Vài suy nghĩ về báo chí Việt Nam

Một trong những phát triển khá hứa hẹn ở Việt Nam hiện này là sự nổi lên của nhiều nhà bình luận độc lập và cái gọi là “nhà báo độc lập” và “báo chí độc lập.” Dù có quan điểm nào về chính trị, việc đất nước đang phát triển một ‘phạm vi công’ (tức một không gian mà những ý kiến có thể được phô diễn một cách công khai — bằng tiếng Anh gọi là ‘public sphere’) là không thể bàn cãi rồi.

Nhìn động thái phức tạp của chính quyền đối với sự nổi lên của báo chí độc lập hàm ý lập trường của nhà nước đang diễn biến một, dù tính chất của diễn biến đó còn quá mơ hồ. Riêng tôi khuyên chính quyền Việt Nam để cùng với dân dần dần bội dưỡng không gian đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một nền báo chí đa dạng hơn.Trong bối cảnh này, tôi có một vài đề nghị rất nhỏ đối với giới gọi là “nha báo độc lập” của Việt Nam.

Trước khi chuyển sang những đề nghị đó xin giải tích quyết định  viết một bài về chủ đề này xuất phát từ hai việc. Một là nội dung của một bài “Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng còn có độc lập?” do Nguyễn An Dân viết. Hai là những ý tưởng của tồi gần đây sau 2-3 năm quan sát sự phát triển của ‘ngành’ báo chí độc lập ở Việt Nam trong những hình thức của nó. Vì bài đó và những ý tưởng của tôi liên quan đến nhau. Đề nghị ngấn gọn là như sau:

Bình luận và phản biện xã hội là một chức năng cốt yếu của một nền báo chí. Song, những bài miêu tả và phân tích một cách khách quan và nêu rõ những quan điểm khác nhau – tức ‘news gathering and reporting’ không nên bị bỏ qua. Ai cũng thích đọc những bài nêu lên ý kiến. Nhưng, đề nghị các nhà báo Việt Nam độc lập cũng nên nỗ lực để phát triển những thế mạnh của họ đối với những chức năng khác của ngành báo chí. Trong đó có việc viết những ‘bài thời sự’ (news ariticles) bình thường, khách quan, và đáng tin cậy. Tôi biết rằng viết những bài báo ‘bình thường’ có lúc chán. Viết bình luận, chém gió sướng hơn. Song, một tờ báo đáng tin cậy (trên giấy hay mạng?) không thế thiếu những bài viết đó, và nhờ vậy Việt Nam dần dần mới có một nền báo chí thực sự độc lập.

Tôi xin nhấn mạnh, tôi rất ửng hộ sự đa dạng hóa của nền báo chí ở Việt Nam. Tôi cũng hiểu làm nhà báo ở Việt Nam một cách chuẩn và chuyên nghiệp, nhất là nhà báo độc lập, còn quá khổ, thậm chí đầy rủi ro. Với tư cách là bạn của Việt Nam tôi cũng đè nghị các bạn trong bộ mấy để thấy một cách mới sự giá trị của báo chí trong quá trình dân chủ hóa đất nước một cách trật tự, an toàn, văn minh. Bào chỉ không nên chỉ được xem là một công cụ, phải không? Việc có những bất đồng chính kiến được thảo luận một cách văn minh là chuyện bình thường ở các nước văn minh, phải không?

Dù chúng ta chưa biết về tương lai, chưa biết sẽ có nhà báo đọc lập nào sẽ được thả trong những tuần tới, sẽ có một nền bào chí như thế nào trong những năm tới, tôi xin chức mừng cả nước Việt Nam về sự phát triển và đa dạng hóa của ngành bào chí, cũng như khuyên khích cả người dân lẫn lãnh đạo chính trị nỗ lực để nuôi dưỡng bào chí trên đường thúc đầy dân chủ hóa của đất nước Việt Nam.

JL

Xin lỗi bài này đã có những sự thay đổi vì đã gặp một số khó khăn về tiếng Việt.

