Khủng hoảng đòi hỏi bước đột phá của đội ngũ lãnh đạo Việt Nam

Những cuộc bạo loạn chết người tuần trước ở Việt Nam tuy gây tổn thất đến hình ảnh và ổn định quốc gia nhưng lại là vấn đề thứ yếu so với bế tắc chính trị dai dẳng của Hà Nội. Theo Adam Fforde, một chuyên gia lâu năm về Việt Nam quan sát: cho tới thời điểm này, chúng ta còn chưa thấy “sự lãnh đạo hoặc chỉ đạo để hướng tới những nỗ lực cần thiết”. (Đó là phân tích của một người rất thân Việt Nam). Và tôi đồng ý, Việt Nam hầu như không còn cơ hội để vượt qua cơn khủng hoảng ở Biển Nam Trung Hoa một cách lành lặn nếu không giải quyết được những bế tắc chính trị của mình.

Nói một cách đơn giản, bế tắc này hiện diện ở bốn nhân vật chính trị được chia thành hai (hoặc thậm chí ba) nhóm. Nhóm thứ nhất vây quanh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật bị nạn tham nhũng tha hóa, lại được những tinh tú quốc doanh cũng như giới cảnh sát ủng hộ. Mặc dù có vẻ là chính khách lành nghề nhất, ông ta lại bị những người gièm pha đầu óc cải cách coi là chưa thực sự cải cách và không có khả năng mang lại những cải cách về thể chế cần thiết cho Việt Nam.

Nhóm thứ hai hướng về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch nước. Họ là những người bảo thủ hay những người bảo vệ hiện trạng thể chế. Ở phương diện quốc nội, lòng trung thành của họ phần lớn là hướng tới nhau, tới Đảng và quân đội. Ở phương diện quốc tế, lòng trung thành của họ đầu tư dài hạn vào niềm tin rằng Bắc Kinh là một “đồng chí tốt”. Có nhiều y kiến về Trương Tấn Sang, và có ý kiến cho rằng Ông có những quyền lợi cụ thể của mình.

Dù sao, vấn đề không phải là xác định một cách chính xác mà là nhìn rõ về lãnh đạo, Việt Nam đến nay đã có tình trạng bế tắc. Bế tắc này không làm tê liệt nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận hành của bộ máy nhà nước. Thay vì đối thoại với thế giới một cách tự tin, chúng ta lại được chào đón bằng sự im lặng kéo dài. Phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Trung Ương Đảng gần đây mới chỉ bóng gió đề cập đến khủng hoảng này. Thảo luận trong phiên họp kín của Bộ chính trị vẫn chưa có gì rõ ràng

Điều gì đã xảy ra vậy? Nhiều bộ phận của nhà nước đã phản ứng với thách thức một cách quyết liệt, đặc biệt là, kể cả các lực lượng bảo vệ bờ biển đã bị qua mặt và đánh bại lẫn bộ phận truyền thông nhà nước, đều được bật đèn xanh để công kích Trung Quốc và chưa hề lùi bước. Ở các lĩnh vực khác, rõ ràng nhà nước lại hạn chế khả năng hơn. Vắng bóng những đồng minh thân cận, Hà Nội đã cố gắng truyền tải sự bất mãn của mình bằng tinh thần yêu nước của công chúng. Những nỗ lực này của nhà nước, dù chưa tắt hẳn, nhưng đã suy yếu dần do những hạn chế của chế độ độc đảng.

Một trong nhiều điểm khác biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự thảo luận chính trị cởi mở hơn của những người tiền nhiệm (mặc dù vẫn còn bị đàn áp). Ngay từ lúc cuộc khủng hoảng bắt đầu, không gian ảo ở Việt Nam đã bốc lên ngùn ngụt. Người Việt Nam ở các phe phái khác nhau đã đòi quyền biểu tình ôn hòa. Trong khi những người biểu tình đầu tiên được phép tiên phong, thì phần nào họ vẫn bị đàn áp. Thay vì quang cảnh những con phố náo nhiệt, nhà nước lên kịch bản chặt chẽ cho các cuộc “mít-tinh phản đối” tại các thính phòng khác nhau để thể hiện cảm hứng yêu nước. Một số người đã bị chụp ảnh lúc đang ngủ gật.

