Bình thường hóa quan hệ Việt-Trung

chin vietThích hay không thích vẫn nên gặp nước láng giềng thường xuyên. Vấn đề không phải là gặp hay không gặp, cười hay không cười. Vần đề là nội dung và bản chất của quan hệ là như thế nào.

Tôi biết rằng lần nào những lãnh đạo của Đảng hay Nhà Nước Việt Nam gặp những lãnh đạo của Đảng hay Nhà Nước Trung Quốc đều làm nhiều người Việt Nam còn rất băn khoăn, dù băn khoăn về những lý do khác nhau.

Hãy lấy những ví dụ khác. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và Anh Quốc hay Hàn Quốc và Nhật Bản. Thường nói Mỹ-Anh có một ‘quan hệ đặc biệt.’ Nam Hàn và Nhật cũng có một quan hệ ‘đặc biệt’ nhưng ‘sự đặc biệt đó là phức tạp lắm vì những lý do lịch sử. Chúng ta cũng rất khó có thể biết nội dung của những trao đổi giữa những nhà lãnh đạo của Mỹ-Anh hay Hàn Quốc – Nhật. Đúng không?

Thế quan hệ ‘đặc biệt’ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không thể tranh cãi được. Nhưng cũng có quan điểm là đến này quan hệ đó là quá đặc biệt. Khác so với những quan hệ sông phương khác, quan hệ Việt Trung có những khác biệt rõ ràng, như ai cũng biết. Khác biệt quan trọng ở đây là quan hệ lâu đời giữa hai đảng cầm quyền ở hai nước này. Nhưng, có lẽ sự khác biệt cơ bản hơn cả là vấn đề thiếu minh bạch.

Tôi biết hai đảng, hai nhà nước có mối quan hệ ‘đặc biệt.’ Nhưng trong tình hình mới cũng có thể lý luận rằng một quan hệ ‘đặc biệt’ là chưa khôn lắm. Muốn có mối quan hệ bình đẳng cũng có thể phải ‘bình thường hóa’ quan hệ Việt-Trung một cách làm cho nó xứng đáng với mối quan hệ giữa hai nước, hai nhà nước bình thường. Nâng cao khối lượng và chất lượng của thông tin về quan hệ. Làm cho dân Việt yên tâm hơn. Tôi không thích những lý thuyết âm mưu mà cũng thích minh bạch như mọi người.

Ngay thơ? Không. Ý mới? Không. Chỉ là ý trên đầu của tôi vào một buổi chiều trời mưa mà thôi.

JL

PS. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ngài Phạm Bình Minh sẽ sang Mỹ đầu tháng 10.

27 thoughts on “Bình thường hóa quan hệ Việt-Trung

  1. Quan hệ đặc biệt Việt -Trung là quan hệ anh em đả có từ lâu đời, chỉ có điều là thằng anh hay chơi trò khốn nạn với thằng em, đánh thằng em thập tử nhất sinh năm 1979, bắn giết thằng em ngoài biển Đông như bắn bia năm 1988, đuổi hết ngư dân của thằng em lên bờ từ hơn 30 năm nay, coi cả biển Đông của thằng em như ao nhà…Ôi đẹp thay cho tình hữu nghị đời đời bền vững!

  2. Khi nói “bình thường hoá” có nghĩa là trong quan hệ đã không bình thường, có trục trặc, có khác biệt, không hài hoà với nhau.

    Còn như quan hệ Mỹ-Thái Lan, Mỹ-Nam Hàn, chẳng bao giờ nghe nói phải bình thường hóa, vì hai bên đã hiểu nhau, đã biết những lợi ích của nhau trong nhiều thập niên, thường cùng tần số trên diễn đàn thế giới. Cũng như quan hệ giữa Hoa Kỳ với Do Thái hay với Anh, Pháp, Nhật.

    Với các nước lớn, Việt Nam ở chỗ kẹt là quan hệ chẳng có bình thường với nước nào, chẳng với Trung Quốc, chẳng với Mỹ, hay với Anh, Pháp, chỉ vì Việt Nam thích trò đu dây.

