Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới

 Với tư cách là một học giả trong lĩnh vực kinh tế chính trị học đối sánh và một nhà phân tích Việt Nam đương đại, tôi liên tục phải đối mặt với những tình thế nan giải về việc làm sao để đóng góp tốt nhất cho Việt Nam. Tôi không phải là người chỉ gò bó trong phạm vi quan sát, phân tích và lý giải. Chúng ta đều là con người. Chúng ta sống trong một thế giới không thoát khỏi chính trị. Đôi khi, thế giới đó đặt chúng ta vào những tình huống khó xử bất ngờ trên phương diện thực tiễn và đạo đức mà nếu chúng ta phớt lờ chỉ có thể có hại cho chính mình.

Tương lai Việt Nam là vấn đề của Việt Nam. Tuy nhiên, có những trường hợp trong đó những ý tưởng và quan điểm từ bên ngoài có thể hữu ích. Trên tinh thần đó, tôi đề xuất những ý tưởng sau đây với hy vọng rằng chúng có thể đóng góp cho những thảo luận mang tính xây dựng, hướng về tương lai, giữa người Việt với nhau về tương lai đất nước của họ.

 ***

Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới

Cần có một quá trình cải cách thể chế mang tính đột phá để đưa Việt Nam đến một tương lai vững chắc và thịnh vượng. Một đề xuất như vậy bao gồm những yểu tố mang tính mục tiêu và hệ thống. Nó sẽ có khả năng lôi kéo sự ủng hộ của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ và nhiều nước thành viên trong khối ASEAN. Khi cần thiết, nó có khả năng bao gồm mối quan hệ hợp tác với những tổ chức về minh bạch và hỗ trợ mang tính kỹ thuật thích hợp. Những nhà đầu tư từ Đài Loan và Hongkong nên được hoan nghênh một cách nhiệt tình trong khi những nỗ lực để giải quyết căng thẳng với Bắc Kinh tiếp tục.

Nghị trình này sẽ không mang tính đối đầu và hướng tới đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao sau một thời gian chững lại, cùng lúc phục hồi và xây dựng lòng tin quốc gia trong bối cảnh những thách thức hiện nay.

Mặc dù tình trạng hỗn loạn và bạo lực tuần trước là vô cùng đáng tiếc, nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định. Trong khi đó, những căng thẳng trên biển nay có dấu hiệu suy giảm trong tương lai gần. Sắp tới, Hà Nội sẽ phải nỗ lực với quyết tâm cao nhất để giải quyết những căng thẳng với Bắc Kinh bằng các giải pháp trên phương diện ngoại giao, pháp lý và mang tính sáng tạo mà từ trước tới nay chưa nghĩ đến. Các giải pháp sáng tạo có thể bao gồm những đề xuất hợp tác phát triển, gìn giữ song và đa phương dựa trên cơ sở và chuẩn mực quốc tế lâu đời và nhằm mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và an ninh cho toàn khu vực. Tư duy tất cả về tay kẻ chiến thắng sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Điều đó sẽ thúc đẩy việc quân sự hóa liên tục trong khu vực với mọi hiểm họa đi kèm.

Nền kinh tế Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của nó là bao. Tốc độ tăng trưởng chậm lại và giờ đây có nguy cơ vĩnh viễn rơi vào quỹ đạo tăng trưởng thấp do những hạn chế về thể chế mà bất cứ người Việt nào có đầu óc cải cách trong và ngoài nhà nước đều dễ dàng nhận thấy. Những hạn chế này gồm thiếu chế độ pháp trị, các thể chế quản lý yếu cộng với những nỗ lực sai lầm để đạt tới một nền kinh tế thị trường với nhà nước đóng vai nặng nề, cũng như thái độ đàn áp nhân quyền làm hủy hoại tính minh bạch, và không kém phần quan trọng, là sự hình thành một loại hình chính trị nhóm lợi ích bè phái đang sử dụng hết sức kém hiệu quả lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm của quốc gia.

Việc thừa nhận những hạn chế thể chế này không phải để chỉ trích Việt Nam mà để nhấn mạnh rằng, nếu Việt Nam muốn có một tương lai thịnh vượng mà người dân xứng đáng được hưởng thì phải thực hiện những cải cách mang tính đột phá.

Một trong những ảnh hưởng khôn lường từ những căng thẳng trên biển gần đây là qua đó ta thấy rõ Việt Nam phải nhanh chóng đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của mình. Đất nước phải tránh những quan hệ đối kháng với Trung Quốc. Tình hữu nghị phải được phục hồi và củng cố. Tuy nhiên, tình hữu nghị đó phải dựa trên những nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng, điều này lại đòi hỏi Việt Nam phải trụ vững trên đôi chân của mình khác hẳn từ trước tới nay.

Việt Nam đang đứng trước ngã tư đường. Để quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và tồn tại trong hòa bình, ổn định mà không sợ hãi, đất nước phải thay đổi. Để đạt được những thay đổi này, đất nước cần sự ủng hộ của quốc tế. Nhưng để đạt được điều đó, hàng ngũ lãnh đạo đất nước phải trao đổi và thể hiện cho thế giới thấy rằng họ quyết tâm thay đổi. Qua những phản hồi từ công chúng đối với phát ngôn gần đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dựa trên hiểu biết của mình về Việt Nam, tôi hết sức tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ hoan nghênh những thay đổi đó. Can đảm chính trị là những gì cần thiết tại thời điểm này.

