Đa nguyên Việt Nam (?)

Qua nhiều năm, những người đấu tranh nhằm cải cách thế chế ở Việt Nam đã không ngừng đòi hỏi phải có một nước Việt Nam đa nguyên, trong khi những người bảo thủ tìm mọi cách chống lại, coi nó là âm mưu diễn biến hòa bình nhằm thay đổi “chế độ của chúng ta.” Tôi xin báo tin buồn cho cả hai bên: tất cả các bạn đều sai. Vì từ rất lâu rồi Việt Nam và cụ thể là đảng cầm quyền đã một đảng đa nguyên. Không phải chỉ có tôi khẳng định như thế mà nó là một thực tế đã được chứng minh qua rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, kể cả các công trình nghiên cứu ‘đỏ,’ nghiên cứu ‘vàng,’ và nghiên cứu của những các chuyên gia nước ngoài, từ Mỹ cho đến Hoa Lục.

Vậy, lời khẳng định cho rằng Đảng công sản Việt Nam là một đảng đa nguyên không phải là chuyện gây tranh cãi mà là một nhận xét rất khách quan. Phê bình và tự phê bình mãi đã không thay đổi được thực thế đó. Thích hay ghét “dân chủ tập trung” cũng vậy mà thôi. Qua trao đổi với một số nhân vật trong chính quyền Việt Nam, tôi biết là họ không thích lắm, mỗi khi tôi đề cập đến tính đa nguyên hay (bi quan hơn) sự chia rẽ trong giới chính trị cao cấp. Theo tôi, có gì là không thích ở đây? Vâng, tôi hiểu “biện pháp của Việt Nam” (tức là Việt Nam way) là sự “nhất trí ở cấp cao,” cho phép đưa ý đảng xuống lòng dân. Nhưng, trên thực tế, có ai ở Việt Nam mà không thấy – giống như ở tất cả các nước trên thế giới (thậm chí cả ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triêu tiên) – bao giờ cũng tồn tại những lợi ích khác nhau.

Vì thế, khác với phát biểu của Phạm Chí Dũng trong thời gian gần đây, tôi không thấy ở Việt Nam những nhóm lợi ích và nhóm bao thủ vì trên thực tế, xã hội nào cũng đều có những nhóm lợi ích cả. (Trừ một số ít trường hợp như chế độ của Hitler và Pol Pot, v.v. kể cả các chế độ của Stalin và Mao cũng đã có những nhóm lợi ích của họ, họ đã giết nhau vì những lý do khác nhau). Hay lấy một ví dụ khác. Trong một buổi nói chuyện, GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Ở Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng, … khuynh hướng muốn thoát Trung, và khuynh hướng muốn hòa hiếu với Trung Quốc.” Đa nguyên rồi chứ còn gì nữa.

Trong thời điểm lịch sử, khi Việt Nam đang tiến hành một cuộc thảo luận trên quy mô quốc gia về hướng đi của đất nước… Vào thời điểm đang có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự cả trong và ngoài bộ máy, …. Vào thời điểm, khi các vị trong Bộ Chính Trị, trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Quốc hội đang tìm con đường đi, tôi xin đề nghị thay vì phủ nhận việc Việt Nam có một nền chính trị đa nguyên thì hãy chấp nhận điều đó, coi nó một thế mạnh và đang phát triển, để ngày càng mạnh mẽ hơn, lấy nó làm điểm tựa để hướng đất nước tới một tương lai dân chủ, tự do. Được không? Nếu làm được như thế thì tất cả mọi người cùng thấy rằng Việt Nam thực sự đang thay đổi một cách trật tự, an toàn và văn minh.

JL

CẬP NHẬT: Cho đến một hôm sau, đa số người đọc không thích bài, phản đối, và không chấp nhận. Kể cả bảo đè nghị của tôi là nguy hiểm. Sau một đêm bất bình tôi thấy tội chính là viết nhanh, luộm thuộm về trí tuệ (tức ‘intellectually sloppy’) không đầu tư đủ nỗ lực để làm rỗ ý …. Nguyên ý là dù còn là nền chính trị một đảng/độc đảng/đọc đoán, và dù xã hội dân sự mà đang nổi lên còn liên tục bị hàm dọa (này là ‘kẻ cơ hội’ này là ‘bộ phận gây rối’), thì nhìn một cách tổng thể hơn, nền chính trị của Việt Nam có những yếu tố có tính ‘đa nguyên,’ trong hay ngoài ngoặc kép…. Tôi biết sự khác biệt giữa chính trị phe, phái và một dân chủ đa nguyên chứ… Phải cẩn thận hơn, rỗ hơn với cả ngôn ngữ lẫn ý tưởng…

Cảm ơn các bạn!

56 thoughts on “Đa nguyên Việt Nam (?)

  1. Chính xác, Việt Nam đã và đang là thể chế chính trị đa nguyên, chỉ khác là cách họ tổ chức hơi khác là sự đa nguyên ngầm và không công bố, thể hiện sự bí mật, để cho dân không biết và các nước khác không biết mà thôi, cũng như cách Việt Nam thể hiện gom lại gọi tên một chủ thể thôi, minh chứng cụ thể việc này là trong ĐCS có rất nhiều bè phái tức là rõ ràng thể hiện là đa chủ thể nhỏ trong 1 chủ thể lớn, lý do cho việc này là hiện tại mức độ đa nguyên của Việt Nam chưa mạnh, chưa rõ nét (ví von như nhiều đội bóng trong giải football hạng B,C,…thì chưa chuyên nghiệp bằng giải A hoặc là Ngoại Hạng, mặc dầu tên gọi có thể là A,Ngoại Hạng,….), và văn hóa Việt Nam là chưa thích hoặc/và chưa phù hợp với chuyện công khai thông tin.

