Rủi ro khi bàn quan hệ Việt – Trung

Gần đây, có bạn giới thiệu một bài viết mới của Tiến sỹ Zachary Abuza có tựa đề “Việt Nam oằn dưới áp lực của Trung Quốc.” Bài của TS Abuza đưa ra những khẳng định rất lớn theo đúng tinh thần của tựa đề đó dựa vào một phân tích có vẻ có bằng chứng tin cậy.

Về nguyên tắc, tôi luôn luôn cố gắng coi trọng bất cứ phân tích nào có nội dung đáng để suy nghĩ. Tuy nhiên, cũng có khi tính chất suy đoán, thiếu cơ sở, giật gân của một bài lên mức quá đáng, thậm chí đến mức làm cho chúng ta giật mình và lo về ý định, bản chất của tác giả. Rất tiếc tôi thấy bài này là một trường hợp như vậy.

Dưới đây, tôi sẽ giải tích tại sao tôi thấy bài của Abuza, dù ban đầu là hấp dẫn về cách viết, cuối cùng là một bài thiếu trách nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, không giúp người đọc hiểu tình trạng thực tế của Việt Nam và vì thế làm hại đối với cộng đồng toàn cầu.

Những yếu tố trong bài của TS Abuza mà ban đầu làm cho nó đáng đọc là giới thiệu một số nhận xét vừa phải, một số thông tin được tin trước khi giới thiệu những khẳng định choáng ngợp và những chi tiết viết một cách có vẻ là có thật. Nhưng, càng đọc càng thấy bài có nhiều vấn đề và đọc xong có nhiều cảm giác không hay và không vui.

Nói một cách ngắn gọn, bài viết nhầm lẫn những mặt bề ngoài với thực chất, nhầm lẫn thực tế và tiểu thuyết, và vẽ ra một bức tranh quá đen trắng trong khi thực tế tình hình hiện nay phức tạp hơn nhiều và rất có thể trái ngựơc với những câu chuyện tưởng tượng của tác giả. Nói thế, không có nghĩa là bài không có giá trị. Giá trị của nó là nêu những nguy cơ trong việc phân tích chính trị.

Nhầm lẫn bề ngoài với thực tế

Trước hết, hãy bắt đầu với bối cảnh chiến lược chung mà TS Abuza vẽ ra trong phần đầu bài. Dù có những yếu tố đáng đồng ý, tôi chưa chấp nhận một số nét phân tích của ông. Những sự bất đồng ở đây có lẽ không lớn lắm.

Chẳng hạn, khẳng định của TS Abuza rằng Hà Nội đã gần như “bất lực” trong việc chống lại động thái khiêu khích của Bắc Kinh tôi thấy là quá mạnh. Dù đồng ý Việt Nam đã chưa đủ hiệu quả trong việc đối phó với Bắc Kinh (và thậm chí chấp nhận nó một phần vì những bất đồng nội bộ). Nhận xét rằng những hành động của Trung Quốc chưa đến mức khiến ASEAN đoàn kết là một nhận xét có ít giá trị, vì chúng ta đều biết ASEAN sẽ chẳng bao giờ chống lại Trung Quốc một cách thống nhất.

Lập trường Bắc Kinh “có lẽ” đã “thành công” trong việc thuyết phục những nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông rằng Mỹ là đối tác không tin cậy rõ ràng là không có giá trị và, dù sao, là không có sức thuyết phục. (Philippines không tin Mỹ sao?) Dù không ít người thấy phản ứng của Mỹ về tranh chấp Biển Đông là quá nhẹ và không kịp thời, riêng tôi lại cho rằng cách tiếp cận của Mỹ đến nay là khá tốt, dù có một số điểm yếu.

Cuối cùng, nếu ông Abuza cho rằng “thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội là hành động của Trung Quốc đã phơi bày bất đồng lớn trong giới chóp bu Đảng Cộng Sản”, tôi lại thấy thiệt hại chính là nó buộc Bộ Chính trị phải tìm cách đối phó những bất đồng đó, thay đổi hay điều chỉnh phương hướng chiến lược của đất nước về nhiều mặt. Làm thế trong một bối cảnh mà có nhièu bất đồng là cực kỳ khó khăn. Nói cách khác, thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội, không phải là “phơi bày bất đồng lớn” mà là nâng cao áp lực để làm những bước phải làm mà rất khó làm đối với phương hướng của đất nước.

Về cuộc họp của Bộ Chính trị

Nếu những vấn đề nói trên được xem không lớn lắm thì những nội dung thú vị nhất và có vấn đền nhất là khi TS Abuza đề cập những quá trình nội bộ của Bộ Chính trị, đặc biệt những gì “đã xảy ra” sau khi phái viên Dương Khiết Trì của Trung Quốc đã về nước.

Tôi phải khẳng định ngay tôi không có tiếp cận được những thông tin về nội bộ của Bộ Chính Trị (dù có lần tôi đã xin một viên chức an ninh tạo điều kiện cho tôi quan sát những gặp gỡ của Bộ để tránh việc có những hiểu lầm về chính trị ở Việt Nam). Trong những đoạn này, TS Abuza đã miêu tả khá chi tiết về lập luận của hai phái. Một, theo ông, là gồm các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đã có quan điểm phải kiện Bắc Kinh, gần Mỹ, Nhật hơn, v.v. Trong khi phái kia có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và những người khác.

