Rủi ro khi bàn quan hệ Việt – Trung

Gần đây, có bạn giới thiệu một bài viết mới của Tiến sỹ Zachary Abuza có tựa đề “Việt Nam oằn dưới áp lực của Trung Quốc.” Bài của TS Abuza đưa ra những khẳng định rất lớn theo đúng tinh thần của tựa đề đó dựa vào một phân tích có vẻ có bằng chứng tin cậy.

Về nguyên tắc, tôi luôn luôn cố gắng coi trọng bất cứ phân tích nào có nội dung đáng để suy nghĩ. Tuy nhiên, cũng có khi tính chất suy đoán, thiếu cơ sở, giật gân của một bài lên mức quá đáng, thậm chí đến mức làm cho chúng ta giật mình và lo về ý định, bản chất của tác giả. Rất tiếc tôi thấy bài này là một trường hợp như vậy.

Dưới đây, tôi sẽ giải tích tại sao tôi thấy bài của Abuza, dù ban đầu là hấp dẫn về cách viết, cuối cùng là một bài thiếu trách nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, không giúp người đọc hiểu tình trạng thực tế của Việt Nam và vì thế làm hại đối với cộng đồng toàn cầu.

Những yếu tố trong bài của TS Abuza mà ban đầu làm cho nó đáng đọc là giới thiệu một số nhận xét vừa phải, một số thông tin được tin trước khi giới thiệu những khẳng định choáng ngợp và những chi tiết viết một cách có vẻ là có thật. Nhưng, càng đọc càng thấy bài có nhiều vấn đề và đọc xong có nhiều cảm giác không hay và không vui.

Nói một cách ngắn gọn, bài viết nhầm lẫn những mặt bề ngoài với thực chất, nhầm lẫn thực tế và tiểu thuyết, và vẽ ra một bức tranh quá đen trắng trong khi thực tế tình hình hiện nay phức tạp hơn nhiều và rất có thể trái ngựơc với những câu chuyện tưởng tượng của tác giả. Nói thế, không có nghĩa là bài không có giá trị. Giá trị của nó là nêu những nguy cơ trong việc phân tích chính trị.

Nhầm lẫn bề ngoài với thực tế

Trước hết, hãy bắt đầu với bối cảnh chiến lược chung mà TS Abuza vẽ ra trong phần đầu bài. Dù có những yếu tố đáng đồng ý, tôi chưa chấp nhận một số nét phân tích của ông. Những sự bất đồng ở đây có lẽ không lớn lắm.

Chẳng hạn, khẳng định của TS Abuza rằng Hà Nội đã gần như “bất lực” trong việc chống lại động thái khiêu khích của Bắc Kinh tôi thấy là quá mạnh. Dù đồng ý Việt Nam đã chưa đủ hiệu quả trong việc đối phó với Bắc Kinh (và thậm chí chấp nhận nó một phần vì những bất đồng nội bộ). Nhận xét rằng những hành động của Trung Quốc chưa đến mức khiến ASEAN đoàn kết là một nhận xét có ít giá trị, vì chúng ta đều biết ASEAN sẽ chẳng bao giờ chống lại Trung Quốc một cách thống nhất.

Lập trường Bắc Kinh “có lẽ” đã “thành công” trong việc thuyết phục những nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông rằng Mỹ là đối tác không tin cậy rõ ràng là không có giá trị và, dù sao, là không có sức thuyết phục. (Philippines không tin Mỹ sao?) Dù không ít người thấy phản ứng của Mỹ về tranh chấp Biển Đông là quá nhẹ và không kịp thời, riêng tôi lại cho rằng cách tiếp cận của Mỹ đến nay là khá tốt, dù có một số điểm yếu.

Cuối cùng, nếu ông Abuza cho rằng “thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội là hành động của Trung Quốc đã phơi bày bất đồng lớn trong giới chóp bu Đảng Cộng Sản”, tôi lại thấy thiệt hại chính là nó buộc Bộ Chính trị phải tìm cách đối phó những bất đồng đó, thay đổi hay điều chỉnh phương hướng chiến lược của đất nước về nhiều mặt. Làm thế trong một bối cảnh mà có nhièu bất đồng là cực kỳ khó khăn. Nói cách khác, thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội, không phải là “phơi bày bất đồng lớn” mà là nâng cao áp lực để làm những bước phải làm mà rất khó làm đối với phương hướng của đất nước.