Cụ thể là có thể làm gì?

1. Một đội công tác cần được thành lập, dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, cùng hợp tác với các tổ chức phát triển quốc tế và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật liên quan để phác thảo một chiến lược giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những thiệt hại do các vụ việc ở Bình Dương, Hà tĩnh và ở bất cứ địa phương nào được xem là cần thiết;

2. Các lãnh đạo nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển quốc tế về khía cạnh vật chất và kỹ thuật cần triển khai một chiến dịch phục hồi kinh tế và xây dựng lòng tin để tìm cách khắc phục tình trạng và nguyên nhân gây ra những rối loạn gần đây. Thông tin về các nguyên nhân chính xác của rối loạn cần được công bố cho thế giới;

3. Hà Nội phải cho thấy tinh thần sẵn sàng nhanh chóng thực hiện nhiều cải cách hơn những gì mà Thủ tướng đã đề cập trong thông điệp đầu năm và cam kết này phải được thể hiện bằng việc triển khai những biện pháp thiết thực để thiết lập chế độ pháp trị, mà theo định nghĩa cần phải sửa đổi hiến pháp;

4. Khung thời gian thực thi quá trình này cần được thông báo và kèm theo đó là việc phóng thích những tù nhân lương tâm trong một thời gian sớm nhất. Tuy những cuộc biểu tình rầm rộ có chỗ đứng trong thế giới chính trị, nhưng chúng không phải lúc nào cũng hữu ích. Nếu các lãnh đạo nhà nước thể hiện sự quyết tâm thay đổi để bảo vệ những quyền phù hợp với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, thì tất cả các thành viên của cộng đồng bất đồng chính kiến phải có trách nhiệm cam kết tuân thủ các nguyên tắc văn minh và bất bạo động. Trật tự xã hội là thiết yếu, nhưng cần phải hợp tác, tin cậy và hy sinh;

5. Trên cơ sở những biến chuyển được thể hiện về chế độ pháp trị và tuân thủ những nguyên tắc quốc tế về nhân quyền, nhà nước của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và New Zealand sẽ ngay lập tức nâng cao tầm quan hệ với Hà Nội;

6. Nên định ra một lộ trình cải cách thể chế – chẳng hạn hiến pháp – thực thi trong vòng không quá một năm; nhóm 72 nhân sĩ trí thức, những người đấu tranh cho cải cách hiến pháp vào năm 2013 hoặc những đại diện của họ cần được mời để tham vấn. Những cá nhân ưu tú ở các cộng đồng người Việt hải ngoại cần hỗ trợ;

7. Tiếp tục đường lối ngoại giao với Bắc Kinh trên phương diện nhấn mạnh phát triển hợp tác về tài nguyên và phi quân sự hóa trên biển Đông Nam Á. Những đe dọa và hành động quân sự cần được thay thế bằng những nỗ lực tăng cường (chứ không phải làm suy yếu) các chuẩn mực quốc tế. Hợp tác và sử dụng sáng tạo những động cơ của tất cả các bên để hỗ trợ quá trình hợp lý hóa các yêu sách trong khu vực. Những nguyên tắc “kiềm chế lẫn nhau”, tôn trọng và quan hệ hợp tác là thiết yếu.

Nếu những điều trên có vẻ bất khả thi về mặt chính trị, hãy công nhận rằng những giải pháp đề xuất gây tranh cãi nhất ở trên có thể giúp Việt Nam và sẽ được quốc tế công nhận và ủng hộ ngay lập tức. Những phản đối rằng cải cách đích thực ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra sau khi đạt được tăng trưởng kinh tế có thể bị bác bỏ bằng những bằng chứng phong phú rằng chính việc không có những cải cách đó đã cản trở sự phát triển của Việt Nam. Hành động trong tình đoàn kết quốc gia và quan hệ đối tác với các nước có cùng quan điểm sẽ đưa Việt Nam đến một tương lai tươi sáng hơn. Nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng điều đó.

Jonathan London
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014

41 thoughts on “Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới

  1. Cám ơn Jonathan.
    Trước hết, cám ơn ông rất nhiều vì sự quan tâm rất có thiện chí và những tình cảm tốt đẹp mà ông đã dành cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Đôi khi tôi rất buồn vì dân tộc này phải gắn với một số phận cay đắng, từ trong quá khứ đến hiện tại: chiến tranh triền miên, tư tưởng và định kiến ‘viễn vông’, bạn bè phản nghịch.
    Không biết có ai trong chính quyền nghe ý kiến của ông không. Riêng tôi, những ý kiến này rất hay và có ý nghĩa trong tình hình hiện nay. Nhưng tôi có một trăn trở: ông có thể nghĩ ra cách nào để đem những ý kiến mang tính xây dựng này (kể cả của rất nhiều người có cùng thiện chí khác) đến với dân chúng một cách phổ biến hơn không?
    Một điều rõ ràng là hiện nay rất nhiều người trong chúng tôi cảm thấy ái ngại hoặc thậm chí là sợ hãi khi phải đọc những điều mà họ cho là nhạy cảm như ông vừa nêu.
    Dù thế nào, tôi và rất nhiều người khác ghi nhận và đánh ra rất cao cùng với sự biết ơn những gì ông đã làm lâu nay cho Việt Nam. Tôi vẫn thường theo dõi những bài viết của ông bất cứ khi nào tôi có thể. Hy vọng một lúc nào đó tôi có cơ hội gặp được ông.
    Một lần nữa cám ơn ông.

