Những bước phải làm và lời khuyên cho Ông Tập

Bài này được đăng trên Báo Nhất Hoa Nam, số ngày 9 tháng 7, 2014 tiêu đề, Hanoi must meet the challenge of standing up to Beijing, theo link đây.

Hai tháng đã qua kể từ khi Bắc Kinh tăng cường độ nỗ lực thực thi những đòi hỏi bất chính đáng trên những khu vực rộng lớn của vùng biển Đông Nam Á. Kèm theo việc sắp đặt giàn khoan khổng lồ trong những vùng biển tranh chấp vi phạm rõ những chuẩn mực quốc tế, đã có nhũng hành động ngoại giao cưỡng bức, tuyên truyền nguỵ tạo ồn ào, cũng như những đe dọa và sử dụng bạo lực, chưa thấy điểm dừng. Thế giới đã thực sự có ấn tượng vì sự hung hăng và ngoan cố của Bắc Kinh.

Cho tới gần đây, hai quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa nhất bởi những đòi hỏi chủ quyền quá mức của Bắc Kinh — Philippines và Việt Nam — đã theo những con đường khác nhau trong cách đối phó của họ với Bắc Kinh. Nay, trong lúc chủ quyền của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, Hà Nội ngày càng có khả năng cùng với Manila thách thức tính hợp pháp của những hành động và yêu sách của Bắc Kinh. Dù đối đầu với Bắc Kinh chắc chắn có những rủi ro của nó, nhưng đó là phản ứng hợp lý và cần thiết và, ít nhất, sẽ góp phần nêu rõ trong bình diện quốc tế tính bất chính đáng của những động thái của Bắc Kinh.

Đối với Việt Nam, những thách thức trong việc chống lại Bắc Kinh là đặc biệt ghê gớm. Cùng với quá trình quân sự hóa, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và vĩnh viễn là láng giềng. Vì thế đương nhiên Hà Nội mong muốn duy trì mối quan hệ tốt hay tốt tối thiểu với Bắc Kinh. Thực vậy, những cuộc bạo loạn đầu tháng Năm là rất khác thường; tận đến này vẫn chưa xác định được những nguyên nhân từ đâu.

Song, hành động của Bắc Kinh đã làm cho việc giữ những quan hệ thông thường trở nên bất khả thi, đẩy Việt Nam vào một cuộc tranh luận lớn về phương hướng và triển vọng chiến lược của đất nước.

Sau hai tháng phân hóa nội bội và đưa ra những thông điệp lẫn lộn, lãnh đạo Việt Nam giờ đây đã tỏ ra đoàn kết và cảnh báo rằng, trong khi Việt Nam kiên quyết theo đuổi hòa bình, người Việt Nam sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Nhưng Việt Nam có thể theo đuổi những bước cụ thể nào? Nhà phân tích Vũ Quang Việt và tôi đã gợi ý như sau: Đầu tiên, Hà Nội nên tìm kiếm một phán quyết từ một trọng tài phân xử theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển thiết lập rằng không có bất cứ điều khoản tự nhiên nào trong tranh chấp lại bao gồm cả quyền sử dụng trên những khu vực đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Điều này có nghĩa là thậm chí trên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh cũng chỉ bảo gồm khu vực lãnh hải trong vòng 12 hải lý tính từ đường bờ biển.

Thứ hai, trong khi bắt tay vào sự kiện tụng của mình, Việt Nam nên tham gia vào kiện của Manila để chống lại Bắc Kinh, thách thức tính hợp pháp của đường ranh giới lãnh thổ chín đoạn vươn tới hầu hết vùng biển Đông Nam Á của Trung Quốc và tuyên bố của Bắc Kinh rằng một số nơi trên quần đảo Trường Sa là con người có thể ở lại được (habitable); Bắc Kinh hiện đang cố gắng thay đổi hiện thực này thông qua việc xây dựng những hòn đảo nhân tạo.

