Phát biểu của Phạm Bình Minh ở NYC

Xem toàn phát biểu (và cả phần hỏi đáp) của Phạm Bình Minh tại tổ chức Asia Society ở New York là một cơ hội tương đối hiếm để nghe và đánh giá lập trường của Chính Phủ Việt Nam (hay ít nhất một bộ phận của nó) tại Mỹ. Nói chung, tôi đánh giá khá cao nội dung của phát biểu và cách phát biểu, đáp câu hỏi của Ông.

Trong bàì phát biểu, Ông Phạm Bình Minh đã nêu một số điểm đáng chủ ý về quan điểm của Ông (Nếu nhớ chính xác thì ông cũng nói “quan điểm của tôi.” Dù là một phát biểu không chính thức, nói thế cũng làm cho tôi suy nghĩ một chút chứ.)

Về nhũng thách thức quốc tế lớn, Ông Phạm Bình Minh có nói đến những rủi ro trên Biển Đông, nhũng rủi ro về thay đổi khí hậu, và sự cần thiết của pháp luật quốc tế và ‘đa phương chủ nghĩa’ (multilateralism). Đáng ghi nhận là bình luận của ông nói (trong một thời điểm mà thế giới có nhiều điểm nóng) Mỹ phải tiếp túc đóng một vai trò chủ chốt và nên không bỏ qua ‘trách nghiệm của mình” ở Đông Á. Đới với khư vực Đông Nam Á Ông bảo là Việt Nam sẵn sàng đóng một vai trò chủ động cùng với những nước khác trong việc xây xựng kiến trúc an ninh mới trong khu vực. Ông Phạm Bình nói cũng phải chống những động thái hung hăng đơn phương (‘unchecked unilaterialism)

Ở cuối bài phát biểu, ông nêu ba mục tiêu chiến lược lớn của Việt Nam là (1) tiếp tục cải cách kinh tế; (2) giữ hòa bình qua việc phát triển những mối quan hệ ngoại giao đa dạng, đa phương trên nguyên tắc giữ độc lập; và (3)a thúc đẩy cái gội là một “ASEAN-led regional order” (tạm dịch một trật tự khu vực do ASEAN chủ động. (Có thể là lần đầu tiên tôi được nghe từ ‘chủ động và từ ASEAN trong cùng nhau).

Chuyển sang Trong phần hỏi đáp Ông PBM đã nhắc lại rằng Trung quốc vẫn là đôi tác thương mại lớn nhất và giá trị của thương mại Việt Nam đối với Trung quốc là bằng 1/5 so với tổng giá trị ngoại thương của Việt Nam. Ông cũng đã nhắc lại hai quốc gia là “hai nước xã hội chủ nghĩa” (thế hà?). Đối với TQ Ông PBM đã phát biểu một cách lịch sự, ngoại giao. Còn hai câu hỏi nữa tôi đã đề ý.

Khi được hỏi về việc bỏ cấm vũ khí của Mỹ, Ông trả lời một cách rất ngấn gọn: “Quan hệ Mỹ Việt đã được bình thường hóa gần 20 năm rồi. Và gần đây hơn hai nước đã đồng ý phát triển quan hệ toàn diện. Trong một quan hệ bình thường việc không bán vũ khí là yếu tố mất bình thường duy nhất.” …“Ra sao, Việt Nam vẫn sẽ mua vũ khí ở đầu đó.”

Cuối cùng, ông được hỏi làm sao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xử hướng xuống (trong khi Trung Quốc lại tăng), ông trả lời: “Trước hết, phải nói tôi không phải là nhà kinh tế học và vì thế chỉ sẽ trả lời một cách ngoại giao.” Nói thế rất khéo! Song, bảo là Việt Nam phải (1) hoàn thiện cơ chế thị trường; (2) Phát triển và năng cao nguồn nhân lực, và (3) Đầu tư vào hạ tầng cơ sở.” Đúng ông không phải là nhà kinh tế học và là một nhà ngoài giao bỏi vì cả 3 điểm này đều không đạt được mấy nếu không có những cải cách thể chế thực sự sâu rộng. 20 phút trước ông đòi “pháp trị” trong phạm vi quốc tế nhưng đối với nội bộ đất nước không thấy hay không nói ra rằng sự thành công của những cải ở Việt Nam cũng phải có yếu tố pháp trị mới có thể thành công.