    • Cảm ơn rất nhiều! Nếu thích bài này nhờ chia sẻ nó. Thank you!
      Chân thầnh, Jonathan

  2. GS J.L vẫn ra vào VN và đang ở Hanoi, dù biết nhiều ý kiến của ông không vừa lòng giới cầm quyền CSVN . Đặc quyền quốc tế ( kể cả là công dân Mỹ và GS tại Hongkong) và luận cứ hòa nhã , nặng lòng với VN mà không cổ súy bạo loạn, hay thóa mạ, phe nhóm của ông, chính là tấm passport + visa vẫn tồn tại của ông với VN . ( Cho đến khi nó hết giá trị từ tính cách thất thường tất yếu của chế độ này) .

    Giá trị chính của những gợi ý, nghiên cứu, đề nghị của ông cho VN đã và sẽ tồn tại vượt mọi trở ngại . Ở thế giới hiện tại những ý kiến tấm cỡ học giả quốc tế chuyên biệt của ông về VN , như GS Carl Thayer ở Úc , hẳn không xa gì những đôi mắt của những người làm chính sách tầm cao quan trọng có thể làm những quyết định thay đổi cuộc diện VN .

    Vâng, chúng ta hãy chuyển tâm tư ông đến cho thật nhiều người trong và ngoài nước .

    Thân kính
    NT

  3. Cám ơn ông Jonathan.
    Điều cấp thiết ngay bây giờ là đòi hỏi của Trung Cộng trên Biển Đông? – Yes hay No!
    Hình như những lời khuyên của ông chỉ thực hiện được (khi đảng CSVN muốn) sau khi VN trả lời YES với Trung Cộng (khi đó thì muộn rồi tám ơi!)
    Nếu câu trả lời là NO, thì liệu Trung Cộng có ngồi yên để VN thực hiện những khuyến nghị của ông hay không?

  4. Thân chào Bác Chủ nhà và quý bạn đọc !!!

    BAO GIỜ Bác LONDON làm TỔNG THỐNG Xứ Giả tưởng JONATHAN để thân mời các BLOGGERS XỨ VIỆT Nhà báo Tự do Nước Việt đi thăm LUÂN ĐÔN đây ????????

    Ha ha ha !!!
    Tôi TỶ LƯƠNG DÂN thì thích BÁNH KẸO của Bác Siêu Đại gia Sô-cô-la Petro Poroshenko vì có mùi vị Petro GIÀN KHOAN “khủng” hơn là KẸO ĐỒNG trên BIỂN ĐÔNG

    Ha ha ha !!!

    https://www.youtube.com/watch?v=NTyKmU9P9wQ

    TÉ RA Tiến sĩ ĐẤM THÉP từng hạ ván không biết bao BLACK POWER trên võ đài quyền ANH (London chớ không phải WASHINGTON quyền MỸ !!) lại chỉ làm tới chức THỊ TRƯỞNG KIEV chứng tỏ AI AI cũng thích HÒA BÌNH qua BÁNH KẸO hơn là CHIẾN TRANH với QUẢ ĐẤM THÉP …

    Nghe tin mừng Bác Siêu Đại gia Bánh kẹo nay thành Tổng thống Ukraine .. ..
    **********************************************************************

    Đại gia Bánh kẹo thành Tổng thống Ukraine
    Dân chúng tha hồ Tự do đánh trống thổi kèn
    Có lẽ Hòa bình trở lại Chiến tranh chấm dứt ? ?
    Phố Nga (1) nói bốp xốp Phố Tàu (1) ”sủa” (2) ”hảo lớ” khen
    Đối thoại nơi Mặt trận miền Đông vẫn còn yên tĩnh
    Hỗn loạn thành Thanh bình Đất nước Ukraine
    Tỷ phú Sô-cô-la mở cửa bao kho chứa kẹo bánh
    Dân chủ Đoàn kết khắp nẽo đường lên men say men

    TỶ LƯƠNG DÂN

    (1) “Đối với những ai không cầm lấy vũ khí, chúng tôi luôn sẵn sàng đàm phán để đảm bảo an ninh cho họ, đảm bảo quyền của họ bao gồm quyền được nói ngôn ngữ họ muốn.”

    Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

    (2) Rusia town – China town .. ..(Nỉ huầy ”sủa” trung của hoa ??)

  5. Đây là ý kiến cá nhân bé nhỏ thôi, tôi nghĩ, trước mắt, việc quan trọng là chuyến đi Hoa Kỳ cuả ông Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh. Những gì ông ta yêu cầu và cam kết là bước đầu tiên cho mọi thứ có thể diễn tiếp, phải không?
    Những gì Giáo sư trình bày đều thể hiện tính xây dựng và thiện chí.
    Tôi đọc đâu đó hồi trước bên blog gocnhinalan.com, Tiến sĩ Alan Phan cũng là bạn cuả ông John Kerry. Bây giờ không chuyển mình, tới khi nào?