Về cuộc họp của Bộ Chính trị

Nếu những vấn đề nói trên được xem không lớn lắm thì những nội dung thú vị nhất và có vấn đền nhất là khi TS Abuza đề cập những quá trình nội bộ của Bộ Chính trị, đặc biệt những gì “đã xảy ra” sau khi phái viên Dương Khiết Trì của Trung Quốc đã về nước.

Tôi phải khẳng định ngay tôi không có tiếp cận được những thông tin về nội bộ của Bộ Chính Trị (dù có lần tôi đã xin một viên chức an ninh tạo điều kiện cho tôi quan sát những gặp gỡ của Bộ để tránh việc có những hiểu lầm về chính trị ở Việt Nam). Trong những đoạn này, TS Abuza đã miêu tả khá chi tiết về lập luận của hai phái. Một, theo ông, là gồm các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đã có quan điểm phải kiện Bắc Kinh, gần Mỹ, Nhật hơn, v.v. Trong khi phái kia có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và những người khác.

Tôi không rõ ai đưa thông tin cho Abuza và chẳng biết những khẳng định chi tiết của tiến sỹ có cơ sở nào. Nhưng về cơ bản, tôi không tin những cuộc họp này (tức ngay sau khi phái viên Trung Quốc rời Hà Nội) đã có tính quyết định trong hồ sơ Biển Đông. Cụ thể hơn, theo tôi được hiểu, đã có những cuộc họp trong thời gian đó, và đã có những kết quả khác hẳn so với khẳng định của Abuza. Hơn nữa, theo tôi hiểu (và tôi sẵn sàng thừa nhận tôi có thể sai), Bộ Chính trị vẫn chưa bàn toàn diện và chưa có quyết định rõ nét nào. Vì sai ở nhiều chỗ, vì chưa nắm bắt tình hình, quan điểm của tiến sỹ không thể tin.

Thực vậy, càng đọc những đoạn này càng cảm thấy gần đây (không biết bao lâu), tiến sỹ đã nói chuyện với ai đó và đã phát triển một sự hiểu biết mơ hồ về tình hình ngay sau Dương Khiết Trì của Trung Quốc về nước. Vào đầu tháng Sáu, theo tôi biết, chẳng có một quyết định nào, cũng như chẳng có một bên thắng cuộc và bên thua cuộc trong Bộ Chính trị. Khi TS Abuza viết rằng phái không chống lại Trung Quốc “có vẻ lý luận”, tôi thấy phân tích của TS Abuza không dựa vào bằng chứng cụ thể nào mà chỉ dựa vào tin đồn, thậm chí những tin đồn lỗi thời.

Viết cho rõ hơn, tôi không chấp nhận lý lẽ rằng phái bảo thủ đã bác bỏ đề nghị kiện Trung Quốc. Hơn nữa, khi TS Abuza xác định những ai đã ủng hộ phái này (từ Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, v.v.), tôi đã rất lo lắng. Có lẽ kiểu “phân tích” này sẽ hấp dẫn với một số người nhưng tôi thì chưa tin. Tôi biết một người biết nhiều hơn mình (và chắc chắn biết hơn TS Abuza) lại có danh sách khác. Tôi cũng không thấy “phái muốn kiện” đang bị xem như những người ngây thơ về phản ứng của Trung Quốc.

Khác với Abuza, chúng ta chưa có bằng chứng rằng Bộ Chính trị đã thông qua một quyết định nào để giảm căng thẳng, hoặc, cụ thể hơn, đã không có một quyết định dài hạn nào. (Liệu đã có một thỏa hiệp bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh về việc rút giàn khoan Hải dương 981 thì suy đoán mãi mà vẫn không thể biết).