Nỗ lực của nhà nước trong việc tổ chức công nhân biểu tình chống Trung Quốc nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Thế nhưng, ở phương diện nào đó thì điều đó cũng chả có gì ngạc nhiên. Cho đến tận sau các cuộc bạo loạn, người Việt Nam vẫn chưa được nghe bất cứ một phát ngôn nào từ các cấp lãnh đạo. Trật tự xã  hội cần sự điều phối và hợp tác chứ không phải đơn giản là mở cổng xả lũ cho những đám đông thiếu cả kinh nghiệm xã hội lẫn chính trị. Thật vô ích để dẫn đến hậu quả tồi tệ và để lại điều tiếng trên trường quốc tế như thế này.

Để giải quyết khủng hoảng vừa rồi, cần phải dũng cảm thực hiện từng bước. Cụ thể, cần phải tiến hành như sau:

1. Hà Nội cần phải nhanh chóng đưa ra tuyên bố. Một nguyên thủ quốc gia cần phải thực hiện điều này và cần được truyền hình trực tiếp. Chính quyền nên cân nhắc hai tuyên bố: một bằng tiếng Việt tới người dân do một nguyên thủ như thủ tướng Dũng chẳng hạn, một bằng tiếng Anh do một trong những quan chức cấp cao thành thạo Anh ngữ. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc, người có sự hiểu biết tinh tế về ngoại giao phương tây, có thể là một ứng của viên thích hợp. Những tuyên bố này cần giải quyết được tình huống theo cả hướng đối nội lẫn đối ngoại, cần giải thích rành mạch vị trí của Việt Nam và dự kiến giải quyết khủng hoảng thông qua các phương tiện pháp lý và ngoại giao chứ không phải bằng biện pháp vũ trang. Nếu Bắc Kinh gửi tối hậu thư trong những ngày tới, Hà Nội phải hồi đáp công khai và rõ ràng.

2. Lập tức thúc đẩy nỗ lực để phục hồi sự tín nhiệm kinh tế. Tổ chức một hội đồng bao gồm những cố vấn quốc tế tin cậy để giải quyết vấn đề của những nhà máy bị tổn thất, những người bị thương và những thử thách mà các nhà quản lý và công nhân ở các doanh nghiệp nước ngoài bị phá hoại phải đối diện. Nhanh chóng phục hồi niềm tin là vấn đề sinh tử. Công việc này phải được thực thi theo cách hơn cả cần thiết.

3. Lãnh đạo nhà nước Việt Nam và lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân dự đang phát triển của đất nước, bao gồm cả những người trong và ngoài chính phủ, cần đi tới những thảo luận về những điều khoản tham gia rộng rãi trên phương diện trách nhiệm chính trị của quốc gia đối với khủng hoảng này. Việc này cần bao gồm những quan chức chính phủ hàng đầu, đại diện nhóm Kiến nghị 72 (một tập hợp lỏng lẻo các trí thức cải cách nổi tiếng có những những liên hệ lâu dài với Đảng), và những thành viên chủ chốt đang lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự.

Đó là điều hứa hẹn nhất và là chiến lược hợp lý duy nhất cho Hà Nội để giành quyền kiểm soát trên cả phương diện đối nội cũng như đạt được tinh thần đoàn kết rộng khắp cần thiết để tham gia vào trường quốc tế hiệu quả hơn. Phóng thích những tù nhân lương tâm và tạo động thái với những người Việt hải ngoại sẽ là một thông điệp về một Việt Nam thay đổi và rằng Việt Nam là một đất nước xứng đáng được quốc tế ủng hộ.