Trong một phát biểu của một chính khách của nhà nước Việt Nam trước một khán giả mà chủ yếu là những nhà khinh doanh của Mỹ thì đã phải chờ lâu cho ai nào hỏi về những cam kết về nhân quyền của Việt Nam (đọc ở dưới).

JL

Cập nhật:  Vì tôi đã không thể xem hết 71 phút thì không thấy có hai người đề cập về vấn đề nhân quyền trong phần hỏi đáp. Như một bạn trên FB đã cho biết:

Một là của một vị tên là John McAuliff, giám đốc quỹ Hòa giải và phát triển có hỏi VN làm thế nào để tôn trọng nguyên tắc ‘tôn trọng lẫn nhau’ với Mỹ (trong bối cảnh khi mà quan điểm báo chí hiện nay ở Việt Nam có mong muốn kêu gọi Mỹ quan tâm tới ổn định của Biển Đông). Nguyên tắc này đòi hỏi VN làm thế nào để thích nghi với những giá trị của Mỹ, trong đó có nhân quyền. Người thứ 2 là bà Jayne Werner, một nhà nghiên cứu về Đông Á. Bà đặt câu hỏi về tiến trình TPP trong đó có 2 điều kiện về công đoàn độc lập và nhân quyền: VN nhìn nhận các vấn đề đó ra sao? Đã thúc đẩy nó đi tới đâu? và sẽ kết lại những vấn đề đó ra sao? Ông Phạm Bình Minh đã rất ‘ngoại giao’ đối với các câu hỏi này.

Với người thứ nhất thì ông nói có lẽ hiện nay quan điểm cũng như cách tiếp cận về nhân quyền của Việt Nam khác với Hoa Kỳ nhưng luôn có những đối thoại để đi tới những hiểu biết thống nhất hơn. Với người thứ 2 thì ông chỉ nói tới công đoàn độc lập – cho rằng đó không là vấn đề quá lớn ở Việt Nam, và cũng không là vấn đề riêng của Việt Nam. (Cảm ơn bạn Quy NTK).

Nhưng cũng rất choáng khi phó thư tướng có nói “công đoàn lạo động đọc lập không có vấn đề gì.” (“The issue of independent labor unions is not a problem,” Ông nói).

PBM

 

 

26 thoughts on “Phát biểu của Phạm Bình Minh ở NYC

  1. Ông Phạm Bình Minh lý luận “chầy bửa”, khi nói rằng “trong quan hệ bình thường việc không bán vũ khí là yếu tố mất bình thường duy nhất”.
    Quan hệ Mỹ và VN đúng logic vẫn phải “không bình thường” – chứ không thể “bình thường” như ông Bộ trưởng nghĩ – chừng nào VN vẫn KHÔNG PHẢI LÀ NƯỚC BÌNH THƯỜNG, vẫn phớt lờ những yêu cầu của Mỹ về cải thiện nhân quyền!
    Và quan hệ giữa TQ và VN, giữa “hai nước XHCN”, cũng không bình thường, mà đó là theo họ gọi là “quan hệ đặc biệt” giữa hai NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ.
    Không có gì bảo đảm, vũ khí của Mỹ bán cho VN sẽ không được đảng CSVN dùng để đàn áp nhân dân VN, như quan thầy Trung Cộng dùng xe tăng, súng đạn ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh năm 1989.
    “Nguyện vọng” mua vũ khí của Mỹ là một “chiêu” của nhà cầm quyền VN nhằm lừa bịp nhân dân VN.

    • Tôi thấy bạn lại điệp khúc chống cộng quen thuộc ấy vì
      – Ko đáp ứng yêu cầu của Mỹ là một nước bất bình thường sao?anh đang áp tiêu chuẩn Mỹ cho Vn đấy, một cách hơi quá một ngày nào đó người VN ko được tự do sử dụng súng cũng là bất bình thường à. Ở VN thật lạ lùng là người ta cứ lấy Mỹ ra làm tiêu chuẩn ,theo như cách nói của bạn thì tôi cho rằng những người này cũng rất bất bình thường vì họ nhỏ con mà đòi mặc quần Mỹ
      -Việc bán vũ khí anh đặt ra câu hỏi về việc chính phủ dùng nó để đàn áp dân chúng, tôi cũng có thể đặt 1 câu hỏi khác là việc tư do buôn bán vũ khí này cũng là cơ hội cho Mỹ tuồn vũ khí cho những người mà Mỹ gọi là những( chiến sĩ tự do) chống độc tài để khủng bố dân chúng. Câu hỏi này nghe khá nực cười nhưng IS là một ví dụ điển hình.