15 thoughts on “Vài suy nghĩ về báo chí Việt Nam

    • Tôi chỉ đưa ra một “hình dạng” để anh Giô hoàn thiện tiếp. Không có ý gì. Bạn “Vo”, tại sao “kết án” tôi ghê vậy? Tôi có “áp đặt” gì đâu?
      Thực ra, có một ngày (chúng) tôi muốn nhờ sự giúp đỡ của anh Giô, một người nước ngoài khá gỉỏi tiếng Việt cho dự án dạy tiếng Anh (miễn phí) online.
      Xin anh Giô nhớ giùm – XYZ 58 tuổi.

  1. Trời đất! Bài viết của ngài Lodon với văn phong “thần” như vậy mà bạn XYZ giảm mất “thần thái” của nó. Chỉ nên giúp ngài ấy sửa lại vài lỗi chính tả và ý tứ, và nên giữ nguyên cách dùng từ và nhịp điệu mạch văn. Ngài Lodon viết như một cách bày tỏ, đưa ra một lời khuyên đầy thiện ý thì bài bạn XYZ sửa giúp có vẻ như hiệu triệu hay kêu gọi.

    Tôi mạn phép hai ngài thử làm như sau (tôi đánh số đoạn văn của tác giả và chữ a, b, c theo thứ tự chỉ cho tác giả, bạn XYZ, và tôi):

    1a: Một trong những phát triển khá hứa hẹn ở Việt Nam hiện này là sự nổi lên của nhiều nhà bình luận độc lập và cái gọi là “nhà báo độc lập.” Dù có quan điểm nào về chính trị ở Việt Nam, việc Việt Nam đang phát triển một ‘phạm vi công’ (tức một không gian mà những ý kiến có thể được phô diễn một cách công khai) là không thể bàn cãi rồi.

    1a: Một trong những phát triển khá hứa hẹn ở Việt Nam hiện nay là sự nổi lên của nhiều nhà bình luận độc lập và cái gọi là “nhà báo độc lập.” Dù có quan điểm nào về chính trị ở Việt Nam, việc Việt Nam đang phát triển một ‘không gian mở’ là không thể chối bỏ.

    1c: Ý tôi là giữ nguyên đoạn này ngay cả từ mới “phạm vi công” được “làm” bởi ngài London. Tại vì từ mới này được tạo ra với định nghĩa từ rõ ràng. Và khá hài hước nữa!

    2a: Nghĩ gì về chính trị, động thái phức tạp của chính quyền đối với hiện tượng báo chí độc lập hàm ý lập trường của Ban Tuyên Giáo đang diễn biến một cách nhất định nào đó, dù những tính chất và những kết quả của diễn biến đó còn quá mơ hồ. Riêng tôi khuyên chính quyền ở Việt Nam để cùng với dân dần dần bội dưỡng không gian đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một nền báo chí đa dạng hơn.Trong bối cảnh này, tôi có một vài đề nghị rất nhỏ đối với giới gọi là “nha báo độc lập” của Việt Nam.

    2b: Hãy nghĩ về động thái mang tính chính trị phức tạp của chính quyền đối với hiện tượng này, lập trường của Ban Tuyên Giáo đang diễn biến theo một cách nào đó, dù những tính chất và những kết quả của diễn biến đó còn quá mơ hồ. Riêng tôi khuyên chính quyền ở Việt Nam để cùng với dân dần dần phát triển không gian đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thoát thai của một nền báo chí đa dạng hơn.Trong bối cảnh này, tôi có một vài đề nghị rất nhỏ đối với giới gọi là “nhà báo độc lập” của Việt Nam.

    2c: Theo tôi thay vì dùng từ “hãy” như bạn XYZ, nên chăng chỉ thay bằng từ “khi” để nội dung nhẹ nhàng hơn. Và giữ nguyên từ “phát triển” tác giả dùng, không nên thay bằng từ “thoát thai” bạn XYZ có nhã ý đưa vào. Vì ý tác giả là nền báo chí độc lập đã có và phát triển. Nếu thay thành “thoát thai” thì ý của tác giả sẽ được hiểu theo lối nền báo chí độc lập đang nằm trong cái “bụng” nào đó phải chờ nhà nước “khai sinh”?