4. Việt Nam phải bước ra khỏi các đối sách chính trị và thuật hùng biện theo lối hòa cả làng. Đất nước và khu vực không cần xung đột vũ trang, và vũ trang cần phải tránh mọi giá.

 Về lâu dài, Việt Nam cần theo đuổi các giải pháp mang tính chiến lược và hòa bình trên cả kênh ngoại giao lẫn quốc phòng để Bắc Kinh thấy rằng: vi phạm luật quốc tế và không tôn trọng các quốc gia láng giềng sẽ chỉ chống lại những lợi ích lâu dài của họ. Hà Nội cần tiến tới hợp tác nghiêm túc với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Cuộc thảo luận không cần phải bàn về việc kiềm chế Trung Quốc nhưng cần hướng tới mục tiêu ổn định và đạt được một trật tự thịnh vượng trong khu vực.

Tác giả: Tiến sĩ Jonathan D. London là giáo sư tại Phân khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế (the Department of Asian and International Studies) tại Đại học Thành phố Hồng Kông (the City University of Hong Kong) và thành viên cốt cán của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (the Southeast Asia Research Centre).

Lưu ý: là bản dịch thứ hai

Bài vốn được viết cho một đọc tập thể độc giả quốc tế mang tên: South China Sea Crisis Demands Vietnam’s Leadership Breakthrough

Nguồn: http://cogitasia.com/south-china-sea-crisis-demands-vietnams-leadership-breakthrough/

 

23 thoughts on “Khủng hoảng đòi hỏi bước đột phá của đội ngũ lãnh đạo Việt Nam

  1. A very well thought and well expressed opinion/ advise. It’s regrettable that its translation into Vietnamese is to be desired.
    Although of all intends, the author has a deep understanding, politics as well as economics, of the Vietnamese, but short of its culture. Vietnamese has a saying roughly translated as “offsprings of Royalty stay Royalty while children of second grade citizen stay put all the way” (con vua thì lại làm vua, con thầy vẫn quyét lá đa).
    This is like an axiom to the present power-in-place. They are not the people who take heart in the welfare ot their people but their own. Hope all the mind they take half your advise. There is another French saying that well explains their intention “après moi le déluge”.

  2. Bài này GS dùng “South China Sea”?
    Người dân VN nay đã chán ngấy từ “đổi mới”, “đột phá”. Họ rất đang mong “Thay Đổi”!

  3. “Còn đảng còn mình” vẫn đang là ưu tiên của phái cầm quyền

  4. If they will ever change as to what you suggest, they will be no longer themselves, deviated from their inherent conservative stance as communist. In other words, the communism that they are adoring will be dead and that means they will try to avoid it at all cost. They can only wait until they are ousted by the ever-growing democratic forces. But when?!

    • when this country is sucked dry by them, people can’t bear anymore, so they have to stand up to get rid of them. That’s called revolution. But after revolution, another bunch of suckers shall take the helm …

  5. Tuy là một người ngoại quốc, gs. Jo cũng đã cố gắng với Việt Nam nhiều lắm rồi, cũng như người Việt chúng tôi cũng đã cố gắng nhiều lắm rồi. Nhưng với những bộ óc mộng du ý thức hệ, và những tay chân nặng nề giáo điều như giàn lãnh đạo Việt Nam hiện thời, thì mọi gắng cỏi có lẽ đều trở nên vô hiệu. Chúng ta nói mãi, rốt cuộc giống như chỉ để cho chính chúng ta nghe và suy nghĩ tự thân vậy thôi !…

  6. Bản dịch dở một cách khủng khiếp, làm giảm giá trị của bài viết nguyên bản. Tiếng Việt lủng củng, rối rắm, đọc không hiểu và có một số chỗ dịch sai. Anh Jonathan nên nhờ người dịch tốt hơn cho các bài viết của mình!