    • Không nên kết luận hồ đồ rằng VN có đa nguyên. Đa nguyên nội bộ ĐCS? Đa nguyên trong Bộ Chính Trị? Nên hiểu rõ trước khi đưa ra một nhận đinh. Xin chỉ ra phạm trù Đa Nguyên rằng: một xã hội Đa Nguyên thật sự thì mọi tư tưởng, mọi sinh hoạt liên quan đến chính trị không bị cấm đoán bởi một Đảng cầm quyền. Đây là phạm trù cơ bản nhất của một xã hội Đa Nguyên. Đông Hải

  2. Đảng phái bản chất là đại diện cho 1 nhóm lợi ích nào đó
    khi người ta con thóng nhất được với nhau thì cùng đứng trong 1 đảng
    khi ko thể thống nhất được thì người ta đa đảng
    ĐCs VN cũng vậy, bên trong đảng là đại diện của các nhóm lợi ích trong xã hội
    người ta còn thống nhất được với nhau thì vẫn chỉ có 1 đảng

  3. Xin chia sẻ một số bình luận của bạn đọc trên FB

    *** Tôi lại xin báo một tin buồn: JL đã sai. Không “đa nguyên” mà là đa phe cánh!!!!
    ****** JL muốn chơi chiêu mượn nước đẩy thuyền See
    *******Đây chỉ là một nhận xét có tính cách kỹ thuật: một đảng bị chia năm xẻ bảy về đường lối có thể gọi là đa nguyên, nhưng nếu đảng ấy vẫn đoàn kết về việc duy trì quyền lực thống trị của họ thì nó vẫn là toàn trị.
    ******* Jonathan London Hiểu những nét lý luận của các bạn nhưng nếu xem Việt Nam một cách tổng thể thì hiện nà có rất nhiều yếu tố đa nguyên. Tôi đã biết bài này sẽ tranh cãi chứ nhưng ít nhất (hy vọng) sẽ gây ra (chứ không phải là gây rối) những thảo luận đáng suy nghĩ và xây dưng. Hay lại ảo tưởng?
    *******Mình đồng ý VN đang có nhiều “yếu tố đa nguyên” – rỏ rệt nhất là trong dư luận trên mạng. Xu hướng đa nguyên này làm CSVN lo sợ nên họ cố hết sức để xuyên tạc nó như là một tư tưởng suy thoái. Thật ra đa nguyên là bản chất của xã hội con người.
    ******* Tôi không đồng ý là “đảng cầm quyền đã một đảng đa nguyên” vì nó không phải đại diện của người dân, do dân bầu ra, điều đó đã biến quốc hội thành bù nhìn và chỉ phục vụ lọi ích cho một nhóm người.See Translation
    ******* “Ở Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng, … khuynh hướng muốn thoát Trung, và khuynh hướng muốn hòa hiếu với Trung Quốc.” như vậy không nên cho là đa nguyên, nó khác chỉ là lợi ích phe phái thôi.
    *******Bất cứ XH nào tồn tai được nó cung phải đạt tới sự cân băng, Đcs đã tồn tại được một thời gian dai ..thì chắc nó cũng phải đạt được sự cân bằng (mà cân băng chỉ đat được khi có đấu tranh , đối lập dù dưới bất cứ hình thức nào dù nhỏ bé)..Vấn đề là ờ c…See MoreSee Translation
    ******* A nice-hard try.Thanks,but no,thankyou!
    *******Bác hiểu đa nguyên là các mâu thuẫn của nhóm khuynh hướng này với nhóm kia thì em bó tay. Bác cứ hỏi hai khuynh hướng đó có thằng nào muốn từ bỏ ĐCS ko đã.
    ******* Ộng Jonathan London đúng khi ông cho rằng ĐCS là đảng đa nguyên. Nhưng có đảng chính trị nào là không đa nguyên theo nghĩa của ông nói. “GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Ở Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng, … khuynh hướng muốn thoát Trung, và khuynh…See MoreSee ************** Jonathan London Nhờ các bạn thông cảm chút…. tôi biết về những sự phức tạp ở Việt Nam chứ và đã đọc RẤT NHIỀU vè những vấn đề này qua nhiều năm…. và cũng để ý khí tôi nói ‘đa nguyên’ có đang nói đến tất cả những xử hướng không chỉ là trong đảng…
    ******* Jonathan ơi, nếu nhìn vào cái hiến pháp hiện nay thì rõ là độc đảng rồi. Và nếu nhìn vào quy trình quyết định của ban thường trực trung ương đảng thì chẳng hề có đa nguyên nào hết.See Translation
    ******* Tôi nghĩ rằng tính Đa Nguyên của một Đảng chính trị là điều không phải cần bàn luận tới. Điều cốt lõi là Đảng cầm quyền có tôn trọng tính Đa nguyên của xã hội hay không
    ******* JL hiểu sai vấn đề rồi đây la chế độ độc đảng .nhưng trong đảng ấy vì quyền lợi phe nhóm . thành ra họ chia bè phái trong đang ,mỗi lúc bầu cử trong đảng và các quyết sách của từng phe nhóm trong đảng .như vậy ai gọi là đa nguyên về chính trị .đ…See MoreSee Translation
    *******Mọi quan điểm khác biệt trong đảng CSVN hoặc giữa đảng CSVN và nhân dân thì nhất định luôn có, nhưng không có một sự tôn trọng nào giữa các nguồn quan điểm khác nhau khi đảng CSVN quyết! Bất kỳ quan điểm nào khác sau khi họ quyết định là phải gạt bỏ, cho dù hoàn toan đúng, và quyết định của đảng CSVN hoàn toàn sai! …
    ******* Jonathan London Có đa nguyên nhưng đa nguyên ngoài bộ mấy còn chịu đàn áp.
    *******Mời các bạn lấy một quan điểm empirical hơn. Tôi biết về hiến pháp, biết là QH là của Đảng nhưng cũng biết có một xã hội dân sự, biết có nhiều tiếng nói hoàn toàn công khai
    *******nói thế là chung nhà nhưng nhiều bếp ăn có phải ko ?*******Đa nguyên trong chính nội bộ CSVN,ván bài sắp lật ngửa rồi !!!
    *******Jonathan ơi, những tổ chức dân sự ngay cả của những người trong nước vừa là đảng viên vừa là có uy tín, thì tiếng nói của họ cũng chẳng hề có bất kỳ giá trị gì đối với quyết định của đảng CSVN cả!See Translation
    *******Lê Văn Ồ ngài ấy ngộ nhận và chưa hiểu sâu vấn đề nội bộ việt nam [họ nói vậy ,chứ ko phải vậy] mới gay chứ các bạn thấy thế nào….ha…..ha….ha….
    *******Các nhóm d6an sự như IDS, Boxit Tây Nguyên, v.v… cũng chẳng hề có một ảnh hưởng gì đến chính sách và quyết định của đảng CSVN gì cả! Thế thì làm gì có tổ chức dân sự nào khác có tiếng nói gì đây?
    ******* Hình như ngài JL chưa nghiên cứu kỷ về cấu trúc hạ tầng tại viêt nam thì phải ? ngay bầu tổ trưởng dân phố cũng phải chi bộ đảng họp anh mới được ra ứng cử đề bầu… huống hồ đại biểu quốc hội toàn cơ cấu…….của đang thì đa nguyên chỗ nào ?
    ******* Jonathan London Biết, biết, biết. “I may be dumb but I’m not stupid.’ (I know someone will say I am both! )
    *******Ồ thế ngài cần xem lại nội bộ đcsvn nhé thank you ngài J.L.
    *******Jonathan London Những bạn phê bình có chấp nhận Việt Nam hiện nay là đa nguyên hơn cách đây 2, 3 năm?
    ******* Lê Văn Ồ ngài dùng từ chưa đúng . có nới lỏng hơn về nhân quyền do sức ép của MỸ J.L Ạ .CHỨ CHÃ PHẢI ĐA NGUYÊN HƠN ĐÂU ? ……
    ******* Có nhiều phản biên, phản ứng và ngay cả phản đối hơn. Nhưng khi bảo rằng “đa nguyên” thì chưa. Vì các yếu tố trên chưa đủ mà đòi hỏi sự tôn trọng tối thiểu của nhà cầm quyền đối với những phản biện!
    ******* Jonathan London Có nhiều cách hiểu ”đa nguyên’: Một là khi những thế chế chính thức chấp nhận nguyên tắc đó. Hai là một xã hội nào đó có những đặc trung ‘đa nguyên’ dù vẫn bị đàn áp. Ba là khi những thế chế chính thức không chấp nhận nguyên tắc đó nhưng xã hội đó c…See More
    ******* Ông bạn JL của mềnh thật là tếu
    ******* ngài dùng từ sai về thuật ngữ họ mới phản ứng thế ******* Sự mập mờ chấp nhận rằng có “đa nguyên” trong khi đó nhà cầm quyền độc tài toàn trị đi tiêu diệt các nhóm khác, thì tôi cho cách suy luận này vô cùng nguy hiểm! Vì đây là cách để bọn độc tài sẽ lợi dụng mà bảo là VN có đa nguyên! Và đơn giản, chúng có thể vẽ ra vài đảng giả tạo khác dưới quyền điều động của chúng thì coi như là đa nguyên – đa đảng ở VN ngay thôi!
    ******* Thử đánh giá “đa nguyên” trong góc độ tôn giáo nhé. Trong khi các tôn giáo không có sự quản lý nội bộ chặc chẽ như Phật Giáo, Tin Lành, thì đảng CSVN tạo ra giáo hội khác hơn là giáo hội đã có từ trước, chẳng hạn như lập ra GHPGVN trong khi đã có GHPGVNTN. Rồi sau đó họ đàn áp mọi ngôi của của GHPGVNTN và đưa hàng loạt nhà sư mà chính họ đào tao để làm sư trụ trì để phục vụ cho đảng.
    Với các tôn giáo có tổ chức chặc chẽ như Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, thì họ luôn bị làm khó dễ, đàn áp, và càng ngày càng công khai đàn áp! Với một người bên ngoài, chỉ thấy từ góc độ bên ngoài, thì rõ ràng là VN có nhiều tôn giáo. Vậy là có “đa nguyên” trong góc độ tôn giáo và tính ngưỡng.
    ******* Anh bạn đang cố gắng demolish my argument và đến nay đã khá thành không, nếu không muốn nói hoàn toàn…