Tôi không rõ ai đưa thông tin cho Abuza và chẳng biết những khẳng định chi tiết của tiến sỹ có cơ sở nào. Nhưng về cơ bản, tôi không tin những cuộc họp này (tức ngay sau khi phái viên Trung Quốc rời Hà Nội) đã có tính quyết định trong hồ sơ Biển Đông. Cụ thể hơn, theo tôi được hiểu, đã có những cuộc họp trong thời gian đó, và đã có những kết quả khác hẳn so với khẳng định của Abuza. Hơn nữa, theo tôi hiểu (và tôi sẵn sàng thừa nhận tôi có thể sai), Bộ Chính trị vẫn chưa bàn toàn diện và chưa có quyết định rõ nét nào. Vì sai ở nhiều chỗ, vì chưa nắm bắt tình hình, quan điểm của tiến sỹ không thể tin.

Thực vậy, càng đọc những đoạn này càng cảm thấy gần đây (không biết bao lâu), tiến sỹ đã nói chuyện với ai đó và đã phát triển một sự hiểu biết mơ hồ về tình hình ngay sau Dương Khiết Trì của Trung Quốc về nước. Vào đầu tháng Sáu, theo tôi biết, chẳng có một quyết định nào, cũng như chẳng có một bên thắng cuộc và bên thua cuộc trong Bộ Chính trị. Khi TS Abuza viết rằng phái không chống lại Trung Quốc “có vẻ lý luận”, tôi thấy phân tích của TS Abuza không dựa vào bằng chứng cụ thể nào mà chỉ dựa vào tin đồn, thậm chí những tin đồn lỗi thời.

Viết cho rõ hơn, tôi không chấp nhận lý lẽ rằng phái bảo thủ đã bác bỏ đề nghị kiện Trung Quốc. Hơn nữa, khi TS Abuza xác định những ai đã ủng hộ phái này (từ Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, v.v.), tôi đã rất lo lắng. Có lẽ kiểu “phân tích” này sẽ hấp dẫn với một số người nhưng tôi thì chưa tin. Tôi biết một người biết nhiều hơn mình (và chắc chắn biết hơn TS Abuza) lại có danh sách khác. Tôi cũng không thấy “phái muốn kiện” đang bị xem như những người ngây thơ về phản ứng của Trung Quốc.

Khác với Abuza, chúng ta chưa có bằng chứng rằng Bộ Chính trị đã thông qua một quyết định nào để giảm căng thẳng, hoặc, cụ thể hơn, đã không có một quyết định dài hạn nào. (Liệu đã có một thỏa hiệp bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh về việc rút giàn khoan Hải dương 981 thì suy đoán mãi mà vẫn không thể biết).

Còn quá sớm

Nói chung, chuyện tranh chấp ở Biển Đông là một vấn đề cực lớn và còn quá sớm để khẳng định những tranh chấp sẽ phát triển ra sao. Có quá nhiều tác nhân cùng chuyển động một lúc.

Về việc Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã không đi Washington mà chỉ có ông Phạm Quang Nghị đi, tôi thấy là đáng tiếc và thực sự phản ánh những đặc trưng kỳ lạ của nền chính trị Việt Nam. Song, tôi không nghĩ rằng chúng ta đã biết nhiều về nội dung sâu sắc của quan hệ Việt – Mỹ đến nay.

Đương nhiên chính phủ Mỹ rất (nếu không muốn nói là quá) cẩn thận trong hồ sơ Trung Quốc. Việc có những gặp gỡ “lặng lẽ” chưa chắc có nghĩa là những gặp gỡ này là chưa quan trọng. Việc có một phái viên tổng thống Mỹ sang Hà Nội, dù chưa phải là chuyến thăm ồn ào, vẫn cho thấy có một trao đổi ở cấp cao nhất giữa hai “chế độ.”

Về phần kết luận, khẳng định của TS Abuza rằng “đại đa số trong Bộ Chính trị không sẵn sàng chống lại Trung Quốc” cũng khó chấp nhận. Ông Abuza nêu bốn lý do như (1) những cái giá kinh tế phải trả là quá cao; (2) giả định Việt Nam sẽ thua trong mọi xung đột trên biển; (3) ai đó hy vọng là nếu Việt Nam hy sinh Hoàng Sa, thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng hơn đàm phán về Trường Sa; và (4) sự xem trọng quan hệ giữa hai đảng trong mắt những nhân vật như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Riêng đối với khẳng định đáng lưu ý của Abuza rằng Việt Nam đã có một quyết định để giảm căng thẳng và “đại đa số người Việt Nam có thể chưa biết về quyết định” đó, tôi phản ứng như sau. Dù tôi không phủ nhận những căng thẳng đã giảm, chúng ta chẳng có cơ sở để khẳng định đã có một quyết định như TS Abuza đã hàm ý. Tôi không cho rằng đã có kết cục nào rõ ràng.

Đối với Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), dù tôi ủng hộ cải cách kinh tế, tôi cũng khuyên Việt Nam phải cẩn thận với TPP. Quan trọng hơn tôi không tin TPP là phương cách duy nhất mà Việt Nam có thể dùng để phát triển những quan hệ toàn diện với Mỹ.

Cuối cùng, tôi không đồng ý với ý kiến nói những hội nghị trung ương sắp tới sẽ không thể ra những quyết định lớn vì, như một trong những người phát ngôn ‘hay nhất, hiệu quả nhất’ của Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói, nhiều cái phụ thuộc vào động thái của Bắc Kinh.

Kết luận

Nói chung, tôi thấy bài của Abuza là đáng đọc. Nhưng tính đáng đọc này không phải là vì bài viết này hay. Đáng đọc vì nó tái nhắc nhở chúng ta về những rủi ro trong việc phân tích chính trị.