    • Chả hy vọng gì đâu. Ông TBT Trọng và vài đồng chí khác vẫn muốn giữ gìn công thức vàng 16+4 với ông anh cộng sản TQ ở Bắc Kinh. Với ông Tổng Trọng thì một tí lãnh thổ thì chả ăn thua gì so với tình đồng chí với quan thày đại hán. Với ông Trọng, thì giữ gìn chế độ, giữ gìn công thức 16+4 với quan thầy đại hán là quan trọng nhất, tổ quốc và lãnh thổ thì phải ‘biện chứng’.

  6. Giá như có một cuộc bầu cử Chủ tịch nước Việt Nam thật sự, là do dân bầu, thậm chí không cần phải là đảng viên CS, sau đó mọi việc sẽ có thể tiến triển.
    Còn cứ vẫn những người cũ làm “lãnh đạo”, làn sóng rời bỏ “Tổ Quốc” sẽ vẫn là cách giải quyết ưu tiên của người dân Việt Nam!

  7. Bài viết đáng trân trọng, đáng cho chúng ta suy nghĩ. Gần 100% kiến nghị của GS đang được các nhà LĐ VN thực hiện, tuy mức độ, hiệu quả có thể chưa cao.
    BD

  8. Anh J. London nghĩ rằng, các ông lãnh đạo đảng csvn không biết làm thế nào để cải cách để đất nước mạnh lên sao? Nếu anh nghĩ vậy, thì anh nhầm. Các ông ấy biết thừa cải cách thế nào thì tốt cho đất nước, nhưng họ không làm, vì cải cách thì tốt cho đất nước, nhưng lại không tốt cho đảng csvn. Do đó, họ không làm gì đâu, họ không cải cách đâu. Không dễ dàng mà họ từ bỏ những đặc quyền, đặc lợi từ cái chế độ độc tài toàn trị hiện nay đâu. Họ đang sướng như ông vua, bà chúa, tiền bạc như nước, kẻ hầu người hạ, hô phong hoán vũ … Họ (đảng csvn) không dễ cải cách để từ bỏ ngai vàng của họ đâu.

    Không khéo, họ sẽ tìm cách lôi kéo anh J. London về phe của họ, cho kết nạp đảng csvn, rồi anh J. London tha hồ hưởng lợi, hưởng phúc, kiếm chác …

    • “Không khéo, họ sẽ tìm cách lôi kéo anh J. London về phe của họ, cho kết nạp đảng csvn, rồi anh J. London tha hồ hưởng lợi, hưởng phúc, kiếm chác …”?
      Lê Mai, thật là không phải khi bạn mỉa mai, công kích Gs. London như vậy. Ông ta là học giả Mỹ, với mong muốn nhìn thấy một Việt Nam chuyển mình như Miến Điện, hay có một bước nhỏ thay đổi nào đó như một tiền đề. Đó là một thiện ý khó thực hiện, nhưng người kiên trì và thiện chi’ này luôn quan niệm, nếu không thử và cố gắng thực hiện thì làm sao biết nó không thành.

  9. “……Có người đang bình luận sự im tiếng khá nặng nề của một số chóp bu trong Bộ Chính Trị ĐCS VN là dấu hiệu một cuộc tranh chấp lớn đang diễn ra trong nội bộ , có thể dẫn đến sự thanh trừng nào đó hơn là 1 cuộc đảo chính toàn diện vốn không là thói quen trong khối XHCN . Vâng, vẫn chỉ là 1 bình luận thôi…. ”

    Tâm trạng căm hờn quyết chiến / quyết tử bảo vệ tổ quốc vẫn va vào khoảng lặng makeno, hay nỗi đau của kẻ bị trị vô phương kháng cự, hoặc lưu vong vô vọng . Phản ứng bùng phát đập phá trả đũa , ngay cả nếu là tự phát, cũng vẫn không thể tạo ra hiệu ứng cứu nước . 5 năm trước không mấy ai nghĩ sẽ có một Xã Hội Dân Sự khả thi và nhu cầu Dư Luận Viên ở VN . Hiến dâng thân thể cho ngọn lửa phản kháng bạo quyền đã hơn 50 năm mới vừa đánh thức lại VN.

    Đảo chính quân sự trong nền dân chủ lỏng lẻo ở Thái Lan cũng không giải quyết được nạn chính trị mị dân đang tàn phá đất nước này. Phải mất rất lâu nữa để Á Châu bắt kịp Mỹ Châu, Âu Châu nơi biểu tình có thể gây bạo động , được kích động , nhưng không thể lật đổ một chính phủ dân cử , hay thuê , xúi giục người biểu tình ngày này qua ngày khác . Park Chung Hee , Suharto, Lý Quang Diệu đã làm được những “Strong Men ” thay đổi đất nước họ từ gốc rễ , từ đe dọa của nổi dậy theo cộng sản Trung Hoa , đói nghèo lạc hậu , đến xâm lấn khu vực . Họ đã mở đường cho nền dân chủ tiệm tiến , lấy phát triển kinh tế, dân sinh làm nền móng và sự liên kết với phần còn lại của thế giới đa nguyên , dân chủ cực thịnh để bảo đảm sự độc lập , phát triển cho đất nước mình, cho dù công tội của họ vẫn bị phán xét .