  4. Có phải anh Jo đang đùa giỡn? “Đa nguyên” chỉ một xã hội nhiều đảng phái mà?
    Phó TT VNCH Nguyễn Cao Kỳ thì nói thế này: “ĐCSVN – độc đảng, nhưng nhiều phe phái.”

  5. Ý ông JL là “Nhiều phe nhóm phức tạp”, phải không? Khi có đa nguyên thực sự ở VN, tôi sẽ bỏ ăn mặn, ăn chay (vegetarian) 1 năm!

  6. Tôi thật buồn khi ông cho rằng sự chia rẽ nội bộ của lãnh đạo ĐCSVN là “đa nguyên”. Ông có biết rằng phần lớn người dân VN kém về nhận thức chính trị ko? Ông viết kiểu này là làm cho người dân bị “nhiễu”. Họ sẽ chửi những người đấu tranh cho Dân chủ và đa nguyên là “còn đòi gì nữa, ĐCS tự nó đã đang nguyên rồi, cần gì phải thay đổi”? Và VN sẽ thuộc về Tầu khựa nay mai, vì họ cho rằng có đa nguyên trong ĐCS rồi thì chắc chắn quyết định bán nước cho Tầu cũng là đúng. Vậy ông nghĩ sao về điều này? Tôi quá thất vọng về bài viết của ông! và sẽ ko bao giờ vào đây nữa!