      • – Nhân quyền không phắi những là yêu cầu của Mỹ, mà Nhân quyền đã được ghi vào cái gọi là “Hiến Pháp” của VN, để nhhằm LỪA BỊP NHÂN DÂN VN, nhưng không lừa nổi Thế giới!
        – Theo bạn Dự, vì VN nhỏ con nên phải mặc quần “made in china”, cứ theo Tầu khựa tiếp tục lừa bịp, bán nước.
        – Nhỏ mà nhân dân làm chủ đ

      • – Nhân quyền không phắi những là yêu cầu của Mỹ, mà Nhân quyền đã được ghi vào cái gọi là “Hiến Pháp” của VN, để nhhằm LỪA BỊP NHÂN DÂN VN, nhưng không lừa nổi Thế giới!
        – Theo bạn Dự, vì VN “nhỏ con” nên phải mặc quần “made in china”, lãnh đạo cứ phải theo Tầu khựa tiếp tục bán nước, bù lại đảng CSVN được thống trị VN?
        – “Nhỏ con” mà nhân dân làm chủ đất nước như Myanmar, Tàu khựa dám chơi không?

        • bạn cũng thấy rồi đấy nước nào cũng ghi nhận nhân quyền và dân chủ cả nhưng trên thực tế thực hiện đến đâu lại là câu chuyện khác,chả nước nào giống nước và cũng chả có nước nào thực hiện đầy đủ cả. tổng thống mỹ đâu phải người dân trực tiếp bầu ra phải ko nào?…..
          đối với tôi quần mỹ,quần trung,quần nga…ko khác nhau về bản chất,tôi cho những người nói ko mặc quần trung thì mặc quần mỹ vẫn chỉ là lối tư duy cũ lệ thuộc. tại sao ta ko tự tạo ra quần của ta phù hợp với ta ?tôi rất thích câu hỏi mà tôi đọc ở đâu đó là thoát trung hay thoát sự trì trệ của bản thân mình?vì nó đã đặt chính xác và gợi mở ra cách giải quyết triệt để để việt nam thực sự độc lập và phát triển

  2. “The issue of independent labor unions is not a problem,”
    Ý lão ta nói “CĐLĐĐL là cái quái gì chứ?” (Không muốn dân chủ!)

  3. Thưa Gs:
    ở Vn người ta hay dùng cụm từ ( thế giới đa cự) và (Asean giữ vai trò chủ động trong cấu trúc khu vực đang hình thành)cụm từ về asean này xuất hiện từ khoảng năm 2010 rồi.
    Còn vấn đề công đoàn độc lập hay xa hơi là xã hội dân sự mà Gs hay nói, theo như hiểu biết hạn hẹp của tôi thì nó ko có gì là quá mới mẻ cả, đã từ lâu ở Vn đã có rất nhiều tổ chức khác nhau tự hình thành và hoạt động theo luật pháp mà chẳng giây mơ gì đến chính quyền cả.Phải chăng theo Gs các tổ chức này ko phải là xã hội dân sự?Có vẻ có nhiều người đánh bóng tên tuổi của mình khi cho mình là người tiên phong trong việc hình thành xã hội dân sự(đầu tiên).

    • Vâng, cảm ơn… đồng ý đã có nhiều tổ chức phi chính thức tự hình thành và xuất hiện và tán đi rất nhanh … người lao động VN đã khá thành công (so với LĐ ở TQ) trong việc đầu tranh về tiền lương v.v.