    • Vị trí của VN mà đòi theo ông này bỏ ông kia sao?Chính sách đu dây là đúng đắn nhưng nó phải được xây trên nền tảng nội bộ đoàn kết và nội lực ngày càng mạnh mẽ.còn ko về bản chất vẫn là theo anh này bỏ anh kia

  3. Quan hệ “đặc biệt” Việt -Trung (cộng sản) là quan hệ nô lệ – chủ nô. Chính xác là như vậy!

  4. Quan hệ Anh-Mỹ hay Nhật-Hàn dù ‘đặc biệt’ nhưng ‘bình thường.’ Bình thường vì chúng tương đối bình đẳng về nhiều mặt.
    Quan hệ Việt-Trung rất khó/không thể(?) ‘bình thường’ được vì hai bên tuyệt đối ‘bất bình đẳng’ về nhiều mặt.
    Quan hệ Mỹ-Iraq hiện nay gần với quan hệ Nhật-Hàn hay Việt-Trung?
    Vừa muốn ‘với cao’ vừa muốn được đối xử bình đẳng có ‘không bình thường’ chăng? Hãy tự mình lớn lên trước đã, nếu không muốn luôn là quan hệ ‘chủ tớ.’

    • Tôi không đồng ý với bạn về mối qua hệ Mỹ -Nhật, Hàn- Mỹ là tương đối bình đẳng đâu vì rất rõ ràng nền tảng của mối quan hệ này là rất rất bất bình đẳng, hãy nhìn lại lịch sử nhé,
      – Nhật bại trận và nỗi sợ hạt nhân nên đành quý đầu trước người Mỹ
      – Chính quyền nam hàn trong cơn hoảng loạn bị miền bắc tấn công đã cầu cứu mỹ và từ đó mỹ đóng quân đến nay và cho đến nay vẫn còn điều khoản mỹ toàn quyền chỉ huy quân đội hàn quốc khi chiến tranh đấy, và lúc này chính quyền hàn chỉ là cảnh
      Có thể thời điểm này đã có nhiều thay đổi nhưng cái nền tảng ấy vẫn vững chắc và gần như khó thay đổi

  5. “Tôi … cũng thích minh bạch như mọi người.” (JL)
    Không hẳn, nhiều “người” thích sự “không rõ ràng” để trục lợi – nhất là khi họ có “quyền thế” trong tay. Những kẻ đó bị gọi là “Chính khách xôi thịt”.

  6. Các anh em cứ ý kiến cãi nhau hoài về việc tiếp tục ký kết “bình thường hóa quan hệ Việt – Trung”. Việc ký kết này thể hiện sự đúng đắn theo nội hàm của nó; bởi vì từ khi có Đảng năm 1930 đến nay mình bị TQ đè bẹp, hiếp đáp, … thì bây giờ ta sáng suốt tiếp tục ký bình thường về quan hệ này có gì đâu mà mừng; phải chi VN ký “khác thường hóa quan hệ Việt – Trung” thì mừng mới phải !!!!

  7. Chào ông JL,
    Đây cũng chỉ là ý nghĩ trong đầu tôi vào một buổi tối không vui, bởi tôi vừa liếc mắt qua mấy bài của các ngài tướng ta tiến sĩ xhch của cái hội đồng lý luận TƯ.
    Nếu làm ngoại giao, tôi sẽ nói với đồng chí Tàu rằng tôi không mong gì có quan hệ thân thiết với các ông, tôi chỉ muốn mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng nhau, trên cơ sở đó tôi sẳn sàng nhậu nhẹt cùng ông và bàn bạc mọi thứ. Trong khi đó tôi vô cùng cảnh giác việc ông có thể đầu độc tôi qua thức ăn hay nước uống. Ông JL không thích thuyết âm mưu, lại cũng thích minh bạch, nhưng hai cái ấy nó lẫn vào nhau ông ạ. Tôi chưa biết từ đây về sau ra sao, còn chờ xem, nhưng tôi nghĩ người Mỹ đã bị một cú lừa 10 năm thời Đặng Tiểu Bình mới có tình thế hiện nay, có phải người Mỹ hơi bất ngờ về Thiên An Môn ?