    • Thôi… yên tâm đi. Ý tưởng chủ yếu là (1) đảng là ‘đa nguyên’ hơn họ chấp nhận và (2) ngoài đảng Viẹt Nam càng đa nguyên hơn. Có gì để phản đối? Đề nghị cố gắng tránh việc bị nhầm lẵn, những giá trị của bạn và mong muốn của bạn về ‘đa nguyên’ cũng có thể khác hản với những thực tế. Nếu tôi đạt tên cho bài là “Đa nguyên lạ Viêt Nam’ thì có chấp nhận không?

      • Tôi nghĩ, nếu tên của bài là “Đa nguyên trong đảng cộng sản Việt Nam” thì còn có thể chấp nhận được. Đảng cộng sản Việt Nam không phải là nước Việt Nam.

        • Tôi lại nghĩ nếu ai nói “đa nguyên trong ĐCSVN” và được chấp nhận – vậy thì nên xé bỏ các quyển tự điển.

    • Bạn Thanh Hằng đừng bỏ chúng tôi! Rất cần những người sắc sảo như bạn cho phong trào nhân dân.
      Như bạn lo âu, những người dân Đồng Tháp – trong vụ “kangaroo court” xử nhà đáu tranh dân chủ Bùi Hằng – cứ tin theo báo đảng rằng bà Hằng “gây rối trật tự công cộng”(?). Do họ không biết mảng Internet chính trị.

      • Tôi cũng thấy buồn cười khi youtube phổ biến (nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền) Bùi Hăng thể hiện quyền tự do chửi bới của mình ở trên đó. Có lẽ ko nhiều người đưa ra được bằng chứng rằng video đó là Cs dàn dựng. Nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền ở VN quá đa dạng về thành phần nhưng có 1 điểm chung đó là ai chửi bới, tố cáo cộng sản đều có thể có xưng danh ( nhà đấu tranh dân chủ). Đó có lẽ làm cho cuộc đấu tranh này có vẻ khá ồn ảo chỉ trên mạng xã hội, BBC, VOA,RFA nhưng lại rỗng ruột

        • Bạn Dự “buồn cười”, “thương hại” người khác. Bạn có biết người Đức có tờ báo Spiegel (Tấm gương) không? Thái độ của bạn với người khác ra sao, người khác cũng đáp trả lại bạn như vậy đấy.
          Về khoản nhân hậu, người như bạn chỉ đứng dưới gót chân của người Nhật Bản thôi.
          Nếu bạn cay cú nhà đấu tranh dân chủ, chống bán nước Bùi Hằng, bạn đang tự thú nhận mình là DLV, vậy cho nó rõ ràng. Đừng “núp bóng” (như bạn Việt nhận xét!)

          • tôi đã nói với bạn rồi, tôi là DLV nếu bạn cho là DLV nếu cứ ai trái ý bạn hoặc ko chửi rủa, tố cáo cs. Đối với tôi, bà ấy ko phải là (tấm gương) nên tôi cũng ko quan tâm chuyện đó lắm. Tôi là người VN mà mãi là người VN,ko thể và ko bao giờ so được với người Nhật nếu tôi ko sinh ra và lớn lên ở Nhật

        • “Chính quyền Việt Nam phải giải trình cho người dân rõ về những gì mà họ đã ký kết với Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô cách nay hơn 20 năm, một số vị tướng tá về hưu trong quân đội và công an Việt Nam vừa lên tiếng.
          Đây là một trong bốn điểm mà 20 vị tướng tá ký tên vào bản kiến nghị đề ngày 2/9 gửi đến Chủ nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.
          Trao đổi với BBC, Đại tá Bùi Văn Bồng, người từng là cán bộ cao cấp trong báo Quân đội nhân dân, đã xác nhận tính xác thực của bản kiến nghị này.
          “Bản kiến nghị thu hút được 20 chữ ký của các tướng tá về hưu, đứng đầu là Trung tướng Lê Hữu Đức, cựu cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.
          Ngoài ra còn có năm vị thiếu tướng quân đội khác cũng tham gia ký tên, bao gồm các ông Trần Minh Đức, cựu phó tư lệnh Hậu cần ở Thừa Thiên-Huế, Huỳnh Đắc Hương, cựu tư lệnh kiêm chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Lê Duy Mật, cựu tư lệnh kiêm phó tham mưu trưởng Quân khu 2, Bùi Văn Quỳ, cựu phó tư lệnh chính trị Bộ đội Tăng-thiết giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu chính ủy Quân khu 4, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.
          Đại tá Bồng nói rằng 20 chữ ký này ‘chỉ là sự tập hợp điển hình’ bởi vì các ông ‘không có thời gian kêu gọi vận động mọi người’.
          (trich tu BBC).
          …………………..
          Sao lại nói là rỗng ruột , với tin tức đầy đủ tên tuổi ở đây trên BBC ( VN phải vượt tường lửa đây bạn ạ ).. với chữ ký của 20 vị tướng VN về hưu là đặc ruột lắm đấy chứ !

        • Một người đàn bà yếu đuối đơn độc dám đứng lên chửi tổ đảng CS là can đảm lắm rồi , dù với bằng bất kì ngôn ngữ gì , mà không phải hèn nhát như nhiều thằng đàn ông VN như tôi , phải nhảy lén vào Blog ông London để chửi CS vài tiếng rồi chém vè.

        • Vậy:
          Má hét lớn: Tụi bây đồ chó !
          Cướp nước tao cướp của dân tao
          Tao già không sức cầm dao…
          Là loại ngôn ngữ gì mà được đưa vào sách giáo khoa một thời vậy ông Dự?
          Bà Hằng chắc chắn cũng đã một thời ” tụng thuộc lòng ” những bài dạng này ( theo định hướng của nhà cầm quyên ) nên cách phản ứng của bà cũng là dễ hiểu thôi nhi?!