    3: Ý tứ của cụm từ “mới có và tự phê duyệt sáng nay khi đang uống cà phê” tếu quá. Cảm ơn tính trào lộng của ngài London. Với điểm này ông có nhiễm “máu” phê và tự phê của nhiều người Việt chúng tôi rồi!

    4c: Tôi chỉ chỉnh vài lỗi chính tả hay dùng từ như sau: Bình luận và phản biện xã hội là một chức năng cốt yếu của một nền báo chí. Song, những bài miêu tả và phân tích một cách khách quan và nêu rõ những quan điểm khác nhau – tức ‘news gathering and reporting’ không nên bị bỏ qua. Ai cũng thích đọc những bài nêu lên ý kiến. Nhưng, đề nghị các nhà báo Việt Nam độc lập cũng nên nỗ lực để phát triển những thế mạnh của họ đối với những chức năng khác của ngành báo chí. Trong đó có việc viết những ‘bài thời sự’ (news ariticles) bình thường, khách quan, và đáng tin cậy. Tôi biết rằng viết những bài báo ‘bình thường’ có lúc chán. Viết bình luận, chém gió sướng hơn. Song, một tờ báo đáng tin cậy (trên giấy hay mạng?) không thế thiếu những bài viết đó, và nhờ vậy Việt Nam dần dần mới có một nền báo chí thực sự độc lập.

    5: Trong đoạn này tôi đề nghị giữ nguyên nhân xưng tôi của tác giả ở đầu đoạn để làm cho đoạn văn nhẹ nhàng và dễ thấm vào người đọc. Người Việt bao năm nghe tuyên truyền nên rất dị ứng với văn phong bề trên, kẻ cả. Tương tự như vậy.

    • Thank you! Một lần nữa gặp khó khăn ! Cảm ơn cả hai người.

      • Thoát thai – be born. Chắc anh Giô hiểu.
        Tự nó ra đời, chẳng cần ai đồng ý. Và nền báo chí độc lập – báo giấy tư nhân – vẫn còn đang muốn “trồi” ra, dù không kỳ vọng vào việc có được sự đòng ý của “chính quyền”,

  2. Dear Prof. Jonathan London,
    Mình đã đọc hai bài viết cuả hai ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn An Dân. Xin có ý kiến cá nhân ở đây nhé:

    Mình đồng ý với ông Nguyễn Dân An về tên gọi “Nhóm lợi ích”, “Nhóm bảo thủ”, và “Nhóm cải cách”. Xin mời vào wikipedia về định nghĩa các loại “Tập hợp” để dễ hình dung
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_hợp

    – “Toàn Đảng” là Hợp-Union

    – A, B, C, etc. là các Nhóm lợi ích.

    – Theo diễn giải cuả ông Nguyễn An Dân, thì tình trạng xung đột cuả các nhóm hiện nay là

    + Giao-Intersection: A-Cải cách. B-Bảo thủ, chúng vẫn riêng rẻ, nhưng không thể tách rời bởi sự chia sẻ/dính chặt cuả phần giao này. Cái còng này được cho là “đoàn kết chết chùm” hoặc sự cân bằng cuả “đa nguyên” vô định bất ổn.

    + Phần bù-Complement: A tuy cải cách nhưng vẫn chỉ là Con cuả B-Bảo thủ, nên A chỉ là… Bù hu 🙂

    – Theo diễn giải cuả ông Phạm Chí Dũng, thì tình trạng xung đột được hiểu như Hiệu-Difference, thế này:

    + A chính là “Nhóm lợi ích”, cho nên B-Nhóm Bảo thủ cần phải take control để Việt Nam có thể cải cách phát triển, cho nên cần phải để B là vai trò chính, nuốt nốt phần quyền hạn / lợi ích cuả A. Ví dụ, Nghị đã dành việc đi Mỹ cuả Bình Minh.