    • Tôi thấy quan hệ giữa Mỹ và Tàu hiện này là rất thứ vị và phức tạp. Tôi đồng ý với GS Nguyễn Mạnh Hùng không thế nào Mỹ sẽ chịu là thể lực thứ 2 trong TB dương. Quan hện đặc biệt là ma một con mà năng lui tới dân Việt Nam…. muốn giải quyết phải có một câu thần chú (để đuổi tà ma ấy)… ai sẽ làm việc đó?

      • “ai sẽ làm việc đó?”
        Sẽ là người có tinh thần của Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo; Hưng Đạo Vương – dĩ nhiên, Ngài không phải cộng sản).

  8. Quan hệ Việt – Trung không thể “bình thường hóa” giống như các nước có những người lãnh đạo với lý trí của những người bình thường. Lãnh đạo TQ là những siêu nhân, chúng biết ban lãnh đạo đảng CSVN hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, muốn có quan hệ “đồng chí” về ý thức hệ (ideology) Marx-Lenin với TQ để có lý do mà cầm quyền.
    Mặt khác ở trong nước, ban lãnh đạo TQ lại gặp nhiều mâu thuẫn đối kháng với nhân dân, không có gì tốt hơn là chuyển hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, hướng lòng căm thù vào VN, cho nhân dân TQ được thỏa mãn với chủ nghĩa dân tộc Đại Hán.
    Người ta nói quan hệ giữa hai người bạn mà tốt đẹp, bình thường, thì ít nhất trong hai người phải có một người tốt. Trong quan hệ Việt – Trung, đau lòng phải nói rằng: – Cả hai đảng CS, TQ cũng như VN, đều không đại diện cho nhân dân. Chúng đều là đảng cướp – đảng độc tài của lũ súc vật.

  9. Chỉ mong có một chính phủ Việt Nam mới, dám làm như chính phủ Myanmar hiện nay, trong “quan hệ” với Trung Cộng.

  10. Chúng ta cũng rất khó có thể biết nội dung của những trao đổi giữa những nhà lãnh đạo của Mỹ-Anh hay Hàn Quốc – Nhật. Đúng không?
    Vậy tại sao lại cứ đòi hỏi minh bạch quan hệ Trung – Việt? => đòi hỏi vậy có vô lý không vì đã xâm phạm “bí mật” quốc gia?
    Và chẳng có điều luật nào buộc tất cả giới cầm quyền phải tung hê mọi trao đổi, đàm phán lên mặt báo cả!

    • Mời bạn Mạnh Thắng đề ý nguyên tắc ‘đemocratic accountability’ mà chưa có trong quan hệ hai nước ‘anh em’ … dù khó có thể biết hết về những trao đổi giưã Anh và Mỹ thì nhữung lãnh đạo của hai nhà nước đã cảm kết tốn trọng hiền pháp và nếu không phải chịu trách nghiệm. Hơn nữa, khác so với ‘quan hệ anh em’ những lãnh đạo cảu các nước dân chủ phải giàn sự ưng thuận của một quốc hội được dân bầu cử… hơn nữa, trước sau, dân có quyền có thông tin đầy đủ. Xin hỏi, làm sao bạn không muốn biết những lãnh đạo của đất nước mình đang làm gì vậy? Một người công dân NÊN biết những lãnh đạo của đất nước mình đang làm gì.