  4. Trước hết, bạn Dự và tôi xin cám ơn ông Jonathan London cho phép bình luận trên blog của ông.
    Cái làm tôi ngạc nhiên nhất là những người cộng sản không ai bảo tôi là thằng chống chế độ ĐỘC TÀI, mà lại gắn cho cái tên “chống cộng”, phải chăng họ đang cố tuyên truyền, cộng sản là tốt – mặc dù CS chính là ĐỘC TÀI bằng “chuyên chính vô sản”, mặc dù bao lãnh tụ CS trên Thế giới đã phải kết luận CN Cộng sản là phi nhân bản, ai theo nó là không có “cái đầu lẫn trái tim”?
    Ông J. London có rất có lý khi phát hiện ông Bộ trưởng NG đòi “pháp trị” trên phạm vi Thế giới, nhưng không đề cập đến sự cần thiết phải có pháp trị ở VN. Và những Tổ chức XHDS mới thành lập đúng là “phi chính thức”. Nếu không “phi chính thức” thì “bất thành nhân”, cho nên phải dùng đến luật “bất tuân dân sự”.
    Còn ông Dự nói ở VN người ta hay dùng là cụm từ “đa cự”, nếu đúng là “đa cực” – thì cũng không ăn nhập gì đến lời của ông Phạm Bình Minh về CN Đa phương (multilateralism). Tôi nghĩ ông ta chỉ nhắc nhở chứ đã là thành viên của LHQ (UNO) đương nhiên là phải chấp nhận CN Đa phương.
    Những nước nhỏ nên bàn đến đa phương, đa đảng, còn bàn đến “đa cực”…thì cao xa qúa, chẳng khác gì những con ếch bàn chuyện trên trời.

    • tôi sử dụng từ chống cộng vì tôi cho rằng vẫn còn rất rất nhiều người vẫn in hằn trong tâm trí mình câu đại khái(cs sẽ tắm máu sông sài gòn ngày 30 tháng tư).đối với thế hệ trẻ như chúng tôi thậm chí cá nhân tôi còn chả dây mơ gì đến cs hay qg thì nhiêu ý của những người tôi nói trên là khá nực cười vì thực tế đã chỉ ra rằng cs chẳng có ý nghĩa quyết định đến nhân quyền và dân chủ cả,phần lớn các nước chả dây mơ gì đến cs cũng đâu có dân chủ và nhân quyền,tệ hơn quyền được sống còn ko đươc đảm bảo cơ mà.còn khái niệm chính thức và phí thức mà bạn và gs nói,theo tôi để được gọi chính thức các tổ chức đó phải được đăng kí hoạt động,chịu trách nhiệm trước pháp luật ,mà pháp luật thì lại phải do ông chính quyền đảm để nó được thi hành.vậy thì mấy tổ chức phi chính thức ko biết ý bạn và gs ám chỉ là ai còn cá nhân tôi thì cho nó đơn giản chỉ là mấy ông ngư dân,nông dân tự tập hợp nhau để hoạt động bảo vệ lợi ích của mình.

      • Chính vì CS đã tắm máu ở Huế, Tết Mậu Thân 1968, nên sau 30.04.1975 người dân Miền Nam nên nỗi sợ có tắm máu là có lý do. Đi “học tập cải tạo” => Đi tù không qua tòa án để trả thù ngụy quân, ngụy quyền, có phải nhà nước pháp quyền?
        Bản chất CS là ĐỘC TÀI, KHÔNG CHẤP NHẬN NHỮNG NGƯỜI KHÁC CHÍNH KIẾN. Xã hội bầy đàn mang tính danh XHCN, hàng triệu người VN chết trong chiến tranh, sau đó cả triệu người chết mất xác trên biển khi vượt biên vì không thể sống trong cái Nhà Tù VN.
        Ai quên? Ai cố tình không biết TỘI ÁC của bọn ĐỘC TÀI?

  5. Theo tôi, nghe 4 nghệ sĩ trong Ban Giám Khảo “The Voice” nói còn có ích hơn Phạm Sunset – ta học được nhiều điều ở họ. Việt Nam mà có lãnh đạo kiểu trí tuệ như đ/c Blake Shelton thì tốt biết mấy!