Nhìn một cách tổng thể, tôi rất hồ nghi về phân tích trong bài trong khi cách viết (đầy những suy đoán quá đáng cho đến những thông tin sai lệch) là rất đáng tiếc. Còn quá sớm và viết một bài mà thiếu cơ sở như vậy là chẳng có ích trong việc tìm hiểu tình trạng thực tế.

Đáng tiếc nhất là tôi đã mất cả một buổi sáng để đề cập bài này trong khi tôi có những công việc quan trọng hơn nhiều, như viết bài về hệ thống giáo dục, y tế của Việt Nam và đi ăn trưa! Và mất công ‘đánh’ một người Mỹ về chuyện Việt Nam! 😉

Bài này vốn được đăng trên BBC tại đây.

Share Button

Những bước phải làm và lời khuyên cho Ông Tập

Bài này được đăng trên Báo Nhất Hoa Nam, số ngày 9 tháng 7, 2014 tiêu đề, Hanoi must meet the challenge of standing up to Beijing, theo link đây.

Hai tháng đã qua kể từ khi Bắc Kinh tăng cường độ nỗ lực thực thi những đòi hỏi bất chính đáng trên những khu vực rộng lớn của vùng biển Đông Nam Á. Kèm theo việc sắp đặt giàn khoan khổng lồ trong những vùng biển tranh chấp vi phạm rõ những chuẩn mực quốc tế, đã có nhũng hành động ngoại giao cưỡng bức, tuyên truyền nguỵ tạo ồn ào, cũng như những đe dọa và sử dụng bạo lực, chưa thấy điểm dừng. Thế giới đã thực sự có ấn tượng vì sự hung hăng và ngoan cố của Bắc Kinh.

Cho tới gần đây, hai quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa nhất bởi những đòi hỏi chủ quyền quá mức của Bắc Kinh — Philippines và Việt Nam — đã theo những con đường khác nhau trong cách đối phó của họ với Bắc Kinh. Nay, trong lúc chủ quyền của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, Hà Nội ngày càng có khả năng cùng với Manila thách thức tính hợp pháp của những hành động và yêu sách của Bắc Kinh. Dù đối đầu với Bắc Kinh chắc chắn có những rủi ro của nó, nhưng đó là phản ứng hợp lý và cần thiết và, ít nhất, sẽ góp phần nêu rõ trong bình diện quốc tế tính bất chính đáng của những động thái của Bắc Kinh.

Đối với Việt Nam, những thách thức trong việc chống lại Bắc Kinh là đặc biệt ghê gớm. Cùng với quá trình quân sự hóa, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và vĩnh viễn là láng giềng. Vì thế đương nhiên Hà Nội mong muốn duy trì mối quan hệ tốt hay tốt tối thiểu với Bắc Kinh. Thực vậy, những cuộc bạo loạn đầu tháng Năm là rất khác thường; tận đến này vẫn chưa xác định được những nguyên nhân từ đâu.

Song, hành động của Bắc Kinh đã làm cho việc giữ những quan hệ thông thường trở nên bất khả thi, đẩy Việt Nam vào một cuộc tranh luận lớn về phương hướng và triển vọng chiến lược của đất nước.

Sau hai tháng phân hóa nội bội và đưa ra những thông điệp lẫn lộn, lãnh đạo Việt Nam giờ đây đã tỏ ra đoàn kết và cảnh báo rằng, trong khi Việt Nam kiên quyết theo đuổi hòa bình, người Việt Nam sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Nhưng Việt Nam có thể theo đuổi những bước cụ thể nào? Nhà phân tích Vũ Quang Việt và tôi đã gợi ý như sau: Đầu tiên, Hà Nội nên tìm kiếm một phán quyết từ một trọng tài phân xử theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển thiết lập rằng không có bất cứ điều khoản tự nhiên nào trong tranh chấp lại bao gồm cả quyền sử dụng trên những khu vực đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Điều này có nghĩa là thậm chí trên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh cũng chỉ bảo gồm khu vực lãnh hải trong vòng 12 hải lý tính từ đường bờ biển.

Thứ hai, trong khi bắt tay vào sự kiện tụng của mình, Việt Nam nên tham gia vào kiện của Manila để chống lại Bắc Kinh, thách thức tính hợp pháp của đường ranh giới lãnh thổ chín đoạn vươn tới hầu hết vùng biển Đông Nam Á của Trung Quốc và tuyên bố của Bắc Kinh rằng một số nơi trên quần đảo Trường Sa là con người có thể ở lại được (habitable); Bắc Kinh hiện đang cố gắng thay đổi hiện thực này thông qua việc xây dựng những hòn đảo nhân tạo.

Thứ ba, Hà Nội nên ưu tiên giải quyết sớm những tranh chấp nổi bật với Philippines, Malaysia và Đài Loan, sử dụng ASEAN khi thích hợp và phát triển hơn nữa những quan hệ đối tác chiến lược đang nổi lên.

Tuy nhiên, những bước tiến hành theo định hướng này còn chưa đủ để đảm bảo một tương lai độc lập và thịnh vượng cho Việt Nam. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người Việt Nam tin rằng cần phải có những hành động táo bạo hơn: rằng để tiến bộ hơn nữa, Việt Nam cần phải dũng cảm cải cách những thể chế cơ bản của đất nước. Họ cho rằng, chỉ với những cải cách như vậy, Việt Nam mới đạt được những mức hiệu suất kinh tế, đoàn kết dân tộc và hỗ trợ quốc tế cần thiết để đáp ứng được những thách thức của thời đại.