      • Gs !
        Những phạm trù thuộc về bí mật thì ở đâu cũng phải rất lâu mới được bạch hóa.
        Trong phạm trù phải thông qua quốc hội thì tôi nghĩ ở đâu cũng vậy cả vì đơn giản thế này, giả sử ĐCS Vn có thỏa thuận những bất lợi với TQ về các vấn đề được quy định trong hiến pháp thì về bản chất nó không có ý nghĩa pháp lý
        còn những vấn đề trong thầm quyền của họ thì họ cứ làm như bao nước khác thôi, tôi ko nghĩ nước Mỹ mọi vấn đề tổng thống làm phải thông qua quốc hội cả

        • Qủa thật, tôi không hiểu ý ông Dự định nói gì, vì câu ông viết cứ liền tù tì theo đúng ngữ pháp…không phải của VN.
          Duy mệch đề “tôi ko nghĩ nước Mỹ…” thì đúng, chừng nào không có nghị sỹ QH hoặc phóng viên báo chí nào khui ra.
          Báo chí, truyền thông công cộng là một cột trụ của Dân chủ. Không phải công cụ tuyên truyền của đảng độc tài.

  11. A, có tin mới đây “Nhật Bản hoãn chuyến thăm Tokyo của ông Putin theo yêu cầu từ Hoa Kỳ”, theo đó thì: Washington đã đề nghị Thủ tướng Abe hủy lời mời ông Putin nhưng Thủ tướng Abe hy vọng có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh APEC…
    Tóm lại, chuyến thăm Nhật của TT Putin bị hủy theo yêu cầu từ Washington!
    Vậy là thế nào hả GS?!

    • Thực tình chính quyền Nhật rất muốn có quan hệ ngày càng mật thiết với Nga, bằng chứng là tại Sochi mấy ông phương tây tẩy chay hết chỉ còn Thủ tướng Nhật và ông TQ.Người Nhật thừa biết rằng rất khó,nếu ko muốn nói là không tưởng khi lấy lại Nam Curin ( Đoạn này khá giống HS Việt nam đây) thay vào đó mối họa trực tiếp và trước mắt là Tq với tham vọng Senkacu và Biển đông,do đó quan hệ ngày càng tốt với Nga, thậm chí ký kết hiệp ước hòa bình sẽ giảm áp lực từ phía TQ. Tuy nhiên chính sách ngoại giao của Nhật vẫn dựa trên nền tảng đông minh của Mỹ, dù muốn đổi cũng khó nếu ko có sự bật đèn xanh của Mỹ. Sở dĩ gần đây Nhật giải thích lại được hiến pháp là Mỹ bật đèn xanh cho vì Mỹ ko đủ lực để tự đảm đương được nữa

      Mối quan hệ bình đẳng chỉ có được khi các mối tương quan sức mạnh là tương đối giống nhau mà thôi, người ta vẫn đang đấu tranh để có các mối quan hệ bình đẳng với nhau hơn nhưng thế giới này là culi cá lớn nuốt cá bé, chứ chưa đủ văn minh đâu

  12. Theo đề nghị ‘proposal’ (không phải yêu cầu ‘to ask’) của Mỹ, Nhật đã không tiếp Putin (kẻ đã bị chính hàng chục nghìn người dân Moscow biểu tình phản đối vì can thiệp vào Ukraine).
    Chính người Việt cũng có câu “Nói phải củ cải cũng nghe”. Mà Nhật Bản nên nghe Mỹ, không lẽ nghe theo Nga? Logic là vậy.

    • Vậy thì câu hỏi ngược lại, điều gì xảy ra khi Nhật ko đáp ứng yêu cầu của Mỹ?chục ngàn quân Mỹ ở Nhật, hơn 3 vạn quân Mỹ ở Hàn quốc.Một ngày đẹp trời nào đó chính quyền Hàn quốc muốn bắt tay tái thống nhất với miền bắc trong hoa bình,mà muốn thế thì chắc người Mỹ phải về bên kia thái bình dương rồi. Mỹ liệu có đứng im ko nhỉ, tôi vẫn còn nhớ số phận ông tổng thống Hàn sang bắt tay với chính quyền Bắc hàn cuối thập niên 90 đấy, xử tội tham nhũm. Theo thuyết âm mưu chẳng khác gì mấy người điên bên Mỹ bắt chết mấy đời tổng thống cả.