  6. Gs. Jonathan London cho tôi trích và đặt câu hỏi nhé:

    “Đáng ghi nhận là bình luận của ông nói (trong một thời điểm mà thế giới có nhiều điểm nóng) Mỹ phải tiếp túc đóng một vai trò chủ chốt và nên không bỏ qua ‘trách nghiệm của mình” ở Đông Á. Đới với khư vực Đông Nam Á Ông bảo là Việt Nam sẵn sàng đóng một vai trò chủ động cùng với những nước khác trong việc xây xựng kiến trúc an ninh mới trong khu vực. Ông Phạm Bình nói cũng phải chống những động thái hung hăng đơn phương (‘unchecked unilaterialism)

    Ở cuối bài phát biểu, ông nêu ba mục tiêu chiến lược lớn của Việt Nam là (1) tiếp tục cải cách kinh tế; (2) giữ hòa bình qua việc phát triển những mối quan hệ ngoại giao đa dạng, đa phương trên nguyên tắc giữ độc lập; và (3)a thúc đẩy cái gội là một “ASEAN-led regional order” (tạm dịch một trật tự khu vực do ASEAN chủ động. (Có thể là lần đầu tiên tôi được nghe từ ‘chủ động và từ ASEAN trong cùng nhau).”

    Ông Bình Minh đang phát biều nước đôi phải không?
    Đọan trên, ông “gài trách nhiệm” về Biển Đông Nam Á cho Mỹ, còn Việt Nam thì chỉ “chủ động” về “kiến trúc khu vực”. Đoạn dưới, ông “phủi” nốt trách nhiệm cuả Mỹ và sự chủ động cuả Việt Nam.

    Trung Quốc đang xây sân bay trên đảo cuả Trường Sa sờ sờ ra đó, mà ông còn nói vòng vo cái gì? Hoàng Sa đã mất hoàn toàn rồi. Ngư dân Việt Nam mà đến gần đảo một chút, nơi vùng biển mà họ thường xuyên đi về trước đây, là bị đánh bị bắt.
    Có muốn Mỹ giúp ngăn chận Trung Quốc giành lại Trường Sa hay không thì nói thẳng, như Philipines vậy. Mua vũ khí mà làm gì khi kẻ thù xâm lược sờ sờ ra đó mà không dám, không thể tấn công?

    Màu mè, chơi chữ, quanh co, cho nên 40 năm rồi vẫn không có được quan hệ bình thường với Mỹ, dĩ nhiên đó không phải là lỗi cuả ông. Hãy nhìn Nhật Bản mà xem, đại bại khốc liệt là bắt tay nhau với kẻ thù và giữ quan hệ tốt cho đến nay. Các ông không nghĩ cho dân cho nước, lại đi lo cho Trung Cộng là sao?

    Dù sao, những gì ông phát biểu trong khả năng cho phép giới hạn cuả một Bộ trưởng Ngoại Giao về sự cải cách kinh tế cũng là điều đáng hoan nghênh. Mà đã nói thì phải làm, hứa suông hoài, ai chơi? Đảng muốn cầm quyền thì cầm quyền ở cấp Trung ương và giám sát. Cấp dưới cần để dân sự hoá, để những người tài giỏi điều hành. Tôi cũng đồng ý với Gs. London, những phát biểu cuả ông Bình Minh không có gì Mới và Tiến Bộ.

    • phải có cách nhìn nhận thực tế,rất thực tế và tôi thích người mỹ ở điểm này,có nhiều người ca ngợi hết lời mỹ nhưng lại chẳng học được mấy từ họ ,chỉ toàn đi đánh nhau với cối xoay gió và đây ý của tôi
      – nhật bản cường quốc thứ 3 tế giới về kinh tế ,khoa học kỹ thuật còn ko dám tấn công nga chỉ đứng vị trí thứ 6 để dành lại nam curin huống chi vn còn ko bằng 1 tỉnh của tq.nói theo cách nói của dân cali thì chính quyền nhật bản cũng ác với dân hèn với giặc cũng ko quá đáng.
      -bạn mang phil ra như một tấm gương nhưng hãy nhìn thực tế phil đã bị mất bãi cạn của mình một cách dễ dàng,đau đớn ,trong thập niên 90 đã mất một số đảo ở trường sa mà phil lại là đồng minh ruột của mỹ cơ mà.còn vn một mình đối đầu với tq đã ko mất them sau sự. kiện 1988. người phil phải học hỏi chúng ta mới đúng đấy chứ và cũng đừng nhìn những sự kiện kiểu bắt xử phát vài anh tq mà bào chữa vì nó chả hề hấn gì đến vấn đề cốt lõi là chủ quyền cả,nó chỉ là phương tiện câu like của chính quyền mà thôi
      – cũng dưới góc nhìn thực tế đó thì chúng ta cũng chẳng thể làm gì hơn là phán đối xuông(nhưng nó có giá trị bảo lưu chủ quyền)ở gạc ma.chúng ta chỉ có thể củng cố vị trí của mình và viêc này chúng ta đều thấy chính quyền đang làm tích cực đấy chứ,nếu có lòng thì hãy góp phần cho việc đó
      tôi chỉ muốn nói rằng phải rất thực tế đừng bị cảm xúc bản thân(căm thù cs,bất mãn….)đánh lừa