Về lâu dài, thách thức đối với Việt Nam và toàn thể khu vực là phải đảm bảo một khuôn khổ an ninh trong khu vực được thiết lập trên những chuẩn mực ràng buộc lẫn nhau và dựa trên những nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và hợp tác. Đương nhiên, chúng ta cần hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ áp dụng một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn. Thiếu những thay đổi đó, thì luận điệu “an ninh châu Á tốt nhất nên để cho người châu Á” là một lời lừa đảo mà thôi.

Trong phát biểu gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tự nhận thấy rằng “quan niệm (một nước) có thể thống trị những quan hệ quốc tế đã thuộc về một kỷ nguyên khác” và rằng “những nỗ lực như thế tất sẽ thất bại.” Liệu ông Tập dám theo lời khuyên cho chính mình?

Jonathan D. London là giáo sư Khoa Nghiên cứu Quốc tế và châu Á, là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của trường Đại học Thành thị Hồng Kông và tác giả cuốn Chính trị Việt Nam đương đại: Đảng, Nhà Nước và các Quan hệ quyền lực, nhà xuất bản Palgrave-MacMillan, 2014.

Share Button

Đi biểu tình phải có thông điệp rõ chứ

   

Cho đến nay tôi có nhiều bạn Việt Nam từ mọi phía và mọi quan điểm chính trị. Và ở đây tôi hoàn toàn không có ý định đi sâu vào nội dung của những sự bất đồng chính trị trong cộng đồng Việt Nam toàn cầu, kể ca trong và ngoài nước.

Chỉ muốn chia sẻ ý một nhận xét mà thôi: Việc trong những biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông có những biểu trưng chính trị khác nhau (thậm chí ngược nhau ngay trong một cuộc biểu tình) theo tôi chẳng giúp thế giới hiểu gì về Việt Nam và rất có thể giảm mạnh hiệu qua của những nỗ lực để huy động sự ủng hộ của quốc tế.

Đối với những cuộc biểu tình, vấn đề “thông điệp” là hết sức cơ bản và quan trọng. Rõ rằng đến nay những biểu tình trong nước đã chưa thành công. Ở ngoài nước, tôi cũng lo hơn một chút. Từ những người phô bày những hình ảnh của Hồ Chí Minh tại Hồng Kông (nghĩ gì về HCM, Ông thực sự có liên quan gì không? Có giúp thế giới thương Việt Nam?) cho đến những bạn hát các bài của VNCH ỏ Mỹ (vâng, hát thì hát nhưng hát cho ai?), phải nhớ rằng, đối với những ai mà không phải là người Việt Nam, thì thấy hình ảnh của HCM hay cơ vàng họ sẽ nghĩ đến Cụ Ông KFC hay hàng ĐHL hơn là đọng thái bất chính đáng của Trung Quốc.

Vì thế, những sự chia rẽ và những thông điệp không rõ hay không liên quan theo tôi là một trở ngại cực lớn phải cố gắng khắc phục một cách nào đó.

Vậy, nhờ bạn xem hình ảnh ơ dưới. Dù ảnh này chưa được đẹp lắm, và chỉ có vài người, hình ảnh là hay ở chỗ là nội dung của nó là rõ, thống nhất, và thông điệp đang được gửi là cực rõ và liên quan trực tiếp đến vấn đề. Ai mà không mù chữ và sáng tạo một chút cũng có thể tạo ra nhũng cách để gửi những thông điệp rõ mà cần được gửi.

Good Vietnam protest pic

Như thế này hay hơn nhiều!

Nói thế tôi chẳng có ý nói xấu gì (dù thừa nhận cách viết trên cũng quá đáng một chút).Và đương nhiên chủ đề này còn rất phức tạp. Trên FB cũng có người nêu những vấn đề về lá cờ và những vấn đề trên đường xây dựng một trật tự xã hội dân chủ hơn ở Việt Nam.

Rõ ràng những bạn đang biểu tình vì đất nước đều rất là tâm huyết, dù biểu tình trong nước vẫn gặp những trở ngại. Vấn đề là ở chỗ cách làm, hoặc là những thông điệp đang gửi. Về toàn thể – tôi lo những thông điệp rất có thể là còn quá yếu, vì chưa rõ, vì chưa (đủ) thống nhất. Nói thế có đúng không? Và nếu có, xin hỏi: Có giải pháp cho vấn đề này không? Hay chỉ cứ làm mãi kiểu cũ của mình trong một lúc quyết định?

Trong trang FB của mình đã có tới 200 bình luận hay. Ở đây chỉ xin chia sẻ một trong những bình luận đó, là của bạn Bà Đầu Đinh mà đã phân tích như ở dưới. Xin chia sẻ toàn bài:

Hàn gắn sự chia rẽ Việt Nam

Jonathan London có nói đến sự chia rẽ hay bất đồng chính trị giữa những người Việt Nam. Chủ đề JL đưa ra thực sự là “nhạy cảm”. Vì nó đụng chạm đến những khía cạnh hận thù, rắc rối, gây chia sẽ, và cả những xung đột lợi ích nữa.

Lịch sử để lại. Cuộc chiến kéo dài mấy chục năm. Cuộc chiến đó là cuộc xung đột dai dẳng trên nhiều lĩnh vực. Xung đột về hệ tư tưởng (quốc gia, cộng sản). Xung đột của chiến tranh lạnh (sự can thiệp hay là xung đột giữa các nước lớn, giữa Mỹ và Nga Xô, Trung Cộng). Xung đột của những hận thù dân tộc.

Sự chia rẽ, và hận thù.

