. Tàu biết điều đó nên chưa dám động binh lấy toàn biển Đông. Nếu dễ thì chúng đã làm từ lâu rồi.

        • Bạn hãy lui lại mấy bước, và hãy hình dung mình không phải người VN, để ngắm nhìn bàn cờ khu vực…
          Tất cả đang có lợi cho Trung Cộng. Thực tế, thế giới “coi trọng” TQCS hơn VNCS.
          Dù suy nghĩ bằng trái tim nóng bỏng, nhưng lý trí của tôi cho rằng các nước đang cố gắng tránh chiến tranh với TQ, kể cả Mỹ (trừ khi TQ đánh vào… Trân Châu Cảng; Pearl Harbor).
          Do vậy, VNCS ngày nay trở nên cực kỳ cô độc, chỉ còn biết sống kiểu được chăng hay chớ, trong hy vọng được “muôn năm”?!.

          • Đấy là trước khi chiến tranh sảy ra thôi. Nếu chiến tranh sảy ra, các nước đều bị ảnh hưởng. Bạn hãy ngắm lại bản đồ VN coi, toàn bộ biển Đông đều có thể bị bao phủ bởi tên lửa phóng từ bờ biển Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp rẻ tiền như mìn biển và thậm chí ca nô cao tốc như cướp biển Somali đã làm cũng đủ làm tuyến đường biển này tắc ngẽn. Nếu dùng tàu chiến để hộ tống tất cả tàu hàng thì sẽ làm cho chi phí sản xuất rất đắt.

            Tóm lại TQ có thể đánh nhưng giữ không nổi vì tuyến này quá lớn. Nếu cố sẽ bị mệt mỏi và phải thoái lui nến không sẽ bị đánh bại.

        • Tôi thĩnh thoảng cũng lạc quan như bạn,nhưng có 1 thực tế là TQ chưa chết thì VN mình chết trước,chả nói đâu xa,chỉ mới mấy ngày nay,kinh tế đã hỗn loạn,các hoạt động sản xuất-xuất nhập khẩu có dính dáng tới Tàu ảnh hưởng thấy rõ,nếu lạc quan,thì đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất ra các mặt hàng phải nhập từ TQ,hoặc tìm thị trường thay thế TQ,nhưng đó chỉ là suy nghĩ lạc quan,vì hình như đa phần quen với sự “gắn chặt” với TQ rồi,không chỉ từ các cấp lãnh đạo

  2. Yet more signs that the Hanoi regime is laying the groundwork for making major concessions to China in order to preserve “peace”…

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140518_hoangvinhgiang_vietchina_conflict.shtml

    “Ông Giang bác bỏ khả năng có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc với Việt Nam như cuộc chiến xung đột năm 1979 ở biên giới phía Bắc của Việt Nam.

    “Không có lý gì để xảy ra sự việc như là hồi năm 1979, tôi cho là như vậy, bởi vì bây giờ là tất cả Đảng và Nhà nước cũng như Chính phủ Việt Nam đều muốn xây dựng đất nước Việt Nam.”

    • [“Không có lý gì để xảy ra sự việc như là hồi năm 1979, tôi cho là như vậy, bởi vì bây giờ là tất cả Đảng và Nhà nước cũng như Chính phủ Việt Nam đều muốn xây dựng đất nước Việt Nam.”]

      Lạ cho quan chức Việt Nam ngày nay. Phát biểu ú a ú ớ chán thật. Nói thế chả lẽ là: “hồi năm 1979 tất cả Đảng và Nhà nước cũng như Chính phủ Việt Nam đều KHÔNG muốn xây dựng đất nước Việt Nam.”!

    • Ông Giang không phải chính khách,không phải nhà kinh tế,cho nên phán như vậy cũng đúng và đó không chỉ là quan điểm của 1 cá nhân,nhiều lãnh đạo VN cũng vậy,cho nên không có gì lạ khi VN ngày càng teo lại(về mặt địa lý) và tính kiên trì của VN được thử thách nhiều lần
      Mặt mạnh duy nhất của ông Giang là thể thao thì cũng đang được xem lại,vì quyết tâm bám cho bằng được cái Asiad tổ chức ở VN(cũng có thể việc huỷ Asiad làm ông ta mất đi những khoản thu nhập to)

  3. Hanoi has once again decided to suppress peaceful anti-China demonstrations. This makes relevant the question that JL himself has raised earlier: How long could Hanoi sustain this on-and-off policy?

  4. Gitanjali – 35
    Rabindranath Tagore

    Where the mind is without fear and the head is held high;
    Where knowledge is free;
    Where the world has not been broken up into fragments by narrow domestic walls;
    Where words come out from the depth of truth;
    Where tireless striving stretches its arms towards perfection;
    Where the clear stream of reason has not lost its way into the dreary desert sand of dead habit;
    Where the mind is led forward by thee into ever-widening thought and action –

    Into that heaven of freedom, my Father, let my country awake.

    *****

    Lời Dâng, đoạn 35

    Nơi ấy trí bất khuất, đầu ngẩng cao;
    Nơi ấy hiểu biết tự do phóng dật;
    Nơi ấy thế giới không bị thành trì cổ hủ, hẹp hòi phân chia thành mảnh nhỏ;
    Nơi ấy tiếng nói phát ra từ sự thật thẳm sâu;
    Nơi ấy nỗ lực không ngừng vươn tìm tuyệt đối;
    Nơi ấy suối lý trí trong veo lượn khúc không lạc lối vào bãi cát ủ dột, hoang vu của tập quán khô cằn, cứng nhắc;
    Nơi ấy, Cha dẫn tâm trí con vào hành động, vào suy tư mở rộng luôn luôn.
    Trong vòm trời tự do ấy, xin cho quê hương con bừng tỉnh, Cha ơi.

    Bản dịch của Đỗ Khánh Hoan

Comments are closed.