Thứ ba, Hà Nội nên ưu tiên giải quyết sớm những tranh chấp nổi bật với Philippines, Malaysia và Đài Loan, sử dụng ASEAN khi thích hợp và phát triển hơn nữa những quan hệ đối tác chiến lược đang nổi lên.

Tuy nhiên, những bước tiến hành theo định hướng này còn chưa đủ để đảm bảo một tương lai độc lập và thịnh vượng cho Việt Nam. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người Việt Nam tin rằng cần phải có những hành động táo bạo hơn: rằng để tiến bộ hơn nữa, Việt Nam cần phải dũng cảm cải cách những thể chế cơ bản của đất nước. Họ cho rằng, chỉ với những cải cách như vậy, Việt Nam mới đạt được những mức hiệu suất kinh tế, đoàn kết dân tộc và hỗ trợ quốc tế cần thiết để đáp ứng được những thách thức của thời đại.

Về lâu dài, thách thức đối với Việt Nam và toàn thể khu vực là phải đảm bảo một khuôn khổ an ninh trong khu vực được thiết lập trên những chuẩn mực ràng buộc lẫn nhau và dựa trên những nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và hợp tác. Đương nhiên, chúng ta cần hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ áp dụng một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn. Thiếu những thay đổi đó, thì luận điệu “an ninh châu Á tốt nhất nên để cho người châu Á” là một lời lừa đảo mà thôi.

Trong phát biểu gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tự nhận thấy rằng “quan niệm (một nước) có thể thống trị những quan hệ quốc tế đã thuộc về một kỷ nguyên khác” và rằng “những nỗ lực như thế tất sẽ thất bại.” Liệu ông Tập dám theo lời khuyên cho chính mình?

Jonathan D. London là giáo sư Khoa Nghiên cứu Quốc tế và châu Á, là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của trường Đại học Thành thị Hồng Kông và tác giả cuốn Chính trị Việt Nam đương đại: Đảng, Nhà Nước và các Quan hệ quyền lực, nhà xuất bản Palgrave-MacMillan, 2014.

16 thoughts on “Những bước phải làm và lời khuyên cho Ông Tập

  1. Sau khi đứng chờ đợi VNCS kiện CSTQ khá lâu – do mỏi chân mà chỉ thấy sự “cân nhắc” là chính, đám đông người Việt lại tản mát lo chuyện “cơm áo gạo tiền”, lòng buồn rười rượu…

    • Thế giới này nhiều vấn đề quá, nhưng một thắc thức quá lớn (và đều có ở nước nào) là thuyết phục những người mà có quyền rằng họ phải thay đổi. Ơ nước nào, kẻ thời điểm lịch sử nào đều vậy. Vậy dân thương khổ quá nhưng có những gì người có quyền không thế nào có được.

      • Xin phép trình bày lại câu văn. Vì tôi là nhà biên tập. Đừng giận nhé JL, OK?
        “Thế giới này nhiều vấn đề quá, nhưng một thắc thức quá lớn (và đều có ở nước nào) là thuyết phục những người mà có quyền rằng họ phải thay đổi. Ơ nước nào, kẻ thời điểm lịch sử nào đều vậy. Vậy dân thương khổ quá nhưng có những gì người có quyền không thế nào có được.”
        ->
        Thế giới này có quá nhiều vấn đề. Trong đó, một thách thức quá lớn (và ở quốc gia nào cũng có) là thuyết phục những người của chính quyền rằng, họ phải thay đổi. Mọi nước, vào bất cứ thời điểm lịch sử nào đều cũng vậy. Việc thương dân nghèo, không phải người có quyền nào cũng có được tâm đó.
        (Anh đừng cho đăng nhé. Tôi chỉ tâm sự riêng với anh thôi. Tiện thể, Google Dịch (Anh/Việt – Việt/Anh) rất không chính xác).
        Chúc tốt lành. Thượng Đế phù hộ chúng ta!