  7. Đột phá ư? Ai chả biết vậy là tốt. Nhưng khó lắm. Không có gì đâu. Nhận thức, trình độ của lãnh đạo Việt Nam và người dân Việt Nam còn đang thấp lắm. Lãnh đạo tham quyền, cố vị, trình độ tồi tàn, u mê trong nỗi đau của dân tộc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cả ngày chỉ lải nhải được một một từ: cố mà giữ lấy cái chế độ. Thế thôi, ông Trọng lo cho cái chế độ đấy, chứ không lo gì cho đất nước đâu. Hoặc là ông ấy, ông Trọng chỉ nói được vài câu, đại loại như: học tập tấm gương Bác Hồ, chống suy thoái … Gần đây, ông ấy đi một loạt địa phương để truyền giáo, nhưng cũng chỉ nói được vài câu, đại loại như: Tỉnh ta là Tỉnh nông nghiệp, thì các đồng chí phải cố gắng chế biến … trình độ đã không có gì, mà lại còn bảo thủ, trì trệ đến kinh ngạc … thì chả có hy vọng gì đâu. Nếu mà nhân dân nổi can qua, giành lấy quyền lực về tay mình thì ok.

    • Oh my God! “Chế độ” là hư vô mà họ cứ mong giữ làm gì nhỉ?
      Thứ cần giữ thì không giữ – đó là “Danh dự làm người”!

    • [Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cả ngày chỉ lải nhải được một một từ: cố mà giữ lấy cái chế độ.]
      Chính xác! Và nói về bất cứ vấn đề gì, kể cả nói với quần chúng bình dân, cũng không bao giờ quên lải nhải: “phải có cái nhìn biện chứng”! Ông tổng cũ đã bị nick name “cây gì con gì” vì đi đâu cũng nói vậy như một cái máy. Tôi đề nghị gọi ông này là “biện chứng” để lưu danh muôn thủa.

  8. … Ở một nước cộng sản, thậm chí một con lợn vẫn có thể được đưa lên làm lãnh đạo … Đột phá nó là như thế đấy.

  9. y ban dung y toi ,nhung lan nay ho hieu day ,khong con cach nao khac dau ,ho se lam nhu cau noi ,dat nuoc toi sap duoc tu do roi , lich su viet nam la nhu vay ,moi khi doi dau voi trung quoc .

  10. Sadly a rather poor translation to Vietnamese of your article.

    The fact that you, a blogger, an outsider has to write this article to give suggestions to the Vietnamese top leaders on what to say/do, speaks for itself: Nguyen Tan Dung, Truong Tan Sang, Nguyen Phu Trong, Nguyen Sinh Hung are puppets of the Chinese Communist Party. Don’t waste your breath on them … and don’t hold your breath waiting for this breakthrough! It’s time the Vietnamese people rise up, take a stand and get rid of such garbage amongst them — get rid of the these 4 puppets and their cronies. So only advice to these 4 puppets is: yield power, hold free elections for the Vietnamese people to decide who they want to lead the country out of this mess … or face the wrath of the people!

  11. Chào anh Giôn,

    Anh viết rất hay qua đó tôi cũng cảm nhận được tình Cảm của anh dành cho Việt Nam. Nhưng ngược lại trong tôi lại đặt ra một câu hỏi: Chẳng nhẽ lãnh đạo Việt Nam lại ngu đến vậy sao? Tôi nghĩ là không. Có chăng là ác và hèn. Bệnh này khó chữa lắm bác sĩ Giôn ạ!

    • Ngu thực sự đấy.

      Lãnh đạo Việt Nam: Ngu + Hèn + Tham nhũng = Phá hoại đất nước + Mất lãnh thổ.

      Nhìn mặt TBT Trọng là thấy. Cái mặt đấy mà không ngu sao? Ông Trọng không biết cái thứ gì trên đời, ngoài cái mớ lý luận Mác – lênin. Tóm lại, lãnh đạo Việt Nam: ngu, hèn, tham nhũng, tham quyền, thiển cận, ác độc với dân.