    Kẻ gây chiến và bại trận Nhật Bản cũng vùng dậy thành cường quốc kinh tế toàn cầu , với sự trợ giúp của kẻ thù cũ . Chỉ cần một thỏa thuận ngầm của kẻ cựu thù ấy nước Nhật Bản sẽ trong một thời gian kỉ lục tái tạo được những hạm đội bao gồm Hàng Không Mẫu Hạm , tàu chiến, máy bay chiến đấu và những quân đoàn đặt Trung Quốc trong tầm ngắm và sự tàn phá lập tức . Ngay ở đầu thập niên 40 họ đã có thể vùi dập Hải Quân Mỹ ở Trân Châu Cảng . Trục Á Châu chỉ còn cần lá chắn Nguyên Tử, để Biển Đông vẫn đủ an bình như eo biển Malaca vẫn mở ra cho ngay cả Trung Quốc.

    Việt Nam đang cần một Strong Man tương tự , hay nhiều Strong Men cùng một phương hướng . Phần còn lại của những kịch bản của ” Hồn Thiêng Sông Núi”, ” Liệt Tổ Oai Hùng ” , ” Dân Chủ Đa Nguyên “, sẽ do lịch sử và những thế hệ VN kế tiếp hoàn thành.

    Lòng Can Trường Chính Trị của Kẻ Có Thời Thế và Tác Động Bền Bỉ của lòng dân , sự đoàn kết, hòa giải hướng thượng, mới là hi vọng của dân tộc VN. Như khi Gạcma bị Trung Quốc chiếm đóng một nhóm cựu binh Nhảy Dù VNCH ở Mỹ đã ngỏ ý sẵn sàng về chiến đấu tại quê nhà , bất kể ” Kẻ thủ cộng sản VN” đang nắm quyền.

    Sau cùng thì nếu mất nước kẻ nào có tiền của, khả năng, địa vị ở VN sẽ đem gia đình vượt biên sang Trung Quốc, Bắc Hàn hay Cuba, thậm chí là nước Nga? Làm sao các Việt Kiều Mỹ, Úc, Canada, Âu Châu còn về thăm nhà , hay giúp đỡ thân nhân ?

    NT

  10. Anh J. London nói vậy, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nói rằng là ‘làm gì thì cũng phải biện chứng, khách quan’. Mác – Lê Nin đã nói rồi, cái gì cũng phải biện chứng và khách quan. Giữ gìn lãnh thổ mà còn phải “biện chứng” nữa là. Anh Trọng nhà em giỏi ní nuận lắm, anh J. London nhé. Anh không ní nuận giỏi hơn anh Trọng nhà em đâu.

  11. Rằng hay thì thật là hay
    Ngẫm ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
    Cảm ơn những tâm lòng của những người như ô cảm tưởng ô chưa fải sống trong lòng chế độ ấy tôi thì lai thấy may hơn 2bạn cuba & bắc hàn

    • Thực sự tôi lại muốn sống tại Cuba và Bắc Triều Tiên đấy! Có thể nó tốt hơn VN bây giờ. Có một cách tuyên truyền là “ta vẫn còn tốt hơn nhiều kẻ khác (Bắc Triều Tiên)”. Nhưng chưa chắc đâu…

  12. Vừa rồi:

    Nhân họ Việt Cộng chính sự phiền hà,
    Để trong nước lòng dân oán hận.
    Quân cuồng Minh (Tàu khựa) thừa cơ gây hoạ,
    Bọn gian tà (TBT Trọng & cộng sự) bán nước cầu vinh.
    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
    Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
    Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
    Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
    Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
    Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
    Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
    Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
    Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
    Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
    Nặng nề những núi phu phen,
    Tan tác cả nghề canh cửi.
    Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
    Lẽ nào trời đất dung tha,
    Ai bảo thần nhân chịu được?

    • bạn là người công dân VIỆT NAM – tin vào con người VN – tin vào tình thương của BÁC – thì tôi mong bạn và gia đình nên có 1 chuyến đi tới điện HOÀNG THIÊN LONG – nơi thờ linh BÁC – chúng ta tới đó, có tâm tín ắt mọi điều trong gia đình, tất cả chúng ta sẽ bình an, và mạnh khỏe…. tôi nghĩ sống đầu tiên cần chữ An – cứ an bình thì sẽ làm và lấy lại được mọi điều…. nơii đây là toa thuốc…. cứ tin vào trời phật….vào Bác…. rồi chúng ta sẽ êm ấm mọi điều khi tất cả , ai ai,nhà nhà cũng đọc KINH PHÁP của Người ….!! bạn thử đến xem… hãy tin vào tôi, tin vào thâm tâm của 1 con người….bạn sẽ ko thấy lầm đâu…!!!!!

  13. Yêu cầu ông Trọng về hưu, vì ông quá dốt nát và nhu nhược, không dám nghĩ, dám làm, dám cải tổ.

    Yêu cầu đảng csvn cải tổ chính trị, cải tổ đất nước, để DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH. Yêu cầu Đảng csvn CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC, nếu không thì phải giải thể. Đảng csvn không thể ngồi đấy mà tham nhũng, đục khoét, làm đất nước trì trệ, phá sản, làm cho dân tộc không thể ngóc đầu lên được.