  2. Cảm ơnJony anh thật là người có tấm lòng với dân tôi nước tôi .còn những người phải có trách nhiệm với dân tôi nước tôi thì ngược lại. Thật là buồn .

  3. Gs. Jonathan London qúi mến,
    Đọc blog này một thời gian, tôi hiểu ý muốn cuả bạn, nếu không muốn nói là mục đích mà bạn đang nổ lực thực hiện:

    – Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau trong hoà bình.
    – Việt Nam cải tổ chính trị để thoả mãn những điều kiện cho sự hợp tác.
    – Người Việt trong nước và hải ngoại cần hoà giải để quan hệ Việt-Mỹ có thể xúc tiến.

    Nhiều comment hân hoan cảm ơn bạn, một số nói thẳng sự nghi ngờ thiện chí cuả bạn. Và hôm nay, nếu đọc bài viết “Hoa Kỳ Lưỡng Bề Thọ Địch” cuả Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghiã, chắc bạn sẽ chạnh lòng và cảm thấy tổn thương. Hãy hiểu rằng, với tư duy học thuật và phản biện thần túy, nhà phân tích bình luận đã đúc kết sự kiện, chứ không có ý đả kích Mỹ hay ban cho lãnh đạo Việt Nam một cú thoả mãn cái mặc cảm đã dính chặt với Trung Hoa.

    Riêng tôi, xin hãy xem đây chỉ là một nhận xét cá nhân – một cá nhân bình thường đơn lẻ, nhờ internet mà được nói lên tiếng nói cuả quần chúng, nó có thể sai, có thể bị vuì dập hay bị trừng phạt hoặc trả giá, nhưng đó là chính là quyền cuả con người. Tôi nhận thấy rằng Hoa Kỳ muốn thực sự xích lại gần Việt Nam, muốn giúp Việt Nam trở thành đồng minh cuả mình, với điều kiện Việt Nam phải cải tổ chính trị. Đó là một mục đích lâu dài chứ không phải chỉ là vấn đề cuả biển đảo. Có phải cái cơ hội ấy đã và sẽ không thành sự thật?

    Việc HoaKỳ đã từng “bỏ rơi” đồng minh trong quá khứ tôi không dám bàn tới, nó cũng chính là nỗi đau cuả một người dân miền Nam trong tôi, nhưng tôi quan niệm, không bài học nào giống bài học nào. Khi Đông-Âu bị hệ thống CS “bỏ rơi”, họ được giải phóng, thậm chí còn muốn bỏ cuả chạy lấy người như Ukraine. Ví dụ Singapore bị Anh quốc “bỏ rơi”, hay như Nhật và Hàn Quốc có bị người tình HoaKỳ “bỏ rơi”, thì họ cũng đã kịp sinh ra những nền độc lập thịnh vượng và dân chủ đáng ngưỡng mộ.

    Xin đừng buồn khi cái hình ảnh “đòn xóc hai đầu” Hoa Kỳ giờ đang chịu sự phản công. Trong cái thế giới tranh hùng đã tạo thành hình tam giác, hãy tưởng tưởng tượng ra một cái tam giác đều đi, HoaKỳ là một đỉnh, hai đỉnh kia là “đối thủ”, thì tất cả 3 cái cạnh cuả tam giác đều là “đòn xóc hai đầu” chứ là cái gì? Nga đã chẳng giũ bỏ thuộc hạ trong cái gọi “sụp đổ” để tự cứu mình đó sao? Trung Hoa đã chẳng nuốt trửng biển đảo cuả Việt Nam và sẽ là cả Đông Dương để làm phên dậu cho chính mình đó phỏng? Hoa kỳ làm sao có thể ba đầu sáu tai mà dàn trải quân cuả mình trên khắp thế giới? Vả chăng, có ai đó cứu nguy cho mình trong một thời điểm nhất thời, phần còn lại là phải tự mình chấn hưng và tự vệ nữa phải không?