      • Trả lời bạn Dự:

        1. Tôi chỉ là một bạn đọc, học hỏi và tham gia ý kiến. Không làm chính trị, không có nhu cầu đấu tranh quyền lực, nên các khoảng “căm thù”, “bất mãn”, etc. không có ở trong tôi. Ngược lại, ai cũng thấy rõ những biểu hiện đó ở ngay nơi bạn Dự đấy. Phải tập tiếp cận, lắng nghe và thảo luận. Cực đoan là tự sát mà thôi.

        2. Nhật bản chỉ chưa giành lại đảo từ Nga, nhưng có liên minh quân sự với Mỹ. Họ có tạm thời “hèn” với giặc, nhưng không ác với dân. Và họ không hèn đến mức “câu Like” như bạn nói, không đánh đập, tù đầy dân cuả họ.

        3. Philippines và Việt Nam cùng chia sẻ chủ quyền quần đảo Trường Sa, nhưng có thể Mỹ quan tâm đến Việt Nam hơn là đến Philippines thì sao? Tôi không có “căm thù” gì Trung Quốc, nhưng tôi sẽ “bất mãn” nếu đảng CSVN không lo nghĩ cho dân cho nước mình mà lại đi bảo hộ TQ.

        4. Về tính thực tế, bạn không cần phải lo cho tôi, hãy lo cho chính bạn và cho Việt Nam. Người Mỹ cũng cần phải thực tế để biết chắc Việt Nam có thật lòng muốn có quan hệ tốt và lâu dài với họ hay không nữa chứ?? Bạn tưởng xum xoe với Tàu thì họ sẽ thương, hay đong đưa với Mỹ thì họ sẽ thích? Tàu thèm miền duyên hải xứ Việt còn hơn cả đỉnh núi tuyết Tây Tạng, họ sẽ chẳng tha khi thời điểm đến.

        • tôi thấy rằng nhiều commnet ở blog này dưới góc nhìn của tôi nó là chưa toàn diện và tôi chỉ phát biểu ý kiến của tôi sao cho nó toàn diện hơn.chỉ có vậy thôi

    • Bình Minh không “nước đôi” đâu (làm gì có đủ trí khôn tới mức đó). Chỉ là “cà kê dê ngỗng”, lải nhải, mà thôi.
      Gần nửa thế kỷ rồi, mà còn hô hào “cải cách kinh tế”? Cũng na ná như CCRĐ?

      • Túm lại: Những người căm thù CS là những người “thực tế”, không “bị cảm xúc bản thân đánh lừa” niềm tin: dưới ách đô hộ của đảng CS Trung Quốc, tình cảnh người dân không thể khốn nạn hơn dưới ách thống trị của đảng CSVN.
        Chúng là Một.

        • một phần bạn đúng(cảm xúc niềm tin) nhưng chưa đủ(cảm xúc căm thù)cũng làm bạn bị lừa dối bởi cảm xúc của mình,điều này cũng được đức phật dạy từ rất xa xưa với câu đại ý là tâm ko tĩnh thì trí không tinh.