  7. Còn nhớ bài toán “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” không? Ý của GS J. London đưa ra sự vô lý để chúng ta phản biện đấy. Phải không GS? (Tôi like cái “phải không?” của GS rồi…)
    Con người cũg phức tạp nhỉ? Đa nguyên thì chịu, nhưng “đa thê” thì các bà cứ giãy nảy – “Không chịu đâu!”

  8. Tôi vẫn lạc quan về khả năng “thay đổi thế giới” của Internet ở Việt Nam, qua việc nó có thể cá nhân hóa, đại chúng hóa và minh bạch hóa thông tin. Bản thân cơ chế hoạt động của Internet là đa nguyên và tự do, cơ sở cho việc trả lại những lợi quyền đương nhiên mà tạo hóa đã ban cho con người – nhưng đã bị những thể chế độc tài cướp đoạt. Thực sự Việt Nam đang được thay đổi bởi Internet.
    (Nhà văn Võ Thị Hảo)

  9. Ý của Jo thế mà hay. ĐCSVN cứ “lên máu” mỗi khi ai nói đến đa nguyên đa đảng, rồi sau đó “mắn môi, mắm lợi” lại rồi “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với những người chủ trương điều đó. Trong khi chính nội bộ họ từ khi ra đời luôn luôn có những dịp thi thố… tài “đa nguyên” (theo nghĩa của Jo nếu tôi hiểu đúng) để triệt hạ nhau (từ Hồ – Trần Phú, Ngô Gia Tự v.v… đến Trọng Lú, Tư Sâu – Ba viển vông). Ha ha!
    Xin hãy hiểu đa nguyên một cách đúng nghĩa của nó vốn có.
    Cám ơn Jo nhiều vì bạn đã bỏ rất nhiều công sức với tình cảm chân thành lo lắng cho đất nước chúng tôi.
    Ngàn vạn lần cám ơn!
    tac1938

    • Xin phép “tac1938” – “mắm môi, mắm lợi” (mím chặt môi). Vì tôi muốn anh Giô biết rõ tiếng Việt.

  10. Ngôn bất tận ý (lời nói không thể diễn tả được hết ý). Không những thế, lời nói còn dễ gây nên ngộ nhận, có khi rất tai hại. Đó là trường hợp Jonathan London trong bài “đa nguyên” này. Tôi đã đọc nhiều bài của JL và vài tháng trước đây đã thấy ông phát biểu trên màn hình trực tuyến trong một cuộc hội thảo ở San Jose, California. Tôi thích và hiểu lối nói hài hước, nhiều ẩn dụ của ông, nhưng lần này thì ông thất bại, vì ông đã làm cho nhiều độc giả hiểu lầm và những người không hiểu lầm ông (như tôi) thì cũng không đồng ý với cách diễn tả của ông, ý một đàng lời một nẻo. Như ông đã tự sửa sai trong phần “Cập nhật” là ông sẽ “phài cẩn thận hơn, rõ hơn với cả ngôn ngữ lẫn ý tưởng.” Hoan hô tư cách thẳng thắn và sự thành thật của ông. Tôi chưa thấy có một lãnh đạo cộng sản nào thẳng thắn và thành thật cả.
    Thôi thì đối với lãnh đạo cộng sản, ta hãy “lộng giả thành chân” và “dùng gậy ông đập lưng ông” cho tiện việc.

    Lê Xuân Khoa

    • Tôi nghĩ nếu một ngày đẹp trời nào đó chủ nhà viết 1 bài ca ngợi CS thì chắc ăn gạch đủ xây mấy tòa tháp.

      • “Ngày đẹp trời” ông JL sẽ đi picnic. Chắc phải “vào một ngày cực kỳ xấu xí (chaos)” GS mới ca ngợi cộng sản!

      • Được biết Ông London viết với với những lập trường vững chắc , và tôi tin rằng Ông không viết mướn , để “chọc” bên này, “ngoáy” bên kia , gây hỏa mù chia rẽ .

        • Han – on September 6, 2014 at 2:18 pm said:
          Được biết Ông London viết với với những lập trường vững chắc , và tôi tin rằng Ông không viết mướn , để “chọc” bên này, “ngoáy” bên kia , gây hỏa mù chia rẽ .

          Bạn Han không nên nói như vậy, Gs. London là người tốt, thân thiện và cố gắng tìm hiểu về chính trị, xã hội và lịch sử Việt Nam. Dưới nhiều hình thức khác nhau nghị luận, phân tích, tổng hợp, đưa ra câu hỏi nhằm đạt được sự phản ứng cuả người đọc để biết thêm nhiều quan điểm và tự đối chiếu với quan điểm cuả mình. Nếu bạn không đồng ý, có thể đưa ra ý kiến phản đối. Nếu đồng ý thì ủng hộ, tán thành. Nếu muốn trình bày quan điểm riêng, thì cứ viết ra. Tại sao cứ nghĩ là “ông ta muốn quậy, ngoáy, chọc” nên sinh ra khó chịu, ác cảm.

          Cách làm cuả Giáo sư Jonathan London làm cho tôi “nhớ” đến một người. Từ khi còn nhỏ, hắn thường nghe người lớn xầm xì về một vĩ nhân, rằng vĩ nhân ấy thực ra chẳng có vĩ nhân chút nào đâu, là ác nhân đấy. Rồi những người lớn khác lại thầm thì với nhau rằng, kỳ thực vĩ nhân đích thực là vĩ nhân. Để muốn tìm cho ra sự thực về “vĩ nhân hay không vĩ nhân”, hắn chọn cách nghĩ tốt cho vĩ nhân, nói tốt về vĩ nhân, thông cảm cho vĩ nhân, etc. trên bước đường tìm hiểu sự thật.