  4. China v US is possibly the most terrifying prospect to-date. They could both level the planet in a matter of days.
    Please advise me some infor. Res.412 (from USA)

  5. Thú thật với anh Lon, nói ra thì xấu hổ: NGƯỜI MĨ KHÔNG BIẾT ĐƯỢC LÀ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM BÂY GIỜ YÊU NƯỚC MĨ THẾ NÀO ĐÂU. Ý tôi là rất YÊU ấy, oái oăm thay chúng ta lại từng đánh nhau tóe máu. Thế có khổ không chứ. Mấy bác NÔNG DÂN bàn chuyện chính trị bảo là: “BIẾT THẾ NÀY NGÀY XƯA THEO MẸ NÓ MĨ CHO NÓ XONG”. Bây giờ các trí thức/trí ngủ cũng khuyên là NÊN THEO MĨ THÔI. Một số người lại bảo: “NGHÈO – HÈN – ĐÓI – RÁCH ai người ta thèm chơi. Lúc bình thường (CHÍNH PHỦ) cứ chửi Mĩ như hát hay, bây giờ bị thằng CÔN ĐỒ nó dí dao vào cổ lại hét toáng lên ỐI ANH MĨ ƠI THẰNG CÔN ĐỒ NÓ ĐỊNH GIẾT TÔI”. Ông Ô-BA-MA chắc cười thối ruột anh Lon nhỉ?

  6. Gs. Jonathan, xu hướng và hành động cuả bạn có thể khởi đi từ vấn đề nghiên cứu và dấn thân cuả cá nhân bạn, có thể từ gợi ý cuả lãnh đạo Hoa Kỳ, hay đơn giản chỉ từ một ý tưởng từ thiện dành cho một dân tộc đáng thương mà bạn đã lỡ… nghiện rồi.

    Tôi không phải là một người làm chính trị, chưa bao giờ tham gia một tổ chức nào, tôi chỉ đơn thuần là một người yêu quê hương tổ quốc và thích quan sát, học hỏi thực tế cho chất liệu giả tưởng, nên những gì tôi suy nghĩ – dù có đúng hay sai – đều hết sức cá nhân, không đáng để có thể sánh được với một trí thức như bạn. Nhưng để chia sẻ như một cách quan tâm đến bạn, xin hãy cho tôi được nhận xét.

    Để cho được “việc lớn”, có khi bạn lên tiếng bảo “cờ Vàng ơi, hãy dẹp đi. Chẳng có lợi ích gì cho các bạn, cho HoaKỳ và cho Việt Nam”. Cá nhân tôi thì nghĩ khác. Đây chính là một cơ hội để cho dân tộc tôi học tập và trưởng thành qua việc thực thi cái gọi là đấu tranh nghị trường và một nền dân chủ đa nguyên thực sự. Ví dụ Đảng và nhà nước CSVN có muốn cải tổ theo gợi ý cuả một số blogger là tách 2 tách 3 cái Đảng ra nhiều phe để thực thi đa đảng, đồng thời loại trừ thẳng thừng các Việt Kiều, là một tổn thất cho Việt Nam. Cá nhân tôi nhận thấy, nhân tài từ những người du học và di tản trước đây, và con cháu cuả họ, rất xuất chúng. Tại sao không là đối lập trong hoà bình, mà phải mãi là cựu thù cần tận diệt? Tại sao dân tộc tôi phải chịu cảnh tự đầy ải và hoài phí nguồn lực và trí tuệ, để ngủ một trăm năm? Chưa kể sự hợp pháp hoá cuả Vàng và Đỏ còn có thể giúp ích cho vấn đề pháp lý cuả biển đảo, như gợi ý trước đây cuả blogger Trương Nhân Tuấn.