Còn quá sớm

Nói chung, chuyện tranh chấp ở Biển Đông là một vấn đề cực lớn và còn quá sớm để khẳng định những tranh chấp sẽ phát triển ra sao. Có quá nhiều tác nhân cùng chuyển động một lúc.

Về việc Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã không đi Washington mà chỉ có ông Phạm Quang Nghị đi, tôi thấy là đáng tiếc và thực sự phản ánh những đặc trưng kỳ lạ của nền chính trị Việt Nam. Song, tôi không nghĩ rằng chúng ta đã biết nhiều về nội dung sâu sắc của quan hệ Việt – Mỹ đến nay.

Đương nhiên chính phủ Mỹ rất (nếu không muốn nói là quá) cẩn thận trong hồ sơ Trung Quốc. Việc có những gặp gỡ “lặng lẽ” chưa chắc có nghĩa là những gặp gỡ này là chưa quan trọng. Việc có một phái viên tổng thống Mỹ sang Hà Nội, dù chưa phải là chuyến thăm ồn ào, vẫn cho thấy có một trao đổi ở cấp cao nhất giữa hai “chế độ.”

Về phần kết luận, khẳng định của TS Abuza rằng “đại đa số trong Bộ Chính trị không sẵn sàng chống lại Trung Quốc” cũng khó chấp nhận. Ông Abuza nêu bốn lý do như (1) những cái giá kinh tế phải trả là quá cao; (2) giả định Việt Nam sẽ thua trong mọi xung đột trên biển; (3) ai đó hy vọng là nếu Việt Nam hy sinh Hoàng Sa, thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng hơn đàm phán về Trường Sa; và (4) sự xem trọng quan hệ giữa hai đảng trong mắt những nhân vật như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Riêng đối với khẳng định đáng lưu ý của Abuza rằng Việt Nam đã có một quyết định để giảm căng thẳng và “đại đa số người Việt Nam có thể chưa biết về quyết định” đó, tôi phản ứng như sau. Dù tôi không phủ nhận những căng thẳng đã giảm, chúng ta chẳng có cơ sở để khẳng định đã có một quyết định như TS Abuza đã hàm ý. Tôi không cho rằng đã có kết cục nào rõ ràng.

Đối với Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), dù tôi ủng hộ cải cách kinh tế, tôi cũng khuyên Việt Nam phải cẩn thận với TPP. Quan trọng hơn tôi không tin TPP là phương cách duy nhất mà Việt Nam có thể dùng để phát triển những quan hệ toàn diện với Mỹ.

Cuối cùng, tôi không đồng ý với ý kiến nói những hội nghị trung ương sắp tới sẽ không thể ra những quyết định lớn vì, như một trong những người phát ngôn ‘hay nhất, hiệu quả nhất’ của Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói, nhiều cái phụ thuộc vào động thái của Bắc Kinh.

Kết luận

Nói chung, tôi thấy bài của Abuza là đáng đọc. Nhưng tính đáng đọc này không phải là vì bài viết này hay. Đáng đọc vì nó tái nhắc nhở chúng ta về những rủi ro trong việc phân tích chính trị.

Nhìn một cách tổng thể, tôi rất hồ nghi về phân tích trong bài trong khi cách viết (đầy những suy đoán quá đáng cho đến những thông tin sai lệch) là rất đáng tiếc. Còn quá sớm và viết một bài mà thiếu cơ sở như vậy là chẳng có ích trong việc tìm hiểu tình trạng thực tế.

Đáng tiếc nhất là tôi đã mất cả một buổi sáng để đề cập bài này trong khi tôi có những công việc quan trọng hơn nhiều, như viết bài về hệ thống giáo dục, y tế của Việt Nam và đi ăn trưa! Và mất công ‘đánh’ một người Mỹ về chuyện Việt Nam! 😉

Bài này vốn được đăng trên BBC tại đây.

11 thoughts on “Rủi ro khi bàn quan hệ Việt – Trung

  1. Pingback: Tin thứ Sáu, 01-08-2014 « BA SÀM

  2. Ôi bài này Prof. London đánh [ông] Mỹ ấy hay đấy, tôi ủng hộ.
    Cho tôi cùng “đánh ké” bằng ý kiến cá nhân với, được không?