  12. Support this idea?

    4/ Muốn giữ Biển Đông là phải kế thừa di sản VNCH.

    Năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo Trường Sa bằng vũ lực. Phía VN đã không đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An LHQ cũng như kiện TQ ra trước Tòa án Công lý quốc tế. Thời điểm này, CHXCNVN đã gia nhập LHQ, có đủ tư cách pháp nhân (mà phía VNCH trước kia không có) để kiện (hay thách thức kiện) TQ.

    Đầu thập niên 90, TQ đã cho phép công ty dầu khí của Hoa Kỳ khai thác tại vùng Tứ Chính – Vũng Mây (Vạn An Bắc, gọi theo TQ). VN có nhờ tổ hợp Luật sư Hoa Kỳ thiết lập hồ sơ, có lẽ có ý định « kiện » công ty dầu khí Crestone, chứ không nhằm kiện TQ.

    Vấn đề đặt ra, tại sao nhà nước CHXHCNVN, vừa có tư cách pháp nhân cũng như đầy đủ lý lẽ để kiện TQ, nhưng nhà nước này lại im lặng ?

    Bởi vì, nhà nước này không thể kiện TQ.

    Nhà nước CHXHCNVN có nghĩa vụ tôn trọng những kết ước, những tuyên bố về một vấn đề quốc tế… của nhà nước tiền nhiệm VNDCCH. Trong đó có việc nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.

    Trong thập niên 90, nhân có các vụ xung đột tại TS, nhiều học giả, chuyên gia về luật quốc tế đã viết những tác phẩm về tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và TQ về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần lớn các học giả này nhìn nhận rằng VN đã phạm « Estoppel ». Theo họ, VN đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS trong một thời gian dài, đã hưởng lợi từ Trung Quốc, thì bây giờ không thể nói ngược lại.

    Điều này đã thể hiện qua thái độ của nhà nước CHXHCNVN. Mặc dầu bị phía TQ lấn lướt (đến mức không thể chịu đựng) nhưng họ luôn chịu nhịn, không đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.

    Thái độ này dầu vậy hợp lý. Bởi vì, việc kiện tụng, nếu xảy ra, phía VN có rất ít hy vọng thắng. Nhưng nếu thua thì mất hết.

    Mất Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển kinh tế độc quyền của VN sẽ bị thu hẹp, nếu không nói là mất cả Biển Đông. TQ có đủ lý do để đặt các luật lệ cấm đánh cá, hay mở rộng vùng Nhận diện Phòng không trên khu vực các đảo này, tức bao trọn biển Đông. VN sẽ bị cô lập.

    Nhưng nếu không làm gì hết, TQ cũng sẽ lần hồi thâu tóm các đảo TS, chiếm trọn Biển Đông.

    Lối thoát cuối cùng cho VN là kế thừa di sản VNCH, thông qua phương pháp hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.

    Hòa giải quốc gia để kế thừa danh nghĩa VNCH. Dân chủ hóa chế độ để đoạn tuyệt với di sản VNDCCH. Từ đó VN mới có danh nghĩa để mà đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế.

    (source: http://nhantuantruong.blogspot.com/2014/01/hoang-sa-va-truong-sa-van-e-ke-thua.html)

  13. Support Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ:
    “Kiến nghị đại xá toàn bộ viên chức VNCH
    Lần đầu tiên một kiến nghị có tính nhân bản được trình lên Quốc Hội xin đại xá toàn bộ các cán bộ viên chức chế độ VNCH cũng như đề nghị lấy tên nước là Việt Nam thay vì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Dr-Cu-Huy-Ha-Vu-proposes-to-National-Assembly-to-grant-amnesty-for-former-officer-regime-MLam-08312010220823.html

Comments are closed.