    Chắc bạn nghĩ, Seagull ơi, mầy ngủ mơ hay đang nói nhảm đây, người CS cuả chính họ mà còn bị “vùi con đỏ”, thì còn có không gian nào cho viễn xứ? Có lẽ bạn đúng. Nhưng nhìn nước Đức tự tin bầu bà Nữ Đông Đức làm Thủ tướng, rồi không bao xa biết đâu, nước vợ Hàn cuả bạn thống nhất trong hoà bình, tự nhiên tôi thấy lòng đau và nhục.

  7. Nhờ Sir Internet mà người Việt thoát khỏi nhiều thứ “mờ ảo”. Hay, có thể nói, thoát khỏi tình trạng nhồi sọ (to brainwash; stupid people)

  8. Giàn khoan đã rút đi, nhưng vấn đề vẫn còn nguyên đó.
    Nó được ra đời với giá tỉ USD không lẽ đậu chơi? Nó sẽ quay trở lại.
    Ngư dân Việt Nam sẽ còn bị bắt bớ và hành hung trên chính vùng biển trời cuả mình. Và lãnh đạo Việt Nam sẽ lại ông nói gà bà nói vịt. Again and again.
    Họ lập lờ chẳng ra thể thống gì. Đả đảo tuyên bố đường lưỡi bò cuả Trung Quốc.

    Lãnh đạo VN mà còn ham cái gọi “cùng nhau khai thác” một cách lén lút vì nghĩ “trước sau cũng mất biển đảo, thôi vớt vát chút lợi nhuận” là vô hình chung chấp nhận đường lưỡi bò. Ăn cuả giặc thì làm sao kiện nó???
    Cùng khai thác như một sự hợp tác kỹ thuật và phân lợi nhuận là khác với xâm chiếm lãnh thổ. Phải minh bạch việc này mới được.

    Hoa Kỳ và đồng minh chắc chắn sẽ không để cho Trung Hoa độc chiếm đường hàng hải. Nhưng để đập tan thuyết âm mưu lưỡi bò, Việt Nam ta phải cương quyết mới được. Cương quyết như thế nào?

    – Mua vũ khí cho thiệt là nhiều?
    Không phải. Càng vũ trang, càng chỉ khơi dậy mối nguy chiến tranh.

    – Dứt khoát cải tổ, hoặc đứng lên theo con đường cuả Miến điện?
    Đúng rồi. Vì đó là con đường thoát Trung trong hoà bình và an toàn, Trung Hoa không có cớ gì để tràn xuống (phên dậu tiền đồn để cùng chống ai đó)

    – Không nhất thiết phải là đồng minh quân sự với HoaKỳ khiến Trung Hoa lo sợ, nhưng thân với HoaKỳ, cải thiện chính sách lao động và kinh tế để phù hợp với điều kiện tham gia TPP?
    Yes. Sức Mạnh Mềm. Đó là sự mời gọi thân thiện và hữu hiệu nhất, đừng bỏ lỡ thời cơ!!! Người ta chỉ cứu nguy cho bạn, chứ ai dại làm mệt mình vì những kẻ đâu đâu?

  9. “Trong phát biểu gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tự nhận thấy rằng “quan niệm (một nước) có thể thống trị những quan hệ quốc tế đã thuộc về một kỷ nguyên khác” và rằng “những nỗ lực như thế tất sẽ thất bại.” Liệu ông Tập dám theo lời khuyên cho chính mình?” – Jonathan London.

    Ông Tập tuyên bố thế để thị oai với thế giới và định hướng ích kỷ cho lân bang chống HoaKỳ mà thôi. Kỳ thực, ông mà không ra sức ve vãn HK thì sức mấy mà China được mời diễn tập ở Hawaii? Các học giả Hoa kiều mà không ra sức rót mật vào tai HoaKỳ theo kế hoạch của ông thì làm sao mà China có được những ưu đãi?