    1. Ổng bợ đỡ Trung Quốc như vậy vì cảm tình với TQ, vì tư kiến, hay là nêu lên nhằm gợi mời phản ứng cuả người khác, nhằm phanh phui sáng tỏ những câu hỏi hóc búa nhất cuả tình hình Biển Đông?

    2. Nhiều blogger lộ hẳn thất vọng trong cách hành xử cuả HoaKỳ ở Châu Á Thái Bình Dương. Họ cho rằng HoaKỳ đã chưa bao giờ chủ động, để tình thế bây giờ Trung Quốc đã chiếm thượng phong. Họ cũng lo lắng cho tương lai cuả Đông Nam Á dưới sự càn quét cuả tàu cá, tàu chiến, tàu ngầm cuả Trung Quốc. Ông Abuza thì hoàn toàn tin rằng Trung Quốc đã và sẽ làm chủ khu vực rồi. Tôi thì nghĩ giống như Jonathan, còn quá sớm để phán như vậy.

    3. Về sự “rối loạn, bấp bênh” trong hành xử cuả Bộ Chính Trị trong vấn đề Biển Đông hay đối ngoại với HoaKỳ, ý kiến cuả ông Cù Huy Hà Vũ đáng để ta suy nghĩ. BCT cứ như vậy chờ thời đấy, họ chià ra nhiều râu ria, nghiêng ngả theo nhiều chiều hướng, nhưng sẽ nắm bắt cái nào có lợi cho sự an toàn cuả họ và cho Việt Nam. Tuy rối loạn nhưng họ lại cùng thống nhất không phân hoá ở cái điểm “an toàn chung” đó.
    Không loại trừ khả năng là họ sẽ nắm bắt lấy anh Jonathan và xin cứu bồ đấy 🙂

    4. Về việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ thay vì ông Phạm Bình Minh, anh Jonathan cũng đã thấy quá rõ nền chính trị vô pháp, vô nguyên tắc cuả Hà Nội rồi đấy. Giao chức mà không tôn trọng quyền hạn cuả người ta, thật rất đáng xấu hổ. Cái gì BCT cũng phủ xuống, toàn quyền. Nhưng cũng được một điểm gở gạt là đưa người cuả BCT đi thì nên hiểu những thông điệp người ấy đưa ra là cuả… Bê, và tin tức mang về thì được Bê tin tưởng. Một cách xích lại đầy cẩn trọng đấy. Nhưng, họ sẽ nhào tới ôm hôn thắm thiết các đồng chí Cuba, Nga, kể cả Bắc Kinh. “Chemistry” trong relationship là một cái gì đó khó nói, nhưng cũng dễ hiểu mà, phải không? Dần dà rồi người ta cũng sẽ quên đi cái gọi cựu thù để quen dần với những quan hệ mới.

    5. Nếu quan sát kỹ, tôi nghĩ rất nhiều hàng hoá Việt Nam trên danh nghiã xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng nó lại được tái xuất khẩu sang Mỹ hoặc các nước khác. Trung Quốc thu mua hoặc giao Việt Nam gia công, rồi xuất khẩu đi nước khác. Việt Nam lệ thuộc vào người thu mua này mà không tự mình có thể bán hàng. Nếu không cải cách kinh tế chính trị, cho dù Đảng, BCT có trường tồn thì tình trạng cũng cứ ở mãi cái ngõ cụt.