          Trong cái thế giới trùng trùng duyên khởi, hư thực khó lường, thiện ác vô minh, bạn có biết tại sao hắn lại chọn cách đó không? Người ác thường theo xu hướng “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”. Nhưng người hiền thì “thà mình nhầm còn hơn đổ oan”.

          Vậy nhé, nếu bạn luôn chỉ thích đọc theo cách viết một chiều, bạn sẽ không thích blog “Xin Lỗi Ông”.

          • Bạn nghĩ ngợi sâu sắc quá , mình viết với sự thẳng thắn và đơn giản , cảm ơn ý kiến của bạn .

  11. Lâu lâu anh JL “quậy” một cái, làm không khí sôi động. Phải không?
    Ồ lê!… Ồ lế, ô lề, ô lề!… We’re the champions! We’re the champions!

  12. Có bạn Thu Nguyen tren FB bình luận nhu sau: Jonathan London nói đến đa nguyên, nhưng chưa nắm vững ý niệm nhất nguyên, nhị nguyên trong tư tưởng phương Đông. Anh cũng chưa đưa ra định nghĩa của anh về đa nguyên, vì đa nguyên có hàng trăm ngàn thứ, như trong một bữa ăn cũng có cả đa nguyên. Cái người Việt bây giờ đòi hỏi là một chính thể dân chủ để mọi người dân có thể tham gia vào những vấn đề liên quan đến số phận của họ. Làm sao mấy trăm vị chóp bu lại có quyền quyết định số phận của một dân tộc. Chúng tôi cần có cả 100 triệu đầu óc. Đó là sức mạnh của dân chủ. Một khi mà thế giới đã trở thành một global citizenship và VN là một thành viên thì có ai lại tranh luận về đa nguyên nữa. Tôi là người sống chết vì một nước VN phát triển, tiến bộ. Tôi không cực đoan. Tôi hiểu rất rõ và thông cảm những khó khăn của một nước nhỏ. Cung cách giải quyết của một nhỏ khác với cung cách của một nước mạnh. Tôi cũng đánh giá cao một số tiến bộ gần đây tại Việt Nam. Tôi cũng nghĩ rằng thể chế nào cũng có yếu tố dân chủ trong đó, chỉ nhiều hay ít mà thội. Yếu tố dân chủ tại VN quá ít. Các xã hội giàu có đều là những xã hội đã kinh qua các loại mô hình tổ chức xã hội và cuối cùng họ thấy một xã hội dân chủ có sự tham gia của các tổ chức xã hội là các xã hội giàu mạnh nhất. Tôi muốn đất nước VN là một đất nước dân chủ giàu mạnh chứ không phải một đất nước chỉ có đa nguyên. Dân chủ thực sự khác với đa nguyên. Trong dân chủ có đa nguyên nhưng trong đa nguyên như Jonathan London nói ở VN chỉ có mờ nhạt yếu tố dân chủ.

    • “Tôi cũng nghĩ rằng thể chế nào cũng có yếu tố dân chủ trong đó, chỉ nhiều hay ít mà thội.”?
      Thể chế nô lệ thì sao? Ấy là chưa kể thể chế của Hitler, Pot Pot, Saddam Hussein…
      Nói về chính trị, đâu có thể “ba phải” như vậy được?

      • Thực tế, tế giới này chưa có cái gọi là dân chủ,nếu ta cùng đồng ý hiểu dân chủ là sự quyết định của đa số và nhân dân tiến bộ đều đang đi tìm kiếm và xây dựng nó

        Còn các cách hiểu về dân chủ khác nhau tất yếu dẫn đến những suy nghĩ kết khác nhau. Ví dụ như có người hỏi, thời nô lệ có dân chủ ko? Tôi nói là có thể là đã có, dưới góc nhìn của chủ nô,chứ ko phải góc nhìn của nô lệ…..Nếu chúng ta thống nhất được với nhau về khái niệm chúng ta mới có thể nói về nó sâu hơn, chứ đằng này người ta còn đanh cãi về khái niệm dân chủ,cách thức xây dựng và vận hành nó trên thực tiễn

  13. Độc đảng-Đa phe phái. Các phe phái này tuy có những lúc thể hiện quan điểm này nọ khác nhau nhưng chúng vẫn thống nhất quan điểm bảo vệ ĐCS. Hơn nữa, các quan điểm khác nhau giữa các phe phái cung chỉ trong nội bộ cung đình, không “lan tỏa” ra xã hội, không trở thành phong trào có sự tham gia của người dân, không được người dân “hậu thuẫn”. Nếu theo JL thì thời nào chả có đa nguyên. Chỉ cần oobg quan văn cãi ông quan võ là chế độ PK đã có đa nguyên sao? JL hãy nghiên cứu cách nào để mấy lão muốn “thoát Trung” hoặc “thích Trung” phải xuất hiện trước người dân, giải thích quan điểm của họ, thuyết phục người dân ủng hộ. Khi đó mới có đa nguyên.

    • Ý kiến này có thể làm GS thở phào: “Bây giờ thì tôi rất mừng là nhiều phản biện giá trị. Dĩ nhiên là tôi không khờ khạo đến mức đó đâu – tôi chỉ muốn nói ‘đa sự thì hay rối việc’. Phải không? Vậy thôi. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm. Chúc happy week-end”

    • Ở Mỹ có một điều mà theo tôi nghĩ, sở dĩ ở đó chỉ có 2 đảng thay nhau cầm quyền là vì đơn giản 2 đáng này thống nhất được với nhau rằng chỉ có chúng ta thay nhau nắm quyền chứ đảng khác mà định nắm quyền thì đều sẽ bị dập chết ko kịp ngáp

      Một mặt khác sự hiện diện của 2 đảng cầm quyền hiện nay ở Mỹ là kết quả mang tính lịch sử, khi ta có thể nói rằng 2 đảng này có công trong việc thành lập và thống nhất nước Mỹ

        • Nền chính trị của Mỹ cũng rất phức tạp mà bản thân người dân Mỹ chưa chắc đã am tường, chúng ta chỉ là ếch ngồi đáy giếng nhìn bầu trời theo cách của ta

          Sự lơ mơ của tôi cũng ko ngoài cái luồng ấy, có lẽ bạn cũng ko ngoại lệ.