  14. Người lính Mỹ luôn có sức mạnh tinh thần vì chỉ biết hy sinh cho Đất Nước Hoa Kỳ. Họ không bắt buộc phải hy sinh cho riêng Đảng Dân Chủ Mỹ, Đảng Cộng Hòa Mỹ, càng không phải là Đảng Cộng Sản Mỹ.

  15. Chào mọi người!
    Tôi có đọc qua bài ngắn (Hai bước cần thiết) của tác giả kèm theo các comment bên dưới và thấy 1 điều rằng ,có một ý kiến của tác giả (Thiên Bình) có ý khác với số đông còn lại đã bị ném đá tơi bời và quy chụp là (DLV, nói có tiền,,,,,,)có lẽ điều đó cũng không khác việc nhiều người bị quy chụp (Phản động,……) .Qua đó ta thấy rằng còn lâu lắm mới có dân chủ đối với người Việt ( trong nước lẫn hải ngoại) vì họ còn chịu sự tác động nặng nề bởi bóng đen quá khứ phức tạp của VN. Vì thế những mong muốn (tôi cho rằng là cũng chính đáng) VN phải tiến nhanh hơn nữa là vô cùng khó khăn,nếu ko muốn nói là khá ảo tưởng khi đi vào thực tế. Khách quan mà nói có lẽ VN phải mất ít nhất 1 thế hệ thì bóng đen quá khứ này mới dần tan biến được.Thực tế thì VN mới có được hòa bình 1991 sau khi bình thường hóa quan hệ với Tq,thế hệ sống trong hòa bình vẫn còn ở dạng tiềm năng và xã hội vẫn đang được lãnh đạo chủ yếu bởi thế hệ thời chiến tranh. Việt nam chỉ có thể thịnh tiến dần đều thôi mặc dù tôi không có nhiều niềm tin lắm vào chuyện VN sớm thoát khỏi bẫy thu nhập TB 12k$/người /năm

    • Bạn Dự ạ. Đừng bóp méo vấn đề. Đám DLV chuyên bóp méo sự thật phải bị phê phán. Nói thẳng ra là người ta ghét những kẻ bịa đặt, phục vụ mục đích tuyên truyền (bậy); cốt để đạt mục tiêu không minh bạch. Nếu nói đúng sự thật, có ai phản bác chứ?
      Tôi cũng không hiểu bạn – cố tình hay vô tình không hiểu vấn đề?

    • Quá khứ không tác động tiêu cực gì đến khái niệm dân chủ, ngược lại một quá khứ đen tối lại là động lực thúc đẩy cho dân chủ. Đơn giản thôi, nó bắt đầu bằng sự cải cách thể chế chinh trị từ bỏ “cái bóng đen quá khứ” không có gì là ảo tưởng. Một trong những ví dụ gần nhất là Miến Điện, có thể thấy dân chủ đã bắt đầu hình thành qua đêm không cần thế kỷ và nền dân chủ này sẽ được hoàn chỉnh hằng ngày và mãi mãi để phù hợp môi trường quốc tế và nhu cầu xã hội.

      Sự tranh luận hay “ném đá” giữa hai phe DLV/Phản động phản ảnh một hiện tượng của dân chủ thế thôi. Tranh luận có thể là điều bất thường thậm chí được cho là phản động trong chế độ đảng trị nhưng trên nền dân chủ nó rất thông thường và cần thiết để phân biệt đúng/sai, sự thật và dối trá.

      Đồng ý “lãnh đạo chủ yếu bởi thế hệ thời chiến tranh”, tư tưởng chiến tranh còn rất nặng, không đồng ý với ta thì là thù địch và nhất quán ta đúng địch sai không phân biệt sự thật hay dối trá. Điều đáng ngại hơn là tư tưởng này được áp đặt vào nền giáo dục cho thế hệ con cháu cả 40 năm nay cả nước nói chung 70 năm miền Bắc nói riêng.

      Hy vọng bạn Dự không xem đây là một hòn đá mà trong khi nó chỉ là một trao đổi nhỏ để học hỏi nhau.

      • Bóng đen quá khứ nó tác động đến nhìn nhận vấn đề
        từ đó nó làm cho khái niệm đúng về lý thuyết nhưng bị bóp méo trên thực tế.

        Một nền dân chủ thực sự thì còn nhiều tranh cãi lắm,và tôi thấy rất buồn cười khi nhiều người nêu Myanma(miến điện) như là một tấm gương cho VN học theo,tệ hơn còn ca ngợi là họ đã có dân chủ.Điều này không khác chuyện ca ngợi các nước đông âu(thuộc Liên xô cũ) là những nước dân chủ sau khi họ tiến hành phá bỏ sự lãnh đạo của cs. Trên thực tế thì lịch sử Myanma rất khác VN và hiện nay họ mới chỉ bước đầu cho một tiến trình cải cách rất dài phía trước,xét về mặt bằng chung về kinh tế xã hội họ còn thấp hơn VN. ( Mặc dù tôi tin rằng nếu VN ko sớm có những bước đột phá thì sẽ rất sớm Myanma sẽ đuổi kịp và vượt qua vì Myanma có nguồn tai nguyên rất phong phú trên nền tảng diện tích rất lớn mà dân số lại ít). Còn các nước đông âu thì sao, sau gần 30 năm (dân chủ) gần như phần lớn họ ko tiến lên được bao nhiêu so với những kì vọng khi họ tiến hành lật cs.
        Các thống kê cho thấy rằng gần như 100% các nước trên tế giới không thể có một nền dân chủ tương đối khi thu nhập bình quân đầu người chưa vượt qua 12K$/ năm,vòng xoáy khủng hoảng,bạo lực vẫn tiếp diễn khi chưa qua ngưỡng này. Vì thế nói những nước này phá bỏ sự lãnh đạo cs liền được gọi,ca ngợi là dân chủ là nực cười.