    • ý 3 của bạn làm tôi buồn cười khi nói về tay cù,đại ý đối với tay cù thì vn muốn sống thì phải bợ đ anh mỹ,thực ra mà nói tôi cũng thông cảm cho ông ấy thôi vì trước đây đã đấu tranh để được đi mỹ và giờ là trên đất mỹ
      ý thứ 4 của bạn thì lại suy đoán mà nghe quen quen kiểu tôi thấy nhục nhã vì cầm hộ chiếu vn của nhân vật nào đó mà tôi quên tên rồi. trên bình diện chính thức ông Nghị sang đó với tư cách trưởng đoàn đại biểu tp hà nội cũng là đai biểu qh vn ,và ông ấy làm việc chủ yếu với giới lập pháp hk mặc dù sau cánh cửa có thể là nhiều chuyên khác ,ông ấy ko đòi gặp Kery hay giới hành pháp hk nên cái kiểu (nhục) của bạn thấy sao mà vui
      ý thứ 5 về sự lệ thuộc của vn vào tq,gần đây người ta hô hào cái gọi là (thoát trung) nghe có vẻ bùi tai nhưng lại ko đúng bản chất của sự phụ thuộc này mà đúng ra người ta đang cố đổi lỗi cho hoàn cảnh,đây là vài ví dụ
      – nông sản vn ta thay vì ngày càng ngon hơn đạt chuẩn hơn để xuất đi nơi khác được giá tốt hơn thì người ta lại hài lòng với việc xuất sang tq
      – nguyên phụ liệu thì thay vì tự đầu tư sản xuất trong nước để tạo công ăn việc làm thì người ta hài lòng với việc mua của tq giá rẻ ,đa mẫu mã tuy rằng chất lượng chưa chắc đã tốt và người ta tự an ủi rằng ;tiền nào của đó
      -cuối cùng đế cái kim ,cuộc chỉ hoặc đôi đũa thì người ta tặc lưỡi rằng làm mây cái thứ 1 ,2 nghìn bạc ấy làm gì cho mắc công mua của tq vua rẻ,nhanh lại đẹp
      thế nên: thoát trung hay thoát sự trì trệ của bản thân ta?

  3. Thanks a lot for your article and your critical comments and feedback on that questionable article. I do not know standing behide Nguyen Tan Dung to provide untrusted information.

  4. Tại sao nước Mỹ không cần “Bộ Chính Trị”?
    Vì nước Mỹ đã có Chúa phù hộ! In God we trust!

  5. “Về việc Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã không đi Washington mà chỉ có ông Phạm Quang Nghị đi, tôi thấy là đáng tiếc và thực sự phản ánh những đặc trưng kỳ lạ của nền chính trị Việt Nam. Song, tôi không nghĩ rằng chúng ta đã biết nhiều về nội dung sâu sắc của quan hệ Việt – Mỹ đến nay.” – Jonathan London.

    Đọc câu trên tôi thấy thương bạn Jonathan quá. Bạn kiên nhẫn và ôn nhu đến mức thế này thì chúng tôi không biết phải cảm ơn bạn như thế nào nữa. Riêng tôi, sau khi đọc về hai ông Phạm và “chuyến đi lịch sử” với những thao tác ngoại giao ngu muội, ngớ ngẩn vưà rồi, thì tôi thấy… nổi nóng 🙂

    Ông Phạm Quang Nghị mà lên làm Bí thư sau này như các blogger phao tin, thì tương lai cuả Việt Nam từ ngõ cụt đi xuống vực thẳm, và không biết là ĐCSVN có còn tồn tại nổi hay không. Họ đang tự tử. Xin chia buồn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

    • Ô, tôi bỗng dưng nảy ra một ý này: hay là ổng ngầm muốn nói “Anh McCain còn nhớ vụ anh rụng máy bay không? Chuyện đó qua lâu rồi. Bây giờ, nếu anh bay trở lại đi rồi biết, em không có bắn anh nưã đâu. You are welcome!” 🙂
      Hay là Gs. London hãy đề nghị Nhà Trắng mời thẳng ông TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm, thử xem ổng có dám đi không.