Những hận thù, tội ác bên này gây cho bên kia và ngược lại. Và chiến tranh càng kéo dài, hận thù càng chồng chất. Một bên sẽ kể về những cuộc cải cách ruộng đất, cải cách tư sản, cuộc di cư, trận chiến Mậu Thân…. Một bên sẽ kể về những cuộc thảm sát luật 10/59, nhà tù Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Mỹ Sơn…. Xung đột này xuất hiện ở mọi gia đình Việt Nam. Hầu hết các gia đình Việt Nam đều có người thân, anh em, họ hàng thuộc về cả 2 phía. Đó thật sự là một bi kịch. Bi kịch khủng khiếp giữa những người thân trong gia đình, dòng họ.

Với tất cả những “di sản” nặng nề này, người Việt Nam thật không dễ để rút chân ra khỏi vũng lầy của sự hận thù. Xung đột sắc tộc diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi nơi có những đặc thù riêng. Nhưng những vấn đề do lịch sử để lại luôn là những vũng bùn to lớn và nhầy nhụa. Thật khó mà rút chân ra.

Ngày xưa, khi người Pháp đến Việt Nam, họ đã chia Việt Nam thành 3 miền. Ngày đó, lịch sử đã gọi đó là “chia để trị”. Rồi, Mỹ cùng với Nga và Tàu lại tiếp bước Pháp, lại chia Việt Nam thành 2 miền. Cuộc chia cắt dai dẳng, kéo dài hàng trăm năm, cộng với chiến tranh tàn khốc. Người Việt, cho dù không coi nhau như những người khác nước (có lẽ khác với Triều Tiên – Hàn Quốc, Mông Cổ – Nội Mông, và có thể ở nhiều nơi khác nữa…) nhưng lại coi nhau như người ở 2 chiến tuyến.

Các nước lớn đã không thành công khi chia cắt đất nước, nhưng đã thành công khi chia rẽ lòng người Việt Nam. Trong khi những cuộc chiến sắc tộc trên thế giới cứ kéo dài vô tận, với hận thù vô tận, chồng chất, thì với người Việt, câu chuyện không phải là sắc tộc, nhưng cũng là hận thù và chia rẽ.

Bàn tay của các nước lớn.

Có người nói rằng Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật, hàng bao tấn bom xuống Việt Nam, đó là cái giấy nợ. Quả thực, nếu người Mỹ coi đó là cái “giấy nợ” thì người Mỹ cũng là đáng tôn trọng. Câu hỏi là vậy người Nga Xô, Trung Cộng có nghĩ đến cái “giấy nợ” của họ không? Nếu không có họ, chắc đã không có cuộc chiến đó. Điều đáng suy nghĩ là, bàn tay của những nước lớn vẫn đang tiếp tục thò vào câu chuyện của Việt Nam.

Hàng ngày, hàng giờ, câu chuyện Biển Đông đang có sự hiện diện của các nước lớn. Họ giúp làm dịu tình hình hay họ khoắng cho nó đục ngầu lên?! Và chính người Việt, từ các phía, đang bị lôi kéo vào những vụ “khoắng đục ngầu” lên.  Sự thực thì người Việt được lợi gì khi cứ bị cuốn theo những cuộc tranh giành của các nước lớn. Nếu người Việt không tỉnh ra, không biết tự chủ trong suy nghĩ của mình, cứ tiếp tục chạy theo những bàn tay lớn thì không biết đến bao giờ mới dừng cuộc tranh cãi giữa những người tự coi là cùng giòng giống.

Hệ tư tưởng

Mọi người nói nhiều đến hệ tư tưởng. Bên quốc gia, bên cộng sản. Cuộc chiến tư tưởng này chính là nguồn gốc gây chia rẽ. Cuộc chiến tư tưởng gây ra xung đột, và kết quả là gây ra hận thù. Nhưng, chúng ta thử suy nghĩ kỹ xem cái hệ tư tưởng này là cái gì? Cái hệ tư tưởng này liệu có khả năng cải thiện, thay đổi được không?

Thật ra, trước khi có cái hệ tư tưởng này thì người Việt chẳng có gì phải xung khắc với nhau cả. Bỗng một ngày vớ vẩn nào đó, bọn phương Tây nó đem cái hệ tư tưởng gây chia rẽ này đến Việt Nam và người Việt Nam ngây thơ, và mắc vào cái mớ bòng bong này. Tôi nói ra điều này chắc sẽ ăn đá của cả 2 bên. Cả bên Quốc lẫn bên Cộng sẽ bảo rằng tôi nói láo. Rằng tôi mất lập trường. Nhưng, xin mọi người hãy bình tĩnh. Xin hãy suy nghĩ kỹ rồi có ném đã sau cũng chưa muộn.

Vả lại, xin mọi người cho phép tôi có cái quyền được nói. Quyền có ý kiến trái chiều. Nếu người Việt vẫn còn bám víu vào những cái hệ tư tưởng từ đẩu từ đâu mang đến này để mà anh em, ruột thịt tiếp tục xông vào xung đột với nhau thì phỏng có ý nghĩa gì không? Ai được lợi từ những cuộc xung đột tư tưởng này? Người Mỹ, cùng với người Nga, và người Tàu mang những cái thứ xung đột tư tưởng này đến Việt Nam, rốt cuộc ai được hưởng lợi? Người Việt được gì? Người Việt tự xông vào xoi mói nhau thì được gì? Người Việt đã bị chia cắt quá lâu rồi. Nếu tiếp tục như thế này thì chia cắt đến bao giờ?