          • Bạn Dự lơ mơ, vì:
            – Đảng Cộng Hoà Mỹ thành lập năm 1854.
            – Đảng Dân Chủ Mỹ thành lập năm 1790.
            Trong khi USA (Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ) thành lập năm 1776.
            Tôi không muốn nặng lời với bạn đâu, giống như bạn thích phán xét loạn xạ người khác.

          • Vậy thì bạn lại ko hiểu ý đầu tôi muốn nói gì rồi. Tôi muốn nói rằng sở dĩ mỹ chỉ có 2 đảng thay nhau cầm quyền là kết quả của lịch sử hình thành và phát triển của họ chứ ko phải từ sao hỏa rơi xuống càng ko phải là một mong muốn chủ quan của ai đó

          • Nếu bạn thực sự ko lơ mơ, phán xét loạn xa như tôi thì tôi mong bạn giải thích cho tôi hiểu về thực tế vì sao HK chỉ có 2 đảng thay nhau cầm quyền, thậm chí trong quốc hội cũng chỉ có đảng viên 2 đảng này,cùng với vài người gọi là tự do mà ko phải nhiều đảng như nước khác. Tôi hy vọng bạn ko giải thích đơn gian là các đảng khác chỉ đơn giản là quá yếu nhé

          • Thưa giáo sư em đang hỏi bạn Ning về Hoa kỳ ạ, Xin lỗi giáo sư vì viết tắc của HK giống Hồng Kong qua,

  14. Tôi có một ý kiến nhỏ với tác giả thế này:
    – Đầu tiên tôi nghĩ rằng anh nên đưa quan điểm của anh về thế nào là sự đa nguyên?cũng giống như khi anh viết về đề tài dân chủ và nhân quyền anh hãy kèm theo đường link cho bạn đọc biết quan điểm của anh về thế nào là dân chủ và nhân quyền. Điều này sẽ ko gây ra sự tranh cãi ngay trước khi bắt tay
    -Tôi hoàn toàn đồng ý với anh rằng ở bộ máy lãnh đạo Vn có đa nguyên vì một thực tế rằng tế giới này những bộ máy cai trị bằng sự độc đoán ( tôi thích sử dụng từ này vì nó dễ hiểu hơn từ độc tài nhiều) đều có thời gian tồn tại không được bao lâu, nó cũng tương ứng rằng sự tồn tại bố máy cai trị đa nguyên tồn tại được lâu hơn nhiều. Điều này cũng phù hợp với quy luật khách quan về sự tồn tại đa dạng của tự nhiên. Sự ra đời và cầm quyền của ĐCS với bộ máy của nó đã 80 năm qua, nó dài hơn nhiều so với các bộ máy cai trị độc đoán của Hitle, Ponpot…. Có lẽ sự tranh cãi ở đây là sự so sánh với một mô hình đa nguyên khác chăng?chứ ko phải là có hay ko có.
    – Cuối cùng, tôi thấy trong phần cập nhật của anh,tôi nghĩ rằng nếu anh cho ra đời blog này với mong muốn tiếp cận đa dạng của người VN thì anh ko nên quá quan tâm đến việc thích hay ko thích của độc giả vì nếu vì sự thích hay ko thích đó thì đó là anh đang viết theo đơn đặt hàng chứ ko phải của cá nhân anh.

  15. Việc GS đưa ra một khái niệm khá shock làm mọi người “nhốn nháo (helter-skelter)”

  16. Tôi thích những bài viết cuả Luật sư Lê Công Định. Lúc nào anh ta cũng viết ngắn, gọn, rõ ràng ý tưởng cuả mình, không thưà không thiếu. Nếu có đặt để ngôn từ trong một bối cảnh nào đó để hiểu ý nghiã cuả nó dưới nhiều góc độ khác nhau, thì anh cũng tỏ ra hợp lý, ví dụ bài “xã hội dân sự” trên BBC.

    Bỏ tù và không cho một người luật sư trẻ tuổi như thế được hành nghề thì quả thật là ác và hoài phí.
    ——————————————————————————

    NGÀY ĐỘC LẬP NÀO?
    Posted by adminbasam on 01/09/2014
    LS Lê Công Định
    01-09-2014

    Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:

    Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.

    Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.

    Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị. Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội.

    Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”. Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.

    Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý?

    Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế. Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập. Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945.

    Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy.

    Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi. Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.

    Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới. Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy. Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi.

    Nguồn: FB LS Lê Công Định

    • Các khái niệm mốc thời gian (và còn nhiều thứ khác nữa) bây giờ hay bị đánh tráo (swapping / to exchange fraudulenty) lắm bạn ơi.

      • Ở VN hiện nay có phong trào xét lại lịch sử khá nở rộ, trong guồng quay hỗn độn đó thì thực sụ ko biết đâu là sự thật,đâu là sự giả dối. Tuy nhiên tôi là một người trẻ thì nghĩ rằng chuyện cố gắng xét lại lịch sử, phán xét các nhân vật là một việc làm ấu trĩ vì chúng ta ko sống trong thời điểm lịch sử đó, hoàn cảnh của nhân vật đó mà lại mang tư tưởng hiện tại đi phán xét họ.Nó giống như việc con cái chúng ta phán xét chúng ta sau này vậy. Do đó nên tập chung vào các vấn đề hiện tại sẽ tốt hơn chăng.