  7. Mình là bạn đọc thôi cũng đã thấy buồn chán rồi, thì không trách Gs. London có khi cũng đã tỏ ra mỏi mệt, hết hy vọng với tình hình Việt Nam. Lịch sử cuà chúng tôi chắc bạn Jonathan đã đọc, nhưng còn phải tìm hiểu sâu xa hơn nữa, vì lịch sử cuả chúng tôi thường hay bị nhào nặn, đánh tráo. Thông tin và xã hội cuả chúng tôi thì cũng rứa. Có khi bạn cứ phải đọc một trang web hay blog đến nhiều năm thì mới hiểu, lờ mờ thôi, là họ muốn cái gì. Nếu bạn có thương mến và quan tâm, thì cần kiên nhẫn học hỏi, hơi dông dài và mất sức đấy 🙂

    Ngày xưa, vị Linh mục cuả thực dân Pháp đã giúp khai hoá và sáng lập chữ Quốc Ngữ cho dân tộc Việt Nam mà cũng đã từng bị Chúa Nguyễn nghi ngờ và trục xuất. Cho nên, nếu có đôi ngày bạn bị nghi ngờ, hạch hỏi hỗn xược thì xin độ lượng bỏ qua nhé. Những con người bác ái thường phải gánh chịu những đòn như vậy thôi.

    Nói cho vui, chứ bạn cứ ở HongKong mà bình luận về một ông Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đang phát biểu tại New York, thì cũng hơi… phí. Chi bằng xông xáo nhập cuộc bằng cách đến Hà Nội, gia nhập Đảng, “mua” cái chức Tổng Bí Thư hoặc cố vấn tối cao cuả Bí Thư thì tha hồ… cải tổ. Hee hee… Thôi xin chúc ông giáo sư đáng mến luôn nhiệt huyết yêu đời. Tôi về quê, cày ruộng. Xin cảm ơn đã thương mến quê hương tôi.

    • Chúc Seagull may mắn, nếu ruộng của bạn còn, chưa bị cướp bởi bọn cướp ngày.

  8. Trong này có kẻ nói “Tổng thống Hoa Kỳ không phải do dân Mỹ bầu ra”?
    Don’t talk nonsense!

    • bạn lại cố tình câu cắt câu nói của tôi,việc cắt 1 từ sẽ làm thay đổi ý của câu nói. ở đây có gs người mỹ,am hiểu về chính trị mỹ có thể giúp zác nhận câu nói của tôi đúng hoặc sai?gs vui lòng!

      • tôi cũng phê phán những kẻ như bạn,cố tình câu cắt dẫn đến xuyên tạc người khác.tôi cũng tin rằng những người yêu thích lẽ phải cũng ko bao giờ chấp nhận điều đó.

      • Đây là câu viết của Dự:

        “bạn cũng thấy rồi đấy nước nào cũng ghi nhận nhân quyền và dân chủ cả nhưng trên thực tế thực hiện đến đâu lại là câu chuyện khác,chả nước nào giống nước và cũng chả có nước nào thực hiện đầy đủ cả. tổng thống mỹ đâu phải người dân trực tiếp bầu ra phải ko nào?…..
        đối với tôi quần mỹ,quần trung,quần nga…ko khác nhau về bản chất,tôi cho những người nói ko mặc quần trung thì mặc quần mỹ vẫn chỉ là lối tư duy cũ lệ thuộc. ”

        .

        Bạn có thể lý sự vặn vẹo, nói quanh co, định nghĩa chữ “trực tiếp” lại theo ý bạn để hỗ trợ cái lối nói lập lững rằng chẳng có nước nào thật sự có dân chủ cả. Dĩ nhiên bạn cũng có thể dùng lối lý sự ấy để bảo rằng dân chúng Mỹ và dân Việt đều thiếu tự do như nhau, đều nghèo như nhau vv

        Bạn chỉ điểm ra cái mụn trứng cá trên mặt của Ben Afleck và vung vít lên rằng “như vậy Ben đâu có đẹp giai hơn Tùng Lâm (*) gì đâu!”.
        Xạo vừa thôi bạn ạ!

        Bộ chính trị của CS Việt Nam có chịu trách nhiệm (về hành vi của họ) trước dân chúng không? (Hy vọng Dự đừng có tìm cách định nghĩa lại chữ “nhân dân”).

        .

        [(*) Tùng Lâm là TV show host xấu trai nhất nước, tại miền Nam trước 1975.]

Comments are closed.