    + A-Nhóm lợi ích, làm như thể B không có lợi ích gì cả vậy, vì là Con nên cần phải ở trong B, và để cho B toàn quyền quyết định thì hơn. Diễn giải này được gọi là, được ăn được nói, được gói mang về.

    Tóm lại, Nguyễn An Dân đúng. Phạm Chí Dũng sai.

    • – Tập Hợp B-Bảo Thủ: HÈN VƠ´I GIẶC
      – Tập Hợp A-“Cải Cách”: A´C VƠ´I DÂN

      Bỏ tù một người đàn bà – chỉ đơn thuân đi biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, chống ngoại xâm và không chống Đảng Chính phủ – là độc ác và vô pháp.

  3. Phạm Chí Dũng có góc nhìn của ông ta. Đúng sai chỉ là tương đối trong vụ này. Đừng quá khẳng định đối với những vấn đề còn chưa rõ ràng – điều mà nhiều bạn đọc còn mắc sai lầm. Có bạn chê người khác áp đặt bằng một giọng điệu… áp đặt còn hơn thế!

    • Bình luận thôi mà bạn, nên mới gọi là ý kiến cá nhân.
      Đâu có qui kết hay chụp mũ gì ông Dũng đâu.
      Và “ý kiến cá nhân” cũng có thể sai mà.
      Có vậy mới có thêm phản hồi từ người bị cho là sai chứ.
      Chúng ta nên bình luận ôn hoà, chứ không chụp mũ hoặc qui kết, phải không?

      • Đúng rồi. Khi vấn đề Đúng/Sai còn mơ hồ, đừng nên khẳng định chắc nịch.
        Thậm chí có những việc không nên tranh luận Đúng/Sai. VD: Tính tình của một người là điềm đạm hay nóng tính, thế nào là “đúng”? Câu trả lời tốt nhất là không trả lời. Phải không?
        Đến tuổi của tôi, biết là nên chú ý vào vấn đề chính, không nên làm bản thân bị rối vào các tiểu tiết. Do vậy, tôi vẫn tin vào Phạm Chí Dũng.
        À, vụ “áp đặt” tôi không nói về bạn, mà người ở phía trên nữa. Xin lỗi nếu đã làm bạn hiểu lầm.
        Nhân tiện, bạn vẫn khỏe chứ ạ?

        • Nhưng người ta đã thất bại rất nhiều, trong lịch sử, vì đã sai lầm ở những… chi tiết.

          • Tôi hơi buồn vì lại gặp một “Dự” khác.
            Tôi không muốn sa đà vào tranh luận vặt. Ta đừng nên mất lòng tin mỗi khi thấy sự tác động của người khác. Ta nên suy ngẫm.
            Có lẽ ta nên chấm dứt tại đây, nhỉ?

      • Bạn SG ơi. Nên thay nickname đi. Tôi nghĩ không có lợi cho bạn. Bạn đừng nghĩ gì, tôi chỉ muốn tốt cho bạn. (Hỏi nhỏ: “Theo bạn, ‘gull’ còn có nghĩa gì?”. Rất bối rối khi bắt buộc phải tâm sự với bạn. Tôi đắn đo mất cả ngày đấy…)

  4. “Việt ngữ” quả là kinh khủng, anh JL nhỉ? Vì có nhiều từ gốc Chinese quá, phải không? Rồi đơn âm; ngữ pháp lỏng lẻo; etc.
    Có hai chuyện cũng vui:
    1. Một bà người (Italy thì phải) biết giỏi tới hơn 30 ngôn ngữ. “Tôi tưởng mình là người giỏi học các ngôn ngữ trên thế giới – cho đến khi… gặp tiếng Việt…”
    2. Một anh chồng nói với vợ: “Em phải giỏi tiếng Anh, mới có tương lai (tốt đẹp).” Cô vợ: “Okey! Em có kế hoạch nhận một em bé sơ sinh người Anh về nuôi, và học tiếng Anh theo nó cùng quá trình lớn lên của nó (!)
    Tốt nhất, anh nên lấy một cô vợ Vietnam.

Comments are closed.