Nhiều người sẽ nói rằng nếu cứ tiếp tục tư tưởng CS thì không phát triển được đất nước. Có người sẽ nói rằng tư tưởng quốc gia của Ngụy ngày xưa thì chỉ làm hại đất nước. Nếu cứ tiếp tục xỉa xói nhau như thế thì giải quyết được gì? Trong một nhà cũng luôn có nhiều ý kiến khác nhau, trong xã hội luôn có những ý kiến trái chiều. Liệu chúng ta có thể học cách tôn trọng ý kiến, tư tưởng của các bên được không? Liệu có thể chấp nhận khác biệt tư tưởng để cùng bắt tay nhau không? Liệu có thể đừng mắng nhiếc tư tưởng của nhau hay không? Cái này có vẻ khó đây!!!

Kết nối từ tất cả các bên

Mọi người sẽ nói rằng lỗi là tại bên phía nhà nước CS còn phân biệt. Có người sẽ nói là những người hải ngoại vẫn cứ tiệp tục hận thù… Tất nhiên, muốn hòa giải thì phải có thiện chí. Không có thiện chí thì quả là khó. Nhưng có thiện chí vẫn chưa đủ. Cần phải chủ động hành động, vận động. Cuộc chia rẽ đã quá lâu, quá sâu sắc nên việc hàn gắn không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi chủ động, và hành động, vận động quyết liệt.  Nếu cứ ngồi chờ phía nhà nước, hay ngồi chờ phía hải ngoại thì… chả biết đến bao giờ. Gần đây, đã có rất nhiều hoạt động, hành động nhằm hàn gắn, kết nối. Chắc chắn trong tương lai gần tình hình sẽ cải thiện lên nhiều.

BĐĐ HN, 8/7/14

Xin thêm vào đó một ý tưởng kết thức. Trong quá trình đấu tranh, một trong những việc quan trọng nhất Việt Nam phải làm (dù vẫn còn là một điểm yếu) là việc gửi những thông điệp cực rõ cho toàHCM supportn thế giới. Ngoài những biểu tình cũng cần có những nỗ lực khác nữa. Chẳng hạn, không ít người cho rằng Việt Nam phải tập trung đầu tư cho một nỗ lực lớn trong việc này. Như một bạn đã chia sẻ,việc đó rất có thể quan trọng hơn là chỉ đâu tư chạy đua mua vũ khí quốc phong mà thôi.

Vậy, dù qua những biểu tình hay những phương điện khác, Việt Nam phải gửi những thông điệp rõ mạnh và hiệu quả. Rồi, xem các bạn nghĩ sao và làm gì.

JL, Hồng Kông

 

Share Button

Khảo sát GCI mà xếp hàng Việt Nam gần chót đóng góp gì cho nhân loại? (Và một số vấn đề liên quan)

Tối hôm qua tôi cùng với vài người khác đã được đài BBC Tiếng Việt mời tham gia một ban tròn với chủ đề “Việt Nam đóng góp gì cho nhân loại?” Ban đầu chương trình có ý định tìm hiểu câu hỏi này trong 3 lĩnh vực lơn: khoa học, văn hóa, và bảo vệ môi trường. Việc có thảo luận này xuất phát từ những tranh cãi xoai quanh kết quả của một khảo sát quốc tế mang tên “The Good Country Index” (GCI) mà đã xếp hàng Việt Nam gần chót: thứ 124 trên 125 nước!!!

Như đã được BBC nêu, khảo sát GCI “đánh giá đóng góp của 125 nước” (mà có thông tin đầy đủ) dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe…” theo số liệu thông kê thu thập từ các khảo sát quốc tế khác nhau. Vậy, GCI là một khảo sát hợp lại.

Nói chung, chúng ta nên luôn luôn có một thái độ hoài nghi đối với những khảo sát như này, chính vì họ gần như là luôn luôn dựa vào những thông tin mỏng manh hay quá phức tạp, dẫn đến những quan điểm hết sức nông cạn, không tin cậy, thậm chí nguy hiểm.

Ngoài những vấn đề về chất lượng số liệu và ý nghĩa, có vấn đề về những tiểu chuẩn được lựa chọn tìm hiểu, vấn để “sự so sánh được” (comparability) qua các nước. Hơn nữa, có những hạn chế về quan điểm riêng của (bias/hướng) của những tổ chức và cá nhân mà thiết kế, tài trợ, thực hiện, phân tích, và trình bầy kết quả. Như một bạn người Việt Nam của tôi đã chia sẻ: những “khảo sát thường cho thấy nhiều vấn đề của người khảo sát hơn cả các vấn đề của đôi tượng khảo sát.” Đúng thế!

Tóm lại những khảo sát như này, liệu tìm hiểu về bất kể vấn đề nào thường có những vấn đề sâu về mọi mặt và nhất là tính có thể sáng tỏ được – cái bằng tiếng Anh gọi là interpretability. (Phải nói một số điều tra, khảo sát ‘khoa học xã hội’ ở Việt Nam cũng có những vấn đề này, nhất những cái mà được thực hiện một cách dở, như chỉ phát 30 phần trăm số phiếu và, thôi, về nhà đi!)

Trong trường hợp của GCI tôi thấy rõ tất cả những hạn chế ở phía trên. Hơn nữa tôi thấy riêng khảo sát này có nguy cơ làm lộn xộn “giá trị” của một nước với việc đóng góp cho thế giới. Tóm lại, về nhiều mặt khảo sát này, dù có thể có ý định tốt, là rất vớ vẩn.

Vậy, làm sao dành thời gian đề cập khảo sát này? Đó là một câu hỏi rất tốt!!! (Vì có quá nhiều vấn đề cần lo, từ việc đón con cho đến Biển Đông! Thực vậy, một trong những hậu quả xấu nhất của những khảo sát như này là những người bình luận như tôi mất rất nhiều thời gian và công sức! “Rõ ràng tôi quá nghiện (tức quá mê) Việt Nam rồi!