    Khi các lân bang không hề có ý chống đối hay gây hại cho nước cuả ông, họ chỉ muốn được độc lập, tự cường, toàn vẹn lãnh thổ thôi, ông cũng không chịu để yên, ra sức thao túng và gây xáo trộn hiềm khích giữa họ. Diện tích Trung Hoa có thể đủ chỗ cho người Hoa sinh sống nếu ông biết cách biến những vùng hoang vu trở thành đất sống như một số nước khác có thể làm, còn hơn là phải tìm cách xâm lấn bành trướng. Chưa đủ, ông còn đi châu Phi, Nam Mỹ, và… cung trăng. Ông cứ việc đi đi, loanh hoanh cho đời mỏi mệt.

  10. Prof. London và các bạn thân mến, xin chia sẻ cùng qúi vị lời cầu nguyện này cuả tôi. Xin cầu chúc qúi vị luôn được bằng an và hạnh phúc.
    ———————————————————————————–

    Xin để Từ Bi dõi theo vô-lượng “Buddho…”
    Xin cho toàn Nhân loại và thế gian biết được rằng
    Dưới nhiều tên gọi khác nhau, Người và tạo vật có cùng một Thượng đế.
    Trong mỗi chúng ta có muôn vạn sinh linh và thế giới riêng cuả chúng.
    Bên ngoài bào thai khí quyển cuả loài Người là cơ thể lớn cuả Vũ trụ.
    Bên trong bầu khí quyển cuả loài Người có tiểu khí quyển cuả loài Thủy vật
    Ôi Oxygen, người là ai và từ đâu đến mà lan toả mênh mông
    Vào nước, vào đất, vào hơi thở và đuà vui cùng với lưả
    Xin hãy thì thầm vào đôi tai cuả Thượng đế
    Lời cầu nguyện Từ Bi và Tỉnh Thức: “Buddho…”

    http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/thate/buddho.html

    • Nhìn vào việc đội ngũ cộng sản chơi ván bài trên đong hàng với Mỹ Nhật dưới đá thúng đụng nia với dân thì người ta hiểu đất nước này nguy hiểm ra sao rồi…Cộng sản chuyên sài chiêu chẹn họng chẹn hầu, tạo sa mạc hóa vùng nguy hiểm ngoài ý muốn, âm thầm “rút củi đáy nồi” bất kể điều đó có thể làm cả vùng đất trở nên khô cằn, giống tốt bị đày ải, giống xấu xa đua nở, mọi người dân trở nên tản mát vè trí tuệ chỉ còn lại sự máy móc, sự kích động (của quá khứ), sự hèn yếu….Giờ thì đến rượu cũng chẳng còn mà lai rai sau 22:00…Đây là lối kỹ trị kiểu tướng tá đánh trận thì đúng hơn…tiếc rằng địch lại là dân đen, đội ngũ tri thức…

  11. Nếu không lầm thì đợt này công an có thể… được tăng lương thưởng….khẳng định sức mạnh trị vì và được đánh bóng như đánh bóng chiếc giày đấy bác Jonathal ah`…..Việc cấm rượu chẳng qua là để ghì đè chiếc bóng cầm quyền in dấu trên trán lũ thần dân vừa ngoan vừa có phần ương bướng….Hi hi…chuyện đóng dấu tem ở những xứ sở này không biết có giống các nơi khác không nhỉ….Chắc chủ yếu là một cách kết hợp bàn cờ bên ngoài trong chuyện biển Đông đồng thời in dấu lên các quan thầy bên ngoài để các quan thầy bên ngoài
    từ hy vọng, kiên nhẫn xem xét đến chuyện mất kiên nhẫn và từ bỏ hy vọng …và chấp nhận cuộc chơi chỉ nên vậy….
    Kiểu tính toán như vậy tỏ ra mình là kẻ chủ động bao quát…rất tiếc là lại quên mất một điều đơn giản….là “quá khứ”…là “vinh quang”….và là kẻ đang bị hại. Thật hơi thất vọng….

Comments are closed.