        Tôi thấy trong sử sách cs nói rằng cách mạng tháng 8 là cuộc cách mạng đuổi Nhật chứ ko phải Pháp và có lẽ ko có nhiều người phủ nhận thực tế rằng Nhật đã thay Pháp cai trị đông dương. Còn chuyện quốc khánh có phải mùng 2 tháng 9 hay ko? tôi e rằng tác giả bài viết trên nhầm lẫn 1 chỗ khá nghiêm trọng rồi vì nó là quốc khánh của nước VNDCCH chứ ko phải của đất nước VN vì đất nước ta dành được độc lập năm 938 sau 1000 năm bắc thuộc

        Lại còn chuyện chính phủ Trần Trọng Kim có là bù nhìn hay ko?có lẽ là câu hỏi lớn cần các bác ở đây mỏ xẻ nhiều . Cá nhân tôi thấy cái tên Đế quốc VN sao mà kêu quá như phát xít ấy và việc bảo đại tuyên bố độc lập ấy là độc lập với Pháp hay với Nhật trong khi lúc này Nhật mới là kẻ cai trị.

  17. “CẬP NHẬT: Cho đến một hôm sau, đa số người đọc không thích bài, phản đối, và không chấp nhận. Kể cả bảo đè nghị của tôi là nguy hiểm. Sau một đêm bất bình tôi thấy tội chính là viết nhanh, luộm thuộm về trí tuệ (tức ‘intellectually sloppy’) không đầu tư đủ nỗ lực để làm rỗ ý …. Nguyên ý là dù còn là nền chính trị một đảng/độc đảng/đọc đoán, và dù xã hội dân sự mà đang nổi lên còn liên tục bị hàm dọa (này là ‘kẻ cơ hội’ này là ‘bộ phận gây rối’), thì nhìn một cách tổng thể hơn, nền chính trị của Việt Nam có những yếu tố có tính ‘đa nguyên,’ trong hay ngoài ngoặc kép…. Tôi biết sự khác biệt giữa chính trị phe, phái và một dân chủ đa nguyên chứ… Phải cẩn thận hơn, rỗ hơn với cả ngôn ngữ lẫn ý tưởng…” – Prof. Jonathan London

    Sau khi đọc đoạn cập nhật này, mình đã hiểu ý cuả Gs. Jonathan rồi. Không phải là anh không có lý, nhưng chưa nói hết ý và nói không rõ ràng. Và cái lực lượng đối kháng trong cái tập hợp Giao và Con đó phải đủ sức mạnh, về vật chất lẫn lý luận, thì mới có thể tạo ra một đột phá bất ngờ, rồi phá bỏ cái luật lệ chung cuả cả hai, vượt thoát ra chính sự nhất thể đó, phá vỡ luật lệ chung đó và hình thành một hình thái mới. Sự tưởng tượng này cuả mình có thể là không tưởng giống như bài viết này cuả Gs. Jonathan.

    Trong cái thế giới cuả chúng ta, nơi mà luật lệ không kìm hãm nổi sự bất ổn, và phương pháp bạo lực không làm sao giải quyết hết nổi tất cả sự xung đột, các nhà nghiên cứu dấn thân sẽ “going crazy”, bất luận đó là vì tình thương hay vì thù ghét.

    Là một người Việt Nam, cho dù tôi sống ở đâu, tôi cũng thương quê hương mình, mong cho nó được tốt lành, không còn bị hà hiếp, bị xâm lược. Tôi mong HoaKỳ hiện diện – dưới bất kỳ hình thức nào – ở Châu Á, vì chỉ có HoaKỳ mới đủ sức làm trọng tài cho các cuộc xung đột lãnh thổ giưã các nước Đông Nam Á. Tôi không muốn nhìn thấy HoaKỳ vì quyền lợi với những nước lớn như Trung Quốc, thậm chí Ấn Độ mà bỏ rơi các nước nhỏ trong đó có Việt Nam. Tôi biết điều này không dễ cho HoaKỳ.

    Tuy kiên quyết với lập trường bảo vệ đất nước, nhưng tôi không bao giờ ủng hộ sự kích động thù hằn giữa các dân tộc. Tôi may mắn được quen biết làm bạn với những người Hoa, Hàn, Nhật, Ấn độ, Nga, Balan, HoaKỳ, etc. trên bước đường di dân. Họ tuy khác nhau về ngôn ngữ, địa vị nhưng đều là những con người tốt đẹp và tôi thương mến họ. Hợp đó rồi tan trong dòng đời, nhưng không có bất kỳ lý do nào để họ có thể coi thường hoặc ghét bỏ tôi. Tôi tự tin về điều đó. Vì vậy, tôi rất thích phong thái và ý tưởng thân thiện cuả Gs. Jonathan London.

    Chúng ta chỉ nên đòi sự công bình cho lãnh thổ, kêu gọi thay đổi thể chế, không kích động manh nha sự xung đột về tôn giáo, sắc tộc, etc. Cái chuyện Tổng thống Obama nói HoaKỳ lo lắng về nguy cơ Trung Hoa sẽ “broken at the seam”, truyền thông có thể sẽ tấu lên đây là lời khiêu khích, trù dập hay đe dọa. Tôi chỉ đơn sơ nghĩ rằng, mối lo ấy là có thật, Trung Quốc gây lo lắng cho các nước Đông Dương nhưng cũng là một bức tường lớn che chắn về phía Tây. Cho nên câu nói đó như một lời “nhắn khéo” người to con China.

    Vì đa nguyên, dân chủ, tự do, HoaKỳ cần luôn phải cẩn thận trong việc xúc tiến những phát kiến cuả mình, vì những “háp công đại pháp” từ các thế lực thù địch xuyên qua các lỗ hổng cuả guồng máy trong các vụ lobby, tuyền cử, buôn bán vũ khí, etc.

Comments are closed.