Vậy, với tình thần vừa phải (tức không nghiêm túc quá), cần chia sẻ một số bình luận cả hài hước lẫn nghiêm chỉnh để sáng tỏ những kết quả của khảo sát riêng đối với Việt Nam. Sau đó tôi sẽ kết thúc với một số nhận xét mà cố gắng liên kết thảo luận về GCI đối với sự phát triển của đất nước nói trên và vấn đề Trung Quốc nói riêng.

Trong khảo sát, GCI có thu số liệu đối với ba mươi lăm (35) chỉ số qua bảy (7) lĩnh vực khác nhau đã nêu ở trên. Ở dưới này xin đề cập mốt số chỉ số mà đã làm cho vị trí của Việt Nam xuống thấp và phân tích một cách rất nhanh và chung “theo quan điểm tự sinh của tôi” ( theo quan điểm của riêng tôi).

Chỉ số 1: Số sinh viên nước ngoài đang học ở Việt Nam. Và trong số đó họ có thích học các môn như môn triết về chủ nghĩa Mác – Lê Nin? Bình Luận (BL): Có bất ngờ đâu. Có ai muốn sang Việt Nam để học CN Lenin hoặc những môn bị kiểm duyệt nặng vậy không?

Chỉ số 2: Xuất khẩu những tập chí khoa học, tờ báo v.v. BL: Vậy, Việt Nam muốn lên bằng phải bất đầu dịch và xuất khẩu các báo An Ninh Thế GiớiNhân Dân, và Xây Dựng Đảng càng nhanh càng tốt. Tốt hơn nữa, nên cải cách bào chí và giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành đó và cả nước.

Chỉ số 3: Số bài nghiên cứu được xuất bản trong những tập chí khoa học quốc tế. BL:” Đơn giản là hậu quả của một hệ thống nghiên cứu mà quá nhiều khi đặt đường lối trên khoa học” ( Đơn giản là hậu quả của một hệ thống nghiên cứu đã quá chú trọng theo lý thuyết khoa học mà không dựa trên thực tiễn) ; một xu hướng mà dù có chức năng của nó đã bị lỗi thời.

Chỉ số 5: “Số lần xin patent” (Số lần xin bằng phát minh sáng chế)  BL: Phản ánh sự phát triển chậm của cái gọi là “năng lực sáng tạo quốc gia” (national innovative capacity), chủ yếu vì giáo dục đại học, hệ thống khoa học đã bị bỏ qua vài thập kỳ vì điều kiện và ý tưởng chưa chuẩn của Nhà Nước và kể cả Ngân Hàng thế giới tại Việt Nam. Tình hình đã thay đổi nhưng sự phát triển của ngành đại học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Cần một tầm nhìn mới. Trong khi đó, hãy patent (xin cấp bằng sang chế) điếu cầy và thuốc lào đi! Toàn thế giới sẽ mê Việt Nam luôn!

Chỉ số 9: Số nước các công dân của đất nước được miễn thị thực. BL: Một phần là hậu quả của những điều kiện lịch sử và đương đại của đất nước. Vấn đề này có thể giải quyết cực nhanh (tức trong vong 20 năm) nếu cải cách như Hàn Quốc.

Chỉ số 10: Tự do báo chí. BL Một trong những hạn chế lớn nhất của đất nước Việt Nam.

Chỉ số 11: Số người lính được gửi các nước để giữ hòa bình cho LHQ. BL: Số này đang gia tăng và sẽ gia tăng vơi sự tham gia đang mở rộng của Việt Nam trong LHQ.

Chỉ số 15: Về An Ninh Internet. BL: Không BL gì, chỉ gửi lời Xin tới các bạn Dư luận viên!

Chỉ số 16: Tỷ lệ dân số đóng góp tự nguyện cho xã hội. BL Nếu tính cả các kinh phí xã hội hóa thì Viẹt Nam sẽ vô địch. Nói thật, người Việt Nam đóng góp “nhiều lắm rồi” (rất nhiều) nhưng phần lớn là không chính thức. Những khảo sát chỉ hỏi về chính thức tức là gần như là vô nghĩa.

Chỉ số 17 và 18: Số người tỵ nạn quốc tế được nhận và số người tỵ nạn quốc tế ở hải ngoại. BL Vì những lý do lich sử và thể chế Việt Nam đã ‘chuyên’ về xuất khẩu tỵ nạn hơn là nhập khẩu tỵ nạn.

Chỉ số 20: Số Hiệp Định được ký (chỉ số này là để hiểu về động thái của ngoại giao v/v giải quyết các xung đột một cách hoa bình: BL: Nếu trước đây đã không cần hiệp định nào (không dám nói đến HĐ Pari!) vì đã có 4 tốt, 16 chữ vàng. Hiện nay hình như Việt Nam có thể năng cao chỉ số này qua việc ký Hiệp Định với Philippine, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ Đế Quốc. Đến nay, các Đồng Chí ở phía bắc hay Nga vẫn chưa thích hiệp định vì thực hiện luật rừng không cần giáy tờ nào.

Chỉ số 23, 24, 25: Ỗ nghiễm môi trường. BL: Ngoài vấn đề ô nghiễm âm thanh do loa phường gây ra, không cần BL, chỉ ra nhà vài phút mà thôi hay ăn Vedan hay một số thực phẩm, không cần cụ thể hóa. Gần đây tôi rất lo khi nghe nói ở một số tỉnh Bình Định còn có những công ty đang nhập khẩu những loại thuốc trừ sâu mà đã bị cả Trung Quốc đã bỏ rồi, và bị bỏ ở các nước phương tây hơn 30 năm gì đó chỉ vì” tiền đô còn đâu tiên” (tiền đô là vấn đề đầu tiên).