  6. tôi thấy bài này tiến sĩ viết rất hay thể hiện góc nhìn cẩn trọng suy xét để ko dẫn đến những kết luận quá sớm dựa trên những suy đoán chủ quan. tôi đọc khá nhiều bài viết của tiến sĩ và tôi còn nhớ có bài tiến sĩ ca ngợi(bùi Hằng) đã làm tôi khá buồn cười
    Đối với những người có tư tưởng như tôi thì chúng tôi vẫn nói, bbc là báo bắp cải với những bài viết được đặt hàng sẵn ,nội dung quảnh quẩn vẫn là gây hô nghi cho người đọc và nó đã thành truyền thống,do vậy mà kiểu bài viết này ko có gì mới mẻ cả

  7. BÁO GIỚI PHƯƠNG TÂY LÀM NGƠ TRƯỚC CÁC SỰ KIỆN Ở UKRAINA
    14 tháng tám 2014, 16:05
    © Photo: RIA Novosti/Mikhail Voskresenskiy
    Các phương tiện truyền thông phương Tây tiếp thu có chọn lọc thông tin về Ukraina.
    Trong các chương trình phát thanh truyền hình và trên trang báo chí chỉ xuất hiện những bài phát biểu của quan chức Kiev, mà không hề giới thiệu ý kiến của bên khác. Báo giới phương Tây nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa nhân đạo ở phía Đông Nam Ukraina. Đây là một thí dụ rõ rệt về thái độ tiêu chuẩn kép.
    Các nhà báo phương Tây ít quan tâm đến tình hình thực tế ở Ukraina. Như thường lệ suốt ngày trên các kênh truyền hình trung ương của châu Âu và Mỹ không có dù một tin về những gì đang xảy ra ở khu vực Donbas. Họ không đồng cảm cho số phận của những người tỵ nạn. Trên biên giới Nga-Ukraina đã triển khai các trại tỵ nạn cho những người phải bỏ nhà mình chạy đến nước láng giềng khỏi các vụ đánh bom. Nhưng, các nhà báo nước ngoài không vội vàng đến thăm các trại tỵ nạn để nói chuyện với những người bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự của chính quyền Kiev. Báo chí phương Tây vốn được gọi là “khách quan” không sẵn sàng phản ánh các sự kiện Ukraina từ quan điểm khác với lập trường chính thức của các chính trị gia phương Tây. Chủ tịch Quỹ “Chính sách” Vyacheslav Nikonov nói: “Khi bắt đầu các hành động chiến sự thì sự thật là người đầu tiên phải chết. Rõ ràng là Hoa Kỳ và các đồng minh NATO giữ lập trường chung: đối với họ, phương Tây là thế giới tươi sáng và Ukraina đang đấu tranh để trở thành một bộ phận của phương Tây, còn Nga thì tượng trưng cho thế giới ảm đạm đáng sợ đang gây trở ngại cho quá trình này. Bất cứ điều gì không phù hợp với lập trường này không được giới thiệu trên báo chí hoặc bị bóp méo. Đây là một phương pháp phổ biến trong cuộc chiến tranh thông tin”.
    Đã hơn ba tháng gần biên giới của Liên minh châu Âu có chiến tranh, không chỉ chiến tranh thông tin mà cuộc chiến thực sự với cảnh đổ máu, các vụ tàn phá và nhiều người chết. Nhưng, các kênh truyền hình kể lại rất chi tiết chỉ về những gì đang xảy ra ở các khu vực cách xa EU hàng nghìn dặm – ở Syria, Afghanistan, Iraq. Họ tổ chức các cuộc gặp “bàn tròn” và giới thiệu nhiều cuộc phỏng vấn về chủ đề này. Vì đó là những gì đang xảy ra ở đâu đó rất xa châu Âu và Mỹ, không giống với phương Tây. Còn Ukraina thì sát gần EU. Nói về Ukraina có nghĩa là nói về châu Âu. Nếu như vậy, thì đó là cảnh đáng sợ làm nảy sinh rất nhiều câu hỏi. Nhà chính trị học Vyacheslav Nikonov nói: “Hiện nay, báo giới phương Tây hết sức quan tâm đến những sự kiện đang diễn ra ở các khu vực xa với châu Âu. Bởi vì các nhà báo biết rõ các sự kiện đó phải được phản ánh như thế nào. Còn ở Ukraina đang xảy ra thảm họa. Nếu chỉ dối trá từ sáng đến tối thì cũng không phải là lập trường tốt nhất. Vì vậy, các thông tin liên quan đến Ukraina không được phản ánh trên trang báo chí. Ví dụ, quân đội Kiev đang tập trung lực lượng để tấn công vào Donetsk và Lugansk. Các nước NATO cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina: Hungary cung cấp xe tăng, Romania cung cấp máy bay v.v. Tất nhiên, các phương tiện truyền thông phương Tây sẽ không giới thiệu các thông tin này. Họ thích hơn nói về việc Hoa Kỳ ném bom Iraq hoặc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Kurd”.
    Khi đưa tin về hàng hóa nhân đạo mà Nga đã gửi cho Ukraina, thì báo chí phương Tây chỉ nói về mối đe dọa từ phía đoàn xe chở hàng cứu trợ. Họ rất nghiêm túc thảo luận về khả năng đằng sau các chai nước uống có những lính đặc nhiệm, và trong các lọ thức ăn trẻ em có khẩu đại bác. Các nhà báo của châu Âu và Mỹ không hề đề xuất sáng kiến tổ chức chiến dịch nhân đạo để thu thập quần áo ấm, thuốc men và thực phẩm cho người dân Donbas. Vì nếu họ làm như vậy thì sẽ phải thừa nhận rằng, tình hình ở phía Đông Nam Ukraina là thảm họa nhân đạo. Theo họ, nhiệm vụ chính là thuyết phục cộng đồng phương Tây rằng không có gì đặc biệt đang xảy ra ở Ukraina. Hành vi này y như đà điểu vùi đầu trong cát.
    http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_14/275947877/