        Đối với người VN(tôi hàm ý cả trong nước lẫn hải ngoại mặc dù những người hải ngoại đang sống trong môi trường được họ coi là rất tự do và dân chủ) thì khái niệm về dân chủ còn nhiều tranh cãi và nhất là chưa từng trải nghiệm bao giờ,thế nên chuyện ném đá vẫn là chuyện không bình thường,từ đó mới có khái niệm Dlv hay Phản động.Chỉ bình thường khi họ chấp nhận những ý kiến đó là một tất yếu hiển nhiên trong một thế giới đa dạng cần được tôn trọng.

        Tất cả người VN (tôi ko phân biệt niềm bắc hay nam ,trong nước hay hải ngoại)hiện nay đều đang phải trải qua sự lãnh đạo chủ yếu bởi lớp người trong chiến tranh. Bởi thế mà đối với những người cs nói chung và những người kêu gọi dân chủ đa nguyên đa đảng đều ẩn chứa sự dối trá mà tôi tạm gọi là (Những kẻ lừa đảo này thay cho những kẻ lừa đảo khác).

        Cuối cùng thì tôi cho rằng VN sẽ đi theo một hướng dân chủ đặc trưng nào đó,dưới sự lãnh đạo bởi thế hệ người hoàn toàn mới với câu hài hước (Hà nội không vội được đâu)

        • May mắn thay bạn vui tính thích cười. Để tránh đì quá xa hãy giới hạn những khái niệm bạn nêu trong trao đổi này,

          1. dân chủ và thịnh vượng mặc dù hai khái niệm này thường đi đôi.
          2. mô hình nào thích hợp cho VN, Miến Điên, Đông Âu v.v…

          Như đã nêu trên thể chể dân chủ không gì là ảo tưởng khó khăn cả, Miến Điện đã làm và nó không nằm ngoài khả năng của đảng CSVN, làm hay không phần lớn là do quyền lợi phe nhóm thế lực. Nếu VN có dân chủ ngay lúc này, nó chỉ là nền dân chủ sơ sinh không khác gì Miến Điện, nó cần thời gian tiến triễn để sánh nền dân chủ trưởng thành như Anh, Mỹ v.v… Dân trí dân chủ cũng dần phát triễn trong thể chế dân chủ. Thịnh vưọng và mô hình thích hợp là do tìm năng, vị trí môi trường, chính sách, quản lý, dân chủ chỉ giúp phương tiện.

          Đòng ý “Hà nội không vội được đâu” và nhuyên nhân như đã nêu quyền lợi phe nhóm thế lực. Bổ xung cho quan điểm
          “kẻ lừa đảo này thay cho những kẻ lừa đảo khác”, dân có thể kềm chế “kẻ dân chủ lừa đảo” trong khi “kẻ độc tại lừa đảo” khống chế dân.

  16. Tôi nói thẳng nhé. Bao nhiêu năm theo dõi ông Nguyễn Phú Trọng, tôi dám chắc rằng ông ấy chỉ ngồi đấy ôm cái thây ma Đảng CSVN thôi, còn đất nước và nhân dân thì sống chết mặc bay. Hơn nữa, ông Nguyễn Phú Trọng cũng không hề có tí trình độ nào ngoài cái mớ lý luận mác-lê của ông ấy. Tuy không có trình độ, nhưng ông ấy lại còn rất bảo thủ, trì trệ, giáo điều, và củ chuối hơn là ông ấy quá lệ thuộc vào quan thầy Bắc Kinh, đến mức làm cái gì, nói cái gì ông ấy cũng phải ‘nhìn sang’ Bắc Kinh trước đã.

    Ông ấy nên về hưu ngay đi, không thì đất nước này càng ngày càng chìm sâu vào khó khăn, khủng hoảng. Ông ấy còn làm lãnh đạo, thì đất nước này chấm hết.

    • Câu hỏi đặt ra là gì? Nếu những người bị coi là Dlv ấy nói láo thì những người mà đám Dlv ấy coi là phản động,liệu họ có không đang nói láo ?
      Đến đây tôi cho rằng sẽ bắt đầu sinh ra cãi cọ rồi đó.nếu ko cãi cọ mà đồng ý với câu trả lời là cả hai đều đang nói láo thì về bản chất là ko khác nhau,chỉ là đám lừa đảo này thay cho đám lừa đảo khác. Sự thật luôn kèm theo sự dối trá

      • Vậy bạn tin “Đất nước VN tự do, giàu mạnh, văn minh, no ấm, hạnh phúc…”, trong khi đa số người dân Việt mong được ra nước ngoài sống?
        Ta đang nhìn thẳng vào thực chất đấy. Bạn Dự ạ.
        Xin nói thêm, một bà người Anh tới mỏ than Quảng Ninh, thấy phụ nữ ở đây còn phải đội thúng than trên đầu, đã phải buồn bã:
        – Thật giống thế kỷ 19 ở nước Anh…
        Đó là sự thật 100%.