Chỉ số 26: Thương mại qua biên giới: BL: Nếu tính được hàng lậu chỉ số của Việt Nam sẽ tăng vọt. Mặt khác, những “đồng chí tốt” ở ngoài bắc tiếp tục xâm lược thì chỉ số này có thể thay đổi những cách thứ vị

Chỉ số 31: Số tấn thực phẩm được gửi sang nước ngòai (bằng tấn lúa mỳ). BL: Ở Việt Nam “chẳng trong” (không trồng) lúa mỳ; hãy tập trung vào số lượng gạo hay mì tôm. Nói thật, nên đầu từ vài tỷ đô xem có ai làm phở bò Hà Nội hay Hủ Tiêu Saigòn chuẩn trong một hộp ngon bằng mì tôm Hàn Quốc?

Thực ra, những bình luận trên còn chỗ thiếu tính xây dựng và hy vọng tất cả bạn Việt Nam đồng ý hay không đồng ý với tất cả những ý tưởng của tôi cũng có thể cười và suy ngẫm. Thực vậy, dù những khảo sát như GCI và chính GCI là vớ vẩn và đáng tiếc (đặc biệt đối với sự hiểu biết về Việt Nam ở ngoài Việt Nam) thì ít nhất là một cơ hội để suy ngẫm. (Dạo này tôi suy ngẫm rất nhiều về suy thóai của nền dân chủ của Mỹ, nhưng cũng là cơ hội để học nó, tìm hiểu nó, và đấu tranh).

Theo tôi, đóng góp của Việt Nam không chỉ là lớn hơn đã được phản ánh trong GCI mà là sẽ mạnh hơn nhiều trong những năm tới nếu Việt Nam khắc phục những hạn chế thể chế và chuyển sang những thể chế minh bạch và dân chủ hơn. Dù tôi rất e ngại khi Ông TBT nói “có khả năng ta phải chờ tới cuối thế kỳ này CNXH Việt Nam mới được hoàn thiện”, tôi cũng có thể đồng ý, cón quá sớm để biết những đóng góp của Việt Nam sẽ thế nào.

Đọc kết quả khảo sát của GCI tôi như nhiều người Việt Nam khác thấy rất buồn tiếc và giật mình vì nhiều lý do khác nhau. Song, GCI cũng là một cơ hội tốt để suy ngẫm không chỉ về sự thiếu hiểu biết về Việt Nam của thế giới bên ngoài mà về những trở ngại của đất nước.

Tôi chưa hài lòng lắm với bài này. Nhưng dù sao cũng phản ánh phần nào tình trạng của Việt Nam lúc bấy giờ. Chúng ta có thể bàn mãi về những vấn đề nay. Như đã hàm ý trên, tôi không thích và không tin cậy những khảo sát kiểu này và tháy học thực sự là một sự làm hại. Tức là khảo sát về đóng góp này chẳng đóng góp gì lớn cho thế giới.

(Xin hỏi, nước đảo Ireland là số 1 trong khảo sát vì xuất khảo dước phẩm nhiều nhất và vì có khối lượng thương mại qua biển cực lớn nhưng ở phía sau phải biết cách đây 20 năm chính quyền ở nước đó đã áp dụng những chính sách quá đáng: Mời hàng luật công ty nước ngoài vào một chế độ mà không đống thuế nào, thành một thiên đường neo-liberal, và dù có tăng trưởng kinh tế lớn cùng lúc đã phá hoại mực sống của người dân nước đó. Là đóng góp cho ai đây?)

Là một người quan tâm đến Việt Nam, tôi biết Việt Nam là một nước rất tốt rồi, dù là một nước còn một số hạn chế về thể chế cần và nên khắc phục. Như đã nói tối hôm qua, vaì trò chủ yếu của nhà nước nào ở bất cứ nước nào là để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân. Vậy, tôi vẫn cho rằng nếu Việt Nam cải cách sâu rộng một cách kịp thời và toàn diện, sự phát triển của đất nước sẽ đi nhanh hơn nhiều và toàn thế giới sẽ chẳng cần những khảo sát để thấy Việt Nam là một good country (tức đất nước tốt).

Ngoài ra, nếu Việt Nam có thể giúp thế giới một phần đề cập vấn đề chủ nghĩa bành trướng và phát triển một khuôn khổ vùng bên vững sẽ là một đóng góp vo cùng lớn.

Ai có quan tâm có thể xem toàn chương trình của BBC tại đây, dài nửa tiếng.

Tạm biệt
JL, Hồng Kông

—-
Cho mọi người biết, tháng vừa rồi tôi đã đi công tác và vì thế đã tạm nghỉ việc blog.

 

Share Button

Phỏng vấn về tình hình Biển Đông

Hôm qua được RFA phỏng vấn cho một bài mang tên “Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tranh chấp Biển Đông” do Trà Mi thực hiện. Đọc toàn bài ở đây và nghe bài và hai phỏng vấn (Phạm Chí Dũng và tôi) ở dưới. Đoạn của tôi bất đầu từ phút 07:00.

[sc_embed_player_template1 fileurl=http://xinloiong.jonathanlondon.net/wp-content/uploads/2014/07/RFA-2-7-14.mp3]

Một phần cũng có trong video ở dưới, nhưng phần nhỏ thôi. Nghe hay đọc bài hay hơn.

JL

Share Button