      • Người Mỹ đóng quân ở đâu cũng là do sự đồng thuận ở quốc gia đó và có lợi ích song phương , nếu không thì lại xảy ra chiến tranh chống xâm lược.
        Sau thế giới chiến thứ 2 và thời kì chiến tranh lạnh , Quân đội Mỹ đóng quân ở Philippines , dân chúng Phi đã biểu tình yêu cầu , và người Mỹ đã ra đi , bây giờ tình hình biến Đông lâm nguy , Philippines lại vời người Mỹ trở lại , và người Mỹ đã trở lại .
        Có những chuyện người Mỹ tỏ ra rất chiến tranh là đừng ai đụng đến công dân Mỹ và quyền lợi nước Mỹ.

  13. Hehe, việc “Nhật Bản hoãn chuyến thăm Tokyo của ông Putin theo yêu cầu từ Hoa Kỳ” mà có bác chữa (cho ai?) là “đề nghị” và nêu cả bối cảnh để bào chữa (tránh trầm trọng hóa vấn đề!). Vì sao zậy nhỉ?
    Tuy nhiên đó là việc nước người. Nhưng nếu chuyện “đề nghị ‘proposal’” đó mà xảy ra với VN thì sao? Có lẽ một số người sẽ xúm lại la ó Nhà nước VN thế lọ thế chai!
    Lại có bác nói đến chuyện nếu làm trái ý Mỹ thì sao?
    Chẳng nhìn đâu xa, hãy nhìn gương anh em nhà Ngô tổng thống mà rút ra bài học.

    • Anh em ông Diệm bị giết bởi một bọn tướng miền nam vô lại , hãy nhận điều xấu về việc mình đã làm ! không nên đổ thừa cho người Mỹ về việc này .
      Khi bên Trung cộng có Cải cách ruộng đất , thì đảng ta cũng phải nghe theo lịnh Tàu mà tiến hành “long trời , lở đất ”  , tưởng gì ? để rồi giết dân của mình cả trăm ngàn , rồi bến Tàu chống Nga , tiến hành bắt bớ  “bọn xét lại “, thì đảng ta cũng lại rập khuôn bắt bớ , bỏ tù ngay những Đồng chí trung kiên của đảng ..Đấy cũng là những cái điều xấu mình đã làm cho chính dân mình , cũng đừng đổ thừa cho bọn Nga , Tàu .

  14. Úi, xôm quá! Động đễn Mỹ là có … nhảy vào …ủa inh ỏi!
    Ko có CIA thì anh em nhà Ngô đừng hòng có cơ hội ló mặt về VN, và đám tướng lĩnh võ biền cho kẹo cũng ko dám làm việc vô ơn với Ngô tt nhé, việc này trên thế giới chẳng ai còn lạ.
    CS VN làm gì cũng được cũng được, chỉ biết kết quả cuối cùng là Việt cộng giành độc lập cho đất Việt 1945, đuổi Pháp 1954, đuổi Mẽo/ VNCH năm 1975, đuổi tàu khựa 1979, đuổi Polpot 1979, giữ được số đảo tại Trường sa nhiều nhất (bất chấp thực tế là tài, lực khựa mạnh hơn Việt rất nhiều). Có mỗi vậy thôi. He he he.

  15. “Một cựu chỉ huy nhà tù thời Cộng sản ra tòa tại Romania với cáo buộc phạm tội chống nhân loại trong phiên tòa đầu tiên về loại tội phạm này ở Romania.
    Alexandru Visinescu, 88 tuổi, từng quản lý nhà tù khét tiếng Ramnicu Sarat trong thời gian 1956 đến 1963, nơi bị cho là thường tra tấn và bỏ đói tù nhân.” (BBC 24 tháng 9 2014).

    Đến một ngày , sẽ chẳng còn cái đảng Cộng sản nào tồn tại trên thế giới này .

Comments are closed.