      • Đúng vậy, xã hội mà chúng ta đang sống sự thật và dối trá lẫn lộn, vấn đề bị bóp méo để phục vụ mục đích tuyên truyền dụ lợi cho phe nhóm thế lực. Thế nên nhận diện động cơ (của phe DLV và Phản động), phản biện, nêu dự kiện, tranh luận là điều tối cần. Một tư tương không có dự kiên đối chứng, không ai bảo vệ được đơn giản là dối trá rồi và thường thể hiện trong trạng thái “bị ném đá”.

        • Nói như bạn thì buồn cười lắm(Một tư tương không có dự kiên đối chứng, không ai bảo vệ được đơn giản là dối trá rồi và thường thể hiện trong trạng thái “bị ném đá”.),nếu bạn qua nơi bị coi là Dlv và bạn phát biểu ý kiến khác họ mà bị họ :ném đá “tơi bời. Chẳng có nhẽ tôi sẽ nói rằng bạn đang dối tra?

          Nếu xét cả một quá trình phát triển của nước Anh,thì họ nói ko hẳn là sai đâu. Ý tôi muốn nói rằng để đạt được như hiện tại của nước anh thì chúng ta mới chỉ đang ở thế kỉ 19 của họ( với điều kiện bỏ qua hoàn toàn các yếu tố về hình thức vì ko ai mang động cơ hơi nước của thế kỷ 18-19 để so với Vn hiện tại cả,hay chế độ làm việc khốn nạn của thời đó đem so với VN hiện tại).Nhưng xét ở góc độ tích lũy tư bản, khoa học kỹ thuật,xã hội và cả nhân tố con người thì đúng như họ nói Vn đang ở thế kỷ 19 đầu 20 của họ

          • Bởi thế mà có nhiều người muốn có được ngay những thứ mà họ đã mất bao năm mới có là ảo tưởng,đốt cháy giai đoạn và chính họ bị cháy luôn.

          • Bạn vui tính, tốt quá. Có thử rồi (vào diễn đàn “DLV”) còm bị xóa không hiển thị, hùa theo thì OK. Cũng không đọc được còm nào bất đồng chính kiến, toàn “tán thành”, “nhất trí”, “hay quá” v.v…, chán lắm, không có tranh luận trao đổi gì cả.

            Đúng vậy, như đã nêu trên nếu VN có dân chủ thì vẫn cần rất nhiều thời giản để tiến triễn ngang hàng Anh, Mỹ, nhưng tôi tin VN sẽ phát triễn sớm hơn vì thế giới đã phát minh, kẻ đường. Nhưng không bắt đầu thì không thể đến đích.

            Tôi nghĩ là những VN có trãi nghiệm dân chủ trước đây, nếu hiện nay ở nước ngoài thì đã già hết rồi và chỉ còn sống một phần thôi. Họ cũng đang có dân chủ, cơ nghiệp nên chẳng nao núng gì. Những người sống trong nước thì đa số sợ lắm, sống cho yên thân, không hiểu hoặc không muốn bàn đến dân chủ. Đám nóng lòng là số trẻ và sồn, hiểu được thế nào là dân chủ do có cơ hội xuất ngoại, tìm hiểu thông tin mang v.v… cũng nên hiểu cho họ, họ trăn trở, đất nước người ta sung túc, tự do thế này sao nước mình không được vậy?

    • Bạn quên một điều trước khi trở thành Bí thư biện chứng và ní nuận, ông Nguyễn Phú Trọng là dân văn chương đấy. Các danh sĩ Bắc Hà khi cần làm ngơ, hay tỏ ta nú nẫn, hoặc rút lui vào hậu trường cho các đồng chí đối thủ khác tùy nghi quyết định thì có cái vẻ như ông ấy. Nhưng chắc vì lâu ngày quýnh nhau vì “nhóm quyền lợi” các đồng chí khác chẳng biết Cách Mạng Nhung Thầm Lặng cuả ông Bí nó ra làm sao.
      Làm Nhung một cái đi nào, ơi đất nước cuả thơ ca lãng mạng đến mất mạng.

  17. Việc Mỹ đang “gợi mở” với VN, chỉ có kẻ ngu và tham (nhũng) mới không hiểu!

  18. Tôi có theo dõi rất nhiều ý kiến cổ vũ,tệ hại hơn là tố cáo cs là ko liên minh quân sự với Mỹ và nhận thấy điều là họ chẳng bao giờ dám nhắc đến một thực tế là Phil đồng minh thân cận,trung thành và lâu đời của Mỹ đã mất bãi cạn scarborough một cách đau đớn mà mỹ chỉ đứng ngoài cổ vũ ,quan ngại sâu sắc.Hờ hờ

    • Do Phi thôi. Cứ fire đi, Mỹ sẽ giúp. Nhưng Phi vẫn bắt ngư dân TQ và bắt phạt được họ đấy! VN dám không? “Ta phải bình tĩnh”? Ngụy biện…

      • tôi đã nói rồi,thay vì kêu gào, đổ lỗi……thì nên nhìn nhận vấn đề sao cho thật đúng đắn rồi mới có bước đi thích hợp

Comments are closed.