  8. Tôi thì cho rằng Mr. J.L nói chỉ đúng 1 phần. Thực tế Hà Nội không bao giờ khuất phục TQ hay bất cứ thế lực nào đụng đến chủ quyền của đất nước. Chẳng qua họ là nhưng nhà kỹ trị, rất cẩn trọng khi tính đến hiệu quả của cách xử xự với TQ. Vì một bước sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng triệu nông dân. Trong BCT của họ có những ý kiến khác nhau cũng tốt, thể hiện sức mạnh của thể chế do họ tạo lập tức là mọi hành động phải được sự đồng thuận cao. Trong BCT của họ, không phải ai muốn nói gì thì nói, ông nào nói linh tinh sẽ bị gánh chịu hậu quả. Vì vậy có những ông sau khi ra khỏi BCT thì mới phát biểu mang tính cá nhân.
    Hiện nay, sức ép về kinh tế của Trung Quốc đã khá rõ, họ đã đặt ra những rào cản thương mại để hạn chế nhập hàng nông sản của VN, tôi mường tượng thấy dáng dấp của vụ Nga – Ucraina ở đây. Kết quả, nhiều nông sản VN đã không bán được, giá hạ thê thảm. Tuy nhiên tôi nghĩ chuyện này sẽ được dàn xếp ổn thỏa, trong thời gian tới.
    Việc họ chần chừ khi chưa khởi kiện TQ cũng có lý do, vì kiện tụng tốn kém mà hiệu quả không cao hay còn có thể nói là chả giải quyết được gì ngoài việc làm cho dân VN tự sướng. Khả năng họ sẽ hỗ trợ ngư dân khởi kiện mang tính cá nhân đối với nhà nước TQ, đây có lẽ mang hiệu quả tuyên truyền nhiều hơn, nhưng cũng tốn kém, vì bỏ tiền của sang tận châu Âu kiện tụng thì phải tốn rồi.
    Chủ quyền thì họ không bao giờ bỏ, vì ngay từ nhỏ tôi đã biết Hoàng Sa là của VN và được học về việc này (nay tôi đã 50 tuổi rồi) chứ không phải như một số người bêu rếu lâu nay là nhà nước không dạy gì cho dân về chủ quyền Hoàng Sa. Và từ khi lập nước trong các văn bản chính thức và không chính thức của nhà nước và trong tiềm thức nhân dân họ gọi là Biển Đông chứ không gọi là biêunr Nam Hải hay biển Nam Trung Hoa như chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây vẫn dùng.
    Thay vì tốn hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu để kiện thì để tiền đó mua thêm chục quả S300 còn chắc ăn hơn.

Comments are closed.